Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Mỹ hối thúc Nhật, Hàn giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Mỹ hối thúc Nhật, Hàn giải quyết tranh chấp lãnh thổ

(Dân trí) - Mỹ đã hối thúc Nhật Bản và Hàn Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan tới quần đảo ở Biển Nhật Bản, một "cái gai" đã làm căng thẳng quan hệ giữa 2 đồng minh của Mỹ trong khu vực nhiều năm qua.

Mỹ hối thúc Nhật, Hàn giải quyết tranh chấp lãnh thổ
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vẫn chưa có cuộc gặp song phương nào cho tới nay do những căng thẳng giữa hai nước.
Động thái trên diễn ra khi Nhà Trắng phản hồi 2 kiến nghị trên mạng liên quan tới quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Takeshima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo, nằm giữa hai nước. Quần đảo hiện do Seoul quản lý nhưng Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền.
"Đây là một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài mà Hàn Quốc và Nhật Bản đã xử lý với sự kiềm chế trong quá khứ. Chúng tôi mong họ tiếp tục sẽ làm vậy. Chúng tôi cũng hoan nghênh bất kỳ kết quả nào mà Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhất trí", Nhà Trắng cho biết trên trang web hôm 21/11.
Trong khi Nhật Bản đề xuất đưa tranh chấp lãnh thổ ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc để phân xử thì Hàn Quốc phản đối đề ý kiến này, nói rằng không có tranh chấp lãnh thổ nào liên quan tới Dokdo/Takeshima.
Theo luật, ICJ chỉ có thể thụ lý vụ án khi nhận được sự đồng ý của cả hai phía.
Trên trang web của Nhà Trắng, 42.000 người đã ký vào thư kiến nghị hối thúc chính phủ Mỹ đề nghị Hàn Quốc cho phép tòa án tại La Hay, Ha Lan xử lý vụ việc. Một thư kiến nghị khác, nhận được sự ủng hộ của 31.000 người, kêu gọi Washington không làm vậy.
Đáp lại, Nhà Trắng khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.
Cuộc tranh chấp lãnh thổ vì quần đảo Dokdo/Takeshima đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vào tháng 8/2012, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Lee Myung-bak đã thực hiện chuyến thăm chưa từng có tiền lệ tới quân đảo này, khiến Nhật Bản vô cùng giận dữ.
Kể từ khi trở thành tổng thống tháng 2/2013, bà Park Geun-hye chưa từng có cuộc gặp song phương nào với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
An Bình
Theo Kyodo

Trung Quốc gặp khó khi xưng bá thế giới về kinh tế

Trung Quốc gặp khó khi xưng bá thế giới về kinh tế

Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC diễn ra ở Bắc Kinh vào giữa tháng 11/2014 vừa qua được coi là một bước ngoặt trong bức tranh kinh tế thế giới...

... khi cả thế giới được chứng kiến hai cường quốc kinh tế số một và số hai là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu những động thái đầu tiên của một cuộc đọ sức kinh tế. Giờ đây, quá trình xưng bá thế giới về kinh tế của Trung Quốc sẽ gặp khó.
 
Mỹ không dễ để Trung Quốc qua mặt
Mỹ không dễ để Trung Quốc qua mặt
Trung Quốc, sau một thời gian dài phát triển dựa trên danh hiệu công xưởng của thế giới và xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, đã chính thức bước những bước đầu tiên trên con đường đầu tư ra nước ngoài như một biểu hiện của một cường quốc muốn xưng bá thế giới (kinh tế).
Trên thực tế, sau khi mở cửa và nhất là trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã chen chân vào nhóm các nước có khả năng đầu tư và cạnh tranh có hạng ở khu vực và trên thế giới, nhưng đó vẫn là những nỗ lực đơn lẻ của các tập đoàn Trung Quốc.

Mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh vẫn là tiếp tục duy trì công thức phát triển dựa trên đầu tư nước ngoài với lợi thế nhân công rẻ và xuất khẩu hàng hóa ra khắp thế giới. Nguồn thu từ đầu tư nước ngoài và từ xuất khẩu mới là chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển thần kỳ của đất nước hơn 1 tỷ dân này.
Nhưng giai đoạn phát triển thần kỳ đó đang bước vào giai đoạn cuối cùng, khi những lợi thế cạnh tranh đã không còn nữa. Sự phát triển nóng liên tục trong vòng 3 thập kỷ đã đưa Trung Quốc lên hàng thứ hai trong số các cường quốc kinh tế cũng đã phá bỏ những lợi thế về nhân công rẻ và đi cùng với đó là lợi thế về giá cả của hàng xuất khẩu Trung Quốc ra thế giới cũng ngày càng giảm đi.
Trung Quốc sau một thời gian dài phát triển dựa trên tích lũy sẽ buộc phải đầu tư ra nước ngoài – cách mà các cường quốc kinh tế khác đang làm nếu muốn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của mình. Bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở diễn đàn APEC về việc thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài không chỉ được coi như một bước ngoặt cho chiến lược phát triển kinh tế mới của Trung Quốc, mà còn có thể tác động tới vòng quanh kinh tế của cả khu vực.
Nhưng, chiến lược mới của Trung Quốc được giới chuyên gia đánh giá sẽ gặp nhiều trở ngại, không chỉ từ các điều kiện bên ngoài mà còn do các yếu tố chủ quan từ chính Trung Quốc. Chiến lược mới của Trung Quốc mà ông Tập đề cập được xem như sẽ chú trọng đầu tư vào các quốc gia láng giềng trong khu vực để tạo kết nối kinh tế.
Dự án mà người đứng đầu nhà nước Trung Quốc tuyên bố lên tới 40 tỷ USD như biểu thị quyết tâm cho việc đầu tư mạnh mẽ vào các nước láng giềng trong khu vực như một bước đi kiến tạo cho tương lai về lâu dài. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc lại đang chú trọng vào các dự án kếch xù ở tận Châu Phi mà gần nhất là dự án xây dựng đường sắt 12 tỷ USD ở Nigeria.
Sự đầu tư mạnh vào Châu Phi của Trung Quốc không có gì lạ khi đây vẫn đang là khu vực cung cấp một lượng lớn nguyên liệu và nhiên liệu cho quá trình phát triển khổng lồ của Trung Quốc, dự án đường sắt dài tới 1400 km ở Nigeria được coi là góp phần thúc đẩy cho quá trình đó.

Nhưng, nó cũng cho thấy Trung Quốc vẫn đang đặt những vấn đề ngắn hạn lên hàng đầu hơn là những mục tiêu dài hạn. Những kế hoạch mở rộng hợp tác đầu tư ở khu vực và trên quốc tế được coi là bản lề cho tương lai của Trung Quốc như FTAAP hay Con đường tơ lụa vẫn đang dậm chân tại chỗ.
 
Một trở ngại khác cũng không kém phần quan trọng là những điều kiện quốc tế. Tình hình thế giới hiện tại không dễ dàng để Trung Quốc mở rộng các mối quan hệ kinh tế ở tầm khu vực và trên thế giới.
 
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP thu hút tới 12/21 thành viên APEC mà không có Trung Quốc đang bước vào những vòng đàm phán cuối. Một khi đàm phán TPP hoàn tất, Trung Quốc sẽ gặp một trở ngại lớn trong việc mở rộng đầu tư sang các quốc gia láng giềng vốn phần lón nằm trong hiệp định kinh tế này.
 
Trong khi TPP sắp bước vào giai đoạn hoàn tất, thì kế hoạch mở rộng hợp tác FTAAP từ khuôn khổ APEC của Trung Quốc mới bắt đầu được Bắc Kinh thúc đẩy và hứa hẹn nhiều khó khăn.

Chiến lược con đường tơ lụa như một sự nối kết các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc đề ra mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng về một sự liên kết, chưa phải là một kế hoạch hoàn chỉnh để thiết lập một khu vực thương mại, vốn là điều cần thiết cho Trung Quốc ở thời điểm hiện tại để tạo thuận lợi cho luồng đầu tư ra nước ngoài sắp tới của mình.
 
Theo Nhàn Đàm (theo Bloomberg, Tân Hoa Xã)
Một Thế giới

Nghị viện Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng với Mỹ

Nghị viện Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng với Mỹ

BizLIVE - Hôm 20/11/2014, một ủy ban của Nghị viện Hoa Kỳ, nhận định rằng dưới thời ông Tập Cận Bình, sự chậm trễ trong cải cách, kết hợp với những chính sách, biện pháp thương mại không bình đẳng và môi trường làm ăn không thuận lợi cho các nhà đầu tư ngoại quốc, đã làm cho quan hệ kinh tế Mỹ-Trung thêm căng thẳng.

Nghị viện Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc gây căng thẳng với Mỹ
Trụ sở Bộ Thương mại Mỹ tại Washington DC. Ảnh REUTERS 

Vào năm 2000, Nghị viện Hoa Kỳ đã lập ra một ủy ban, bao gồm các chuyên gia, cựu nghị sĩ, cựu quan chức chính quyền Mỹ, để đánh giá các tác động của quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Các báo của ủy ban được Bắc Kinh theo dõi và phân tích kỹ lưỡng.
Bản báo cáo thường niên, được công bố ngày hôm qua, nhận định, chính phủ của ông Tập Cận Bình đã "đạt được những tiến bộ tối thiểu trong việc thực hiện các cải cách trong năm 2014 và việc tiếp tục các cải cách trong năm 2014 sẽ bấp bênh"
Vẫn theo ủy ban Mỹ, cho dù đạt được tăng trưởng sát với mục tiêu đề ra là 7,5% trong năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã không giải quyết được những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế như tình trạng sản xuất quá mức, nợ của các địa phương gia tăng, tình trạng đầu cơ, có nguy cơ làm giảm đáng kể tốc độ phát triển kinh tế.
Ủy ban cũng cáo buộc Bắc Kinh kìm giữ tiền tệ ở mức thấp hơn thực giá và điều này góp phần làm mất cân đối trong trao đổi thương mại thế giới.
Các thành viên ủy ban còn phê phán môi trường đầu tư không thuận lợi tại Trung Quốc và dẫn đến hậu quả là lần đầu tiên, đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong năm 2014 cao hơn tổng đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Một số lĩnh vực không cho phép đầu tư nước ngoài, như lĩnh vực năng lượng.
Ủy ban nhận định, các vụ vi phạm thương mại của Trung Quốc vẫn tiếp diễn và quan hệ thương mại song phương ngày càng mất cân đối.
Các tác giả bản báo cáo chỉ trích chính quyền Mỹ mềm yếu: "Rất tiếc, Hoa Kỳ thường lựa chọn đối thoại với Trung Quốc thay vì phải áp dụng các biện pháp cứng rắn".
Ngoài ra, ủy ban cũng tố cáo thái độ hung hăng của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
VƯƠNG TIẾN

Trung Quốc đột ngột hạ lãi suất sau 2 năm

Trung Quốc đột ngột hạ lãi suất sau 2 năm

BizLIVE -Lần đầu tiên trong hơn hai năm, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giảm lãi suất tiền gửi, một dấu hiệu cho thấy chính phủ Bắc Kinh đã thừa nhận đà tăng trưởng định trệ của nền kinh tế, Nhật báo phố Wall đưa tin.

