Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Trung Quốc ngoại giao đường dây nóng về lãnh hải

Trung Quốc ngoại giao đường dây nóng về lãnh hải

Trung Quốc đã thiết lập rất nhiều đường dây nóng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải.

Mới đây nhất, các nhà ngoại giao ASEAN và Trung Quốc vừa cam kết tăng cường hợp tác để giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những vấn đề hàng hải.
Đó là thông tin được Thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đưa ra sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc kéo dài hai ngày kết thúc ở Bangkok hôm 29/10.
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành xây dựng trái phép tại bãi Gạc Ma của Việt Nam. Ảnh: Philstar
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành xây dựng trái phép tại bãi Gạc Ma của Việt Nam. Ảnh: Philstar
Theo hai quan chức này, hội nghị nhất trí về một bộ nguyên tắc ban đầu nhằm xử lý các hành động ở Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN cũng đồng thuận về một danh sách “những điểm tương đồng” ban đầu để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán sắp tới nhằm hướng đến hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong những biện pháp có thể thực hiện ngay, có việc thiết lập hai đường dây nóng nhằm xây dựng niềm tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Đường dây đầu tiên kết nối các cơ quan tìm kiếm và cứu hộ ở Biển Đông nhằm bảo đảm sự hợp tác khi xảy ra tai nạn. Đường dây thứ hai là giữa các bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc, cho phép liên lạc trực tiếp trong trường hợp có khủng hoảng.
Từ tháng 3/2012, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã khai trương đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao. Vào thời điểm đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã có cuộc điện đàm khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh, cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông.
Mới đây nhất, trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (từ 16 đến 19/10), Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất với nhau ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng để khi có tình huống, va chạm, vụ việc xảy ra trên biển thì hai bên có thể gọi nhau để trao đổi được với nhau, kiểm soát cho được những diễn biến trên biển, tránh xung đột.
Trên Biển Hoa Đông, năm 2012, giới chức quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đã xúc tiến thiết lập cơ chế liên lạc hàng hải nhằm tránh các vụ va chạm tàu cũng như những sự cố khác tại này, bao gồm cả các vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên sau đó, kế hoạch này bị hoãn vì Trung Quốc dường như không sẵn sàng tiếp tục đàm phán, nhiều khả năng là do quyết định quốc hữu hóa chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật.
Đến tháng 6/2014, việc lập đường dây nóng về an ninh biển giữa hai nước lại có nhiều hy vọng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết Nhật-Trung đang đi đến thỏa thuận chi tiết về cơ chế liên lạc trên biển.
Khải An

Trung Quốc yêu cầu Nhật ngừng chặn máy bay

Trung Quốc yêu cầu Nhật ngừng chặn máy bay

(Dân trí) - Trung Quốc ngày 30/10 đã lên tiếng đề nghị Nhật Bản ngừng các vụ điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc, sau khi số vụ việc này tăng cao và bị xem là gây nguy cơ mất an toàn hàng không.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Những tháng qua, căng thẳng giữa hai quốc gia này đã lên cao khi các bên không ngừng cáo buộc nhau điều máy bay quân sự áp sát máy bay nước mình, gần khu vực xảy ra tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh và Tokyo cùng khẳng định một chuỗi đảo mà Tokyo đang kiểm soát thuộc chủ quyền của mình.
Bắc Kinh hồi năm ngoái tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên hầu như toàn bộ diện tích biển Hoa Đông, châm ngòi cho phản ứng giận dữ từ Nhật và Mỹ.
Theo thống kê của phía Nhật, trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, nước này đã điều 103 đợt chiến đấu cơ lên chặn máy bay Trung Quốc, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Bộ quốc phòng Nhật cho biết.
“Những con số được Nhật công bố cho thấy chính xác sự gia tăng tần suất các đợt đeo bám, quan sát và ngăn chặn của Nhật đối với máy bay quân sự Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói.
“Những hành động như vậy của phía Nhật chính là nguyên nhân của các vấn đề an toàn hàng không Trung – Nhật, và chúng tôi hối thúc Nhật ngừng lối hành động sai lầm của họ”.
Hồi tháng 6, Trung Quốc từng triệu tùy viên quân sự Nhật tới để phản đối sau khi hai nước cáo buộc nhau về hoạt động của các máy bay quân sự trên biển Hoa Đông.
Thanh Tùng
Tổng hợp

Tòa quốc tế có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016

Philippines: Tòa quốc tế có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016

(Dân trí) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa Trọng tài tại Hà Lan có thể đưa phán quyết về đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông vào đầu năm 2016.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
 
Vụ việc của Manila, vốn được gửi lên Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc tại La Hay hồi tháng 1/2013, là nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các vùng biển bên trong lãnh thổ Philippines.
“Chúng tôi mong việc phân xử sẽ diễn ra vào quý 1/2016”, ông Del Rosario cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ANC của Philippines hôm nay.
Quyết định của Philippines nhằm tìm kiếm sự phân xử của tòa án quốc tế cho thấy quyết tâm nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Một phán quyết về vụ việc, theo ông Del Rosario, sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines và cuối cùng là mở đường cho một giải pháp đối với các tranh chấp.
Hồi tháng 3 năm nay, chính phủ Philippines đã trình tài liệu pháp lý dài 4.000 trang, vốn bao gồm các bằng chứng văn bản và bản đồ, để phản đối sách yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15/12/2014 để gửi phản biện.
Việc Bắc Kinh không tuân thủ lệnh của tòa án dự kiến sẽ đẩy nhanh vụ kiện của Philippines, ông Del Rosario cho biết, nói thêm rằng tiến trình pháp lý sẽ vẫn diễn ra dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc không gửi phản biện lên tòa án, vào ngày 16/12, tòa trọng tài quốc tế sẽ gửi các câu hỏi cho phía chúng tôi. Chúng tôi dự kiến sẽ trả lời các câu hỏi này vào tháng 3 năm tới và sau đó đến tháng 7, sẽ có các buổi điều trần trong 2 tuần”, Ngoại trưởng Philippines giải thích.
Tòa trọng tài sau đó sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vài tháng tới hoặc vào quý I/2016, theo ông Del Rosario.
Căng thẳng trên Biển Đông, một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, đã lên cao trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng bằng cách tăng cường quân đội và sự hiện diện bắt quân sự, tham gia các hoạt động cải tạo phi pháp tại các khu vực tranh chấp.
Các hành động của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Liên minh châu Âu.
Bất chấp các kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt các hoạt động cải tạo đang tiếp diễn, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” ở Biển Đông.
Nhưng các chuyên gia pháp lý nói rằng các cơ sở lịch sử của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên biển không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại.
Ngoại trưởng Philippines nói rằng Trung Quốc phải chứng minh với thế giới rằng nước này tôn trọng luật pháp để được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có trách nhiệm.
An Bình
Tổng hợp

Tướng Từ Tài Hậu đã ăn hối lộ hơn 160 triệu USD

Tướng Từ Tài Hậu đã ăn hối lộ hơn 160 triệu USD?

(Dân trí) - Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 28/10 khẳng định cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu đã thú nhận tội danh nhận hối lộ, với số tiền “cực kỳ lớn”. Theo các nguồn tin quân đội, số tiền hối lộ vượt 1 tỷ nhân dân tệ (hơn 160 triệu USD).

Trong thông báo của cơ quan kiểm sát quân đội được một loạt tờ báo lớn Trung Quốc trong đó có Tân Hoa XãNhân dân nhật báo đăng tải, tướng Từ Tài Hậu được khẳng định đã thừa nhận tội danh tham nhũng.
Từ Tài Hậu thừa nhận đã nhận hối lộ số tiền cực kỳ lớn
Từ Tài Hậu thừa nhận đã nhận hối lộ số tiền "cực kỳ lớn"
Vị cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương (CMC) bị phát hiện “đã lợi dụng chức vụ của mình để hỗ trợ cho người khác thăng tiến, nhận các khoản tiền hối lộ khổng lồ một cách trực tiếp cũng như thông qua gia đình”.
Số tiền hối lộ là “cực kỳ lớn”, thông báo cho biết mà không tiết lộ thêm chi tiết cũng như con số cụ thể.
Tờ Ejinsight của Hồng Kông dẫn lời ông Zhang Musheng, một nhân vật thân cận của chủ nhiệm chính trị tổng cục hậu cần Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết, gần đây các cơ quan chức năng đã xác nhận số tiền hối lộ ông Từ được nhận vượt con số 1 tỷ nhân dân tệ (163,59 triệu USD).
Ông Từ, 71 tuổi, và đã về hưu từ lâu, đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tháng 6, đồng thời bị tước quân tịch. Đáng chú ý là ông này được chẩn đoán mắc ung thư bàng quang hồi tháng 2/2013, và vẫn đang phải điều trị, trang web của Bộ quốc phòng Trung Quốc cho biết.
Về mức án mà ông Từ có thể đối mặt, trang tin China Military Online dẫn lời một quan chức cơ quan kiểm sát quân sự cho biết tất cả các cáo trạng sẽ được đưa ra trên cơ sở không khoan nhượng.
Trong cuộc họp hồi tháng 6, trung ương đảng cộng sản Trung Quốc đã miêu tả vụ việc của ông Từ là nghiêm trọng, và bất kể ông này giữ chức vụ, vị trí nào, hình phạt nghiêm khắc sẽ được áp dụng nếu bị phát hiện vi phạm pháp luật và kỷ luật của đảng.
Nhận hối lộ xe sang, vàng ròng
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Từ Tài Hậu bị bắt hôm 15/3 khi đang điều trị tại bệnh viện 301. Cùng bị bắt với ông này còn có vợ, con gái và thư ký.
Trước đó, con đường hoạn lộ của Từ là rất thuận lợi, bắt đầu từ năm 1992, khi được chủ tịch CMC lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân cất nhắc. Từ chỗ là chính ủy của Đội 16, Từ Tài Hậu trở thành phó chủ nhiệm tổng cục chính trị. Tiếp đó, ông này được bầu vào CMC, giữ chức bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật CMC, rồi phó chủ tịch CMC và được bầu vào Bộ chính trị. Đến năm 2012, ông Từ về hưu.
Trong thời gian tại nhiệm, Từ có quan hệ thân thiết với Cốc Tuấn Sơn, phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần. Theo các nguồn tin, ông Từ không chỉ nhận những khoản hối lộ khổng lồ để cất nhắc Cốc, và còn “mua bán” các vị trí khác.
Kênh NDTV của Ấn Độ dẫn lời Hua Po, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh khẳng định: “Nếu Cốc Tuấn Sơn là còn hổ nhỏ, phải có một con hổ lớn đứng sau lưng ông ta. Từ Tài Hậu là người phải chịu trách nhiệm, với tư cách phó chủ tịch CMC, lãnh đạo cơ quan kiểm tra kỷ luật và nhân sự.
Cốc Tuấn Sơn là mắt xích quan trọng trong vụ án của Từ Tài Hậu
Cốc Tuấn Sơn là mắt xích quan trọng trong vụ án của Từ Tài Hậu
Nhưng còn phải có những con hổ to khác đằng sau Từ, ví dụ như tướng Zhang Wannian. Cốc từng là tài xế của Zhang, còn Zhang làm việc cho Giang Trạch Dân. Chúng ta có thể nói rằng một nhân tố tham nhũng cất nhắc một nhân tố tham nhũng khác, thông qua các quá trình mờ ám”.
Theo những người tại quê nhà của Cốc Tuấn Sơn, vị sỹ quan đã bị bắt và khai trừ đảng này từng chỉ là trưởng phòng hậu cần tại một đơn vị quân đội địa phương. Nhưng nhờ khả năng buôn bán, Cốc đã mua được dầu từ mỏ dầu Zhongyuan với giá thấp và đem bán lại với giá cao kiếm lời. Đây chính là vốn liếng cho Cốc thăng tiến.
Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, khi Cốc bị bắt giữ để điều tra, y khai rằng đã tặng cho Từ Tài Hậu một chiếc ô tô Mercedes Benz cùng 100 kg trong xe. Cốc cũng đã tặng cho Từ một thẻ ngân hàng trả trước với số tiền 20 triệu nhân dân tệ (3,2 triệu USD) để làm quà cưới cho con gái của Từ.
Cốc còn khai rằng, không chỉ hối lộ Từ bằng tiền, mà còn bằng cả những người đẹp nổi tiếng trong làng giải trí Trung Quốc.
Gần đây, có thông tin cho rằng, Từ có 10 tỷ đô la Hồng Kông (1,3 tỷ USD) cất giữ tại đặc khu hành chính này.
Wu Fan, tổng biên tập của trang China Affairs hồi tháng 6 từng nhận định: “Ông Tập Cận Bình muốn chỉnh đốn quân đội. Nếu không quân đội sẽ không nghe lời ông ấy. Sinh mạng của ông ấy bị đe dọa. Ông ấy dường như đang nắm thêm quyền kiểm soát và trấn áp các thành phần cũ”.
Thanh Tùng
Tổng hợp

