Biển Đông

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Tấn công ở Tân Cương, 96 người thiệt mạng

Tấn công ở Tân Cương, 96 người thiệt mạng

TTO - Ngày 3-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin 37 thường dân và 59 “kẻ khủng bố” thiệt mạng trong vụ tấn công ở Tân Cương hôm 28-7.
Cảnh sát Trung Quốc có vũ trang tuần tra ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương - Ảnh: NBC

Tân Hoa xã cho biết có 13 thường dân khác bị thương. Cảnh sát Tân Cương bắt giữ 215 “tên khủng bố” trong vụ tấn công bằng dao tại một đồn cảnh sát và một số cơ quan chính quyền địa phương ở huyện Shache, vùng Kashgar thuộc Tân Cương.
Truyền thông Trung Quốc chỉ hé lộ thông tin về vụ tấn công này vào ngày 29-7. Một tổ chức người Uighur ở nước ngoài cho biết gần 100 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa những người Uighur nổi loạn và cảnh sát Tân Cương.
Theo Tân Hoa xã, trong số các thường dân thiệt mạng có 35 người Hán và hai người Uighur. Cảnh sát thu giữ nhiều con dao ở hiện trường vụ án và những băng rôn với khẩu hiệu kêu gọi thánh chiến chống chính quyền Trung Quốc.
Bắc Kinh tuyên bố vụ tấn công “được lên kế hoạch từ trước và có liên quan đến nhóm khủng bố Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan”. Hôm 1-8, cảnh sát ở Tân Cương bắn chết chín “nghi can khủng bố” và bắt giữ một người khác.
Trong thời gian qua, hàng loạt vụ bạo động nổ ra ở Tân Cương, đẫm máu nhất là vụ tấn công vào khu chợ trời thủ phủ Urumqi hồi tháng 5 khiến 39 người thiệt mạng. Trước đó là vụ tấn công bằng dao ở nhà ga Côn Minh hồi tháng 3, do một số người Uighur thực hiện, khiến 29 người chết.
Các tổ chức người Uighur ở nước ngoài cáo buộc chính quyền Trung Quốc thi hành chính sách đàn áp văn hóa, kinh tế và chính trị đối với người Uighur ở Tân Cương, dẫn tới tình trạng bạo loạn.
SƠN HÀ

vào lúc 19:15 Không có nhận xét nào:

Phe ủng hộ Chu Vĩnh Khang có thể phản pháo

Phe ủng hộ Chu Vĩnh Khang có thể phản pháo Tập Cận Bình


(GDVN) - Các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã được "phòng ngừa và bịt miệng" về trường hợp của Chu Vĩnh Khang, loại bỏ rào cản đối với làn sóng chống tham nhũng.

Ông Chu Vĩnh Khang.
Tờ Minh Báo ngày 2/8 đưa tin, mặc dù vụ điều tra Chu Vĩnh Khang được Trung Quốc chính thức công bố hồi đầu tuần này, nhưng ông trùm an ninh một thời, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị này được cho là đã bị bắt tạm giam từ năm ngoái.
Tuy nhiên vụ điều tra này cũng gây ra lo ngại rằng lực lượng chính trị cũ có thể phát động một đợt phản công chiến dịch của ông Tập Cận Bình.
Việc công bố điều tra Chu Vĩnh Khang vi phạm kỷ luật nhiêm trọng hôm 29/7 diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Bình có chuyến công du 5 ngày tới 4 quốc gia Nam Mỹ hôm 25/7 cho thấy Tập Cận Bình vẫn nắm chắc mọi diễn biến trong vụ Chu Vĩnh Khang.
Thời điểm thông báo diễn ra sau hội nghị Bắc Đới Hà từ mùa thu năm ngoái nơi các cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã được "phòng ngừa và bịt miệng" về trường hợp của Chu Vĩnh Khang, loại bỏ rào cản đối với làn sóng chống tham nhũng tiếp theo trong đảng.
Hội nghị Bắc Đới Hà thường được tổ chức vào mùa thu hàng năm tại khu nghỉ dưỡng cao cấp ở tỉnh Hồ Bắc dành cho lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu gặp gỡ trong khung cảnh thân mật và thảo luận kín về các vấn đề quan trọng của đất nước.
Mặc dù các cựu quan chức cấp cao Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận về việc điều tra ông Khang, nhưng vẫn còn chia rẽ trong việc thực hiện công khai hình phạt đối với ông.
Các quan chức cấp cao ủng hộ Chu Vĩnh Khang có thể phản đối việc công khai thông tin xử lý Chu Vĩnh Khang và bất cứ hình phạt nào được quyết định để tránh "làm xấu hình ảnh của đảng và duy trì ổn định xã hội". Tuy nhiên đây cũng chính là lý do phe còn lại ủng hộ công khai tội trạng, xử lý Chu Vĩnh Khang.
Do đó ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo mới đã quyết định công bố điều tra Chu Vĩnh Khang trước cuộc họp Bắc Đới Hà năm nay để buộc những người ủng hộ ông Khang không có cơ hội lên tiếng về vấn đề gây tranh cãi.
vào lúc 19:12 Không có nhận xét nào:

Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam

Dự thảo nghị quyết Hạ viện Mỹ tán đồng bán vũ khí cho Việt Nam

Các nhà lập pháp Mỹ không buông lơi sức ép nhằm ngăn chặn các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Chỉ ít lâu sau khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua nghị quyết lên án Bắc Kinh, đến lượt Hạ viện sẽ ra nghị quyết theo cùng một chiều hướng.

Một dự thảo nghị quyết về an ninh hàng hải tại Châu Á – Thái Bình Dương đã được hai dân biểu Forbes và Hanabusa đệ trình vào hôm qua 31/07/2014 để Hạ viện thông qua. Trong nghị quyết này, đặc biệt có đề nghị chính quyền Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.
Quân hạm Mỹ USNS Safeguard (T-ARS 50) ghé cảng Đà Nẵng ngày 7/04/2014 US Navy
Trong một bản thông cáo báo chí, hai dân biểu – ông Randy Forbes, đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực và Triển khai lực lượng, thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện và bà Colleen Hanabusa, đảng Dân Chủ, thành viên Ủy ban Quân lực – đã xác nhận việc đệ trình một dự thảo Nghị quyết hậu thuẫn cho quyền tự do hàng không và hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dân biểu Forbes, văn kiện được sự ủng hộ của cả hai đảng tại Hạ viện Mỹ, sẽ khẳng định trở lại « lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc duy trì quyền tự do lưu thông (trên biển và trên không), và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ». Theo nhân vật này : « Cả hai điều trên đã nhiều lần bị Trung Quốc thách thức bằng những việc cố dùng sức mạnh để làm thay đổi hiện trạng trong khu vực ».
Các hành vi nói trên, theo ông Forbes, đã củng cố một sự thật quan trọng : Đó là Hoa Kỳ phải tiếp tục tích cực dấn thân vào vùng Châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của nền hòa bình và thịnh vượng mà khu vực được thừa hưởng trong sáu thập kỷ qua.
Về phần mình, bà Hanabusa xác định rằng nghị quyết vừa được đệ trình nói rõ ràng rằng những nước muốn phát triển thịnh vượng nhờ nền kinh tế toàn cầu, đều phải tuân thủ và tôn trọng các quy tắc chi phối các đại dương, và đảm bảo quyền tự do lưu thông.
Nội dung bản dự thảo nghị quyết dài 16 trang đã nêu bật gần như tất cả các hành vi « gây mất ổn định » trong cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, mà thủ phạm là Trung Quốc đã bị nêu đích danh.
Tàu khu trục USS John S. McCain (DDG 56) Hải quân Mỹ thăm Việt Nam
Riêng về Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết đặc biệt ghi nhận « rất nhiều » sự cố do Trung Quốc gây ra trong vùng biển gần Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Malaysia bị đánh giá là « nguy hiểm » và « gây mất ổn định », từ vụ lấn chiếm trong thực tế bãi Scarborough, phong tỏa bãi Cỏ Mây – Second Thomas, cho đến việc đòi chủ quyền tại các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không hề dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào…
Gần một trang cho vụ Hải Dương 981
Vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (01/05 – 15/07/2014) dĩ nhiên đã được bản dự thảo nghị quyết đặc biệt chú ý.
Trong gần một trang, Hạ viện Mỹ nhắc lại vụ việc khởi sự từ ngày 01/05/2014, khi Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, đưa giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981, được hơn 25 tàu Trung Quốc hộ tống vào cắm tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, số lượng tàu hộ tống của Trung Quốc đã tăng lên hơn 80, trong đó có bảy tàu quân sự.
Các tàu Trung Quốc đã hung hãn tuần tra và đe dọa tàu Cảnh sát biển Việt Nam, và theo bản dự thảo Nghị quyết, đã vi phạm Công ước về các Quy định Quốc tế phòng tránh va chạm trên Biển COLREG. Hạ viện Mỹ cũng nhắc lại, nhiều nguồn tin cho biết là tàu Trung Quốc cố tình đâm vào nhiều chiếc tàu của Việt Nam, và sử dụng máy bay trực thăng và vòi rồng để ngăn cản những chiếc khác.
Dự thảo nghị quyết của Hạ viện Mỹ còn tố cáo sự kiện tàu Hải cảnh Trung Quốc, từ ngày 05/05/2014, đã thiết lập một vành đai cấm tàu bè nước khác, với bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.
Đối với Hạ viện Mỹ, hành động này đã phá hoại sự an toàn hàng hải trong khu vực và vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được toàn thế giới công nhận.
Đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam
Trên các cơ sở đó, Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua 17 quyết nghị mà nội dung lên án các hành vi cưỡng bức, hù dọa hay dùng võ lực để cản trở quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở các vùng biển châu Á, kêu gọi đích danh Trung Quốc không nên áp dụng các quy định về vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, và không được thiết lập các vùng tương tự ở nơi khác.
Đặc biệt trong các khuyến cáo về mặt chính sách đối với chính quyền Mỹ, khuyến nghị thứ 13 liên quan đến quan hệ Mỹ-Việt, nội dung bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Việt Nam muốn mua máy bay săn tàu ngầm P-3 của Mỹ
Bản dự thảo cho rằng chính sách của Mỹ phải là : « Thiết lập và thực hiện một khuôn khổ chính sách với chính phủ Việt Nam sao cho phản ánh được cả sự tiến bộ lẫn thách thức còn tồn tại trong hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, cũng như là các lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu của Hoa Kỳ, bằng cách đào sâu và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao thiết bị quốc phòng trong chiều hướng thích hợp với sự phát triển và duy trì khả năng phòng thủ chống ngoại xâm của Việt Nam… ».
(Theo RFI)
vào lúc 19:03 Không có nhận xét nào:

Báo đảng Trung Quốc đăng 10 lời khuyên cho Bắc Kinh


Báo đảng Trung Quốc đăng 10 lời khuyên cho Bắc Kinh ở Biển Đông

Hồng Thủy

(GDVN) - 10 kiến nghị của giáo sư Carl Thayer về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhấn mạnh, muốn giành được sự ủng hộ, Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế.


Giáo sư Carl Thayer và 10 lời khuyên chân tình dành cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 2/8 đăng 10 kiến nghị của giáo sư Carl Thayer về chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhấn mạnh, muốn giành được sự ủng hộ, Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Giáo sư Carl Thayer bình luận, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc nên nhận ra rằng nỗ lực của Bắc Kinh thuyết phục các nước khác về "chủ quyền lịch sử" hay "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ ở Biển Đông ít có khả năng thành công mà chỉ làm gia tăng đối đầu và căng thẳng.
Chỉ cần Bắc Kinh thực hiện theo "10 đề nghị khiêm tốn" này, giáo sư Carl Thayer quả quyết rằng thái độ của khu vực với Bắc Kinh sẽ thay đổi, lợi ích của Trung Quốc sẽ được phát huy bởi luật pháp quốc tế.

Thứ nhất, Trung Quốc nên chấp nhận thực tế rằng tất cả các quốc gia trong khu vực thực sự chào đón Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không nước nào muốn đối đầu với Trung Quốc chứ đừng nói tới kiềm chế hay ngăn chặn Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc đã từng trải qua thời kỳ bị thực dân đô hộ.
Do đó Trung Quốc nên xem lại 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và chân thành áp dụng nó trong quan hệ ngoại giao với khu vực. Nó rất quan trọng trong việc Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn xử lý sự khác biệt dựa trên sự tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng chung sống hòa bình.
Thứ hai, Trung Quốc nên xác nhận rằng họ tham gia hệ thống luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trung Quốc nên đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận và điều luật trong nước của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chỉ có như thế mới giúp Trung Quốc mạnh mẽ hơn về pháp lý và làm nền tảng cho hoạt động ngoại giao.
Thứ ba, Trung Quốc nên làm rõ yên sách về "chủ quyền lịch sử" hay "chủ quyền không thể tranh cãi" với độ chính xác. Cho đến bây giờ Bắc Kinh nói quá nhiều lần rằng họ có đủ bằng chứng cho yêu sách của mình nhưng chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng chi tiết nào. Ví dụ đặc biệt nhất là bản đồ 9 đoạn (nay là 10 đoạn) hình chữ U thì đã bị các chuyên gia pháp lý quốc tế cho rằng nó chỉ là một mẩu thông tin không có giá trị yêu sách chủ quyền.
Thứ tư, Trung Quốc nên phác thảo sách trắng về các cơ sở để họ khiếu nại (cái gọi là - PV)  "chủ quyền lịch sử" hay "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ ở Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc đôi khi đề cập đến khái niệm "pháp luật quốc tế khác", nhưng việc họ sử dụng những bản đồ "từ thời nhà Nguyên" không nhận được sự hỗ trợ của luật pháp quốc tế hiện đại.
Ví dụ, Trung Quốc muốn yêu sách chủ quyền với các tính năng đảo, đá, rặng san hô trên Biển Đông thì họ phải đưa ra tài liệu bằng chứng chi tiết về việc họ đã chiếm hữu hòa bình và duy trì thực thi chủ quyền đối với các tính năng này như thế nào.
Thứ năm, Trung Quốc nên thay đổi chủ trương tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các vùng biển và các tính năng đảo, đá, rặng san hô trên Biển Đông chỉ được giải quyết trực tiếp qua đàm phán song phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền vẫn khăng khăng theo đuổi quan điểm sai trái "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác" ở Biển Đông dẫn tới nhiều hoạt động của Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng.
Nhiều nhà ngoại giao Đông Nam Á đã phàn nàn với giáo sư Carl Thayer rằng Trung Quốc họ đặt "điều kiện tiên quyết" trong đàm phán song phương về Biển Đông là đối phương phải "thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông" rồi mới đàm phán gì thì đàm phán?! Trung Quốc nên dừng điều này lại.
Thứ sáu, Trung Quốc nên gác sang một bên yêu sách chủ quyền và thỏa thuận về tình trạng hiện tại, tôn trọng luật pháp quốc tế. Trung Quốc và các bên nên kiềm chế đơn phương đưa ra các hoạt động "thực thi chủ quyền".
Thứ bảy, các bên liên quan ở Biển Đông bao gồm Trung Quốc kiềm chế không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, tạm gác vấn đề chủ quyền và tạm thời phân mốc giới khu vực hàng hải đợi cho đến khi vấn đề chủ quyền được giải quyết. Trong thời gian này các bên liên quan có thể thỏa thuận hợp tác về quản lý đánh bắt cá, phát triển dầu khí và tài nguyên thiên nhiên.
Thứ tám, Trung Quốc nên xem xét lại lập trường của mình về việc từ chối ra tòa hay chấp nhận trọng tài quốc tế. Một thẩm phán Trung Quốc đã trở thành thành viên của tòa trọng tài quốc tế và đủ điều kiện phân xử các vụ kiện về chủ quyền dưới ánh sáng công pháp quốc tế. Nếu một thẩm phán Trung Quốc được các nước khác chấp nhận để thẩm phán này phân xử vấn đề lãnh thổ giữa họ thì tại sao Trung Quốc lại không thể chấp nhận một thẩm phán quốc tế người nước ngoài phân xử trong trường hợp này?

Nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia và Singapore đã từng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua trọng tài. Trung Quốc có thể tìm thấy trọng tài quốc tế là một cách hữu ích để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với láng giềng.
Thứ chín, Trung Quốc nên dừng chỉ trích tiến trình pháp lý mà Philippines đệ trình lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, đồng thời ngừng tuyên truyền về việc bảo lưu quyền không tham gia các giải pháp trọng tài, tài phán quốc tế.
Philippines không khiếu nại Trung Quốc về vấn đề chủ quyền mà Bắc Kinh đòi bảo lưu quyền từ chối tham gia trọng tài theo quy chế UNCLOS, mà Philippines khiếu nại về việc Trung Quốc áp dụng, giải thích sai UNCLOS để đơn phương khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Cuối cùng, nếu tòa án trọng tài ra phán quyết rằng khiếu nại của Philippines là đúng, Trung Quốc nên xem xét lại quyết định tẩy chay tiến trình tố tụng này. Điều quan trọng là theo quy định của UNCLOS, các phán quyết của tòa án trọng tài phải được thi hành ngay một cách vô điều kiện.
Nếu Trung Quốc từ chối thực hiện phán quyết của tòa án sẽ làm suy yếu luật pháp quốc tế. Một khi thực sự Trung Quốc có đủ bằng chứng về (cái gọi là - PV) chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông, hãy tham gia tranh luận trước tòa.
Chỉ cần Trung Quốc tuân thủ pháp luật quốc tế, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều không chỉ cho Bắc Kinh mà còn cho khu vực, biến đối đầu vật lý giữa Trung Quốc và các nước láng giềng thành một cuộc đối đầu pháp lý. Điều này sẽ có đóng góp rất lớn và ý nghĩa vào việc dùy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á, một chiến thắng cho tất cả các bên.
vào lúc 18:54 Không có nhận xét nào:

Hải quân TQ dồn gần hết tàu chiến cho Biển Đông

Hải quân TQ: số lượng tàu chiến đứng đầu, dồn gần hết cho Biển Đông

Đông Bình

(GDVN) - Từ năm 2008 Hải quân Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới về số lượng tàu chiến, đến năm 2020 sẽ sở hữu 78 tàu ngầm, tập trung cho Biển Đông.