Trung Quốc đột ngột hạ lãi suất sau 2 năm
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất tiền gửi 0,25% xuống còn 2,75%. Ảnh: Time
Trong thứ Sáu ngày 21/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất tiền gửi 0,25% xuống còn 2,75%. Lãi suất cho vay kỳ hạn một năm cũng giảm 0,4% còn 5,6%. Đây là đợt giảm lãi suất đầu tiên kể từ tháng 7/2012.
Trong một thời gian dài, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - ông Zhou Xiaochuan - đã không phản hồi trước lời kêu gọi giảm lãi suất của thị trường tài chính và giới doanh nghiệp.
 
Giới chức ngân hàng lo ngại một đợt nới lỏng tín dụng trên diện rộng sẽ làm trầm trọng hóa tình trạng nợ tại Trung Quốc, đẩy nền kinh tế vào mối rủi ro lớn hơn. Thay vào đó, định chế này đã nỗ lực tuồn tín dụng vào các phân khúc xương sống của tăng trưởng kinh tế như doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như dự án nhà ở thu nhập thấp của chính phủ.
Thậm chí tới tháng trước, nhà kinh tế trưởng của PBOC - ông Ma Jun vẫn khẳng định Trung Quốc không cần viện tới một kế hoạch kích thích tầm vĩ mô, kể cả khi kinh tế chững đà.
Ông cho rằng những biện pháp này chỉ càng khiến tín dụng chạy vào những ngành công nghiệp đang phình bong bóng, như thép và bất động sản.
Tuy nhiên sau khi PBOC ra thông cáo giảm lãi suất, ông Ma nói rủi ro giảm phát đã đè sức ép lên lãi suất tại Trung Quốc, đây cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng đưa ra quyết định.
Quyết định bất ngờ này có thể không tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc nếu giới chức không có các biện pháp bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, chuyên gia Mark Williams tại công ty Capital Economics nhận xét.
THẢO MAI

Chiến lược ngoại giao “quà tặng” của TQ

Trung Quốc và chiến lược ngoại giao “quà tặng”

Minh Khuê

Trong vài năm trở lại đây, Bắc Kinh đã gây quan ngại sâu sắc trong khu vực vì những hành động quyết liệt và có phần hung hăng của nước này trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Trung Quốc và chiến lược ngoại giao “quà tặng”
Người dân Myanmar phản đối Trung Quốc.

Chính vì thế, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đang dịu nhẹ hơn và đang tìm cách trấn an, ve vuốt các nước láng giềng xung quanh sau khi các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông thời gian qua diễn ra theo chiều hướng ngày một nóng bỏng, có nguy cơ leo thang thành những cuộc xung đột. Trung Quốc đang dùng sức mạnh mềm là những lời hứa và lợi ích kinh tế để “ve vãn” các nước xung quanh.
The Wall Street Journal ngày 18/11 bình luận, chiến lược ngoại giao “quà tặng” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khiến Mỹ đang lo ngại là cam kết của Trung Quốc “thưởng tiền” cho các nước láng giềng như một phần của mưu mẹo đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á. Túi tiền của Tập Cận Bình đang rủng rỉnh, trong khi chiếc ví của Obama gần như trống rỗng. Trong khi các nền kinh tế đang khát vốn để tăng trưởng. Thử điểm lại các khoản tiền của Bắc Kinh tung ra gần đây: Quỹ Con đường tơ lụa mới 40 tỷ USD để xây dựng hệ thống cảng khẩu, khu công nghiệp cơ sở hạ tầng tại các quốc gia châu Á nó đi qua dọc theo tuyến đường thương mại mới nối châu Á với châu Âu, 20 tỷ USD cam kết vốn vay cho khu vực Đông Nam Á và 8 tỷ USD cam kết cho Myanmar vay.
Tờ Cambodia Daily ngày 10/11 đưa tin, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ thường xuyên và cho vay tổng cộng ít nhất 500 triệu USD mỗi năm cho các chương trình phát triển của quốc gia này. Khoản viện trợ sẽ được Trung Quốc khởi động từ năm tới.
Tuy vậy, trong khi khu vực chào đón nguồn tiền từ Trung Quốc, họ vẫn quan ngại về sức mạnh của nước láng giềng này. Quốc đảo Singapore lo ngại rằng sẽ có một ngày sự chi phối của Trung Quốc có thể làm mất đi độc lập. Do đó mặc dù thực tế rằng có những vận may kinh tế đến từ Trung Quốc, Singapore vẫn cần có tàu chiến tàng hình và tàu sân bay Mỹ bảo vệ.
Cũng như thông tin Tân Hoa Xã đưa rằng trong buổi hội kiến “Hun Sen bày tỏ Campuchia sẽ luôn ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ” thì cũng chưa thể biết đó chỉ là một câu Bộ Ngoại giao Trung Quốc “thòng” vào các bản tin của Tân Hoa Xã và truyền thông.
Một thực tế hiện hữu là mặc cho Trung Quốc đổ tiền vào Myanmar, tâm lý bất bình của người dân nước này đối với Trung Quốc vẫn ngày càng gia tăng. Theo một bài viết trên báo Thái Lan The Nation, tháng 12/2013, Myanmar đã tổ chức thành công sự kiện thể thao quan trọng nhất khu vực SEA Games 27, mà nước này được quyền tổ chức lần đầu tiên từ gần nửa thế kỷ nay nhờ sự giúp đỡ tận tình của Trung Quốc khi đã đổ không biết bao nhiêu tiền của, để giúp nước chủ nhà.
Có một bài viết trên báo Thái Lan The Nation đã không ngần ngại tặng cho Trung Quốc “huy chương vàng” về sử dụng “quyền lực mềm” trong địa hạt thể thao để mua chuộc các láng giềng. Vấn đề là quyền lực mềm đó lại không phát sinh hiệu quả mong muốn là chinh phục được lòng dân địa phương, mà thậm chí giới quan sát ghi nhận thực tế là báo chí nhà nước Myanmar hầu như không nói đến các khoản trợ giúp lớn của Trung Quốc cho Myanmar để tổ chức SEA Games. Thái độ của phía Myanmar hoàn toàn trái ngược với các bản tin tuyên truyền rộng rãi của hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã.
Đây không phải là lần đầu tiên mà quyền lực mềm hay nói trắng ra là sức mạnh đồng tiền của Trung Quốc không mua chuộc được lòng người. Trước đây, viện trợ kinh tế của Trung Quốc đã giúp đỡ Myanmar rất nhiều. Thế nhưng, tâm lý bất bình của công luận đối với điều bị cho là dụng tâm chính trị của Bắc Kinh thì ngày càng gia tăng. Bài viết trên tờ The Nation cho rằng chính quyền Myanmar hiện nay đang tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc của đất nước, không muốn làm công cụ cho cho người láng giềng khổng lồ, để tự mình vươn ra thế giới.
Bởi thế mới nói, lời cam kết về hòa bình của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng đề nghị hấp dẫn của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại các hội nghị mang tính quốc tế chưa thể giúp người ta xóa bỏ những hoài nghi một khi Trung Quốc chưa chấm dứt hoàn toàn những bước đi cứng rắn và quyết liệt trong các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải ở các vùng biển trong khu vực thời gian vừa qua. Các nước trong khu vực vẫn chờ đợi Bắc Kinh chứng minh cam kết hòa bình của họ bằng những hành động thực sự.
Theo Báo An ninh Thủ đô

Trung Quốc nới bãi Chữ Thập đủ lớn làm sân bay

Trung Quốc nới bãi Chữ Thập đủ lớn làm sân bay

BizLIVE - Trung Quốc đang nới bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, đủ lớn để dùng làm sân bay, theo báo cáo trên một tạp chí quốc phòng của Anh được hãng thông tấn Reuters dẫn lại.

Trung Quốc nới bãi Chữ Thập đủ lớn làm sân bay
Công trình xây dựng của Trung Quốc trên bãi đá Chữ Thập. Ảnh IHS Jane 

Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
Công trình này đã làm dấy lên quan ngại rằng Bắc Kinh có thể đang tìm cách biến các quần đảo giàu khoáng sản trên Biển Đông thành các cứ điểm quân sự, làm gia tăng căng thẳng với các bên cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.
Đây cũng là động thái thách thức lời kêu gọi 'đóng băng' các hành động gây hấn tại Biển Đông từ phía Hoa Kỳ, Reuters nhận định.
Tranh chấp trên vùng biển này đang là một trong những vấn đề về an ninh lớn nhất tại châu Á.
Ngày càng có nhiều quan ngại về việc căng thẳng leo thang, bất chấp nỗ lực nhằm đi đến một bộ quy tắc ứng xử của các bên yêu sách.
Các máy nạo vét cũng đang được sử dụng để xây dựng một hải cảng ở phía đông bãi đá, "đủ lớn để neo đậu các tàu chở dầu cũng như các tàu chiến đấu trên mặt biển," báo cáo viết.
Đại tá không quân Trung Quốc, ông Jin Zhirui, đã từ chối bình luận khi được chất vấn về báo cáo này tại một diễn đàn quốc phòng ở Bắc Kinh hôm 22/11.
Tuy nhiên ông cũng cho biết Trung Quốc cần xây dựng cơ sở hạ tầng trên Biển Đông vì những mục đích mang tính chiến lược.
"Chúng tôi cần vươn ra phía ngoài để đóng góp cho hòa bình trong khu vực và trên toàn cầu," ông này nói.
"Chúng tôi cần những cơ sở hậu cần như thế, bao gồm cả radar và thiết bị thu thập thông tin".
Bác bỏ kêu gọi của Hoa Kỳ
Dự án trên bãi Chữ Thập là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết.
Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc, báo cáo nói thêm.
Bắc Kinh đã bác bỏ lời kêu gọi các bên ngưng có hành động làm leo thang căng thẳng trong vùng tranh chấp từ phía Washington và nói nước này có quyền thi công bất cứ gì trên Biển Đông.
Truyền thông Hong Kong trước đó đã đưa tin Trung Quốc muốn xây dựng một căn cứ không quân trên bãi Chữ Thập.
Tuy nhiên vào tháng Tám năm nay, Cục Hải sự Trung Quốc nói cơ quan này không biết gì về kế hoạch trên.
Hồi đầu tháng này, phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối công trình thi công của Trung Quốc trên bãi đá này, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo lớn nhất trên Biển Đông.
"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói hôm 6/11.
"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế".
CÔNG MINH
Theo BBC