Chuyên gia Mỹ nêu 7 bước kiềm chế Trung Quốc

Chuyên gia Mỹ nêu cách kiềm chế Trung Quốc

Với 7 bước đi, Mỹ và đồng minh sẽ vô hiệu hóa các mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trong cuốn sách mới được xuất bản, chuyên gia Mỹ Robert Haddich với 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu an ninh châu Á đã chỉ ra 7 bước đi nhằm đối phó với Trung Quốc. Cuốn sách của Haddich mang tên “Fire on the Water: China, America and Future of the Pacific” do Nhà xuất bản Viện Hải quân Mỹ phát hành tháng 9/2014.
Tác giả đặc biệt nhấn mạnh chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc và bên cạnh đó là tầm quan trọng của mạng lưới đồng minh và đối tác của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo đó, để đối phó với những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông cũng như sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh, Mỹ cần kêu gọi các đối tác đóng góp nhiều hơn nữa với 7 bước đi.
Chiến hạm USS Freedom của Mỹ tại quân cảng Changi của Singapore
Chiến hạm USS Freedom của Mỹ tại quân cảng Changi của Singapore
Đầu tiên, Mỹ cần kêu gọi các đối tác đẩy mạnh các vụ kiện pháp lý chống lại những hành động của Trung Quốc.
Theo Haddich, nhân tố trung tâm trong chiến lược “cắt lát salami” là dần dần hợp pháp hóa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ thông qua việc tăng cường tạo ra “những sự đã rồi trên biển”.
Các tuyên bố chủ quyền và hành động của Trung Quốc hầu như không có giá trị pháp lý và hiện bị cộng đồng quốc tế phản đối.
Mỹ cần trợ giúp các đối tác thông qua các thể chế và luật quốc tế hiện tại. Ngoài ra, Mỹ cần tăng cường hỗ trợ ASEAN đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) ràng buộc về mặt pháp lý để chống lại chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc.
Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng các đảo trên Biển Đông
Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng các đảo trên Biển Đông
Bước đi thứ hai mà các đối tác của Mỹ cần làm là bắt kịp sự hiện diện trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Chiến lược “cắt lát salami” được hậu thuẫn bằng sức mạnh kinh tế, công nghiệp giúp Trung Quốc duy trì được sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng dân sự, bán quân sự trên biển, nhằm tạo ra sự đã rồi và cuối cùng sẽ được cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Haddich đề xuất, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Malaysia và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác cần phải tăng cường sự hiện diện trên biển, để bắt kịp Trung Quốc, nếu không sẽ bị coi như chấp nhận lùi bước trước Trung Quốc.
Mỹ cần tập hợp Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, để tăng cường hỗ trợ các quốc gia nhỏ khác nâng cao thực lực hàng hải bán quân sự, gia tăng sự hiện diện của các tàu đánh cá dân sự tại Biển Đông và Hoa Đông.
Nhật Bản đã cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam
Nhật Bản đã cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam
Bước thứ ba, các đối tác của Mỹ tại khu vực cần tăng cường các chiến dịch thông tin và các thông điệp ra thế giới. Nhằm đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông, các đối tác của Mỹ cần tận dụng lợi thế trong lĩnh vực thông tin truyền thông để cho thế giới thấy Trung Quốc cậy thế nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Mỹ cần tiếp tục hỗ trợ nỗ lực này thông qua trợ giúp kỹ thuật hoặc thông qua các sáng kiến ngoại giao.
Bước thứ tư, Mỹ cần mở rộng và làm sâu sắc hơn mạng lưới đối tác ở khắp châu Á. Trên thực tế, quyết định “thoát Trung” của Myanmar mang lại một cơ hội tốt cho Mỹ, và Chính quyền Obama đang khai thác tốt khía cạnh này. Ngoài ra, Mỹ cần tính tới các quốc gia Trung Á, các quốc gia ở Himalaya và kể cả Nga.
Việc Nga xích lại gần Trung Quốc hiện nay chỉ là toan tính ngắn hạn. Về dài hạn, Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa đối với các lợi ích của Nga, hơn cả mối đe dọa từ Mỹ và EU. Ngoài ra, Mỹ cần đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ và Việt Nam, hai đối tác đáng chú ý tại châu Á-Thái Bình Dương, dù có những rào cản về chính trị và văn hóa.
Máy bay săn ngầm của Mỹ và đồng minh là một trong những nỗi khiếp sợ đối với Trung Quốc. Ảnh: AP-3C Orion của Australia.
Máy bay săn ngầm của Mỹ và đồng minh là một trong những nỗi khiếp sợ đối với Trung Quốc. Ảnh: AP-3C Orion của Australia.
Bước thứ năm, Mỹ cần dẫn đầu nỗ lực xây dựng sự nhận thức trên biển và chia sẻ thông tin trong mạng lưới đối tác.
Mục tiêu là tạo ra một bức tranh chính xác và kịp thời về các hoạt động trên biển của Trung Quốc, cả dân sự và quân sự. Việc chia sẻ giúp các quốc gia thành viên mạng lưới có thể nâng cao năng lực đối phó.
Bốn quốc gia lớn trong mạng lưới là Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ có thể hỗ trợ các đối tác nhỏ có được các thực lực về thiết bị không người lái nhằm tăng cường khả năng kiểm soát trên biển.
Ngoài ra, sự hỗ trợ cho các tàu đánh cá dân sự các thiết bị liên lạc, điện thoại vệ tinh cũng quan trọng để giám sát các hoạt động quân sự, bán quân sự và dân sự của Trung Quốc trên biển.
Tàu đánh cá Trung Quốc nhiều lần ồ ạt tràn ra Biển Đông
Tàu đánh cá Trung Quốc nhiều lần ồ ạt tràn ra Biển Đông
Bước thứ sáu, Mỹ cần thúc giục các đối tác tại khu vực nâng cao các khả năng chống tiếp cận, qua đó làm phức tạp quá trình hoạch định chính sách quân sự, giảm bớt những lựa chọn của Trung Quốc và gia tăng thiệt hại cho Trung Quốc trong trường hợp Trung Quốc sử dụng biện pháp quân sự trong tương lai. Mỹ có thể thông qua Nhật Bản, Ấn Độ và Australia để hỗ trợ kỹ thuật, hướng tới xây dựng các khả năng chống tiếp cận cấp khu vực. Đây là một giải pháp ít tốn kém với Mỹ và các đối tác, trong khi vẫn có thể tạo ra những thiệt hại đáng kể cho Trung Quốc.
Cuối cùng, Mỹ và các đối tác cần chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc chiến không chính quy.
Theo Haddich, các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc có xu hướng sử dụng thực lực quân sự truyền thống để răn đe hơn là triển khai trên thực tế, nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và an ninh mà không cần tác chiến.
Do đó, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ hướng tới các thủ thuật tác chiến không chính quy để tăng cường lợi thế chính trị và làm suy yếu đối thủ. Mỹ và đồng minh phải sẵn sàng đối phó với chiến thuật này của Trung Quốc.
  • Bảo Minh (Tổng hợp)

Hải quân Việt Nam thêm vũ khí chiến đấu

Hải quân Việt Nam thêm vũ khí chiến đấu

  Sáng 25/10, Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân) đã tổ chức Lễ thượng cờ hai tàu pháo TT-400TP mang phiên hiệu HQ-274 và HQ-275.