Trang mạng "Liên hợp buổi sáng" Singapore ngày 28 tháng 7 đăng bài viết nhan đề "Hải quân Trung Quốc đồng thời tổ chức diễn tập quân sự cường độ cao ở 4 vùng biển lớn" cho rằng, Hải quân Trung Quốc đang tổ chức diễn tập quân sự cường độ cao ở 4 vùng biển lớn trong cùng thời điểm.
Cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 hiện có đều được Trung Quốc triển khai ở Biển Đông.
Theo bài báo, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự phô trương lần này, bất kể về khả năng tác chiến chỉ huy hiệp đồng, tốc độ chia sẻ thông tin số hóa hay quy mô tham gia diễn tập, vũ khí trang bị và trình độ tác chiến thực tế, đều có ý đồ phô trương sức mạnh quân sự thực sự của hải quân.
Theo bài báo, có truyền thông Trung Quốc cho rằng, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến nay, ông liên tục nhấn mạnh với quân đội về yêu cầu "có thể đánh trận, đánh thắng trận".
Những năm gần đây, căn cứ vào nhu cầu thực tế của phát triển tình hình quốc tế, Hải quân Trung Quốc đã xác định tư duy chiến lược mới "có thế đánh trận, đánh thắng trận", tất cả huấn luyện xuất phát từ chiến đấu thực tế.
Được biết, Hải quân Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ chiến lược tương lai đại khái bao gồm ba cấp độ, đó là: phòng thủ biển gần (Hoàng Hải), bảo vệ lãnh hải, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi (vùng biển màu xanh lục) và bảo đảm sự thông suốt tuyến đường sinh mệnh trên biển của Trung Quốc (vùng biển màu xanh lam).
Ngoài ra, căn cứ vào kết quả thống kế số lượng tàu chiến các nước của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế London cho thấy, từ năm 1971 đến năm 1996, quốc gia sở hữu tàu chiến nhiều nhất là Nga; từ năm 1997 đến năm 2006 là Mỹ; sau năm 2008, Trung Quốc vượt lên đứng đầu thế giới.
Ngày 26 tháng 1 năm 2014, tàu hộ vệ hạng nhẹ Yết Dương Type 056 biên chế cho Hạm đội Nam Hải
Tuy nhiên, theo bài báo, tài liệu được tờ "Jane's Defense Weekly" Anh công bố cho biết, tổng trọng tải của tàu chiến Hải quân Mỹ là 3 triệu tấn, tổng trọng tải tàu chiến Nga là 1,1 triệu tấn, tổng trọng tải của tàu chiến Hải quân Trung Quốc là 800.000 tấn, đứng thứ ba thế giới.
Ưu tiên biên chế tàu chiến mới cho Biển Đông
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 4 đã dẫn hãng tin AP Mỹ cho biết, năm 2013, Trung Quốc biên chế 17 tàu chiến mới, số lượng này đứng đầu thế giới. Dự kiến hơn 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu 3 tàu sân bay, từ đó giúp Trung Quốc chiếm ưu thế hơn ở các “vùng biển tranh chấp”. Trong khi thực lực của Hải quân Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, thì thực lực Hải quân Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực do phải cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Con số trên cho thấy, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng mạnh, ngân sách quân sự chỉ đứng sau Mỹ đang kích thích nền công nghiệp quốc phòng ngày càng to lớn của nước này. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2014 tăng 12,2%, tăng đến 132 tỷ USD, tiếp tục tốc độ tăng 2 con số hầu như liên tục trong hơn 20 năm qua.
Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Hải quân Trung Quốc đã biên chế chiếc tàu khu trục Type 052D đầu tiên, triển khai ở Biển Đông, đặt tên là Côn Minh, số hiệu 172 - đây được cho là tàu khu trục thế hệ mới.
Theo tướng lĩnh cấp cao Quân đội Mỹ, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đang tiềm ẩn đe dọa kế hoạch triển khai 60% lực lượng hải quân của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo hãng AP, Hải quân Trung Quốc đang phát triển thành một lực lượng có thể đối kháng với Hải quân Mỹ, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã biên chế vào năm 2012, 2 chiếc khác dự kiến trang bị cho hải quân trước năm 2025, điều này sẽ tăng mạnh khả năng điều động lực lượng quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Theo bài báo, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ sở hữu tới 78 tàu ngầm. Về số lượng, các bước mở rộng của Hải quân Trung Quốc đã vượt Mỹ và Nga. Mỹ mỗi năm trang bị khoảng 10 tàu chiến chủ yếu, Nga mỗi năm biên chế tàu chiến ít hơn Mỹ.
Căn cứ vào tài liệu công khai của Trung Quốc, năm 2013 Hải quân Trung Quốc biên chế 17 tàu chiến gồm:
Hạm đội Nam Hải được biên chế các tàu: tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương số hiệu 575 Type 054A, tàu quét mìn Thường Thục số hiệu 843 Type 081; các tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 gồm tàu Huệ Châu số hiệu 596, tàu Khâm Châu số hiệu 597, tàu Mai Châu số hiệu 584, tàu Bách Sắc số hiệu 585; tàu hộ vệ tên lửa Tam Á số hiệu 574 Type 054A;
Tàu quét mìn Thường Thục Type 081 khởi công chế tạo vào tháng 12 năm 2009, hạ thủy vào tháng 5 năm 2012, biên chế cho đại đội 10, Hạm đội Nam Hải vào ngày 13 tháng 5 năm 2013
Hạm đội Đông Hải được biên chế các tàu: tàu khu trục tên lửa Trường Xuân số hiệu 150 Type 052C, tàu hộ vệ hạng nhẹ Bạng Phụ số hiệu 582 Type 056, tàu hộ vệ hạng nhẹ Thượng Nhiêu số hiệu 583 Type 056, tàu tiếp tế tổng hợp Sào Hồ số hiệu 890 Type 903A, tàu khu trục tên lửa Trịnh Châu số hiệu 151 Type 052C, tàu hộ vệ hạng nhẹ Cát An số hiệu 586 Type 056;
Hạm đội Bắc Hải được biên chế các tàu: tàu hộ vệ hạng nhẹ Đại Đồng số hiệu 580 Type 056, tàu tiếp tế tổng hợp Thái Hồ số hiệu 889 Type 903A, tàu hộ vệ tên lửa Duy Phường số hiệu 550 Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Doanh Khẩu số hiệu 581 Type 056.
Trong đó, số lượng của Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải lần lượt là 7 chiếc, 6 chiếc. Hai phương hướng này (Biển Đông và biển Hoa Đông) sẽ trở thành khu vực trọng điểm triển khai tàu chiến mới và “bảo vệ quyền lợi biển” của Hải quân Trung Quốc trong tương lai (nhưng các nước ven Biển Đông phải cảnh giác: Chủ trương “đường lưỡi bò” ở Biển Đông là chủ trương ăn cướp).
Tàu quét mìn Hạc Sơn Tyoe 081 biên chế cho đại đội 10 Hạm đội Nam Hải ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ Type 903 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
vào lúc 18:50 Không có nhận xét nào:

Trung Quốc và ý đồ phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam


Trung Quốc và ý đồ phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Trong vòng 60 năm qua, giới nghiên cứu đã có rất nhiều đánh giá về bản Hiệp định này, về vai trò của các bên chủ chốt tham gia cuộc đàm phán tại Genève, từ hai phái đoàn đại diện cho miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, cho đến Pháp, Mỹ, Liên Xô hay Trung Quốc, đặc biệt là trên vấn đề chia cắt Việt Nam thành hai miền, lấy đường ranh là vĩ tuyến 17.

Vào lúc chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc đe dọa dữ dội, dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp định Genève 1954 đã nêu bật trở lại vai trò của Trung Quốc, trong việc bắt tay với Pháp tại Hội nghị Genève để chia cắt Việt Nam, một quyết định mà cả hai phái đoàn Việt Nam vào khi ấy phải miễn cưỡng chấp nhận.
Hội nghị Genève 1954

Theo nhiều nhà nghiên cứu, ý đồ đánh vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thể hiện vào thời Hiệp định Genève, đã được Bắc Kinh tiếp tục từ đó đến nay, với một loạt những hành động đi đêm ngoại giao với Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, ngay trong lúc Việt Nam đang lâm chiến với Mỹ, cho đến những hành vi lấn chiếm biển đảo – Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988 và gần đây nhất là vụ đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào hoạt động trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh nuôi dưỡng lực lượng Khmer Đỏ quấy phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam vào cuối thập niên 1970, và đặc biệt là vụ xua quân đánh vào các tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979.