Quốc hội Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang “hung hăng”

Quốc hội Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang “hung hăng” tăng cường quân sự

Thanh Phương

BizLIVE - Một ủy ban lưỡng đảng Quốc hội Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân và lực lượng hải quân

Quốc hội Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang “hung hăng” tăng cường quân sự
Trong 5 năm nữa, Trung Quốc sẽ có 5 tàu ngầm hạt nhân và hàng chục tàu chiến trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo RFI, một ủy ban lưỡng đảng Quốc hội Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân và lực lượng hải quân, với nguy cơ là cán cân quân sự ở vùng châu Á - Thái Bình Dương đang nghiêng về phía Trung Quốc.

Trong một báo cáo thường niên được công bố hôm 21/11/2014, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (US-China Economic and Security Review Commission) cho biết là lực lượng hạt nhân của Trung Quốc trong từ 3 đến 5 năm tới sẽ được phát triển đáng kể.

Ủy ban này báo động, sự tăng cường lực lượng hạt nhân của Trung Quốc có thể sẽ làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ, nhất là trong việc bảo vệ Nhật Bản.

Cụ thể, trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa, Trung Quốc sẽ có đến 5 tàu ngầm hạt nhân, mỗi chiếc có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo thẩm định của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có tổng cộng 231 tàu ngầm và tàu chiến có trang bị tên lửa.

Bản báo cáo của ủy ban nói trên khẳng định: "Do cảm thấy tự tin hơn về khả năng quân sự, cho nên Bắc Kinh tỏ ra hung hăng hơn trong việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ".

Để đối phó với việc Bắc Kinh phát triển nhanh chóng tiềm lực quân sự, ủy ban này kêu gọi Quốc hội cấp một ngân sách cần thiết để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở vùng châu Á - Thái Bình Dương và yểm trợ chính sách mới của Nhật cho phép lực lượng phòng vệ của nước này được hành xử quyền tự vệ tập thể.
THANH PHƯƠNG

Du khách Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1

Số lượng du khách Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1

Mặc dù có sự giảm sút rõ rệt sau vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 nhưng lượng khách TQ đến VN vẫn đứng ở vị trí số một.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Thống kê cho hay khách đến từ Trung Quốc cao nhất với 1.683.974 lượt người, tính riêng tháng 10/2014 có 143.786 lượt người.
Theo anh Nguyễn Trung Đức,Công ty Du lịch Viettime thì trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối đông và có xu hướng tăng vọt nhưng sau đó có giảm xuống.
Tuy nhiên do trước đó lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối lớn, nên khi giảm sâu thị trường khách du lịch này vẫn chiếm ưu thế tại Việt Nam, song vẫn chưa lấy lại vị thế trước đó.
Bên cạnh đó, cũng do nhiều nguyên do khác, nên lượng khách không giảm đáng kể, một mặt vì Trung Quốc là đất nước có lượng người đi du lịch đông thứ hai nữa là sự thuận lợi địa lý khiến việc đi lại dễ dàng hơn.
Sau một thời gian gián đoạn hiện nay, doanh nghiệp hai nước lại tiếp tục “lên dây cót” chuẩn bị đón khách Trung Quốc sang Việt Nam. Các điểm điến quan trọng hàng đầu của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều đã nối lại các chuyến bay hàng ngày.
Điều đáng lưu ý là theo ông Trần Anh Giang, Phó giám đốc Công ty Du lịch Việt, thì theo một số đồng nghiệp của ông, hiện nay một số công ty lữ hành phía Trung Quốc vẫn thực hiện ép giá các doanh nghiệp inbound của Việt Nam khiến giá giá tour tương đối rẻ. Đây có lẽ cũng là lý do chính khiến lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam nhiều hơn.
Khách du lịch Trung Quốc mua đồ tại chợ Hàn (Đà Nẵng)
Khách du lịch Trung Quốc mua đồ tại chợ Hàn (Đà Nẵng)
Trước đó không lâu, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh.
Tại cuộc họp báo về tình hình khách du lịch quốc tế tháng 5 do Bộ VHTT&DL tổ chức vào ngày 19/5, đánh giá thiệt hại trước mắt, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, với mức chi tiêu trung bình khoảng 500 USD/người, tuy thuộc loại thấp nhưng tổng thu sẽ giảm hơn 500 triệu USD.
Về lâu dài, ông Tuấn quan ngại cuộc khủng hoảng của ngành du lịch lần thứ tư là “thách thức chưa từng có”, sau các mốc khủng hoảng năm 1998, năm 2003 do dịch SARS, năm 2008-2009 từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Đồng thời đại diện Tổng Cục du lịch cũng đưa ra biện pháp lâu dài như việc nâng cao chất lượng sản phẩm đặc thù gắn với tài nguyên, tiềm năng để tạo ra sản phẩm đặc thù, có khả năng cạnh tranh.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia phân tích thì không nên phụ thuộc vào thị trường khách du lịch của một nước, mà phải chủ động tìm thị trường thay thế. Hơn nữa, dù lượng khách TQ ở VN lâu nhưng chi phí lại thấp nhất trong các nước.
Cụ thể, du khách Nga đến Khánh Hòa, Bình Thuận có thời gian lưu trú trung bình 12,5 ngày, mức chi tiêu cao, khoảng 2.200-2.500 USD/người. Họ tiêu bằng 5 khách Trung Quốc đến Hạ Long, chi phí chỉ 50 USD/ngày.
Chính vì vậy, nên có các biện pháp linh hoạt, chuyển hướng sang các thị trường truyền thống, có quan hệ tốt về mặt chính trị, có khả năng lưu trú dài ngày, chi tiêu cao: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, thậm chí thị trường ASEAN cận kề-có thể chi tiêu thấp hơn một chút, nhưng đi lại thuận tiện.
Đặc biệt, các tỉnh thành lớn như HN, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng đã từng lo lắng sụt giảm khách du lịch TQ và đưa ra ngay các biện pháp để khắc phục thực trạng này.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay nước đứng thứ hai có lượng khách đến Việt Nam đông là Hàn Quốc, với với 686.706 lượt khách; rồi tiếp đến là Nhật đứng thứ ba với 535.840 lượt người đến Việt Nam trong 10 tháng năm 2014, tính riêng tháng 10/2014 có hơn 50 nghìn lượt khách Nhật.
Đứng ở vị trí thứ tư là du khách đến từ nước Mỹ với 374.453 lượt người, trong đó lượng khách đến riêng tháng 10 năm 2014 là 30.234 lượt.
  • Thái Linh (Tổng hợp)

Trung Quốc vào 'giai đoạn đau đớn': Thế kẹt của Việt Nam...

Trung Quốc vào 'giai đoạn đau đớn': Thế kẹt của Việt Nam...

Việt Nam cũng đang trải qua "giai đoạn đau đớn" nhưng khác kiểu với Trung Quốc và có rất ít tiềm lực để giải quyết được.

ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới trao đổi với Đất Việt về "giai đoạn đau đớn" của Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc đủ sức làm được
Theo ThS Bùi Ngọc Sơn, Trung Quốc đang ở trạng thái chạm tới tất cả những giới hạn của giai đoạn phát triển ban đầu dựa trên lao động giá rẻ, số lượng nhiều, khai thác tài nguyên và bơm tín dụng ra để tăng trưởng và xuất khẩu. Sự phát triển này đã đến giai đoạn bão hòa và thể hiện sự mất cân đối ở những bong bóng kinh tế, mà lộ rõ nhất là bất động sản, sự dư thừa về mặt công suất sản xuất và cả sự cạn kiệt về môi trường, quá tải cơ sở hạ tầng.
"Trước đây Trung Quốc bằng mọi cách và mọi thủ thuật để tăng trưởng siêu cao thì giờ đây họ lại phải dùng mọi sinh lực để phanh nó lại. Để chuyển sang mô hình mới, một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, giảm bớt dần sự can thiệp của nhà nước, sản xuất của Trung Quốc không dựa trên lao động giá rẻ và số lượng nữa mà phải sử dụng công nghệ cao hơn, năng suất lao động cao hơn, dùng ít người hơn và phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Những thứ đó Trung Quốc chưa có.
Giống như chiếc xe đang chạy nhanh mà phanh lại để chuyển sang hướng khác, nó sẽ gây ra các rung chấn. Trung Quốc phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại và khi đó phải loại bỏ những bong bóng bất động sản, dư thừa về công suất, nợ xấu, công nghệ cũ...
Đây cũng chính cái giá Trung Quốc phải trả để tiến tới nền kinh phát phát triển bền vững. Muốn vậy, quốc gia này lại phải mất một khoản chi phí để sửa chữa nhưng hỏng hóc, thay đổi bộ máy. "Giai đoạn đau đớn" này của Trung Quốc không phải kéo dài 1, 2 năm và chẳng hề dễ dàng. Họ phải chấp nhận những biện pháp tương đối mạnh mới chuyển hướng được", ông Sơn phân tích.
Trong vòng 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ dao động khoảng 7%, thậm chí xuống thấp hơn, ông Sơn dự đoán. Tuy nhiên, Trung Quốc chấp nhận điều này và không muốn nôn nóng với các biện pháp kích thích. Nếu có chăng các kích thích cũng chỉ để chống sốc cho quá trình giảm tốc.
Trung Quốc cũng chuẩn bị sẵn sàng cho những chấn động trên thị trường tài chính khi nợ xấu từ bong bóng bất động sản, thừa công suất dồn vào hệ thống ngân hàng và một số sẽ phải chấp nhận phá sản. Để tránh bất ổn cho hệ thống tài chính và toàn nền kinh tế, Trung Quốc sẽ phải huy động các nguồn lực để giải quyết hậu quả của sự phá sản này.
Dù vậy, theo ThS Bùi Ngọc Sơn, một khi vượt qua được giai đoạn này, kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển tốt hơn và thu hút được nhiều nguồn lực hơn. Thế nhưng, ông đặc biệt nhấn mạnh rằng, trong "giai đoạn đau đớn", Trung Quốc sẽ phải thanh trừng tham nhũng, ngoài mục đích để khẳng định hệ thống quyền lực, nó còn liên quan đến việc thay đổi mô hình kinh tế.
"Bộ phận tham nhũng ấy ăn bám vào nhà nước và quyền lực nhà nước, nếu không thanh lọc thì bằng cách này hay cách khác đội ngũ ấy sẽ lái sự can thiệp của nhà nước vào nơi khác và nhà nước sẽ vẫn tiếp  tục muốn nắm giữ. Phải loại bỏ tham nhũng thì nền kinh tế mới xoay hướng được", ông Sơn lưu ý.
Theo ThS Bùi Ngọc Sơn, kinh tế Việt Nam cũng đang trải qua
Theo ThS Bùi Ngọc Sơn, kinh tế Việt Nam cũng đang trải qua "giai đoạn đau đớn" nhưng ít có tiềm lực để làm nên chuyện
Trung Quốc hoàn toàn có đủ tiềm lực để làm những việc trên bởi nhà nước Trung Quốc rất mạnh, lạm phát ở mức độ thấp nên các dư địa cho chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của nước này cũng như tiềm lực trong tay chính phủ là có. Mặt khác, theo ông Sơn, bộ máy Trung Quốc có truyền thống khi làm việc gì vì lợi ích quốc gia đều làm rất quyết liệt để tranh giành ngôi vị với thế giới, dĩ nhiên họ phải chấp nhận bỏ ra chi phí.
Việt Nam cũng "đau đớn" nhưng...
Vị Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho rằng, không chỉ Trung Quốc, bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua "giai đoạn đau đớn" không thể khác được.Việt Nam cũng theo cách thức như vậy, cũng dựa trên lao động, xuất khẩu tài nguyên, làm gia công.
"Thế nhưng Việt Nam còn tệ hơn. Trung Quốc đã có một thời gian tăng trưởng, hướng vào xuất khẩu nên họ đã phát triển được nền công nghệ tương đối đối cao, khi nó gây mất cân đối thì họ mới phải thay đổi.
Còn Việt Nam lại không có nền công nghệ nào cả, chỉ quanh quẩn chuyện lao động rẻ, đào tài nguyên đi bán và chỉ thế thôi. Việt Nam đang ở giai đoạn muốn có công nghệ nhưng không biết làm thế nào vì nền kinh tế vẫn phải dựa trên lao động rẻ, tài nguyên và bơm tín dụng. Trong khi đó, giới hạn về kinh tế, bong bóng bất động sản đã hình thành quá to, nợ xấu chình ình... Đó là nỗi đau đớn của Việt Nam", ông Sơn chỉ rõ.
Việt Nam có làm nên chuyện hay không, theo ThS Bùi Ngọc Sơn, là rất khó. Bởi Việt Nam đang ở thế kẹt, doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, thất thoát, tham nhũng, bất động sản chình ình ra đấy nhưng không ai muốn phá bỏ nên nợ xấu không có cách nào loại được, hệ thống ngân hàng thì cứ loanh quanh, chỉ muốn không ai bị phá sản, trong khi không phá sản không giải quyết được vấn đề gì.
"Kinh tế Việt Nam cứ lình xình như thế, không bứt lên được mà xuống thì cũng đã tới giới hạn dưới của nó. Còn những tiềm lực nho nhỏ thì không thể đưa ra được đột phá gì, nhà nước cũng đang nợ nần, lạm phát luôn ở mức cao nên dư địa về chính sách tiền tệ không còn nhiều. Rắc rối của Việt Nam là ở chỗ đó, cũng là đau đớn nhưng khác kiểu Trung Quốc và còn rất ít tiềm lực để giải quyết được", ông Sơn nói.
Đặc biệt, ThS Bùi Ngọc Sơn lưu ý, khi Trung Quốc đang trong "giai đoạn đau đớn" để chuyển sang nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn nhưng bền vững hơn, đã có hiện tượng quốc gia này tuồn công nghệ cũ, lạc hậu sang Việt Nam.
"Trung Quốc đang thải công nghệ ra còn Việt Nam thì muốn vươn lên, lại ở ngay cạnh bên và chính sách tỷ giá tính ra kiểu gì máy Trung Quốc cũng rẻ hơn máy nước khác, lại thêm doanh nghiệp nhà nước làm ăn như thế thì chẳng có cách nào thoát được việc đi nhập của Trung Quốc. Việt Nam bao nhiêu lần kêu ca về tình trạng này nhưng càng kêu càng phình to. Bởi Việt Nam không có sự chuẩn bị nên không thể chạy đi đâu được ngoài con đường ấy".
Để Việt Nam có thể vượt qua "giai đoạn đau đớn", theo ông Sơn, quan trọng nhất là phải tổ chức lại nền kinh tế. "Chừng nào doanh nghiệp nhà nước vẫn còn lớn như thế và chính sách nhà nước đưa ra cũng lại dựa trên đó thì làm sao có được kinh tế thị trường?
Chính sách giá nhà nước cũng can thiệp, doanh nghiệp nhà nước hoạt động thì đưa ra hàng loạt những trợ cấp bằng giá đất, tín dụng giá rẻ... Bởi vậy, mỗi khi có tranh chấp thương mại và Việt Nam bị quy kết chưa phải là nền kinh tế thị trường, chúng ta hay thua là vì vậy", ông Sơn chỉ rõ.
  • Thành Luân

Khởi công xây dựng cây cầu nối Việt Nam - Trung Quốc

Khởi công xây dựng cây cầu nối Việt Nam - Trung Quốc

Cây cầu Bắc Luân II - nối Việt Nam với Trung Quốc đã được khởi công xây dựng. Dự án ý nghĩa quan trọng trong phát triển thương mại giữa hai nước.

Ngày 22/11, tại TP. Móng Cái, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Bắc Luân II bắc qua tuyến sông biên giới Bắc Luân, nối TP. Móng Cái với TP. Đông Hưng thuộc Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Việc xây dựng cầu tuân theo nguyên tắc không làm thay đổi hướng dòng chảy, không thu hẹp lòng sông, không thay đổi hiện trạng đường biên giới giữa hai nước, hai bên cùng xây dựng và cùng sở hữu.
Ông Lê Quang Tùng- Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh là cửa ngõ kết nối ASEAN và Trung Quốc, việc xây dựng cầu Bắc Luân II phù hợp với sáng kiến chung của hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế giữa VN và Trung Quốc.
Các đại biểu tiến hành lễ động thổ.
Các đại biểu tiến hành lễ động thổ.
Dự án cầu Bắc Luân II được xây dựng theo Hiệp định được Chính phủ hai nước ký kết năm 2006. Cầu mới nằm cách cầu Bắc Luân hiện tại khoảng 3,2km về phía hạ lưu, với chiều rộng 27,7m, dài 618m, trong đó trên phần đất VN dài 154,5m, phần đất Trung Quốc 463,5m.
Phía Trung Quốc thực hiện công tác thiết kế công trình cầu chính và cầu dẫn, hai bên cùng nhau thẩm định, còn phần cầu thuộc nước nào sẽ do nước đó đầu tư.
Tổng mức đầu tư phía Việt Nam là hơn 336 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương và được tỉnh Quảng Ninh tạm ứng ngân sách của tỉnh năm 2014 để triển khai. Nhà thầu xây dựng là Công ty CP xây dựng cầu 75- Tổng công ty công trình XDGT 8 (Cienco 8). Tỉnh Quảng Ninh sẽ cố gắng phấn đấu rút ngắn tiến độ để hoàn thành vào dự án trong năm 2015.

Còn ông Trương Hiểu Khâm – Phó chủ tịch chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc cho rằng việc xây dựng cây cầu thứ 2 giúp tăng cường khả năng thông thương giữa 2 bên và còn là cây cầu hữu nghị giữa Trung Quốc và VN.
Phần dự án phía Trung Quốc đã được khởi công xây dựng đường dẫn cầu từ tháng 4/2014 và sẽ cố gắng hoàn thành công trình vào tháng 6/2015.
Vị trí xây cầu Bắc Luân II nhìn từ khu vực TP. Móng Cái..
Vị trí xây cầu Bắc Luân II nhìn từ khu vực TP. Móng Cái..
Đây không phải cây cầu đầu tiên nối Việt Nam với Trung Quốc. Trước đó, Bộ GTVT cho biết, tháng 3/2006, cầu đường bộ nối liền Việt Nam - Trung Quốc bắc qua sông Hồng tại cửa khẩu Lào Cai đã được khởi công xây dựng. Hiệp định và nghị định thư về vấn đề này vừa được Bộ GT-VT Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc ký kết tại Lào Cai.
Việc xây dựng cây cầu trên sẽ góp phần tích cực vào việc trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước Việt - Trung nói chung và giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam nói riêng.
Cây cầu còn có ý nghĩa quan trọng trên tuyến hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Cầu được thiết kế dài 300m, rộng 21,5m, tải trọng H30X80 với 4 làn xe, dự kiến sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2017. Phần cầu ở phía Việt Nam sẽ do Công ty cầu 1 (Tổng Công ty xây dựng Thăng Long) thi công.
Vân Nhi (Tổng hợp)