Tàu HQ-274 và HQ-275 là chiếc thứ ba và thứ tư thuộc hệ tàu pháo tuần tiễu TT400TP, do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới dựa trên thiết kế mua của nước ngoài. TT là viết tắt của từ “tuần tra“, còn TP là viết tắt của từ “tàu pháo“.
TT400TP là lớp tàu pháo điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
Lễ thượng cờ
Tàu pháo HQ-275 trong Lễ thượng cờ
Chiếc đầu tiên trong lớp TT400TP là tàu mang số hiệu HQ-272 khởi đóng ngày 22/4/2009, chính thức được chuyển giao cho Quân chủng Hải quân Việt Nam ngày 16/1/2012.
Chiếc thứ hai mang số hiệu HQ-273 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 31/8/2012. Tàu có trọng tải choán nước là 413 tấn khi không tải, 446 tấn khi tải trung bình và 480 tấn khi toàn tải.
Chiều dài  54,16m, chiều rộng rộng 9,16m, mớn nước 2,7m. Tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 2500 hải lý.
Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện sóng cấp 5 và chạy trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8.
Về vũ khí, tàu được trang bị súng máy phòng không 14,5 mm, pháo hạm tự động 76 mm AK-176 và một pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630 có radar dẫn bắn để tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên không. Tàu còn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không MANPAD SA-N-14 Grouse 2 ống phóng.
Một số hình ảnh trong Lễ thượng cờ:
Hòa Sơn

TQ phải phát triển vú khí vì bị...uy hiếp

Chuyên gia TQ: 'Phải phát triển ICBM vì bị...uy hiếp'

  Các chuyên gia quân sự TQ đã “đăng đàn” giải thích lí do nước này phải phát triển tên lửa đạn đạo, đầu đạn hạt nhân là do “bị uy hiếp”

Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển các ICBM mới
Phương tiện truyền thông Nga gần đây cho biết, ba tháng trở lại đây, lực lượng “Pháo binh 2” Trung Quốc đã ít nhất hai lần thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) “Đông Phong 31B” (DF-31B). Theo nguyên tắc quy định, loại tên lửa này sẽ phải tiến hành bắn thử nhiều lần trước khi đưa vào biên chế sử dụng chính thức.
Theo mạng “Tin tức tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga” đưa tin, ngày 25-09, Trung Quốc đã bắn thử nghiệm lần đầu tiên thành công ICBM dạng cơ động mang phiên hiệu “Đông Phong 31B”, là phiên bản nâng cấp của Đông Phong 31A.
Các chuyên gia Nga chỉ ra rằng, Trung Quốc trở thành nước thứ hai trên thế giới - sau Nga, có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động trên mặt đất, sử dụng nhiên liệu rắn, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân phân hướng.
Hiện nay, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc chủ yếu trang bị các tên lửa liên lục địa Đông Phong 31 và Đông Phong 31A, tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong 21 và Đông Phong 26 (toàn bộ là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn) và tên lửa liên lục địa nhiên liệu lỏng phóng từ silo (hầm phóng ngầm dưới mặt đất).
Được biết, tên lửa Đông Phong 31 dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tầm bắn khoảng 8.000-11.700km. Phiên bản cải tiến Đông Phong 31A sử dụng kết cấu 3 tầng dài hơn nên chiều dài thân tăng lên 18,4m, tầm bắn hơn 10.000km.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31B của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 31B của Trung Quốc
Việc sử dụng các xe phóng cơ động kiểu mới là một trong những mục tiêu phát triển tên lửa liên lục địa cơ động trên mặt đất của Trung Quốc. Mục tiêu khác là đột phá công nghệ đầu đạn hạt nhân phân hướng lắp trên tên lửa và khả năng ứng phó hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Việc triển khai, bố trí các tên lửa này sẽ dẫn đến tăng số lượng đầu đạn tên lửa đạn đạo phóng trên mặt đất, đương nhiên sẽ làm tăng tiềm lực hạt nhân của Bắc Kinh. Ngoài Nga và Trung Quốc, trên thế giới chưa có quốc gia nào có loại vũ khí này. 
Trang mạng “Thế giới quốc phòng” của Mỹ gần đây cũng cho rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, Đông Phong 31B đã giúp Bắc Kinh có khả năng đánh bại hai cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga về lĩnh vực trang bị vũ khí hạt nhân.
Đánh giá về thực trạng phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc hiện nay, chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long nhận xét, Đông Phong 31B là vũ khí răn đe và tấn công chiến lược trên mặt đất của Trung Quốc, có khả năng phá hủy và áp chế nhất định các mục tiêu chính trị trọng yếu, kinh tế, văn hóa của các đối thủ chiến lược chính trên thế giới.
Vị chuyên gia này cũng nhận định, về lĩnh vực tên lửa đạn đạo liên lục địa mặt đất, Trung Quốc xếp thứ 3 hoặc thứ 4 trên thế giới, thuộc về nhóm thứ 2. Thế hệ Đông Phong 31 so với tên lửa Topol hay Yars của Nga tương đương nhau về trình độ công nghệ, vị trí đứng đầu thuộc về hệ thống tên lửa Minuteman của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2UTTKh Topol-M (SS-27
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2UTTKh Topol-M (SS-27 "Sickle B) của Nga
Về công nghệ đầu đạn tên lửa phân hướng, số lượng tên lửa và công nghệ đầu đạn mẹ mang theo nhiều đầu đạn con có khả năng tấn công một hay nhiều mục tiêu của Trung Quốc vẫn còn non kém, hiện đang phải đuổi theo Nga và Mỹ, nhưng cũng đang tiếp cận đến trình độ công nghệ tiên tiến nhất.
Ông Đỗ Văn Long cho rằng, đa đầu đạn phân hướng thuộc về dạng công nghệ đỉnh cao của thế giới, khó khăn hiện nay trong công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc chính là thu nhỏ kích thước đầu đạn và điều khiển phân hướng. “Hai công nghệ này vẫn còn gây khó khăn đối với chúng tôi nhưng khó không có nghĩa là không thể” - vị chuyên gia này cho biết.
Ông cũng chỉ ra rằng, tên lửa liên lục địa thời kỳ đầu của Trung Quốc đều sử dụng nhiên liệu lỏng, còn công nghệ gia công, nén thể tích và đốt nhiên liệu rắn trước đây vẫn chưa thể đạt được những yêu cầu tiêu chuẩn đúng nghĩa một tên lửa liên lục địa, nhưng hiện nay Trung Quốc đã đột phá được công nghệ này.
Thời gian chuẩn bị phóng của tên lửa liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn ngắn hơn rất nhiều so với ICBM nhiên liệu lỏng, tốc độ phóng cũng nhanh hơn, công việc dự trữ, bảo quản và phóng cũng đơn giản hơn rất nhiều
Trung Quốc phát triển Lực lượng hạt nhân chiến lược do bị Mỹ “o ép”
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trần Hổ cũng “đăng đàn” cho biết, hiện có rất nhiều báo cáo liên quan đến việc thử nghiệm phương tiện bay tốc độ siêu âm và thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm trung của Trung Quốc.
Nếu kết hợp hàng loạt hành động Trung Quốc tăng cường “lá chắn hạt nhân” chiến lược, liên kết các báo cáo trong hai năm gần đây với nhau, mọi người sẽ đặt ra câu hỏi: Việc Trung Quốc đang phát triển lực lượng chiến lược có ý nghĩa như thế nào? Bối cảnh ra sao và mục đích là gì?
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman của Mỹ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman của Mỹ
Ông này cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt và không thể né tránh hàng loạt thách thức đối với “lá chắn hạt nhân” chiến lược của nước này. Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược mà Trung Quốc sở hữu là ít nhất.
Hiện nay “lá chắn hạt nhân” chiến lược Trung Quốc đang phải đối mặt hai thách thức lớn như sau:
Thách thức thứ nhất là Hoa Kỳ đã tập trung toàn lực thúc đẩy sự phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa và đã bước vào giai đoạn triển khai chiến đấu. Thời kỳ đầu là hệ thống phòng thủ quốc gia (National Missile Defense - NMD), tiếp theo là hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, hiện nay Mỹ đang tích cực xây dựng và triển khai hệ thống phòng vệ tên lửa ở châu Á - Thái Bình Dương.
Hành động này đã làm thay đổi cán cân lực lượng chiến lược trong phạm vi toàn cầu. Xu thế phát triển tiếp theo này có khả năng phá vỡ cán cân lực lượng chiến lược giữa các nước lớn, duy trì từ thời chiến tranh lạnh cho đến nay.
Thách thức nghiêm trọng thứ hai là sự phổ biến công nghệ hạt nhân đã trở thành mối đe dọa mới đối với lá chắn hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, nước này bắt buộc phải nhanh chóng gia cố lá chắn hạt nhân chiến lược của mình.
Có hai phương thức hiệu quả để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ: Một là gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân, thông qua tăng số lượng tên lửa mới có thể gây bão hòa hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, giúp cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc bảo đảm tin cậy và hiệu quả.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 của Trung Quốc
Biện pháp thứ 2 là áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường khả năng xuyên phá cho tên lửa, giúp lực lượng tấn công chiến lược của Trung Quốc có đủ khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.
Xét trên một góc độ khác, để đối phó với sự phổ biến công nghệ hạt nhân trên thế giới, đồng thời cũng để đối phó với những thách thức từ việc Mỹ phá vỡ cán cân lực lượng tấn công chiến lược, Trung Quốc tất yếu phải phát triển công nghệ đánh chặn và các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Trong bối cảnh đó, rất dễ lý giải nguyên nhân Trung Quốc cần phải phát triển tên lửa hạt nhân chiến lược, vì sao phải nâng cao công nghệ tên lửa và tại sao phải nghiên cứu, phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Lực lượng hạt nhân của Trung Quốc luôn duy trì được tính tin cậy, hiệu quả và quy mô thích hợp. Trạng thái này sẽ không có sự biến đổi trong một thời gian tương đối dài, nhưng tùy thuộc vào sự thay đổi của môi trường bên ngoài bản chất của những yếu tố trên cũng sẽ phát sinh những thay đổi tương ứng với những biến động đó.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, hàng loạt nỗ lực của Bắc Kinh đưa ra trong vài năm gần đây là hoàn toàn bị động, Trung Quốc chỉ là “người bị khiêu chiến thách thức” nên các hành động của Bắc Kinh trong thời gian qua chỉ là để “đối phó với âm mưu của Hoa Kỳ muốn phá vỡ thế cân bằng lực lượng chiến lược trên toàn cầu”.
  • Tuệ Lâm

"Thoát Trung": Hãy nói ít đi, làm nhiều lên!

"Thoát Trung": Hãy nói ít đi, làm nhiều lên!

"Vấn đề bây giờ là phải làm sao hỗ trợ cho DN có sức sống bùng lên phát triển, những việc nhập khẩu từ TQ phải nhìn từ góc độ toàn cầu".