Trả lời phỏng vấn của RFI nhân kỷ niệm 60 năm bản Hiệp định Genève 1954, nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, Tổng biên tập Tạp chí Xưa và Nay tại Hà Nội đã phân tích thêm về ý đồ lợi dụng Việt Nam của Trung Quốc ngay từ thời Hội nghị Genève, bước khởi đầu của một chiến lược lâu dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó có Biển Đông.

Đối với sử gia Dương Trung Quốc, « Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ».
Trung Quốc là nước đã ký vào văn kiện quốc tế năm 1954 công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nhưng đồng thời, Trung Quốc lại tán đồng việc chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam Bắc. Theo sử gia Dương Trung Quốc, đó là vì trong toàn cảnh cuộc chiến tranh lạnh Đông-Tây vào thời đó, Bắc Kinh muốn biến Việt Nam thành lá chắn để bảo vệ Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ, dùng Việt Nam làm quân cờ để mặc cả với Hoa Kỳ khi Bắc Kinh cần thay đổi chiến lược.
Vấn đề được sử gia Dương Trung Quốc nêu bật là bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Quốc, Việt Nam vào năm 1975 đã thống nhất được đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Quốc chính là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam sau đó xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam (1979).

Dụng tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam còn được thấy qua việc dùng võ lực đánh chiếm nhiều bãi cạn do Việt Nam kiểm soát trên quần đảo Trường Sa (1988), và biết bao hành động quyết đoán khác tại vùng Biển Đông.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc qua điện thoại.
Ý nghĩa quan trọng nhất : Lần đầu tiên quốc tế công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
DTQ :Nội dung căn bản nhất của Hiệp định Genève là đình chiến, (kết thúc) cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Tuy nhiên sau đó người Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương thứ hai, rồi cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Sau Hiệp định Genève, như thế là chiến tranh chưa phải hoàn toàn chấm dứt. Hiệp định này, đối với người Việt Nam do đó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình…
Nhà sử học Dương Trung Quốc
Giá trị cơ bản nhất của Hiệp định Genève đương nhiên là việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I. Nhưng nội dung quan trọng, mang ý nghĩa thiết thực chính là việc quốc tế thừa nhận chủ quyền, độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đây là một điều hết sức quan trọng bởi vì nước Việt Nam hiện đại, thoát thai từ xã hội thuộc địa, gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập.
Nhưng để nền độc lập được thừa nhận và gắn với nền độc lập là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đó là một cuộc phấn đấu không đơn giản…
Vì thế cái giá trị lớn nhất của Hiệp định Genève là công nhận nền độc lập đã được xác lập từ năm 1945, và đi cùng với nền độc lập ấy là sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…
Trong lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam, bên cạnh giá trị của hai chữ độc lập, vấn đề cực kỳ quan trọng là thống nhất quốc gia. mặc dù Hiệp định Genève quy định việc chia cắt Việt Nam tạm thời ra thành hai phần ở vĩ tuyến 17, nhưng thừa nhận trên tổng thể một nước Việt Nam thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ…
Toàn vẹn lãnh thổ bao gồm cả vùng biển dù chưa được đặt ra
DTQ : Có thể nói đến một vấn đề vào thời điểm đó chưa đặt ra, nhưng có hệ quả cực kỳ quan trọng cho thời kỳ hiện nay : Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả một không gian sống còn là không gian biển.
Tuy không có câu chữ nào nói đến chủ quyền trên biển của Việt Nam, nhưng cái đó được thấy nếu « xâu chuỗi » lại tất cả các nội dung với những yếu tố có tính cách cam kết quốc tế trước đó, như tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đã bàn về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng bác bỏ đề nghị trao những quần đảo đó cho Trung Quốc, và không phản đối ý kiến cho rằng Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tất cả đã được thề hiện trong các điều khoản mà chính Trung Quốc là một trong những nước quan trọng nhất, tham gia đóng góp và ký kết vào bản Hiệp định này…
Mỹ, một trong những nước tham gia Hiệp định Genève không ký kết vào văn bản này, đã phải ký Hiệp định Paris 20 năm sau, và điều khoản quan trọng đầu tiên cũng là thừa nhận sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…
Vai trò “khả nghi” của Trung Quốc ngay từ thời Hiệp định Genève
DTQ : …Chúng ta thường hay nhắc đến vai trò của Trung Quốc đối với những vấn đề liên quan đến bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng
Người Trung Quốc thường hay nhắc đến ơn nghĩa của họ đối với Việt Nam… Tôi nghĩ rằng chúng ta sẵn sàng ghi nhận các đóng góp. Trong lịch sử, Trung Quốc quả là một đồng minh quan trọng của Việt Nam, nhất là trong cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ I…
Nhưng mà nói cho sòng phẳng… Trung Quốc cũng khai thác Việt Nam như một « không gian », một « điều kiện » trong quá trình trỗi dậy của mình. Nhìn vào lịch sử, sau khi thành lập CHND Trung Hoa vào năm 1949, bên cạnh vấn đề Triều Tiên, thì Đông Dương, và đặc biệt là Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc bước vào võ đài thế giới.
Nếu Triều Tiên là một sự « không ai thắng ai thua », thì rõ ràng là Việt Nam với trận Điện Biên Phủ, và tác động của trận Điện Biên Phủ, (đã giúp) Trung Quốc (trở thành) đồng minh của bên thắng trận và điều đó cũng tạo ra cho Trung Quốc một vị thế để bước vào chính trường thế giới.
Nhưng mà chúng ta cũng thấy rất rõ là trong bối cảnh chung của thế giới sau Đại chiến Thứ II, thì lợi ích của các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, và đặc biệt là của Trung Quốc ở phương Đông là muốn tạo ra được những vị trí « tiền tiêu », ở đó không chỉ có sự đối đầu, mà đằng sau đó là một sự mặc cả giữa Đông và Tây.
Dã tâm dùng Việt Nam làm lá chắn và bàn đạp
Cho nên là người ta sớm thấy rõ ý đồ của Trung Quốc, sau Triều Tiên là đến Việt Nam cũng rơi vào hình thái tương tự, tức là chia cắt nước Việt Nam – hay là Triều Tiên – ra làm đôi, để mà tạo ra được « vùng đệm » hay « phên dậu » để che chắn cho Trung Quốc, đồng thời là cái nơi để Trung Quốc có thể tạo ra những tiền đề họ có thể tiếp cận với các nước lớn, cụ thể trong vùng phương Đông này là Hoa Kỳ.
Cho nên Trung Quốc đã có những động thái tưởng như nhỏ, nhưng sau này phân tích ra, thì thấy rõ dụng tâm của Trung Quốc : Thái độ của Trung Quốc đối với các thành phần trong Hiệp định Genève.
Người ta thấy rất rõ cái việc Trung Quốc thỏa mãn với kết cục… là sau Hiệp định Genève, nước Việt Nam phải chia đôi, giống như Bắc và Nam Triều Tiên, để sau đó Việt Nam luôn luôn bị rơi vào tình trạng một nước phải đại diện cho một cái cực của cái sự đối đầu của thế giới lúc đó.
Vì thế, nếu nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc Chiến tranh Đông Dương Lần thứ II, thì như một số đánh giá, hay tiên đoán của các nhà báo vào thời đó, thì ở chiến trường Việt Nam, Trung Quốc muốn « đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ».
Nhưng trong khi diễn ra chiến trường Đông Dương, hay Việt Nam, Trung Quốc luôn luôn đứng ở vị trí dùng sức ép của Việt Nam để đạt mục đích của mình, mà mục đích quan trọng nhất đối với Trung Quốc là bắt tay với Mỹ.
Và điều đó đã diễn ra một cách hết sức rõ ràng, thậm chí đối với người Việt Nam lại trắng trợn, với các diễn biến trong năm 1972 : Chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Nixon ; vai trò của cố vấn Henry Kisinger ; hay những ký kết tại Thượng Hải.
Người ta thấy rất rõ sự đảo chiều. Tuy Việt Nam vẫn là đồng minh, nhưng rõ ràng là Trung Quốc dùng Việt Nam như là « bàn đạp » để thay đổi chiến lược của mình, trong bối cảnh đang diễn ra những biến đổi rất lớn trên thế giới, với vai trò của Mỹ và Liên Xô…
Trọng Nghĩa (Theo RFI)
vào lúc 18:44 Không có nhận xét nào:

Nhật đặt tên đảo tranh chấp, Trung Quốc phản đối

Nhật đặt tên đảo tranh chấp, Trung Quốc phản đối quyết liệt


TTO - Chính quyền Nhật Bản ngày 1-8 đã thông qua quyết định đặt tên cho 158 hòn đảo xa xôi không có người ở mà họ nhận chủ quyền.
Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: huffingtonpost.com