Nhật thẳng tay 'xử rắn' với tàu cá TQ

Nhật thẳng tay 'xử rắn' với tàu cá TQ

Nhật tiếp tục bắt giữ tàu cá TQ hoạt động trái phép trong vùng biển nước này. Trước đó, TQ đã phải lên tiếng xin lỗi cũng vì hoạt động tương tự.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tiếp tục bắt giữ thuyền trưởng 1 tàu cá Trung Quốc do hoạt động trái phép gần quần đảo Ogasawara của Nhật trên Thái Bình Dương.
Sau khi bị bắt trong vùng lãnh hải Nhật Bản sáng sớm 21/11, người này đã được đưa về trụ sở Yokohama của lực lượng bảo vệ bờ biển để thẩm vấn.
Trước đó, hôm 20/11, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã tăng lượt tuần tra đêm để phát hiện các tàu Trung Quốc bị nghi đang đánh bắt trộm san hô.
Tàu cá Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ
Tàu cá Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ
Các quan chức của cơ quan này nghi ngờ các tàu Trung Quốc vào ban ngày thì rời xa đảo để tránh gặp tuần tra, nhưng ban đêm lại lén đi vào lãnh hải Nhật Bản.
Quốc hội Nhật Bản hôm 19/11 cũng đã thông qua các dự luật tăng cường trừng phạt đánh bắt trái phép trong vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) sau khi nhiều tàu Trung Quốc thực hiện một loạt vụ khai thác trộm san hô.
Các quy định đánh bắt thủy sản mới sẽ nâng mức tiền phạt đối với hành vi đánh bắt trái phép trong lãnh hải Nhật Bản từ 34.000 USD lên 255.000 USD và trong vùng EEZ từ 85.000 USD lên 255.000 USD.
Mức xử phạt cũng tăng lên 25.500 USD từ 255 USD đối với người nước ngoài hoạt động trong các vùng biển hoặc EEZ của Nhật Bản mà không xin phép.
Xin lỗi
Trung Quốc cũng đã phải lên tiếng nhận lỗi về hành vi của mình. Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/11, một phóng viên đã hỏi: “Gần đây, hoạt động khai thác trái phép san hô đỏ của tàu cá Trung Quốc tại vùng biển đặc quyền kinh tế Nhật Bản có xu hướng gia tăng. Vì thế, cảnh sát biển Nhật Bản đã bắt giữ ngư dân của Trung Quốc, phía Trung Quốc có bình luận gì về sự việc này?”.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã "nhận lỗi" về vụ việc này.
Bà Hoa trả lời: “Trung Quốc trước sau như một, coi trọng công tác bảo vệ động thực vật biển trước nguy cơ tuyệt chủng, yêu cầu ngư dân tác nghiệp sản xuất trên biển theo pháp luật, cấm hành vi khai thác san hô đỏ trái phép”.
Không chỉ Nhật Bản, Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc ngày 20/11 tuyên bố nước này sẽ gia tăng các nỗ lực để trừng trị thẳng tay hành động đánh bắt cá bất hợp pháp của các tàu thuyền Trung Quốc, đồng thời cũng tịch thu và loại bỏ những tàu Trung Quốc đánh bắt cá trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.
Theo quyết định trên, Hàn Quốc trước hết sẽ gia tăng số lượng tàu tuần tra hiện có từ 34 lên 50 chiếc, trong khi đưa vào sử dụng những tàu mới công suất lớn và máy bay để thành lập một lực lượng đặc nhiệm.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh hơn 2.000 tàu thuyền Trung Quốc được cho là hoạt động trái phép trong vùng biển thuộc quyền đánh bắt của Hàn Quốc và hơn 300 tàu thuyền của nước này được cho là xâm phạm vùng lãnh hải của Hàn Quốc trong các mùa đánh bắt.
Chỉ tính riêng trong năm 2012 đã có 467 tàu Trung Quốc bị bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép tại vùng biển của Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc chỉ phóng thích tàu thuyền và các thuyền viên Trung Quốc bị bắt giữ vì đánh bắt trái phép sau khi đã nộp tiền phạt.
Ngày 22/5, tuần duyên Mỹ tại đảo Hawaii bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vì nghi ngờ tàu này đánh bắt trái phép nửa tấn cá hồi bằng loại lưới bị cấm.
Thuyền trưởng Yin Yan khai nhận con tàu được đăng ký ở Trung Quốc và trên boong có hơn 3.000 m lưới vét. Ông cũng thừa nhận rằng các thuyền viên đã thả số lưới này và các thiết bị khác xuống biển trước khi bị chặn.
An An (Tổng hợp)

Mỹ: Trung Quốc đang xây sân bay ở Biển Đông

Mỹ: Trung Quốc đang xây sân bay ở Biển Đông

 Quân đội Mỹ cho rằng Trung Quốc đang xây dựng một đảo lớn ở Biển Đông để có thể thiết lập một sân bay trong khu vực.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung Tá Jeffrey Poole, ngày 21/11 cho biết Trung Quốc đang xây dựng một đảo lớn ở Biển Đông có thể chứa một sân bay tại khu vực mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 1988.
Theo Trung tá Poole, dự án cải tạo đất quy mô lớn tại bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là một trong vài dự án mà Trung Quốc đang thực hiện, nhưng là đảo đầu tiên có thể đủ chỗ để xây dựng một đường băng.
“Dường như đó là điều mà họ đang hướng đến”, ông Pool nói.
Một cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến hải quân cũng đã được xây dựng ở phía đông của bãi Chữ Thập.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt dự án và các kêu gọi chính phủ các nước khác ngừng các nỗ lực tương tự.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/11 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất tại bãi Đá Chữ Thập.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/11 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất tại bãi Đá Chữ Thập.
“Chúng tôi hối thúc Trung Quốc chấm dứt chương trình cải tạo đất và tham gia vào các sáng kiến ngoại giao để khuyến khích tất cả các bên tìm kiếm trong các hành động như vậy”, ông Pool nói.
Động thái này diễn ra sau khi Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 20/11 đã thông qua một loạt nghị quyết, trong đó có nghị quyết tái khẳng định sự cần thiết phải tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết mang mã số H.Res-714, do Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Eni Faleomavaega bảo trợ, đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nhất trí thông qua.
Nghị quyết đã lên án mọi hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây cản trở các quyền tự do tại các vùng biển và không phận quốc tế.
Nghị quyết H.Res-714 cũng hối thúc Trung Quốc kiềm chế thực thi quyết định Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông, coi đây là một hành động đi ngược quyền tự do bay qua không phận quốc tế, hối thúc nước này không có các hành động tương tự tại các vùng biển khác của châu Á-Thái Bình Dương.
Nghị quyết kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các đồng minh, bạn bè của Mỹ và các nước có tranh chấp cùng nhau nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, thông qua việc thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chuyên gia cảnh báo việc lập ADIZ tại Biển Đông của Trung Quốc
Trong một diễn biến có liên quan, tại hội thảo với chủ đề “Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”, tại Đà Nẵng vừa qua, giáo sư Robert Beckman, giám đốc Trung tâm Luật quốc tế (Đại học Quốc gia Singapore), cho rằng quan ngại chính ở Đông Nam Á là sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố ADIZ ở biển Đông.
Theo giáo sư Beckman, các bài phát biểu của giới quan chức và các nhà bình luận Trung Quốc gần đây ám chỉ Trung Quốc có thể tuyên bố ADIZ ở biển Đông vào thời điểm thích hợp trong tương lai.
Nếu như vậy, câu hỏi là ở đâu? Trung Quốc có căn cứ hải quân chính ở đảo Hải Nam và các điểm hỗ trợ dọc bờ biển nam tỉnh Quảng Đông.
Máy bay Trung Quốc ngang nhiên trinh thám trái phép trong vùng không phận của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5/2014. Ảnh Tuổi Trẻ.
Máy bay Trung Quốc ngang nhiên trinh thám trái phép trong vùng không phận của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5/2014. Ảnh Tuổi Trẻ.
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” - giáo sư Beckman bình luận.
Giáo sư Beckman đánh giá “bất cứ tuyên bố ADIZ nào bao gồm các đảo của quốc gia khác sẽ chắc chắn gây ra quan ngại trong các quốc gia ASEAN, được cho là hành động hiếu chiến và khiêu khích của Trung Quốc”.
Cũng theo ông, tuyên bố ADIZ nằm sâu trong biển Đông sẽ bị Mỹ và các nước khác ngoài khu vực phản đối. “Các quốc gia này sẽ xem việc thiết lập ADIZ là đe dọa đến tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông” - giáo sư Beckman nói.
Cùng quan điểm với giáo sư Beckman, các học giả tham dự hội thảo cũng đặc biệt nhấn mạnh trong tình hình căng thẳng hiện nay, việc lập ADIZ để khẳng định yêu sách của mình không chỉ trái với luật pháp quốc tế hiện hành mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.
Tuyết Minh (Tổng hợp)

Mỹ-Nhật tập trận chung quy mô rất lớn nhằm vào Trung Quốc


Mỹ-Nhật tập trận chung Keen Sword quy mô rất lớn nhằm vào Trung Quốc?


(GDVN) - Cuộc diễn tập có quy mô rất lớn, sử dụng biên đội F-22, F-35, tàu sân bay USS George Washington, tập trung phòng thủ đảo, đối phó Trung Quốc...