ĐBQH Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đã thẳng thắn chia sẻ với Đất Việt.
Phải gắn với lợi ích kinh tế
PV:-Thưa ông, trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu Quốc hội đã nhiều lần đề cập đến mối lo làm sao giảm bớt sự lệ thuộc về kinh tế từ Trung Quốc. Báo cáo tình hình KTXH tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII vừa rồi của Chính phủ cũng kêu gọi đa dạng hóa và không để phụ thuộc vào một thị trường. Tại sao kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như vậy để đến nỗi chúng ta phải canh cánh mối lo này mãi, thưa ông?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên: - Thứ nhất, tôi cho rằng vấn đề thoát Trung hay không thoát Trung nó phụ thuộc hoàn toàn vào lợi ích kinh tế.
Hơn nữa, trong một xã hội phẳng, thế giới phẳng với nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì chúng ta phải chủ động quan hệ thương mại với những vùng lãnh thổ, những quốc gia, những bạn hàng nào đem lại lợi nhuận cao nhất thì chúng ta quan hệ.
Vì vậy, nếu quan hệ với Trung Quốc mà tốt hơn tạo mối quan hệ với các nước khác thì chúng ta nên quan hệ. Tất nhiên, quan hệ này sẽ dựa trên nguyên tắc bất di bất dịch "Tôn trọng chủ quyền độc lập của mỗi quốc gia". Cho nên thoát Trung hay không thoát Trung không nên đặt ra nếu không gắn liền với lợi ích kinh tế.

Thứ hai, chúng ta phát triển nền kinh tế dựa trên lợi thế so sánh, nên cái gì là lợi thế  của chúng ta thì chúng ta làm, đừng đặt quá nhiều yếu tố chính trị vào trong kinh tế.
Thấy Trung Quốc có những hành động không đúng với VN ở khu vực này, khu vực khác là quay trở lại làm người cực đoan, không buôn bán với Trung Quốc nữa, điều này chắc chắn không nên có.
Còn chuyện tại sao chúng ta vẫn cứ mãi phụ thuộc thì tôi nghĩ đơn giản chỉ là vì chúng ta mãi là Việt Nam còn họ mãi là Trung Quốc. Hai đất nước sông liền sông, núi liền núi nên chuyện phụ thuộc kinh tế của nhau là hiển nhiên. Cũng giống như Mỹ, Mexico và Canada, họ cũng gắn liền với nhau về kinh tế, cũng không có gì ảnh hưởng. Vì thế, chúng ta hãy nhìn nó như bản chất nó vốn có.
PV:- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới đây cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là nông sản có dấu hiệu giảm nhẹ và vẫn bị phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, 9 tháng qua, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,7 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tương tự, Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng với 292 nghìn tấn, chiếm tới 42% lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt nam từ phân bón đến máy móc thiết bị, phụ tùng...
Như vậy dù mong muốn cải thiện cán cân thươn mại để bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhưng thực tế buôn bán với thị trường này lại không hề thay đổi, và theo hướng Việt Nam ngày càng kém thế hơn. Ông có thể nói gì về điều này trong bối cảnh, việc thoát Trung đã được đặt ra khá cấp thiết sau sự kiện giàn khoan? Cái khó của Việt Nam là gì?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên: - Cho là cấp thiết, nhưng việc này bây giờ ai làm, vấn đề quan trọng nhất là ai làm, nhà nước đi nhập khẩu hay doanh nghiệp đi nhập khẩu? Tôi thấy, chúng ta đang rơi vào tình trạng "Người leo cây không lo, còn người dưới đất cứ lo". Vì thế, hãy để các doanh nghiệp tự quyết định.
Còn vấn đề quan hệ với Trung Quốc, chúng ta vẫn dựa trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền quốc gia, còn lại sẽ vẫn là quan hệ bình thường, đừng tạo ra những căng thẳng trong quan hệ kinh tế của hai nước.
Chúng ta cần một môi trường ổn định, hợp tác để làm việc. Hơn nữa, Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng không thể nào thoát khỏi nhau được, cho nên cần phải nhìn nhau với tư cách, góc nhìn xây dựng.
Những gì họ không đúng thì nói là không đúng, những gì quan hệ với người ta có lợi thì quan hệ, chứ đừng đem những câu chuyện liên quan khác đặt vào trong mối quan hệ quốc tế, quan hệ kinh tế, vì đó là chuyện cần phải tránh. Nếu cứ căng thẳng thì đất nước không thể nào phát triển được.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của VN
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính của VN
Về cái khó thì bản thân Việt Nam tự biết,  hơn 1000 năm Bắc thuộc chúng ta hoàn toàn không phụ thuộc Trung Quốc, còn hiện nay chúng ta mới nói từ tháng 5 đến tháng 10, mà đòi có ngay thì làm sao có được.
Hơn 1000 năm còn phải đấu tranh, không phải đến bây giờ khi đề cập đến mọi người mới biết, vấn đề phụ thuộc của chúng ta vào nền kinh tế Trung Quốc, mà chúng ta đã nói cách đây  5 - 7 năm.
Từ năm 2008 khi nói đến "Gói kích cầu để hỗ trợ sản xuất" chúng ta đã nói khá nhiều. Cho nên, tôi thấy, vấn đề ở đây là hãy làm đi và đừng nói nhiều quá rồi tạo ra mâu thuẫn không hay, việc của chúng ta là cứ làm, nói ít thôi, làm nhiều lên.
Cái gì là yếu thế thì phải khắc phục
PV:- Thậm chí, một chuyên gia trong ngành nông nghiệp vừa chỉ rõ "động thái lạ" từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc: trong khi xuất khẩu trì trệ (do Trung Quốc không nhập khẩu) thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lại vẫn tăng rất mạnh: máy móc nông nghiệp, giống, phân bón... Có thể thấy được cảnh báo gì từ "động thái lạ" này thưa ông khi trong trường hợp này, nông nghiệp của chúng ta dường như đã bị phụ thuộc Trung Quốc cả khâu đầu vào, cả khâu tiêu thụ?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên: -Tôi khẳng định không tăng, chỉ cần nhìn vào số lượng nhập khẩu về phân bón so với các năm khác thì hoàn toàn không tăng, hoàn toàn ổn định.
Chỉ là lượng nhập khẩu của Trung Quốc thấp xuống là vì các doanh nghiệp của các ngành khác không sản xuất được, gặp khó khăn về thị trường, cho nên không nhập khẩu nữa, vậy là tự nhiên phân bón sẽ tự nổi lên, chứ còn nếu trong tỷ trọng về nhập khẩu phân bón thì hoàn toàn không có sự thay đổi.
Còn ở nước ta, lượng xuất khẩu giảm đi đáng kể, là điều nhìn thấy, tính riêng 9 tháng đầu năm 2014, hơn 50.000 DN phải dừng hoạt động vì khó khăn thì lấy đâu DN để xuất, nhập khẩu, DN đã dừng lại thì lấy ai làm.
Vấn đề bây giờ là phải làm sao hỗ trợ cho DN có sức sống bùng lên phát triển, những việc nhập khẩu từ Trung Quốc phải nhìn từ góc độ toàn cầu, trong chuỗi giá trị. Chứ giờ với nước nào chúng ta cũng muốn xuất siêu cả thì liệu có ai chơi với chúng ta hay không, nền kinh tế của chúng ta liệu có làm được điều đó hay không?
PV:- Như vậy, dùng từ "phụ thuộc" trong trường hợp này đã đúng chưa? Trong nền kinh tế Việt Nam, có trường hợp này bị phụ thuộc tương tự như nông nghiệp nữa không, thưa ông?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên: - Tôi thấy nếu cứ nói vậy thì chúng ta định không làm việc với Trung Quốc, cấm vận với Trung Quốc luôn hay sao?

Đặt giả thiết, Mỹ cũng không buôn bán với VN nữa thì làm sao, khi chúng ta cũng đang xuất siêu sang Mỹ khá nhiều. Trong khi Mỹ là nền kinh tế mạnh gấp 5 lần Trung Quốc, mà bây giờ cũng đi nhập siêu từ VN, nếu tư duy như VN thì Mỹ họ cũng không sẽ nhập siêu từ VN bất kỳ một mặt hàng nào nữa.
Có nghĩa, những cái chúng ta biết là yếu thế của mình thì phải khắc phục, chứ còn bỏ đi là không có.
PV:-Nhìn tổng thể nền kinh tế, liệu ông có thể đánh giá, doanh nghiệp thuộc khu vực nào có nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc nhiều nhất? Vì sao lại như vậy? Nhìn vào nỗ lực của các doanh nghiệp đó, ông có đề xuất giải pháp gì để việc "thoát Trung" không còn là "ý chí" mà phải biến thành hành động cụ thể và có hiệu quả?
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên: - Đúng như tôi nói, nói ít thôi, làm nhiều lên. Thế nhưng, bằng hành động nhưng nó còn phụ thuộc vào năng lực và khả năng của đất nước, chúng ta không thể duy ý chí.
Nếu giả sử như bây giờ chúng ta mua sản phẩm đấy của Trung Quốc để phục vụ cho xuất khẩu thì chúng ta chỉ mua với giá 3 đồng, nhưng vì lý do muốn thoát Trung nên chúng ta mua của Ấn Độ 5 đồng. Bởi vì tại sao, chi phí vận tải từ Ấn Độ về cộng thêm phí thì giá thành sẽ đắt hơn gần gấp đôi.  
Giả thiết, chúng ta làm cái áo sơ mi xuất khẩu sang các nước khác nếu bán giá 10 đồng, thì giá nguyên vật liệu chỉ có 1,2 đồng; vận tải 1,2 đồng; chi phí người lao động 0,1 USD, chi phí lợi nhuận DN sản xuất là 0,4 USD, như vậy là gần 7 USD phụ thuộc khâu phân phối, thiết kế, bán sản phẩm.
Ở đây, chúng ta chỉ nên chen vào chỗ 7 đồng, đừng chen vào phần 1,2 đồng mua vật liệu của TQ.
Để nhìn thấy rằng, hiện nay đất nước đang rơi vào tình huống rất là khó khăn, thị trường ngày càng co hẹp vì sức mua của người dân và sức mua của DN bây giờ sau một thời gian rất khó khăn.
- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ với Đất Việt!
  • Thanh Huyền

Trung Quốc cần nhưng Nga chưa vội

Thương vụ Su-35: Trung Quốc cần nhưng Nga chưa vội

Việc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc quanh thương vụ Su-35 vẫn chưa có hồi kết và Nga vẫn liên tiếp đưa ra tuyên bố bất nhất về thương vụ này.