Số đảo này bao gồm năm hòn đảo có tranh chấp với Trung Quốc thuộc quần đảo ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư
Hãng tin Kyodo News nói việc đặt tên không làm thay đổi quy mô lãnh hải chủ quyền của Nhật Bản. Tên của 158 đảo này được công bố trên trang web chính thức của chính phủ Nhật Bản ở mục chính sách về biển và đại dương sau khi một ủy ban nghiên cứu về an ninh của chính phủ đề xuất đặt tên cho các đảo vào ngày 30-6.
Các tên mới giờ sẽ được dùng trong các bản đồ chính thức của Cục thông tin địa lý quốc gia Nhật Bản và Cơ quan bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Senkaku là một nhóm đảo nhỏ không có người ở cách đảo chính của Okinawa khoảng 400 km về phía tây. Có hai đảo thuộc nhóm đảo này đã được đặt tên là Minamikojima và Kuba.
Trong một tuyên bố từ Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 1-8, người phát ngôn Tần Cương nói Trung Quốc “phản đối quyết liệt bất cứ hành động nào bên phía Nhật Bản xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc”. Ông Tần Cương nói động thái của Tokyo là “đơn phương” và “bất hợp pháp”.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo cũng có công hàm gửi Bộ ngoại giao Nhật Bản ngày 1-8 nói quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc, nhưng Nhật Bản nói họ không chấp nhận công hàm.
“Đây hoàn toàn là vấn đề tên gọi các vùng lãnh thổ của đất nước chúng tôi”, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định như vậy.
Tương tự, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong một cuộc họp báo rằng “chúng tôi chỉ làm những điều mà chúng tôi vẫn làm suốt một thời gian dài”. Tên các đảo chủ yếu được đặt theo tên mà các cư dân xung quanh đó vẫn dùng. Nếu đảo chưa có tên thường dùng, cơ quan phụ trách chính sách biển của Nhật Bản sẽ đề xuất, dựa trên các yếu tố vị trí địa lý và liên hệ với tên các đảo khác.
CHIÊU VĂN
vào lúc 02:05 Không có nhận xét nào:

Cấp súng cho tàu Kiểm ngư

Cấp đại liên, trung liên, súng 14,5 mm cho tàu Kiểm ngư


Từ 15-9, Tàu kiểm ngư Việt Nam sẽ được trang bị vũ khí quân dụng gồm súng trung liên, đại liên, súng 14,5mm còn kiểm ngư viên, thuyền viên cũng được sử dụng súng ngắn, tiểu liên.



Tàu kiểm ngư KN-781, một trong những tàu tuần tra lớn và hiện đại nhất Việt Nam - Ảnh tư liệu
Chính phủ vừa ban hành nghị định số 76/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công vụ hỗ trợ, trong đó hướng dẫn cụ thể về việc trang bị vũ khí quân dụng cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam.
Theo Nghị định 76, kể từ ngày 15-9 (ngày nghị định có hiệu lực thi hành), lực lượng kiểm ngư và tàu kiểm ngư sẽ được trang bị vũ khí quân dụng.
Cụ thể: kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư được trang bị các loại vũ khí gồm: súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại vũ khí trên.
Tàu kiểm ngư được trang bị súng trung liên, súng đại liên, súng 14,5 mm (và đạn dùng cho các loại vũ khí này).
Việc quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng trong lực lượng kiểm ngư thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Tàu kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm rách nát tháng 6-2014 khi lực lượng kiểm ngư làm nhiệm vụ chấp pháp tại khu vực Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Tư liệu
vào lúc 01:57 Không có nhận xét nào:

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Nhật Bản cần Đông Nam Á, Mỹ hơn hợp tác với Nga

Nhật Bản cần Đông Nam Á, Mỹ hơn hợp tác với Nga?

BÌNH NGUYÊN

(GDVN) - Tokyo cần các đối tác khác hơn Nga đó là Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh.
Tờ Học giả ngoại giao có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản ngày 30/7/2014 đăng tải bài phân tích của tác giả Clint Richards đồng thời là Biên tập viên của báo này, trong đó phản ánh một góc nhìn riêng, hơi khác so với những phân tích thông thường về giả thiết Nga đang phải chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông khi bị các nước phương Tây cô lập cũng như ảnh hưởng của chiến lược này đối với quan hệ với Nhật Bản.
Lãnh đạo Nga - Nhật (ảnh minh họa
Tác giả Clint Richards nhận định rằng sự tăng cường hiện diện của Nga ở Đông Nam có lẽ sẽ tạo ra nhiều căng thẳng với Nhật Bản, quốc gia hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Nga ở khu vực Vladivostok, đồng thời là đồng minh quan trọng số một của Hoa Kỳ ở Đông Á nói riêng và châu Á nói chung.

Nhận định của Biên tập viên Tạp chí học giả ngoại giao Clint Richards cũng gần giống với giả thuyết ít có khả năng xảy ra được nhóm cộng đồng tình báo có tên là “Biệt đội đỏ” hay còn được biết đến với những phân tích trái dòng, khác với những bình luận địa chính trị thông thường khác đó là giả thiết Nga muốn xây dựng quan hệ làm ăn với Nhật Bản và coi Nhật là thị trường lớn để tiêu thụ lượng khí đốt bán cho châu Âu trong lúc đang bị liên minh này trừng phạt.

Tuy nhiên, cũng khó có thể chắc chắn được rằng Nga thực sự sẽ chuyển trọng tâm chiến lược hẳn sang hướng Đông và cân nhắc xem chiến lược này tác động đối với Nhật Bản như thế nào trong khi cả hai vẫn đang cố gắng duy trì quan hệ làm ăn, bất chấp thực tế là Nhật Bản đã bày tỏ phản đối, thậm chí trừng phạt Nga vì sự liên quan của Moscow đến tình hình khủng hoảng ở Ucraine cũng như thực tế là Tokyo đang nằm trong quỹ đạo và chính sách an ninh, ngoại giao của Hoa Kỳ.

Hôm thứ Hai đầu tuần này, Nhật Bản đã tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga sau khi đổ lỗi rằng Moscow phải chịu trách nhiệm vì đã ủng hộ lực lượng đòi ly khai chống chính quyền Kiev ở phía Đông Ucraine, đặc biệt là sau vụ một chiếc máy bay Boeing-777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bị rơi tại Donetsk.

Đòn trừng phạt Nga của Nhật Bản được tiến hành đồng thời với những gì mà nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 và Liên minh châu Âu đã sử dụng để bắt Nga phải trả giá.

Phản ứng phụ của những gì mà Tokyo đã tuyên bố và hành động đã có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga bởi nó làm cho Nga thiệt hại cả về kinh tế lẫn chính trị.

Động thái của Nhật Bản rõ ràng cho thấy Tokyo đứng về phía, hành động theo Washington - người bảo trợ an ninh lớn nhất của nước này trong các cuộc đàm phán liên quan đến tranh chấp với Nga về Quần đảo Kuril hay Phần lãnh thổ phía Bắc, thậm chí là cả những thỏa thuận mua bán năng lượng có thể xuất hiện trong tương lai với Moscow.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngay sau khi tuyên bố trừng phạt Nga chỉ một ngày, có hai sự kiện nữa có thể sẽ khiến quan hêh ngoại giao và hợp tác Nga – Nhật trở lên tồi tệ hơn trước.

Đây cũng có thể là trạng thái hay nói cách khác là viễn cảnh tương lai ở khu vực Đông Á khi Nga đã không còn có được một chính phủ thân Moscow ở Kiev và các nước châu Âu tiếp tục các biện pháp trừng phạt, phá hủy các lợi ích của Nga ở khu vực châu lục già này.

Hai sự kiện này là việc ngày 28/7/2014, Bộ ngoại giao Nga đã lên tiếng phản pháo động thái trừng phạt Moscow của Nhật Bản.
Nga tuyên bố rằng hành động của Nhật chỉ có tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương, rằng, sự quả quyết của Tokyo trong quan hệ với Moscow thực ra chỉ là màn ngụy trang che đậy sự bất lực của các chính trị gia Nhật Bản khi không thể tự mình thực hiện các chính sách ngoại giao của chính mình trước “cơn sóng từ Washington”.

Cũng trong ngày 28/7, khi gặp gỡ với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian ở Tokyo, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã lên tiếng bày tỏ quan ngại với kế hoạch chuyển giao một 2 tàu đổ bộ mang mang máy bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.

Ông Itsunori Onodera cho rằng việc Pháp bán tàu đổ bộ mang trực thăng cỡ lớn cho Nga có thể khiến cho cân bằng an ninh tại khu vực Đông Á bị phá vỡ.

Quan chức quốc phòng của Nhật Bản cũng đã sử dụng ngôn ngữ hiếm thấy nói rằng Tokyo quan ngại một cách nghiêm túc đồng thời hối thúc Pháp hủy bỏ kế hoạch bán tàu chiến cho Nga.

Nhật Bản cũng cảm thấy lo ngại vì tình hình đã diễn ra ở Ucraine cũng như việc Nga đang tăng cường bổ sung năng lực quân sự cho hướng Đông Á, cụ thể là ở Vladivostok.