Biên đội máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 khoe cơ bắp
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 11 dẫn tờ "Thời báo Không quân" Mỹ cho biết, Mỹ và Nhật Bản vừa kết thúc cuộc diễn tập liên hợp “Keen Sword-2015” (đặt tên diễn tập của năm tiếp theo), cuộc diễn tập quy mô lớn này tổ chức ở các đảo tây nam Nhật Bản, từ ngày 8 đến ngày 19 tháng 11 năm 2014, chủ yếu diễn tập tác chiến chống đổ bộ. Đây là cơ hội quan trọng nhất để Mỹ-Nhật tập luyện tác chiến liên hợp.
Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-22 Raptor tham gia diễn tập Keen Sword 2015
Khác với nội dung diễn tập được tuyên bố rầm rộ trong các năm trước, trong cuộc diễn tập lần này, Mỹ và Nhật Bản đều tương đối kín tiếng, mãi đến khi kết thúc diễn tập, tờ "Thời báo Không quân" Mỹ mới tiết lộ, Lầu Năm Góc đã điều cả máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (đến từ Alaska) tham gia diễn tập, mục đích là "làm cho Trung Quốc khiếp sợ".
Tờ "Thời báo Không quân" ngày 18 tháng 11 tiết lộ, trong tháng này, Không quân Mỹ đã điều máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất đến Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự Keen Sword.
Trang mạng chính thức của căn cứ không quân Kadena cho biết, máy bay chiến đấu F-22 đến từ Alaska, vào ngày 14 tháng 11 đã cất cánh từ căn cứ này, tham gia diễn tập Keen Sword. Căn cứ Kadena là cứ điểm chủ yếu của máy bay chiến đấu F-22 ở châu Á, Không quân Mỹ nhiều lần điều F-22 triển khai lâm thời ở căn cứ này.
Bài báo cho biết, trong cuộc diễn tập lần này, Quân đội Mỹ tập trung diễn tập chiến thuật tác chiến săn ngầm, tác chiến mặt nước, tác chiến không đối không và phòng không, "chúng tôi sẽ hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên như một lực lượng liên hợp". Ngoài máy bay chiến đấu F-22, nhân viên cứu viện đến từ nước Mỹ và Quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản cùng với nhân viên cứu viện Nhật Bản tiến hành huấn luyện cụ thể ở căn cứ Komatsu.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng không quân khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhất là Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-22, loại máy bay được mệnh danh là có "sức chiến đấu mạnh nhất" đã hoạt động rất tích cực ở khu vực này.
Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-22 Raptor tham gia diễn tập Keen Sword 2015
Tờ "Thời báo Không quân" cho rằng, hành động này không chỉ là để răn đe CHDCND Triều Tiên, mà còn có ý đồ phô diễn sức mạnh với Trung Quốc. Đầu năm 2013, Mỹ cũng điều F-22 đến căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc, tham gia diễn tập Foal Eagle Mỹ-Hàn.
Trang mạng "Công nghệ quốc phòng" Mỹ ngày 18 tháng 11 tiết lộ, gần đây Không quân Mỹ còn lần đầu tiên đồng thời điều 2 loại máy bay chiến đấu F-22 và F-35 tiến hành huấn luyện không chiến. Được biết, trong diễn tập, 2 loại máy bay chiến đấu này đã lần đầu tiên bay theo biên đội và đã tiến hành huấn luyện tấn công đường không, phòng thủ đường không và đánh chặn đường không. “Tác chiến biên đội F-35 và F-22 chủ yếu nhằm vào cường quốc không quân hàng đầu thế giới như Trung Quốc hoặc Nga”.
Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn trong diễn tập Keen Sword
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 21 tháng 11 dẫn hãng tin Reuters Anh cho rằng, Nhật Bản đóng vai trò quan trọng hơn trong diễn tập quân sự liên hợp Keen Sword Mỹ-Nhật vừa kết thúc, một tướng lĩnh Nhật đã phụ trách chỉ huy diễn tập trên biển, trên không.
Theo bài báo, trong bối cảnh diễn tập, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách nâng cao vị thế của Nhật Bản trong liên minh an ninh Mỹ-Nhật.
Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-22 Raptor tham gia diễn tập Keen Sword 2015
Trong thời gian diễn tập, tư lệnh biên đội hộ tống Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, thiếu tướng hải quân chỉ huy một hạm đội gồm hơn 20 tàu khu trục tiến hành diễn tập ở Thái Bình Dương, trong đó có tàu chiến Mỹ. Sĩ quan Hải quân Mỹ chỉ ra, trong diễn tập, thiếu tướng hải quân Nhật Bản này đã đóng vai trò quan trọng hơn so với sĩ quan chỉ huy Nhật Bản trong các cuộc diễn tập Keen Sword trước đây.
Được biết, nhiệm vụ chính của thiếu tướng hải quân Nhật Bản này trong diễn tập là bảo vệ tàu sân bay USS George Washington Mỹ không bị đe dọa từ mặt biển hoặc trong lòng biển. Thiếu tướng Hải quân Mỹ Alexander cho biết, đây là hành động có quy mô lớn nhất và phức tạp nhất mà quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tham gia với tư cách là sĩ quan chỉ huy tác chiến trên biển.
Diễn tập Keen Sword nhằm vào Trung Quốc?
Thông tin từ trang mạng "Global Security" Mỹ cho biết, diễn tập Keen Sword giữa Mỹ-Nhật bắt đầu từ năm 1986, cứ 2 năm tổ chức 1 lần, là một trong những cuộc diễn tập thực binh quy mô lớn nhất giữa Mỹ-Nhật. Cuộc diễn tập này thường tổ chức vào tháng 11 đến tháng 12 vào năm chẵn.
Điều thú vị là, số năm diễn tập được ghi là năm tiếp theo, chẳng hạn Keen Sword-2013 thực tế được tổ chức trong năm 2012. Còn cuộc diễn tập Keen Sword năm nay được đặt tên là Keen Sword-2015.
Máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến F-22 Raptor tham gia diễn tập Keen Sword 2015
Chuyên gia cho rằng, loại diễn tập này ban đầu chủ yếu nhằm vào Liên Xô, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh bắt đầu nhằm vào các cuộc xung đột khu vực, những năm gần đây, Trung Quốc đã rõ ràng trở thành mục tiêu giả tưởng của cuộc diễn tập này.
Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời Phó viện trưởng Constantin Sivkov, Viện nghiên cứu các vấn đề  địa-chính trị Nga cho rằng, do tranh chấp đảo ở biển Hoa Đông giữa Trung-Nhật, diễn tập liên hợp Keen Sword lần này rõ ràng có ý đồ nhằm vào Trung Quốc.
Constantin Sivkov nói: "Loại diễn tập này có đặc tính kép. Một mặt là tiến hành diễn tập liên hợp đổ bộ đoạt đảo trên biển trên không; mặt khác là tuyên bố với Trung Quốc, nếu Trung Quốc có ý đồ đoạt đảo của Nhật Bản, thì Mỹ có lập trường kiên định trên phương diện cùng Nhật Bản bảo vệ đảo tranh chấp".
Báo Trung Quốc còn cho rằng, cuộc diễn tập lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nhật Bản gần đây đạt được “Đồng thuận nguyên tắc 4 điểm” về quan hệ hai nước, được dư luận trông đợi tình hình châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục dịu đi.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh cuộc diễn tập này có tính chất thường lệ, địa điểm tổ chức cách xa đảo Senkaku, nhưng nội dung cuộc diễn tập lần này lại có nội dung nhạy cảm như đoạt lại đảo nhỏ, gây nghi ngờ cho "bên ngoài" (Trung Quốc).
Biên đội máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 Mỹ lần đầu tiên tham gia diễn tập Keen Sword Mỹ-Nhật
Diễn tập quân sự liên hợp Nhật-Mỹ thường phân thành 2 loại - diễn tập chiến đấu thực tế và diễn tập cơ quan chỉ huy, diễn tập lần này là lần thứ 12 hai nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp chiến đấu thực tế.
Mặc dù quan chức Nhật Bản nhấn mạnh địa điểm diễn tập nằm ở đảo lớn Amami, về hành chính thuộc tỉnh Kagoshima, Kyushu, Nhật Bản, không thuộc khu vực Okinawa, nhưng phân tích kỹ nội dung diễn tập, vẫn là kịch bản chiến dịch liên quan đến "tây nam có sự" của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, khó tránh khỏi bị nghi ngờ "bình mới rượu cũ".
Bài báo nhấn mạnh quy mô tham diễn của hai bên, cho biết, Nhật Bản điều động tới 30.000 binh sĩ của cả 3 "quân chủng", 30 tàu chiến, 260 máy bay; còn Mỹ điều động 10.000 binh sĩ, 20 tàu chiến và 150 máy bay.
Hai bên triển khai huấn luyện thực binh ở đảo nhỏ phía nam Kyushu và vùng biển lân cận, nội dung chính là đoạt lại đảo nhỏ, săn ngầm, chống thủy lôi với bối cảnh "tây nam có sự", ngoài ra còn liên quan đến các khoa mục như phòng không liên hợp, phòng thủ căn cứ, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, tấn công không đối hải.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản điều động tàu vận tải đổ bộ Shimokita lớp Osumi và tàu khu trục trực thăng Ise để thực hiện nhiệm vụ điều động binh lực, săn ngầm liên hợp, nhiều binh sĩ Nhật Bản lên tàu khu trục Aegis USS Mustin (DDG-89) của Quân đội Mỹ, quan sát Quân đội Mỹ điều khiển tàu chiến và sử dụng vũ khí.
Ngày 19 tháng 11 năm 2014, Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển sau khi kết thúc diễn tập Keen Sword 2015
Không chỉ có vậy, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản còn triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo lớn Amami và đảo Okinoerabu, điều này tạo sự phối hợp chặt chẽ với việc Nhật Bản lần đầu tiên dựa vào thời cơ diễn tập tháng 11 năm 2013, triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako tỉnh Okinawa, diễn tập tác chiến phong tỏa eo biển.
Ngoài ra, tờ "Thời báo Hải quân" Mỹ tiết lộ, cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ cùng với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản triển khai diễn tập hơn 20 khoa mục trọng điểm ở vùng biển phía đông Kyushu.
Sĩ quan chỉ huy Hạm đội 7, thiếu tướng hải quân John D. Alexander đặc biệt nhấn mạnh, diễn tập đã mô phỏng các kịch bản tác chiến như chống tàu ngầm, chống tàu chiến mặt nước, đoạt lấy quyền kiểm soát trên không ở vùng biển cục bộ và phòng không-phòng thủ tên lửa.
Rất nhiều nhân viên hoạch định chiến lược của quân đội Mỹ và Nhật Bản đã tham gia vào toàn bộ quá trình diễn tập, "họ kết hợp kế hoạch với tình hình thực tế, tiến hành phân tích nhiệm vụ và thu thập số liệu, cung cấp căn cứ lý luận cho hoàn thiện tác chiến liên hợp và hành động ứng phó khẩn cấp trong tương lai". Bên ngoài suy đoán, diễn tập quân sự Keen Sword đã trở thành "hòn đá thử vàng" nhất thể hóa quân sự Nhật-Mỹ.
Theo mạng "Global Security" Mỹ, Keen Sword là một nội dung quan trọng trong thỏa thuận quốc phòng song phương Mỹ-Nhật, mục đích của nó là thông qua huấn luyện chung Mỹ-Nhật, nâng cao năng lực chống xâm lược từ bên ngoài cho Nhật Bản, tăng cường năng lực tác chiến liên hợp hai nước Mỹ-Nhật.
Ngày 19 tháng 11 năm 2014, Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển sau khi kết thúc diễn tập Keen Sword 2015
Nhật Bản coi trọng diễn tập phòng thủ đảo nhỏ
Khác với ý đồ thông qua diễn tập hiểu rõ môi trường tìm cách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chú trọng hơn huấn luyện “đoạt đảo”.
Hãng Kyodo cho biết, diễn tập quân sự Keen Sword lần này chủ yếu giả thiết đảo nhỏ bị tấn công vũ lực, bảo đảm hành động quân sự Nhật-Mỹ thuận lợi và tăng cường năng lực phòng thủ đảo. 30.000 binh sĩ Lực lượng Phòng vệ, 30 tàu chiến, 260 máy bay và 11.000 binh sĩ Mỹ tham gia diễn tập.
Trong đó, diễn tập đoạt đảo được sắp xếp tiến hành ở đảo nhỏ không người ở Eniyabanare lân cận đảo lớn Amami, tỉnh Kagoshima.
Hãng tin United Press International (UPI) ngày 17 tháng 11 cho biết, Mỹ và Nhật Bản còn tiến hành diễn tập phòng vệ vũ khí hạt nhân và hóa học. Lực lượng phòng thủ vũ khí sinh hóa Mỹ và Nhật Bản đều tham gia huấn luyện đảo liên hợp.
Điểm khác với các cuộc diễn tập lần trước là, mặc dù quy mô tương đương, nhưng năm 2014 lại rất kín tiếng. Trong cuộc diễn tập Keen Sword 2013 tổ chức vào tháng 11 năm 2012, Mỹ-Nhật điều động tổng cộng 47.000 binh sĩ tham gia. Khi đó đúng vào lúc Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa đảo Senkaku, tạp chí "Thời đại" Mỹ cho rằng: "Hạm đội quy mô lớn nhất của Mỹ-Nhật được thành lập trong lịch sử cách đảo Senkaku chỉ có hành trình một ngày".
Ngày 19 tháng 11 năm 2014, Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển sau khi kết thúc diễn tập Keen Sword 2015
Mỹ-Nhật chính thức tuyên bố, diễn tập năm 2014 không nhằm vào quốc gia cụ thể nào. Mạng tin tức Yahoo cho biết, phần trên biển của diễn tập Keen Sword sẽ tiến hành ở phía đông đảo Kyushu Nhật Bản, chứ không hiện diện ở biển Hoa Đông - nơi có "tranh chấp đảo".
Đài truyền hình NHK Nhật Bản cho rằng, do tháng 11 là thời gian bầu cử chủ tịch tỉnh Okinawa, hơn nữa tổ chức diễn tập đổ bộ ở đây sẽ kích thích Trung Quốc, vì vậy Lực lượng Phòng vệ quyết định bỏ qua Okinawa.
Nhưng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: "Thay đổi địa điểm chẳng qua là để tạo ra môi trường mới, nâng cao năng lực ứng phó quân sự cho Lực lượng Phòng vệ ở các khu vực khác nhau".
"Tam quốc diễn nghĩa mới"
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 21 tháng 11 dẫn tờ "ETtoday" Đài Loan ngày 20 tháng 11 đưa tin, cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển Keen Sword giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản kết thúc vào ngày 19 tháng 11, cùng ngày, Trung Quốc và Nga cũng tuyên bố, đầu năm 2015 sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Thông tin này đã gây chú ý cho cư dân mạng, họ gọi là "Tam quốc diễn nghĩa mới".
Ngày 19 tháng 11 năm 2014, Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển sau khi kết thúc diễn tập Keen Sword 2015
Theo bài báo, trong cuộc diễn tập Keen Sword-2015 lần này, Mỹ đã lần đầu tiên điều động 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 tiến hành huấn luyện không chiến, phối hợp với tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington của Hải quân Mỹ và tàu sân bay trực thăng Ise lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, nỗ lực phô diễn vũ lực răn đe CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.
Đáp lại, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận chung vào năm 2015. Ông cho biết, Hải quân Trung Quốc và Nga đã tổ chức thành công diễn tập liên hợp trên biển lần thứ ba vào tháng 5 năm 2014, cho rằng, hợp tác quân sự song phương có tiềm năng rất lớn, Nga sẽ phát triển kế hoạch hợp tác ở phạm vi lớn nhất.
Do hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga khi đó đều tham dự cuộc diễn tập vào tháng 5, nên dư luận cho là quan hệ hai nước chặt chẽ và có lập trường thống nhất đối với các vấn đề quốc tế quan trọng.
Trong khi đó, đối với diễn tập Keen Sword lần này, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề địa-chính trị Nga, Constantin Sivkov cho rằng Mỹ-Nhật muốn tuyên bố với Trung Quốc là nếu Trung Quốc có ý đồ đoạt đảo từ tay Nhật Bản thì Mỹ sẽ đứng về phía Nhật Bản bảo vệ đảo tranh chấp.
Ngày 19 tháng 11 năm 2014, Mỹ-Nhật phô diễn sức mạnh trên biển sau khi kết thúc diễn tập Keen Sword 2015