Ngày 30/10, trang tin quân sự Vpk dẫn lời ông Sergei Ladygin, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Rosoboronexport bên lề triển lãm Euronaval-2014 tại Paris, cho biết: Moscow và Bắc Kinh đang tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán về việc cung cấp máy bay chiến đấu đa năng Su-35 cho Trung Quốc.
“Nga và Trung Quốc đang tiếp tục đàm phán về Su-35 và quá trình thỏa thuận các tài liệu đang diễn ra. Các chủ đề rất phức tạp vì vậy chúng tôi không thể vội vã”, ông Sergei Ladygin nói, đồng thời kỳ vọng, thỏa thuận khung sẽ được Moscow và Bắc Kinh thống nhất vào cuối năm 2014.
Tiêm kích Su-35
Tiêm kích Su-35
Tuyên bố của ông Sergei Ladygin được đưa ra sau khi giữa tháng 10 vừa qua, Nga khẳng định sẽ đồng ý bán lô Su-35 cho Trung Quốc vào tháng 11/2014.
Ngày 14/10, hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin cho biết: “Tháng 11 tới, Nga và Trung Quốc sẽ thành lập một Ủy ban liên hợp- hợp tác kỹ thuật quân sự. Tôi cho rằng hợp đồng mua bán sẽ được hoàn thành trong thời gian này”.
Phó Thủ tướng Nga cho biết, cho đến thời điểm hiện tại không còn bất cứ mâu thuẫn nào hay vấn đề gì còn tồn tại chưa được giải quyết trong các điều khoản của hợp đồng. Hiện nay, hai bên cũng đã thống nhất được về giá cả trong bản hợp đồng. Tuy nhiên, mức giá cụ thể không được tiết lộ.
Tuy nhiên mọi chuyện lại không tiến triển như những tuyên bố từ phía Nga.
Được biết, Nga và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán hợp đồng mua sắm này từ cuối năm 2012, tuy nhiên đến nay việc đàm phán vẫn chưa có hồi kết.
Hồi đầu năm 2014, hãng thông tấn Itar-tass dẫn lời Vyacheslav Dzirkaln, Phó Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS), cho biết: Nga và Trung Quốc chưa thống nhất các điều khoản của hợp đồng về cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Bắc Kinh.
Theo ông Vyacheslav Dzirkaln, bế tắc của hợp đồng chính là việc Trung Quốc yêu cầu thay đổi tham số kỹ thuật Su-35 trước khi chuyển giao. Trong khi Nga không có ý định thực hiện bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ hình dáng tới kỹ thuật của phiên bản Su-35 xuất khẩu.
Tuy nhiên, ông Vyacheslav Dzirkaln cũng khẳng định, các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc về Su-35 sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.
Trong khi đó hãng Itar-tass hồi giữa năm 2014 dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, sở dĩ quá trình đàm phán dài như vậy do Nga cũng chưa trang bị đủ loại máy bay tiên tiến này cho không quân nước mình và một vài khúc mắc về giá cả.
Trung Quốc dự kiến mua một lô 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Tiêm kích Su-35 là chiến đấu cơ siêu cơ động của Nga, do Viện thiết kế Sukhoi phát triển. Tiêm kích này có năng lực chiến đấu vượt trội so với các thế hệ trước nhờ động cơ và hệ thống điện tử tối tân.

Ngọc Hòa

Trung Quốc tăng cường dồn ép Nhật Bản

Trung Quốc tăng cường leo thang dồn ép Nhật Bản?

Trong khi yêu cầu Nhật Bản ngừng chặn máy bay của mình, Trung Quốc lại điều tàu xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản.

Những tháng qua, căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã lên cao khi các bên không ngừng cáo buộc nhau điều máy bay quân sự áp sát máy bay nước mình, gần khu vực xảy ra tranh chấp lãnh thổ.
Bắc Kinh và Tokyo cùng khẳng định một chuỗi đảo mà Tokyo đang kiểm soát thuộc chủ quyền của mình.
Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ lâu là tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ả
Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ lâu là tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Bắc Kinh hồi năm ngoái tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên hầu như toàn bộ diện tích biển Hoa Đông, châm ngòi cho phản ứng giận dữ từ Nhật và Mỹ.
Theo thống kê của phía Nhật, trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, nước này đã điều 103 đợt chiến đấu cơ lên chặn máy bay Trung Quốc, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Bộ quốc phòng Nhật cho biết.
Tuy nhiên, đáp lại, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cho rằng, những con số được Nhật công bố cho thấy chính xác sự gia tăng tần suất các đợt đeo bám, quan sát và ngăn chặn của Nhật đối với máy bay quân sự Trung Quốc. Thậm chí, ngày 30/10, Trung Quốc còn lên tiếng đề nghị Nhật Bản ngừng các vụ điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc.
“Những hành động như vậy của phía Nhật chính là nguyên nhân của các vấn đề an toàn hàng không Trung – Nhật, và chúng tôi hối thúc Nhật ngừng lối hành động sai lầm của họ”.

Trong khi chỉ trích Nhật Bản về hoạt động của các máy bay quân sự trên biển Hoa Đông, cũng trong ngày 30/10,  Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp mà nước này gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây là lần xâm phạm đầu tiên kể từ ngày 18/10 trở lại đây.
Theo Sở chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Khu vực số 11 ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa, các tàu Trung Quốc đã hoạt động trong khu vực tiếp giáp bên ngoài vùng biển của Nhật Bản từ hôm 24/10.
Hành động của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nhiều người đang trông mong vào cuộc gặp cấp cao giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) sắp diễn ra vào tháng 11 tới. Ngay cả Thủ tướng Abe cũng nhiều lần tỏ ý rằng ông muốn đạt được cuộc gặp này.
Ngày 16/10, tờ Mainichi Shimbun đưa tin tức Nhật Bản đã đưa ra 3 đề nghị cho các cuộc đàm phán với Trung Quốc về tình trạng của quần đảo Senkaku. Thứ nhất, Thủ tướng Abe sẽ tái khẳng định với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Senkaku là một phần vốn có của lãnh thổ Nhật Bản. Sau đó, ông Abe sẽ thừa nhận rằng Trung Quốc cũng giống như vậy. Và cuối cùng ông đề nghị giải quyết vấn đề thông qua đối thoại song phương trong thời gian tới.
Trung Quốc đã yêu cầu ông Abe thừa nhận sự tồn tại tranh chấp lãnh thổ và coi đó như tiền đề cho cuộc gặp song phương bên lề hội nghị APEC.
Người đứng đầu phòng nghiên cứu Nhật Bản của Viện phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov cũng cho rằng, các tuyên bố gần đây của Thủ tướng Abe đã cho thấy tín hiệu tích cực: ngoài việc kêu gọi hợp tác kinh tế cùng có lợi, qua tuyên bố đó còn thấy khả năng quan hệ chính trị thân thiện ổn định giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Dù thông tin trên báo Mainichi Shimbun chưa được xác nhận nhưng có vẻ như Trung Quốc đang muốn lợi dụng hy vọng của Nhật Bản về cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước để gia tăng sức ép lên Nhật Bản.
Cần nhắc lại rằng, ông Tập Cận Bình đã luôn từ chối gặp mặt lãnh đạo Nhật Bản kể từ khi ông Abe nhậm chức hồi tháng 12/2012. Một khi Nhật Bản thừa nhận Senkaku/Điếu Ngư đang trong tình trạng tranh chấp (điều trước nay Tokyo luôn từ chối thực hiện -PV) sẽ làm thay đổi hiện trạng ở khu vực, từ đó Trung Quốc sẽ thực hiện các bước đi để hướng tới đồng quản lý các hòn đảo tranh chấp.
  • An Nhiên

TQ đổi thái độ với Philippines vì ngày phán quyết

TQ đổi thái độ với Philippines vì ngày phán quyết sắp đến?

Tòa trọng tài tại Hà Lan sẽ đưa ra phán quyết về đơn kiện TQ của Philippines trong vài tháng tới hoặc vào quý I/2016.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa Trọng tài tại Hà Lan có thể đưa phán quyết về đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông vào đầu năm 2016.
Vụ việc của Manila, vốn được gửi lên Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc tại La Hay hồi tháng 1/2013, là nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các vùng biển bên trong lãnh thổ Philippines.
“Chúng tôi mong việc phân xử sẽ diễn ra vào quý 1/2016”, ông Del Rosario cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ANC của Philippines hôm nay.
Quyết định của Philippines nhằm tìm kiếm sự phân xử của tòa án quốc tế cho thấy quyết tâm nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Một phán quyết về vụ việc, theo ông Del Rosario, sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines và cuối cùng là mở đường cho một giải pháp đối với các tranh chấp.
Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15/12/2014 để gửi phản biện.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.

Việc Bắc Kinh không tuân thủ lệnh của tòa án dự kiến sẽ đẩy nhanh vụ kiện của Philippines, ông Del Rosario cho biết, nói thêm rằng tiến trình pháp lý sẽ vẫn diễn ra dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc không gửi phản biện lên tòa án, vào ngày 16/12, tòa trọng tài quốc tế sẽ gửi các câu hỏi cho phía chúng tôi. Chúng tôi dự kiến sẽ trả lời các câu hỏi này vào tháng 3 năm tới và sau đó đến tháng 7, sẽ có các buổi điều trần trong 2 tuần”, Ngoại trưởng Philippines giải thích.
Tòa trọng tài sau đó sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vài tháng tới hoặc vào quý I/2016, theo ông Del Rosario.
Theo nhiều nhà quan sát cho biết, thông tin ngày phán quyết đang đến gần có thể sẽ khiến Trung Quốc thay đổi thái độ, nhượng bộ nhiều hơn đối với Philippines.
Trước đó, tờ  Rappler ngày 26/2 đưa tin, trong một nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn vụ kiện lịch sử, Trung Quốc đã tỏ ý sẵn sàng "nhượng bộ" Philippines như rút tàu khỏi bãi cạn Scarborough để đổi lấy việc Manila rút đơn kiện đường lưỡi bò Bắc Kinh yêu sách ở Biển Đông ra Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đã từ chối cung cấp thông tin hay bình luận về việc này. Tuy nhiên cựu cố vấn an ninh quốc gia Roilo Golez cho biết Bắc Kinh vẫn lo lắng về vụ kiện.
"Trong thực tế Trung Quốc thậm chí đã chìa ra một củ cà rốt để Philippines ngừng nộp bản thuyết trình cho Tòa án đúng thời hạn (vào 30/3 tới)", Rolo Golez cho biết. Củ cà rốt mà ông đề cập là việc Bắc Kinh sẵn sàng rút tàu tuần tra khỏi bãi cạn Scarborough.
Golez cho biết ông nhận được thông tin này từ một trong những nguồn phụ trách xử lý tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, nhưng từ chối cung cấp thông tin cụ thể.
Tổng thống Benigno Aquino III đã triệu tập toàn bộ nội các của mình để thảo luận đề nghị của Trung Quốc, đây là phiên họp kín nên Phủ Tổng thống Philippines không có thông báo chính thức.
Thông qua trung gian là một nghị sĩ và là 1 nhà thương thuyết, Trung Quốc tỏ ý muốn tăng cường đầu tư vào Philippines, rút tàu khỏi Scarbrough, đổi lại Manila cần rút đơn kiện họ.
Nguồn tin từ Phủ Tổng thống Philippines cho hay, Nội các Aquino không hài lòng với đề nghị rút đơn kiện Trung Quốc, những điều kiện Bắc Kinh đưa ra "không đủ".
Một quan chức cấp cao Philippines đánh giá, trong mọi trường hợp tình hình thường sẽ tồi tệ hơn trước khi nó được cải thiện tốt lên. Trung Quốc đang làm mọi thứ có thể để gây khó khăn hơn cho Philippines.
Trong một cuộc họp báo hôm 25/2, Raul Hernandez, người phát ngôn cơ quan này cho biết Philippines đang chuẩn bị bản thuyết trình để trình lên tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển trước ngày 30/3/2014.
Paul Reichler, luật sư Philippines thuê cho vụ kiện Trung Quốc nói với Rappler, ông không thấy có lý do nào để vụ kiện không xảy ra. Toàn bộ đội ngũ pháp lý của Philippines tham gia vụ kiện đều tin rằng Manila đang có thế mạnh rất lớn.
Golez nhận xét, đề nghị của Trung Quốc là dấu hiệu của một sự lo lắng, yếu đuối. Ông cũng cho rằng chẳng có lý do gì để Manila phải thưởng cho Bắc Kinh vì họ rút khỏi lãnh thổ Philippines.
Mặt khác, nếu Philippines trì hoãn nộp bản thuyết trình, dư luận sẽ hiểu là Manila thiếu tài liệu chứng cứ, làm suy yếu chính lập luận của mình trước tòa.
Trung Quốc có thể rút tàu ngày hôm nay, nhưng họ có thể lập tức trở lại Scarborough vào ngày mai, ở đây không có sự trao đổi ngang giá.
  • Quang Hưng (Tổng hợp)