Nhật Bản cũng quan ngại đến khả năng Nga chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Á. Giới chuyên gia quân sự của Nhật Bản cho rằng việc Moscow có kế hoạch đưa loại trang bị mua của Pháp đến Vladivostok – sân khấu lớn ở hướng Đông là chỉ dấu cho thấy quân đội Nga đang nâng cao năng lực chiến thuật phục vụ cho mục tiêu chuyển hướng từ Tây sang Đông, nhấn mạnh khu vực Đông Á nơi Kremli cảm thấy có ít sự thù địch hơn là từ phía các nước láng giềng ở hướng Tây.

Nhiều khả năng Nga sẽ xây dựng quan hệ đặc biệt với Bắc Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng đang ở thế bị thế giới cô lập và đang mong muốn tạp thế cân bằng với Bắc Kinh, không quá lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một đối tác lớn khác của Nga ở phía Đông là Trung Quốc, nước vốn không ưa gì sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Đông Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 5 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký với TQ một hợp đồng trị giá nhiều trăm tỷ USD để bán khí đốt cho TQ trong vòng 10 năm. Với hợp đồng này, việc làm ăn đã và tiếp tục bị gián đoạn của Nga ở châu Âu đã có nguồn khác thay thế.

Trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước có lực lượng quân sự hùng hậu, hiện đại nhất hiện nay ở Đông Á thì việc Nga chuyển trong tâm sang hướng Đông có thể làm cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực thay đổi, đặc biệt là khi quan hệ giữa Moscow – Bắc Kinh đang ấm lên như đang giữa mùa trăng mật như hiện nay.

Chính vì vậy giả thiết trái triều rằng Nhật Bản có cơ hội trở thành khách hàng tuyệt với cho hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga ở châu Á giống như Trung Quốc là khó xảy ra.

Mặc dù không thể không thừa nhận rằng Nhật Bản là đất nước có nền công nghiệp sản xuất phát triển, nhu cầu nhập khẩu và sử dungh năng lượng là rất lớn nhưng trên hết, Tokyo đang nằm trong quỹ đạo chính trị, ảnh hưởng và là đồng minh số 1 của Mỹ tại châu Á.

Nhật Bản chưa thể từ bỏ điều đó để hợp tác và làm ăn với Nga, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay dù Nhật Bản có thể gặp khó khăn về vấn đề năng lượng sau khi rỡ bỏ các nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Vậy Nhật Bản sẽ giải quyết vấn đề năng lượng như thế nào một khi không cần đến Nga. Câu trả lời là Tokyo cần các đối tác khác hơn Nga đó là Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh.

Thực tế là Nhật Bản đã xúc tiến các giải pháp này từ lâu và đang gặt hái thành công. Uy tín, sức mạnh của nền công nghiệp sant xuất Nhật Bản luôn được các quốc gia ở Đông Nam Á, châu Mỹ Latin đón nhận.

Trong khi có nhiều hứu hẹn về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thỏa thuận mua bán năng lượng tiềm năng đang hối thúc cả Nga và Nhật nhưng các lợi ích chiến lược lớn hơn của hai cường quốc này lại bị phân hóa, không giống nhau.

Đối với Nga, việc Nhật Bản đang thực hiện quá trình bình thường hóa hoạt động của quân đội vốn liên minh chặt chẽ với Mỹ về bản chất đã là một đối tác không thể tin cậy dài hơi. Làm thế nào để chuyển hướng sang thị trường phía Đông mà vẫn phải chấp nhận thực tế này là bài toán hóc búa thực sự với Moscow.

Đây cũng là một trong những lý do mà Putin – Tổng thống Nga đã ký kết thỏa thuận bán khí đốt cho Trung Quốc trước chứ không phải Nhật Bản mặc dù thừa biết chơi với TQ là chơi với dao hai lưỡi.
vào lúc 21:22 Không có nhận xét nào:

Nhật bán tàu tuần tra cho Việt Nam

The Diplomat: Trung Quốc sẽ tức vì Nhật bán tàu tuần tra cho Việt Nam

                                                                                                                                         HỒNG THỦY

(GDVN) - "An ninh quốc tế ngày càng phức tạp hơn. Thịnh vượng chỉ đi kèm với sự ổn định ở Biển Đông và Hoa Đông", Ngoại trưởng Fumio Kishida lưu ý.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Tạp chí The Diplomat ngày 2/7 bình luận, trong chuyến thăm Việt Nam tuần này của Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, 2 bên đã đạt được thỏa thuận về việc Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra phục vụ thực thi pháp luật, đảm bảo an toàn trên Biển Đông với tổng giá trị khoảng 5 triệu USD và có khả năng làm Trung Quốc "tức giận".
Ông Kishida công bố thỏa thuận này bằng cách ghi nhận rằng cả Nhật Bản và Việt Nam đều đã thỏa thuận di trì hòa bình và ổn định ở các vùng biển trong khu vực. Ngoài ra, 2 bên đồng ý rằng các tranh chấp hàng hải phải được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế về hàng hải. Theo Reuters, việc cung cấp các tàu khảo sát này sẽ đi kèm với hoạt động đào tạo, cung cấp trang thiết bị để tăng cường năng lực cho lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam.
Đài BBC bình luận, quyết định của Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra giám sát hàng hải cho Việt Nam là động thái kết hợp với thỏa thuận Mỹ được phép truy cập các căn cứ quân sự của Philippines, đại diện cho nỗ lực của 2 cường quốc giữ gìn hiện trạng ở Đông Á, chống lại các nỗ lực bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Từ năm 2012 Trung Quốc đã ngày càng trở nên hung hăng trên Biển Đông. Với Việt Nam, thỏa thuận vừa đạt được với Nhật Bản sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc. Trước vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, quan hệ Việt - Trung vẫn phát triển khá tốt mặc dù cũng có lúc căng thẳng.
Với thỏa thuận này Trung Quốc có thể thấy, Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm bạn bè ở những nơi khác trong khu vực. Việt Nam cũng hợp tác về các vấn đề quân sự với Ấn Độ và Nga.
Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu nhiều nưng lượng sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương nếu an ninh hàng hải trên Biển Đông và Hoa Đông bị ngăn chặn. "An ninh quốc tế ngày càng phức tạp hơn. Thịnh vượng chỉ đi kèm với sự ổn định ở Biển Đông và Hoa Đông", Ngoại trưởng Fumio Kishida lưu ý.
Tokyo tỏ ra đặc biệt cảnh giác với những nỗ lực của Bắc Kinh để duy trì yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) của họ toan chiếm gần như toàn bộ Biển Đông
.
vào lúc 21:17 Không có nhận xét nào:

Trung Quốc tuyên bố khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017

Trung Quốc tuyên bố khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017

(Dân trí) - Giới chức Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch mới, theo đó sẽ khai thác băng cháy, được cho là nguồn năng lượng của tương lai, ở Biển Đông vào năm 2017.
 


Trung Quốc tuyên bố khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017
Thông tin trên được tờ CRIENGLISH.com của Trung Quốc đăng tải vào ngày hôm qua. Tờ báo cho biết đây là gợi ý được đưa ra tại một cuộc hội thảo quốc tế về băng cháy hay Gas Hydrates ở Bắc Kinh mới đây.
Theo ông Zhang Haiqi, giám đốc của cơ quan Khảo sát địa chất Trung Quốc, “Trung Quốc là một trong vài nước có triển vọng lớn về nguồn tài nguyên này trên thế giới. Có khoảng 10 tỷ tấn băng cháy cả ở trên đất liền và trên biển, tương đương với tổng lượng dự trữ dầu mỏ và khí đốt ở Trung Quốc”.
Băng cháy, tham vọng năng lượng mới của Trung Quốc
Băng cháy, tham vọng năng lượng mới của Trung Quốc
Băng cháy chính là mê-tan hoá cứng. Ban đầu giới khoa học cho rằng băng cháy chỉ có thể tìm thấy ở ngoài hệ mặt trời. Tuy nhiên, sau đó họ đã phát hiện một lượng lớn băng cháy nằm sâu dưới lòng biển trên trái đất.
Một mét khối băng cháy có nguồn năng lượng tương đương với hơn 160 mét khối khí đốt tự nhiên và băng cháy được xem là nguồn năng lượng của tương lai.
Cũng theo CRIENGLISH.com, kế hoạch khai thác băng cháy đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ bắt đầu trong vòng 3 năm tới.
Tời Nikkei của Nhật hồi tháng 4 vừa qua đưa tin, Bộ Đất đai và Tài Nguyên Trung Quốc từng cho biết, nước này đã phát hiện một trữ lượng băng cháy với độ tinh khiết cao vùng bắc Biển Đông sau một cuộc nghiên cứu vào mùa hè năm ngoái. Trữ lượng này ước tính trải rộng 55km2, tương đương với 100 tỷ -150 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.
Trung Quốc cũng dự kiến thương mại hóa băng cháy vào khoảng năm 2030, nhằm đối phó với nhu cầu năng lượng đang tăng cao của nước này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. 
Hiện Trung Quốc nhập gần 60% nhu cầu dầu thô của mình, trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, xét về số lượng, chỉ xếp sau Mỹ. Đối với khí đốt tự nhiên, lượng nhập khẩu đã lần đầu tiên vượt mức 30% vào năm 2013.
Băng cháy cũng dự kiến sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi từ năng lượng than sang khí tự nhiên. Than chiếm gần 70% lượng tiêu thụ năng lượng cơ bản của Trung Quốc.