Nếu lập ADIZ trên Biển đông: Phải buộc TQ phải dừng lại!

TQ lập ADIZ trên Biển đông: Buộc TQ phải dừng lại!

  "TQ đã phải từ bỏ ý định lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, VN cũng sẽ buộc TQ phải dừng lại".

Tiếp tục bày tỏ quan ngại trước nhận định khả năng TQ sẽ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông giống như biển Hoa Đông, Đại tá Nguyễn Tấn Vạn – Chính ủy Bộ chỉ huy quân đội tỉnh Bạc Liêu, ĐQH Bạc Liêu cho rằng, đó là quan ngại chung của các nước trong khu vực chứ không riêng gì Việt Nam.
Đại tá Vạn cho hay, từ những hoạt động TQ đang tiếp tục xây dựng nhà ở trái phép trên đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tổ chức một đơn vị đồn trú quân sự và bắt đầu thiết lập một hệ thống tuần tra tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" trong năm nay, mở rộng cơ sở hạ tầng, xây dựng trường học và đẩy mạnh du lịch tại khu vực theo đánh giá của các chuyên gia Biển Đông thì nhiều khả năng TQ sẽ thành lập vùng ADIZ để chứng minh chủ quyền trên Biển Đông giống như biển Hoa Đông.
Ảnh chụp cuối tháng 6 cho thấy Trung Quốc tăng số lượng thiết bị và vật liệu xây dựng tại bãi đá Gạc Ma. Ảnh: THE PHILIPPINE STAR
Ảnh chụp cuối tháng 6 cho thấy Trung Quốc tăng số lượng thiết bị và vật liệu xây dựng tại bãi đá Gạc Ma. Ảnh: THE PHILIPPINE STAR
Ủy ban ANQP đã lên tiếng, vẫn tiếp tục theo dõi, phòng ngừa đồng thời vẫn có những giải pháp đấu tranh, ngăn chặn không để điều đó xảy ra.
"Đây là quan ngại chung của các nước trong khu vực, nhưng VN phải kiên trì đấu tranh không để TQ thực hiện được ý đồ, áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. Đó là những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC)", Đại tá Vạn nói.
Đại tá Vạn cho rằng, VN cần đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tiếp tục khẳng định chủ quyền, tranh thủ sự ủng hộ từ dư luận quốc tế. Bởi lẽ, nếu TQ lập vùng nhận diện phòng không đồng nghĩa với việc VN, các nước trong khu vực và ngay cả các nước khác trên thế giới có chung quyền lợi trên Biển Đông đều bị rơi vào tình thế bất lợi.
Khi TQ công bố vùng ADIZ, tức là tất cả những nước có không phận trong vùng nhận diện phòng không này phải chịu sự kiểm soát của nước công bố, cụ thể là TQ.
Như vậy, việc ra vào khu vực đó phải chịu sự kiểm soát, hạn chế cũng có thể tạm thời không cho sử dụng hoặc phải được sự cho phép của TQ mới được đi qua. Tức là tự do hàng hải, tự do hàng không đã bị vi phạm và phải chịu sự kiểm soát của TQ.
Đối với VN, các hoạt động kiểm tra, tuần tra, tiếp tế, thám sát, bảo vệ của VN tại vùng biển Trường Sa sẽ bị hạn chế, gặp phải khó khăn. Điều này là rất nguy hiểm.
"Tôi tin vấn đề này sẽ được tháo gỡ, không làm phức tạp thêm tình hình. Trong cam kết hai nước đã thể hiện rất rõ, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ trang, không dùng vũ lực. VN không lựa chọn biện pháp đầu tranh bằng hình thức đối đầu, VN không mong muốn và điều đó sẽ không xảy ra".
Do đó, ông Vạn cho rằng vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao giữa hai nước, thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các lãnh đạo cấp cao, giữa quốc phòng VN và TQ.
Và thực tế, thời gian qua trên mặt trận ngoại giao VN đã đạt được những thành công nhất định. VN đã nhận được sự ủng hộ của các nước trong khối ASEAN và các nước khác có chung quyền lợi trên Biển Đông.
Vị Chính ủy Bộ chỉ huy quân đội tỉnh Bạc Liêu cũng nhận định trong hoàn cảnh TQ vẫn giữ quan điểm, quyết tâm thực hiện ý đồ sẽ là rất khó cho VN, tuy nhiên VN vẫn phải kiên nhẫn, kiên trì, đấu tranh lâu dài, cương quyết.
Đại tá Vạn cho hay, VN có đủ bằng chứng, pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình. VN cần tiếp tục đấu tranh, buộc TQ phải thực thi theo đúng luật pháp quốc tế.
"TQ đã phải từ bỏ ý định lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, VN cũng sẽ buộc TQ phải dừng lại".
ĐBQH Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1, Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng cho rằng, Bộ Quốc phòng sẽ có những bàn bạc đưa ra giải pháp đấu tranh phù hợp trên tinh thần "tăng đối tác, giảm đối tượng", vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Theo ông Tường, nếu TQ công bố vùng ADIZ trên Biển Đông VN sẽ bị đặt vào tình thế bất lợi. Tuy nhiên, có hai khả năng, một là công bố để công bố; hai là công bố kèm giải pháp.
Trong trường hợp, TQ công bố vùng ADIZ kèm những giải pháp nhằm duy trì quyền kiểm soát trong khu vực thì VN sẽ có phân tích và đưa ra những biện pháp đấu tranh phù hợp.
"Tôi không nhận định chủ quan, nhưng trong thời gian tới nếu TQ có công bố vùng nhận diện phòng không thì giải pháp đề kiểm soát, khẳng định quyền của TQ là chưa nhiều", vị đại biểu này nhận định.
Trong diễn biến khác, ngày 20/11, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua một loạt nghị quyết, trong đó có nghị quyết tái khẳng định sự cần thiết phải tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết mang mã số H.Res-714, do Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Eni Faleomavaega bảo trợ, đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nhất trí thông qua, trong đó tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ và Quốc hội Mỹ đối với các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình và trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được các nước công nhận đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết H.Res-714 cũng lên án mọi hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực gây cản trở các quyền tự do tại các vùng biển và không phận quốc tế.
Nghị quyết hối thúc Trung Quốc kiềm chế thực thi quyết định Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông, coi đây là một hành động đi ngược quyền tự do bay qua không phận quốc tế, hối thúc nước này không có các hành động tương tự tại các vùng biển khác của châu Á-Thái Bình Dương.
Đây là lần thứ hai trong năm nay Mỹ thể hiện thái độ mạnh mẽ đối với sự leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại biển Đông.
Bình luận về sự kiện này, ông Nguyễn Tấn Vạn nhắc lại khẳng định quan điểm của VN là không dựa vào nước thứ ba để chống lại TQ.
Theo ông Vạn, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết Biển Đông cho thấy Mỹ rất quan tâm tới vấn đề trên Biển Đông và quan tâm tới những hành động vi phạm chủ quyền, vi phạm nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông của TQ thời gian gần đây. "Đây được xem là lời cảnh báo cho TQ trước bất kỳ hành động nào cũng phải suy nghĩ, ứng xử cho đúng luật", ông Vạn nói.
"VN khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông nhưng VN cũng khẳng định rất rõ không dựa vào nước thứ ba để chống lại TQ", ông Vạn tái nhắc lại.
  • Vũ Lan