Trung Quốc đang đẩy quan hệ Việt - Ấn phát triển

Trung Quốc đang đẩy quan hệ Việt - Ấn phát triển đúng hướng


(GDVN) - Chính căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung đã trở thành chất xúc tác tự nhiên để Việt Nam mở rộng quan hệ với Ấn Độ, một cường quốc châu Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi.
Tờ Deccan Chronicle ngày 31/6 bình luận, quan hệ Việt Nam -  Ấn Độ đã phát triển thịnh vượng và đang đi đúng hướng. Điều này trái ngược với mối quan hệ Việt - Trung đã xấu đi kể từ khi Trung Quốc cất quân xâm lược Việt Nam năm 1979 và đã phải rút lui sau khi bị người Việt đánh "hộc máu mũi".
Chính căng thẳng trong quan hệ Việt - Trung đã trở thành chất xúc tác tự nhiên để Việt Nam mở rộng quan hệ với Ấn Độ, một cường quốc châu Á có sức mạnh ngày một gia tăng. Đồng thời, người Việt còn xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ cũng như các đồng minh của Mỹ ở phương Đông.
Chuyến thăm New Delhi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gần đây diễn ra trong bối cảnh này. Nó mang thông điệp hai bên cho là thận trọng nhưng không sợ hãi để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng, năng lượng trước các hành vi cơ bắp ngày một thường xuyên của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo Ấn Độ lưu ý, hợp tác quốc phòng Việt - Ấn là một trong những chính sách quan trọng nhất của New Delhi. Ấn Độ cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa lực lượng an ninh, quốc phòng của mình. Trong khi Trung Quốc tìm cách tăng cường khẳng định tuyên bố yêu sách (vô lý, phi pháp - PV) của họ, gần đây Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tham gia thảo luận cùng nhau cách bảo vệ lợi ích chung và chống lại chủ nghĩa bá quyền bành trướng.
Trong một động thái khác có liên quan, tờ Bloomberg News ngày 30/1 bình luận, phát triển lực lượng tàu ngầm là mục tiêu hàng đầu của Tập Cận Bình. Nhưng Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực khó chịu và cảnh giác vì những hành động khẳng định yêu sách chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Sự đột phá của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc qua eo biển Malacca ra vào Ấn Độ Dương là nguyên nhân khiến Ấn Độ khó chịu. Khi vừa nhậm chức Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố rằng sẽ tăng cường phòng thủ để không ai dám nhìn Ấn Độ một cách khiêu khích ác ý. Trước hết New Delhi tập trung phát triển lực lượng chống tàu ngầm, tàu chiến.
Lo ngại của Ấn Độ không phải không có căn cứ khi ngay trước khi Tập Cận Bình đặt chân đến New Delhi, chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp 039 của Trung Quốc lại chình ình xuất hiện tại Colombo, Sri Lanka. Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, chiếc tàu ngầm này chỉ dừng lại ở Colombo trên đường qua vịnh Aden ngoài khơi bờ biển Somalia để tham gia nhiệm vụ hộ tống hải quân.
Khi Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của họ, lực lượng hải quân trong khu vực buộc phải đáp ứng. Ấn Độ đang tăng cường hạm đội 15 tàu ngầm và sẽ chi 13 tỉ USD để chế tạo. Tháng trước Ấn Độ biên chế chiếc Boeing P-8I thứ 5 cho lực lượng tuần tra biển. Việt Nam đã nhận 3 chiếc tàu ngầm Kilo từ Nga và sẽ nhận nốt 3 chiếc còn lại năm 2016.
Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, hải quân Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, trong đó 51 chiếc chạy động cơ diesel - điện thông thường, 6 chiếc hỗ trợ động cơ hạt nhân. 3 chiếc tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân của Trung Quốc có thể phóng tên lửa đạn đạo và Bắc Kinh đang bổ sung thêm 5 chiếc tương tự.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng cho rằng các tàu ngầm Trung Quốc trong năm nay sẽ được trang bị tên lửa Cự Lãng 2 có tầm bắn ước tính 7.400 km và sẽ giúp Bắc Kinh nâng cao năng lực chống hạt nhân trên biển đáng tin cậy. Các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình và ngư lôi sẽ giúp Tập Cận Bình thực hiện mục tiêu đánh thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ thời đại công nghệ thông tin.

Hội nghị lần thứ 8 "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" tại Thái (Tân Hoa xã)

Hội nghị Quan chức cấp cao lần thứ 8 thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" diễn ra tại Thái Lan

Xin Hua
 
Theo Tân Hoa xã: Hội nghị Quan chức cấp cao lần thứ 8 thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" đã diễn ra tại Băng-cốc, Thái Lan trong hai ngày 28 và 29/10, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Sihasak đồng chủ trì hội nghị, quan chức cấp cao các nước ASEAN cùng đại diện Tổng Thư ký ASEAN đã tham dự hội nghị. 
 
Tại hội nghị, các bên đã xác nhận "ý tưởng kép" về xử lý vấn đề Nam Hải, tức tranh chấp hữu quan do nước đương sự trực tiếp tìm kiếm giải pháp hoà bình thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, còn hoà bình và ổn định của Nam Hải do Trung Quốc và các nước ASEAN cùng giữ gìn. Các bên đã khẳng định đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc thực hiện hiệu quả và toàn diện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" đối với giữ gìn hoà bình, ổn định của Nam Hải cũng như triển khai các hợp tác thiết thực trong khuân khổ Tuyên bố này, đánh giá tích cực những tiến triển giành được trong tham vấn về "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải".

Ấn Độ phá thành công âm mưu ám sát Thủ tướng Bangladesh

Ấn Độ phá thành công âm mưu ám sát Thủ tướng Bangladesh

Cơ quan chống khủng bố Ấn Độ đã phá vỡ một âm mưu đáng ngờ của một tổ chức phiến quân ám sát Thủ tướng Bangladesh nhằm đảo chính. Theo Reuters, thông tin trên cơ quan an ninh cao cấp của Ấn Độ đưa ra ngày 29/10.

Theo đó, Ấn Độ sẽ chuyển cho Bangladesh chi tiết kế hoạch của các thành viên tổ chức Jamaat-ul-Mujahideen, đã từng thực hiện nhiều vụ tấn công tại miền Đông Ấn Độ.
 
Thủ tướng
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina là mục tiêu ám sát của tổ chức Jamaat-ul-Mujahideen (Ảnh AFP)

Trong khi đó, Bangladesh chưa đưa ra bình luận gì về việc Thủ tướng Sheikh Hasina là mục tiêu của vụ ám sát này nhưng đã tuyên bố sẽ thắt chặt an ninh tại biên giới với Ấn Độ.

Âm mưu đảo chính tại Bangladesh được phát hiện ra khi hai thành viên của nhóm này bị tiêu diệt trong một vụ nổ do chúng tự tạo ra một quả bom tại nhà của chúng ở Tây Bengal hồi đầu tháng này.

Cảnh sát Ấn Độ cho biết các thành viên này đều là người Bangladesh và trốn ở Ấn Độ để lên kế hoạch cho các vụ tấn công của mình.

Một quan chức cao cấp thuộc Bộ Nội vụ Ấn Độ cho biết: “Mục tiêu của chúng là các nhà lãnh đạo chính trị và phá hủy nền dân chủ của Bangladesh”.

“Tất cả kế hoạch của chúng đều được vạch ra khi chúng đang ở Ấn Độ và chúng tôi có thể bị lên án nếu chúng tiến hành thành công các vụ tấn công”, quan chức này cho biết.

Trước đó, ngày 27/10, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã trực tiếp đến ngôi nhà nơi xảy ra vụ nổ khiến hai tên phiến quân thiệt mạng và thảo luận với người đứng đầu khu vực Tây Bengal Mamata Banerjee.

Trong khi đó, quan chức Bộ Nội vụ Bangladesh Asaduzzaman Khan họ đã nhiều lần nhận được thông tin về các kế hoạch tấn công khủng bố nhằm vào Bangladesh.

“Chúng tôi đã nhiều lần nhận được các thông tin không chính thức từ Ấn Độ nhằm vào các quan chức Chính phủ Bangladesh nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi có thông tin chính thức”, ông Khan nói.

Ông Khan cũng cho biết: “Chúng tôi luôn rất quan tâm đến việc đánh bại các âm mưu của phiến quân. Sau khi chúng tôi nhận được thông tin từ Ấn Độ, chúng tôi đã gia tăng những nỗ lực về an ninh lên nhiều lần”.

Ngoài âm mưu ám sát Thủ tướng Bangladesh, thì nhóm Jamaat-ul-Mujahideen còn lên kế hoạch ám sát thủ lĩnh phe đối lập của Bangladesh Khaleda Zia.