Trung Anh
Tổng hợp
vào lúc 21:14 Không có nhận xét nào:

Trung Quốc “xua” gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông

Trung Quốc “xua” gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông

(Dân trí) - Sau khi lệnh cấm bắt cá Trung Quốc đơn phương đưa ra hết hiệu lực vào 12h trưa ngày 1/8, Trung Quốc đã “xua” tổng cộng gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông.

Trung Quốc “xua” gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông
Tàu cá Trung Quốc quy tụ ở Tam Á, Hải Nam, chuẩn bị đổ ra Biển Đông khi lệnh cấm đánh bắt Trung Quốc đơn phương đưa ra kết thúc vào 12h trưa ngày 1/8 (Ảnh Tân Hoa xã).
Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là lệnh cấm bắt cá hàng năm trên Biển Đông, kéo dài từ 16/5-1/8 mỗi năm. Lệnh cấm này chấm dứt vào đúng 12h trưa ngày 1/8. Đây là năm thứ 16 Trung Quốc đưa ra lệnh cấm bắt cá phi lý này trên Biển Đông.
Theo Tân Hoa xã ngư dân ở Tam Á, tỉnh Hải Nam đã sẵn sàng đổ ra Biển Đông khi lệnh cấm đánh bắt được dỡ bỏ vào 12h trưa ngày thứ sáu 1/8.
Các tàu đã quy tụ về cảng Tam Á để chuẩn bị sẵn sàng đổ ra Biển Đông từ hôm thứ năm, 31/7.
Tờ báo cũng cho biết tổng cộng 8.955 dự kiến sẽ ra Biển Đông sau lệnh cấm đánh bắt kéo dài 2 tháng rưỡi.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối lệnh cấm bắt cá phí lý trên của Trung Quốc và tuyên bố lệnh cấm là vô giá trị. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm đánh bắt phi lý này.
Trung Anh
vào lúc 21:13 Không có nhận xét nào:

Nhật Bản sẽ cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam


Nhật Bản sẽ cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam

Nhật Bản sẽ cấp 6 tàu tuần tra cho Việt Nam
Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết ngày 31/7, chính phủ nước này đã quyết định cung cấp cho Việt Nam 6 tàu như một phần trong gói viện trợ không hoàn lại.

Tàu tuần duyên Nhật Bản
 Nhật Bản hy vọng những tàu này sẽ được Hà Nội cải tiến để sử dụng cho mục đích tuần tra an ninh trên biển.
Theo các nguồn tin trên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, người đến Việt Nam ngày 31/7, dự kiến sẽ công bố kế hoạch trên trong cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 1/8.
Nguồn tin cho biết trong 6 tàu trên có 2 tàu là tàu kiểm ngư của Cơ quan Ngư nghiệp Nhật Bản và 4 tàu còn lại là tàu đánh cá thương mại. Những tàu này đều đã qua sử dụng và thuộc lớp 600 đến 800 tấn.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ cung cấp xuồng cứu sinh và các trang thiết bị khác. Tổng trị giá gói viện trợ là 500 triệu yên.
Theo Thông tấn xã Việt Nam



vào lúc 19:35 Không có nhận xét nào:

Giàn khoan Trung Quốc chắc chắn sẽ trở lại

Giàn khoan Trung Quốc chắc chắn sẽ trở lại, Việt Nam sẽ tiếp tục phải đấu tranh

Giàn khoan Trung Quốc sẽ quay lại, điều quan trọng là kế hoạch chiến lược lâu dài của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với quan hệ với các nước láng giềng.

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 31 tháng 7 dẫn tờ “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản ngày 30 tháng 7 có bài viết cho rằng, Trung Quốc rút giàn khoan khỏi “vùng biển tranh chấp” (thực ra là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) đã gây ra một số tranh cãi thú vị, đến nay đa số tập trung vào nguyên nhân Bắc Kinh đưa ra quyết định này: Thời tiết xấu, Mỹ gây sức ép, nhiệm vụ hoàn thành…

Nhưng, những giải thích này đều tồn tại vấn đề nhất định, những vấn đề này cũng được phản ánh trong rất nhiều phân tích đối với động thái chiến lược của Trung Quốc hiện nay.

Thứ nhất là, quá chú ý đến tại sao Trung Quốc đưa ra quyết định rút giàn khoan. Rất nhiều người rơi vào phân tích chi tiết, trước hết là cảm thấy bất ngờ về việc đưa giàn khoan vào, hiện nay lại bất ngờ về việc rút giàn khoan đi. Thực ra, những điều này đều không có gì gây bất ngờ.

Các động thái những năm gần đây của Trung Quốc rõ ràng cho thấy họ sẽ áp dụng các hành động có vẻ như mạnh bạo để bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ” và “lợi ích cốt lõi”. Cho rằng họ kiêu căng hoặc hung hăng, hùng hổ, xu thế chung đến nay đã rất rõ ràng: một chiến lược lớn và mới đang xuất hiện.

Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: đã đâm dẫ man và có ý định đâm chìm tàu kiểm ngư KN 951 của Việt Nam.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: đã đâm dẫ man và có ý định đâm chìm tàu kiểm ngư KN 951 của Việt Nam.

Bài viết vừa đặt câu hỏi vừa tự trả lời: Trung Quốc chỉ rút trước một tháng, có gì khác? Điều này sẽ thay đổi kế hoạch lâu dài và quyết tâm xem Bắc Kinh thế nào của Việt Nam? Không có nhiều khả năng lắm. Trung Quốc sau này sẽ không tiếp tục di chuyển giàn khoan? Không có khả năng. Điều này sẽ làm thay đổi sự chuyển hướng châu Á của Mỹ? Đáng nghi ngờ.

Vì vậy, quá bận tâm đến nguyên nhân rút giàn khoan sẽ chỉ coi nhẹ vấn đề quan trọng hơn – trong vài năm tới, Biển Đông sẽ có nhiều giàn khoan hơn (của Trung Quốc).

Thứ hai là, quan tâm quá mức đến quyết định chính sách ngoại giao cụ thể của Trung Quốc, giống như tục ngữ nói “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Rất nhiều người cho rằng, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh về bản chất là phản ứng bị động, thiếu tính liên tục, do phải ứng phó với các loại nguy cơ, thể hiện được cái này mất cái kia. Nhưng, loại quan điểm này đã đánh giá thấp chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Trung Quốc khủng bố tàu Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn chặn không cho cứu ngư dân của tàu cá này.
Trung Quốc khủng bố tàu Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn chặn không cho cứu ngư dân của tàu cá này.

Ở trong nội bộ Trung Quốc cũng có người giữ thái độ hoài nghi. Nhưng họ không thể nhìn thấy, chiến lược được tính toán cẩn thận có ý nghĩa vĩ mô, phản ứng bị động ở cấp độ vi mô và sự không phối hợp ở mức độ nhất định, thực ra hoàn toàn không mâu thuẫn.

Một khả năng thực sự là, Trung Quốc đã thiết kế tốt chiến lược lớn cho 20-30 năm tới để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Được gọi là “trỗi dậy/phát triển hòa bình” hoặc “giấu mình”. Bất kể thế nào, quan trọng là đã có mục tiêu rõ ràng đối với việc muốn thực hiện cái gì và thực hiện như thế nào.

Nhưng, cũng có khả năng Bắc Kinh còn chưa rõ lắm đối với phương thức cần thực hiện chiến lược lớn như thế nào, bởi vì việc xây dựng chính sách ngoại giao liên quan đến rất nhiều bên tham gia, họ có kỹ năng khác nhau và có các lợi ích riêng. Đây chính là lý do tại sao ngoại giao Trung Quốc có khi đem lại ấn tượng không thống nhất và mâu thuẫn lẫn nhau cho người ngoài.

Nói tóm lại, nguyên nhân Bắc Kinh quyết định rút giàn khoan hoàn toàn không quan trọng như vậy, điều quan trọng là kế hoạch chiến lược lâu dài của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ với các nước láng giềng. Đến nay có thể đưa ra 2 dự đoán: (1) Giàn khoan Trung Quốc quay trở lại; (2) Việt Nam sẽ tiếp tục ngăn cản các nỗ lực và tham vọng của Trung Quốc.