Theo Cơ quan Điều Tra Quốc gia Ấn Độ, cảnh sát nước này cũng đã bắt 6 người tham gia vào âm mưu này và tiếp tục tiến hành điều tra vụ việc.

Cảnh sát địa phương cho biết họ đã khám phá khoảng vài chục quả bom và bắt 2 người phụ nữ sống cùng nhà với hai tên phiến quân khi chúng định tiêu hủy toàn bộ số bom mà chúng chế tạo. Tại một ngôi nhà gần đó, cảnh sát đã tìm ra 35 quả bom khác./.

Theo Trần Khánh/VOV.VN

Nga muốn có thêm 1,2 triệu km2 tại Bắc Cực

Nga muốn có thêm 1,2 triệu km2 tại Bắc Cực

(Dân trí) - Nga sẽ đệ trình lên Liên Hợp Quốc kế hoạch mở rộng lãnh thổ tại Bắc Cực thêm 1,2 triệu km2, với kỳ vọng tìm thấy thêm 5 tỷ tấn nhiên liệu tại đây, trong bối cảnh phương Tây đang ngày càng lo ngại về kế hoạch tăng cường hiện diện của Nga.

Thông tin được Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên Nga Sergey Donskoy khẳng định với báo giới. Theo đó dự kiến vào mùa Xuân tới, Nga sẽ đệ trình Liên Hợp Quốc xem xét bổ sung 1,2 triệu km2 đáy biển tại Bắc Cực vào lãnh thổ nước mình.
Bắc Cực được đánh giá rất giàu tài nguyên thiên nhiên
Bắc Cực được đánh giá rất giàu tài nguyên thiên nhiên
Một đoàn khảo sát thực địa để phục vụ cho kế hoạch này đã hoàn thành công việc một cách thành công. Kết quả của những nghiên cứu mới sẽ cho phép Nga cập nhật vào đơn đề nghị ban đầu mà nước này đệ trình Liên Hợp Quốc năm 2001.
Việc này sẽ giúp Nga tăng trữ lượng hydrocarbon thêm ít nhất 5 tỷ tấn quy theo nhiên liệu chuẩn, Donskoy nói. Vị Bộ trưởng cũng khẳng định “đó mới chỉ là những đánh giá khiêm tốn nhất, và tôi chắc rằng con số thực sự còn lớn hơn rất nhiều”.
“Với chúng tôi, với Bộ tài nguyên thiên nhiên, đó là một ngày rất được chờ đợi. Chúng tôi sẽ đệ đơn về thềm lục địa của mình, tại khu vực giáp với biên giới Bắc Cực lên Liên Hợp Quốc vào mùa Xuân tới”, Donskoy nói trong bài phát biểu chào mừng các nhà nghiên cứu từ đoàn thám hiểm Akademik Fedorov trở về St. Petersburg.
Để được Liên Hợp Quốc công nhận quyền sở hữu của mình đối với khu vực vừa khảo sát, Nga phải chứng minh được về mặt khoa học rằng, thềm lục địa khu vực này là một sự tiếp nối lớp vỏ lục địa với cùng những cấu trúc địa chất tổng quan.
“Tôi tin tưởng rằng đó chính là thềm lục địa của chúng ta. Tất cả các chuyên gia đều nói rằng họ có một lá đơn rất thuyết phục”, ông Donskoy nói.
Chạy đua tới Bắc Cực
Tổng lượng khoáng sản có thể khai thác tại khu vực Bắc Cực phía Nga kiểm soát ước tính vào khoảng 106 tỷ tấn dầu và 69.500 tỷ m3 khí. Việc phát hiện ra trữ lượng tài nguyên khổng lồ này đã làm bùng lên cuộc chạy đua giữa các nước có lãnh thổ tiếp giáp vùng cực, gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và Mỹ
Hình ảnh được cho là của tàu ngầm Nga mà các nhà khoa học Nauy ghi lại
Hình ảnh được cho là của tàu ngầm Nga mà các nhà khoa học Nauy ghi lại
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh phương Tây ngày càng lo ngại về việc Nga có ý định tăng cường hiện diện tại Bắc Cực. Tuần trước, điện Kremlin công bố sẽ thành lập một lực lượng gồm 6000 quân, đóng tại các căn cứ khắp Bắc Cực.
Đầu tuần này Na-uy tuyên bố đã phát hiện một tàu ngầm, nghi là tàu ngầm hạt nhân của Nga tại đây hôm 16/10. Khi đó, hai nhà nghiên cứu của nước này là Yngve Kristoffersen và Audun Tholfsen đang chuẩn bị khép lại ngày làm việc thì thấy thứ gì đó bất thường trên mặt nước.
“Trong buổi tối, chúng tôi nhìn thấy ánh đèn ở phía xa. Đó hóa ra là một tàu ngầm tại vị trí : 89° 17,5' Bắc, 172° 42,9' Tây”, nhật ký của các nhà khoa học cho biết. Nhưng khi họ còn cách con tàu chừng 100m, thì nó đã lặn xuống biển.
Dù vậy, thông qua những bức ảnh được chụp lại, đây được cho là tàu ngầm hạt nhân Orenburg lớp Delta của Nga.
Thanh Tùng
Tổng hợp

Tòa quốc tế có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016

Philippines: Tòa quốc tế có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016

(Dân trí) - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa Trọng tài tại Hà Lan có thể đưa phán quyết về đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông vào đầu năm 2016.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
 
Vụ việc của Manila, vốn được gửi lên Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc tại La Hay hồi tháng 1/2013, là nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các vùng biển bên trong lãnh thổ Philippines.
“Chúng tôi mong việc phân xử sẽ diễn ra vào quý 1/2016”, ông Del Rosario cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ANC của Philippines hôm nay.
Quyết định của Philippines nhằm tìm kiếm sự phân xử của tòa án quốc tế cho thấy quyết tâm nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Một phán quyết về vụ việc, theo ông Del Rosario, sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines và cuối cùng là mở đường cho một giải pháp đối với các tranh chấp.
Hồi tháng 3 năm nay, chính phủ Philippines đã trình tài liệu pháp lý dài 4.000 trang, vốn bao gồm các bằng chứng văn bản và bản đồ, để phản đối sách yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15/12/2014 để gửi phản biện.
Việc Bắc Kinh không tuân thủ lệnh của tòa án dự kiến sẽ đẩy nhanh vụ kiện của Philippines, ông Del Rosario cho biết, nói thêm rằng tiến trình pháp lý sẽ vẫn diễn ra dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc không gửi phản biện lên tòa án, vào ngày 16/12, tòa trọng tài quốc tế sẽ gửi các câu hỏi cho phía chúng tôi. Chúng tôi dự kiến sẽ trả lời các câu hỏi này vào tháng 3 năm tới và sau đó đến tháng 7, sẽ có các buổi điều trần trong 2 tuần”, Ngoại trưởng Philippines giải thích.
Tòa trọng tài sau đó sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vài tháng tới hoặc vào quý I/2016, theo ông Del Rosario.
Căng thẳng trên Biển Đông, một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, đã lên cao trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng bằng cách tăng cường quân đội và sự hiện diện bắt quân sự, tham gia các hoạt động cải tạo phi pháp tại các khu vực tranh chấp.
Các hành động của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Liên minh châu Âu.
Bất chấp các kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt các hoạt động cải tạo đang tiếp diễn, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” ở Biển Đông.
Nhưng các chuyên gia pháp lý nói rằng các cơ sở lịch sử của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên biển không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại.
Ngoại trưởng Philippines nói rằng Trung Quốc phải chứng minh với thế giới rằng nước này tôn trọng luật pháp để được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có trách nhiệm.
An BìnhTổng hợp

APEC 2014: TQ ra điều kiện cho Thủ tướng Nhật Bản

Trước APEC 2014: TQ ra điều kiện cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe


(GDVN) - TQ đổ lỗi hết cho Nhật Bản, cho rằng Nhật là người gây ra căng thẳng và cũng là người nắm các điều kiện cần để giải quyết để giảm căng thẳng chứ không phải TQ. 

Nữ chuyên gia Shannon Tiezzi – Biên tập viên cộng tác của trang The Diplomat chuyên nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao, chính trị, kinh tế của Trung Quốc vừa có bài phân tích cho rằng mặc dù có nhiều đồn đoán tin cậy cho rằng sẽ có một cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 11 tới đây nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC nhưng các cơ quan truyền thông đại diện cho chính quyền Bắc Kinh dường như đang muốn ra điều kiện cho lãnh đạo của Tokyo, đồng thời TQ vẫn giữ tư thế “tay đặt trên cò súng” trong quan hệ với láng giềng Nhật Bản.

Lãnh đạo cao cấp Trung Quốc - Nhật Bản
Tác giả Shannon Tiezzi cho biết chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là sẽ diễn ra sự kiện Hội nghị thượng đỉnh APEC, nơi sẽ quy tụ tất cả các nhà lãnh đạo cao cấp của những quốc gia trong khối tại Bắc Kinh, thủ phủ của TQ.
Trước sự kiện này, truyền thông Trung Quốc và quốc tế đều đề cập rất nhiều đến khả năng hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiến hành gặp gỡ và đó sẽ được xem là một trong những cơ hội tốt nhất để Bắc Kinh và Tokyo cùng nhau tìm giải pháp “phá băng” mối quan hệ vốn rất lạnh lẽo gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xuất phát từ các tranh cãi, va chạm liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông.
Nếu được xúc tiến, cuộc gặp giữa hai nguyên thủ Trung – Nhật sẽ là cuộc gặp gỡ, tiếp xúc đầu tiên của hai ông Tập Cận Bình và Shinzo Abe kể từ khi ông Tập và ông Abe lên nắm quyền điều hành đất nước vào năm 2012.
Các phương tiện truyền thông của cả Trung Quốc và Nhật Bản đều cho rằng chưa có kế hoạch chính thức được công bố. Có gặp gỡ hay không vẫn đang là vấn đề được sắp xếp. Một số tờ báo lớn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tỏ ra rất im lặng về chủ đề này.
Tuy nhiên, ngày 29/10/2014 vừa qua, tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc cung đã đăng tải một bài bình luận về vấn đề này trong đó đưa ra dự đoán khả năng sẽ ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiến hành gặp gỡ.
Tân Hoa xã đưa ra bình luận nói rằng: “Dù trò chơi phỏng đoán có thể nào đi nữa thì một sự thật đơn giản vẫn còn đó: Qủa bóng vẫn nằm trên phần sân của Nhật Bản, quan hệ đóng băng Trung – Nhật có được cải thiện hay không phụ thuộc vào Tokyo”.
Bình luận này ám chỉ luận điệu đổ lỗi hết cho Nhật Bản, cho rằng Nhật là người gây ra căng thẳng và cũng là người nắm các điều kiện cần thiết để có thể giải quyết, giảm căng thẳng chứ không phải Trung Quốc.
Tân Hoa xã thừa nhận tầm quan trọng của việc cải thiện mối quan hệ ngoại giao, hợp tác song phương giữa Trung Quốc - Nhật Bản và nói rằng cần thiết phải đưa quan hệ hai nước trở về quỹ đạo bình thường.
Tuy nhiên, cũng như nhiều bài báo khác mang tính chất chủ nghĩa dân tộc, Tân Hoa xã nói rằng “bổn phận” sửa chữa quan hệ Trung – Nhật là bổn phận đầu tiên và cũng là cuối cùng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Dư luận hoàn toàn có thể nhận thức rằng các bình luận và tuyên bố được Tân Hoa xã đăng tải phản ánh lập trường và quan điểm lâu dài của các quan chức chính quyền Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo được tổ chức hôm thứ Hai đầu tuần qua, nữ phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh/ Hua Chunying khi được báo chí hỏi rằng liệu chuyến thăm của cựu Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda đến TQ cách đây không lâu có phải là tiền đề, trải đường cho cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe bên lề hội nghị APEC hay không, bà Oánh cho biết:
“Lập trường của chúng tôi về vấn đề cải thiện và phát triển các quan hệ song phương với Nhật Bản đã được thể hiện rất rõ ràng trong nhiều trường hợp cụ thể. Thái độ và lập trường của Trung Quốc không thay đổi”.
“Thái độ và lập trường không thay đổi” của Trung Quốc được tuyền thông của Trung Quốc cắt nghĩa lại, cụ thể hóa ở 3 yêu cầu của Bắc Kinh đối với Tokyo, chúng gồm:
“Thứ nhất, Nhật Bản phải điều chỉnh, có thái độ thích hợp với vấn đề lịch sử. Trong con mắt của Trung Quốc Nhật Bản đnag cố gắng xóa bỏ các hậu quả của quá khứ quân sự của mình. TQ yêu cần Nhật Bản không tiến hành việc đó, phải có trách nhiệm với lịch sử, yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản Abe không tiếp tục đến thăm viếng ngôi Đền chiến tranh Yasukuni”.
“Thứ hai, Nhật Bản phải thừa nhận tồn tại tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu ngư (thủ đoạn này dư luận thường thấy ở các hòn đảo, bãi đá ở Biển Đông mà TQ đã, đang và sẽ lăm le chiếm cho mình, hiểu hơn ai hết vấn đề này có lẽ dư luận Việt Nam và Philippines - PV), đồng thời phải cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề này bằng phương thức hòa bình”.
“Thứ ba, Nhật Bản phải làm sáng tỏ các ý định của mình trong việc cởi bỏ một số hạn chế để phát triển lực lượng quân sự. TQ muốn Nhật Bản làm như vậu để TQ và “các nước trong khu vực” có thể yên tâm rằng Nhật Bản không quay trở lại thời kỳ đế chế”.
Điều đáng lưu ý là trong khi một loạt các tờ báo quốc tế còn đang phỏng đoán liệu ông Tập và ông Abe có gặp gỡ nhau không thì bình luận của Tân Hoa xã được xem như một kiểu “vẽ trước lên cát” – tức ra điều kiện cho Nhật Bản.
Thực tế này cũng có thể ẩn chứa một phỏng đoán khác là chưa chắc Trung Quốc đã nhận được sự chào đón của lãnh đạo Nhật, bởi những điều kiện như thế này Nhật Bản không bao giờ chấp nhận.
Gần đây, như tờ The Diplomat đã đưa tin, một số báo cáo từ truyền thông Nhật Bản cho rằng rất có thể Thủ tướng Shinzo Abe sẽ bày tỏ thiện chí trong đó thừa nhận Trung Quốc có các tuyên bố chủ quyền về quần đảo Sekaku – một hình thức công nhận có tranh chấp nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là Senkaku thuộc quyền sở hữu của Nhật Bản.
Thiện chí có thể xuất phát từ ông Abe theo phỏng đoán của báo chí này có thể là tiền đề cho phép Trung Quốc và Nhật Bản tạm thời gác tranh chấp lại một bên trong lúc chính phủ của hai nước này tiến hành các cuộc đàm phán dài hơi hơn.
Tuy nhiên, với hai điều kiện thứ hai và thứ ba của Trung Quốc đặt ra với Nhật Bản thì bức tranh có vẻ như phức tạp hơn rất nhiều. Trong năm nay ông Shinzo Abe vẫn tiến hành các chuyến đi đến Đền Yasukuni, thậm chí nhiều quan chức trong nội cách của ông cũng đến nơi này và điều đó khiến TQ rất tức tối.
Hoàn toàn có thể dự đoán rằng việc ông Shinzo Abe công khai tuyên bố sẽ không đến Đền Yasukuni có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên, ông Abe cũng có thể cung cấp cho Bắc Kinh một số đảm bảo riêng tư.
Tiếp đến, rất ít lý do có thể tin rằng Thủ tướng Nhật Bản sẽ thay đổi lập trường của mình về các vấn đề lịch sử như Trung Quốc yêu cầu. Có nhiều lý do để khẳng định nhưng thực tế rõ ràng nhất là lập trường này của ông Abe đã và sẽ giúp ông tìm kiếm và duy trì được sự ủng hộ của các thành viên theo quan điểm bảo thủ.
Trung Quốc chắc chắn cũng không thể thỏa mãn với bất cứ giải thích nào từ Nhật Bản về việc nước này cởi bỏ rào cản hiến pháp để phát triển quân đội. Đích thân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nhiều lần khẳng định mục đích xây dựng quân sự chỉ để phòng thủ và tự vệ. Tuy nhiên nói thế nào đi nữa thì Bắc Kinh cũng cho các hành động của Nhật Bản là “phục hồi chủ nghĩa Phát xít” và thù địch quân sự…

Mỹ đã hạ quyết tâm bán vũ khí cho Việt Nam

Báo Nhật: Mỹ đã hạ quyết tâm tăng cường bán vũ khí cho Việt Nam


(GDVN) - Việt Nam đã bắt đầu phát triển hệ thống chống can thiệp, cam kết của các nước láng giềng TQ đáng tin cậy hơn của Mỹ, ưu thế địa lý to lớn...

Nhật Bản sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 24 tháng 10 đăng bài viết "Mỹ cần phổ biến công nghệ chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực ở châu Á?".
Bài viết cho rằng, hạ nghị sĩ Randy Forbes bang Virginia dùng 2 bức thư liên quan đến chính sách hàng hải và an ninh ở khu vực Thái Bình Dương đã thổi bùng toàn bộ cộng đồng hải quân. Trong bức thư thứ nhất viết cho Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert, ông yêu cầu phát triển một trạng thái chiến lược trên biển mới.
Trong bức thư thứ hai viết cho Tham mưu trưởng Lục quân Raymond T. Odierno, ông đề xuất Lục quân Mỹ cần phát triển một loại hệ thống chống can thiệp để đối đầu với công nghệ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Phần ý nghĩa nhất trong quan điểm sau có thể là đề nghị Mỹ thúc đẩy phổ biến hệ thống chống can thiệp cho các nước trong khu vực. Mỹ đã hạ quyết tâm tăng cường bán vũ khí cho Việt Nam, hơn nữa đã sớm có quan hệ quốc phòng vững chắc với Philippines, càng không cần nói đến quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Việt Nam đã bắt đầu phát triển hệ thống chống can dự và đang cân nhắc khả năng mua sắm tên lửa hành trình BrahMos của Ấn Độ.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo
Bài viết cho rằng, quan điểm cung cấp vũ khí cho những quốc gia xung quanh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đó có sức hấp dẫn rất lớn. Một Trung Quốc lo ngại năng lực quân sự của láng giềng càng dễ bị uy hiếp, đặc biệt là khi cam kết của những nước láng giềng này đáng tin cậy hơn cam kết của Mỹ. Khả năng xây dựng một hệ thống hợp nhất càng đáng quan tâm hơn, điều này sẽ giúp cho Mỹ và đồng mình có ưu thế địa lý to lớn so với Trung Quốc.
Nhưng, bản thân điều này cũng tồn tại vấn đề.
Bài viết cho rằng, vấn đề nảy sinh từ việc phổ biến hệ thống chống can thiệp/chống tiếp cận không phải là "một số nước sẽ mua và phát triển chúng", mà là "các nước sẽ triển khai nhanh chóng chúng, hơn nữa phạm vi bao quát của những hệ thống này sẽ rộng bao nhiêu".
Một chính sách phổ biến tên lửa hành trình và công nghệ chống can thiệp khác có ý thức (nếu không phải là có tính lựa chọn) chắc chắn sẽ làm cho biển trở nên nguy hiểm hơn. Khi loại công nghệ này trở nên phổ biến hơn, rủi ro kéo theo sẽ tăng lớn.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C do Mỹ chế tạo
Theo bài viết, còn phải nhận thức được, hệ thống liên minh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoàn toàn không giống NATO thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ thiếu cơ chế tương tự kết hợp các loại khả năng trong nội bộ liên minh, hơn nữa đối tác khác nhau cũng có lợi ích khác nhau (rất lớn).
Có lẽ điều quan trọng nhất là, những đồng minh này đều có mối quan tâm hoàn toàn khác nhau đối với hành động làm trầm trọng thêm quan hệ căng thẳng với Trung Quốc. Nếu không đạt được nhất trí rộng rãi về tính chất, mức độ và biện pháp thỏa đáng kiểm soát mối đe dọa Trung Quốc, thì bất cứ hệ thống nào lấy liên minh làm nền tảng đều rất có thể phát hiện mình tồn tại khoảng cách to lớn khi gặp khủng hoảng.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc theo đuổi chiến lược chống can thiệp/chống tiếp cận, về lâu dài, có thể phản tác dụng, Trung Quốc cần hết sức thận trọng đối với việc xuất khẩu hệ thống này cho nước khác. Sự lo ngại tương tự cũng áp dụng đối với Mỹ.
Khi thời cơ chín muồi, để cho biển Hoa Đông và Biển Đông, đối với mọi người, đều trở nên nguy hiểm hơn, có lẽ sẽ trở thành một phương thức hợp lý ứng phó với thế lực ngày càng mạnh của Trung Quốc. Nhưng chính sách này cũng đầy nguy hiểm đối với Mỹ.
Nhật Bản sẽ sở hữu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