Giàn khoan 981 của Trung Quốc vừa hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Giàn khoan 981 của Trung Quốc vừa hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
vào lúc 01:18 Không có nhận xét nào:

12h trưa nay, Trung Quốc xua hàng vạn tàu cá xuống biển Đông

12h trưa nay, Trung Quốc xua hàng vạn tàu cá xuống biển Đông

Đúng 12h trưa (11h Việt Nam) hôm nay (01-8), hàng vạn tàu cá của Trung Quốc sẽ đồng loạt ra khơi, hướng tới Ngư trường biển Đông đánh bắt.
12h trưa nay, hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông

Trên trang mạng của Cục hải sự quốc gia Trung Quốc ngày 31-7 đăng tải thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung như sau: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 31-7 đưa tin, hiện tất cả tàu cá đánh bắt ở biển Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra khơi, chỉ tính riêng tỉnh Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông đã có tới 9000 tàu đánh bắt xa bờ đang chờ ‘tiếng còi” kết thúc lệnh cấm, để ồ ạt ra khơi trưa ngày hôm nay.

Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc
Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc

Lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông được Trung Quốc đơn phương áp đặt, có hiệu lực kể từ 12h ngày 16-5, giới hạn thực hiện cấm đánh bắt trên biển Đông được tính từ khu vực biển có vĩ tuyến 12 độ Bắc đến “giới tuyến giáp khu vực biển Mân Việt” (kéo dài từ Quảng Tây đến Phúc Kiến, bao gồm cả khu vực biển Vịnh Bắc Bộ).

Được biết, kể từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình – nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước xung quanh khu vực.

Lệnh cấm này áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường ở khu vực biển Đông. Trong thời gian này, cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám thường xuyên tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài họ thường quấy nhiễu tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu.

Những việc làm vô nhân đạo của Trung Quốc đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh vẫn “dày mặt” coi như chẳng có chuyện gì to tát. Thậm chí họ còn áp đặt một số “luật” cực kỳ phi lý tại khu vực biển Đông.

Ra luật lệ ngang ngược, dùng tàu cá để xâm lược biển Đông
Hồi tháng 1-2014, chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc, cũng đã đơn phương áp dụng “Luật ngư nghiệp” mà tỉnh này đã tự “vẽ” ra. Theo đó, yêu cầu tàu nước ngoài khi đi vào vùng biển gần Hải Nam, cũng như để thực hiện các hoạt động đánh bắt cá hay điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan của Trung Quốc.

Vin vào luật này, nhà chức trách Trung Quốc cho phép các tàu chấp pháp của họ quyền tịch thu sản phẩm ngư nghiệp, ngư cụ, phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ nếu tàu của nước ngoài đi vào vùng biển này.

Ngay sau khi luật này được thực thi vào ngày 1-1/2014, hàng loạt quốc gia đã phản đối gay gắt, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Dư luận quốc tế và các nước có lọi ích liên quan trên vùng biển này cũng chỉ trích những luật lệ phi lí mà Bắc Kinh đã đặt ra, trong đó có Mỹ và Nhật.

Tất cả những hành động trên của chính quyền bắc Kinh đều nhằm vào mục đích độc chiếm biển Đông, hòng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” (Bản đồ khổ dọc mới xuất bản đã sửa thành “đường 10 đoạn”) phi lý mà họ đã tự vẽ ra. Cái “lưỡi bò” tham lam của Trung Quốc tiếp tục đòi “liếm trọn” biển Đông.

Để thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, một mặt tiến hành các hoạt động xua đuổi, bắt bớ, xâm chiếm lãnh thổ (ví như ngày 2-5 vừa qua Bắc kinh đã kéo cái giàn khoan to đùng “Hải Dương 981” tới hạ đặt, thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc
Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc

Mặt khác chính quyền Bắc Kinh còn khuyến khích và đưa ra các chính sách ưu đãi tối đa cho Ngư dân đưa tàu cá ra đánh bắt tại các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông, chiếm đoạt ngư trường của nước khác, biến các vùng biển không tranh chấp thành có bằng lực lượng tàu cá.

Trang bị thêm, biến ngư dân thành công cụ thực hiện dã tâm
Tờ Reuters ngày 28-7 đưa tin cho hay, hiện nay các loại tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động tại khu vực biển Đông đều được chính quyền trang bị cho một số loại thiết bị công nghệ cao, như các máy thu vô tuyến điện hiện đại, thiết bị thăm dò luồng cá cá và đặc biệt là hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.

Khi Ngư dân của họ đánh bắt tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông, nếu như gặp phải thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của các nước láng giềng, như Việt Nam hay Philippines, lập tức tàu cá của Trung Quốc có thể liên lạc trực tiếp với lực lượng Hải cảnh của nước này bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu.

Tính đến cuối năm 2013, đã có hơn 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh “Bắc Đẩu” do họ tự nghiên cứu chế tạo. Tại Hải Nam, các tàu cá của Trung Quốc chỉ phải chi trả không đến 10% cước phí dịch vụ vệ tinh, hơn 90% còn lại được nhà nước hỗ trợ.

Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân. Cùng với nguồn tài nguyên Ngư nghiệp tại các vùng biển gần đang ngày càng cạn kiệt, hiện nay ngư dân Trung Quốc cũng đang tiến ra các khu vực biển xa trên biển Đông, tìm kiếm các ngư trường mới, đồng thời để khẳng định chủ quyền.
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi
Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi

Theo Reuters, chính quyền tỉnh Hải Nam – Trung Quốc không chỉ khuyến khích ngư dân ra khơi đánh bắt cá tại các khu vực biển tranh chấp trên biển Đông, mà còn hướng họ ra các khu vực biển xa thuộc khu vực quần đảo Trường sa cách Trung Quốc về phía nam 1100 km.

Tất cả các loại tàu cá Trung Quốc mỗi khi ra khơi đều được nhà nước hỗ trợ xăng dầu, đối với loại tàu có động cơ 500 mã lực, sẽ được nhận từ 2000-3000 NDT mỗi ngày.

Như vậy, có thể thấy rõ một điều rằng, với việc động viên và tài trợ ngư dân nhằm tạo ra những đội tàu cá hùng mạnh vươn khơi đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp, đã trở thành một “chính sách” nhất quán của chính quyền Trung Quốc, chứ không còn là những quyết định mang tính chất cơ hội, và nó được xuất phát từ cả các lý do địa chính trị lẫn kinh tế, thương mại.

Hiện nay Trung Quốc đã triển khai biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” hay còn gọi là “Hạm đội hỗn hợp ngư nghiệp đặc biệt”. Nòng cốt của nó là 07 tàu cỡ lớn (01 tàu chế biến tổng hợp 3,2 vạn tấn; 01 tàu tiếp dầu 2 vạn tấn; 02 tàu vận tải đông lạnh 1 vạn tấn và 03 tàu bảo đảm tổng hợp 3000 – 5000 tấn (tất cả các tàu này đều được đặt tên chung là Hải Nam Bảo Sa), lực lượng máy bay trực thăng và 300 – 500 tàu cá loại trên 100 tấn.

Với sự hỗ trợ của biên đội này, hàng trăm tàu cá Trung Quốc sẽ có thời gian bám biển tới 9 tháng nhằm ngăn chặn tàu cá, thậm chí là tàu chấp pháp các nước để độc chiếm ngư trường, tuyên bố chủ quyền trên biển. Có thể nói đây là một chiêu bài rất thâm hiểm, và chắc chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh hơn nữa nhằm hiện thực hóa chính sách này trong những năm tới đây.
vào lúc 01:12 Không có nhận xét nào:
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Số lần xem trang

Bài được đọc nhiều

Translate

Mục lục

  • 01/02 - 08/02 (12)
  • 25/01 - 01/02 (13)
  • 18/01 - 25/01 (21)
  • 11/01 - 18/01 (9)
  • 04/01 - 11/01 (10)
  • 21/12 - 28/12 (4)
  • 14/12 - 21/12 (5)
  • 07/12 - 14/12 (67)
  • 30/11 - 07/12 (29)
  • 23/11 - 30/11 (66)
  • 16/11 - 23/11 (90)
  • 09/11 - 16/11 (138)
  • 02/11 - 09/11 (42)
  • 26/10 - 02/11 (77)
  • 19/10 - 26/10 (125)
  • 12/10 - 19/10 (130)
  • 05/10 - 12/10 (123)
  • 28/09 - 05/10 (158)
  • 21/09 - 28/09 (125)
  • 14/09 - 21/09 (110)
  • 07/09 - 14/09 (76)
  • 31/08 - 07/09 (40)
  • 24/08 - 31/08 (44)
  • 17/08 - 24/08 (62)
  • 10/08 - 17/08 (44)
  • 03/08 - 10/08 (55)
  • 27/07 - 03/08 (68)
  • 20/07 - 27/07 (48)
  • 13/07 - 20/07 (33)
  • 06/07 - 13/07 (103)
  • 29/06 - 06/07 (71)
  • 22/06 - 29/06 (123)
  • 15/06 - 22/06 (144)
  • 08/06 - 15/06 (211)
  • 01/06 - 08/06 (193)
  • 25/05 - 01/06 (406)
  • 18/05 - 25/05 (220)
  • 11/05 - 18/05 (96)
Chủ đề Cửa sổ hình ảnh. Được tạo bởi Blogger.