Philippines: TQ hứa gì ở Biển Đông thì hãy thực hiện

Philippines: TQ hứa gì ở Biển Đông thì hãy thực hiện cho đủ


(GDVN) - Trước năm 2017, Philippines sẽ chi 91 tỷ peso để mua vũ khí trang bị, yêu cầu TQ đã hứa thì nên làm, không rút đơn kiện TQ, bắt giữ lao động TQ...

Tổng thống Philippines Benigno Aquino cầm súng trường tấn công M4 (ảnh tư liệu)
Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 18 tháng 11 đăng bài viết "Philippines tuyên bố có kế hoạch chi 2 tỷ USD mua vũ khí", cho biết, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đã đưa ra mục tiêu trước năm 2017 chi 91 tỷ peso (khoảng 2 tỷ USD) để mua trang bị quốc phòng.
Tại một hoạt động kỷ niệm tròn 75 năm thành lập Bộ Quốc phòng Philippines ngày 17 tháng 11, Tổng thống Aquino đã tái khẳng định cam kết tiến hành nâng cấp hiện đại hóa đối với năng lực tác chiến của lực lượng vũ trang Philippines, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ông Aquino cho biết, chi tiêu và kế hoạch mua sắm vũ khí trang bị do chính phủ của ông (nhậm chức vào tháng 6 năm 2010) phê chuẩn đều nhiều hơn các Chính phủ Philippines 3 khóa trước. Ông cho biết, đến nay, chính phủ của ông đã phê chuẩn 46 kế hoạch mua sắm vũ khí, tổng trị giá là 41,4 tỷ peso.
Ông phát biểu nhấn mạnh, chi tiêu mua sắm vũ khí trang bị trong thời gian tới sẽ tăng mạnh. Ông nói: "Là một phần của kế hoạch phát triển năng lực tác chiến cho lực lượng vũ trang Philippines, có 33 chương trình mua sắm vũ khí sẽ hoàn thành trước năm 2017. Những chương trình này tổng ngân sách là 90,86 tỷ peso".
Trang bị tác chiến chủ yếu đặt mua gần đây của các lực lượng vũ trang Philippines bao gồm máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 do Công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc sản xuất, máy bay trực thăng thông dụng Bell 412, thông dụng tấn công hạng nhẹ AW109 do công ty Agusta Westland sản xuất, máy bay trực thăng thông dụng UH-1 Iroquois phiên bản tân trang và tàu tuần tra lớp Hamilton cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ - lực lượng vũ trang Philippines gọi là tàu hộ vệ tuần tra.
Philippines mua máy bay trực thăng W-3A do Ba Lan sản xuất
Chương trình mua sắm vũ khí (dự tính sẽ hoàn thành trước năm 2017) của Philippines bao gồm mua sắm hệ thống phòng không, máy bay vận tải C-130T của công ty Lockheed Martin, máy bay tuần tra tầm xa, máy bay chi viện đường không cự ly gần, máy bay trực thăng chiến đấu săn ngầm, tàu hộ vệ hạng nhẹ và xe bọc thép đổ bộ.
Những chương trình mua sắm ưu tiên khác của các lực lượng vũ trang Philippines bao gồm quân nhu, hệ thống thông tin và trang bị nhìn đêm.

Yêu cầu Bắc Kinh thực hiện lời hứa ở Biển Đông
VOA Mỹ ngày 19 tháng 11 đưa tin, Philippines bày tỏ hoan nghênh về việc lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình "hứa" Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông, nhưng yêu cầu Trung Quốc đồng thời phải áp dụng hành động thiết thực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm thứ Tư tuyên bố, Philippines hoan nghênh Trung Quốc hứa hẹn lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển, nếu lời hứa này có thể chuyển hóa thành hành động thì chắc chắn sẽ cải thiện tình hình Biển Đông.
Nhưng người phát ngôn cho hay, Trung Quốc hiện nay vẫn cứ hoạt động ở lãnh hải của Philippines. Ông yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt hoạt động khai thác ở đá Châu Viên, đá Gạc Ma và đá Gaven (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đồng thời "rút khỏi vùng biển do Philippines tuyên bố chủ quyền".
Ngày 17 tháng 11 năm 2014, tại Quốc hội Australia, ông Tập Cận Bình - lãnh đạo Trung Quốc "hứa" không dùng vũ lực ở Biển Đông.
Khi phát biểu ở Quốc hội Australia, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có nói là: "Trung Quốc nhất quán kiên trì thông qua đối thoại đàm phán, lấy phương thức hòa bình để xử lý tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển với các nước có liên quan".
Theo bài báo, tháng 3 năm nay, Philippines yêu cầu toà án trọng tài quốc tế La Hay đưa ra phán quyết về "tranh chấp chủ quyền lãnh thổ" với Trung Quốc ở Biển Đông, thách thức tính hợp pháp của “đường chín đoạn” (phi lý, bất hợp pháp). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Philippines sẽ không rút đơn kiện và muốn Trung Quốc có thể tham gia.
Đối với vụ kiện của Philippines, trước đây, Chính phủ Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ cho biết là họ không chấp nhận, không tham gia và không có ý định đưa ra bất cứ phản hồi nào trước yêu cầu của tòa án này. Toà án trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc có văn bản phản hồi trước ngày 15 tháng 12 năm 2014.
Ngoài Philippines, các nước Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng vẫn chưa có hành động pháp lý để thách thức Trung Quốc. 

Trung Quốc mời Philippines tham gia “con đường tơ lụa trên biển”?
Liên quan đến quan hệ Trung Quốc-Philippines, mạng tin tức GMA Philippines ngày 14 tháng 11 dẫn Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cho biết, Trung Quốc hoàn toàn không gạt Philippines ra khỏi kế hoạch “con đường tơ lụa trên biển”, cho rằng, Philippines “chắc chắn là” một phần của con đường tơ lụa trên biển, “hoan nghênh Philippines trở thành đối tác tích cực và mang tính xây dựng của con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Trung Quốc đang đẩy mạnh xây dựng "con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21"
Chiến lược con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 do ông Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 10 năm 2013 khi ông thăm ASEAN, nội dung cốt lõi bao gồm trao đổi chính sách, kết nối đường sá, làm thông suốt thương mại, lưu thông tiền tệ và tương thông lòng người (giao lưu nhân văn). “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” và “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” trên đất liền tạo thành ý tưởng chiến lược “một vành đai, một con đường” thúc đẩy hợp tác và phát triển quốc tế của Trung Quốc hiện nay.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 có 2 nhánh: Một là từ duyên hải Trung Quốc đi qua Biển Đông, eo biển Malacca, đến Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải. Hai là từ duyên hải Trung Quốc đi qua Biển Đông, đi qua quần đảo Indonesia đến Nam Thái Bình Dương, phạm vi hợp tác quốc tế bao gồm khảo sát khoa học biển, nghề cá, ngành du lịch, khai thác tài nguyên.
Tuy nhiên, hiện nay, Philippines vẫn chưa có phản ứng gì về Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc coi Philippines là một phần của kế hoạch “con đường tơ lụa trên biển” đầy tham vọng.
Trước đó, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 11 đăng bài viết “Philippines trả giá đắt do thách thức Trung Quốc, tổn thất chục tỷ USD đầu tư”. Bài viết dẫn tờ "Nhật báo phố Wall" Mỹ cho rằng, Philippines đã phải "trả giá đắt" cho việc gây thách thức pháp lý với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đó là: thương mại, du lịch song phương đều ngày càng suy giảm. Hiện nay, Philippines còn đối mặt với bỏ lỡ một cơ hội đầu tư to lớn về hạ tầng cơ sở theo kế hoạch của Trung Quốc.
Kế hoạch "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc đi qua Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Đông Phi, Bắc Phi đến Venice, nó đem lại cơ hội thương mại và việc làm cho khu vực đi qua. Nhưng, con đường này đã bỏ qua Philippines. Dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Rosario ngày 10 tháng 11 nói: “Chúng tôi cảm thấy lẻ loi”.
Tàu cá Trung Quốc trên biển (ảnh minh họa)
Theo bài báo, rõ ràng Philippines sẽ không trở thành một phần của “con đường tơ lụa trên biển”, cho dù Manila là một trong những cảng lớn của châu Á, trong khi đó, Singapore, Jakarta và Colombo đều nằm trong bản đồ theo kế hoạch của Trung Quốc.
Philippines bắt 11 người Trung Quốc lao động bất hợp pháp
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 20 tháng 11 dẫn tờ "Thương báo" Philippines cho biết, ngày 19 tháng 11, Cục di dân Philippines đã bắt giữ 11 người Trung Quốc cầm thẻ du lịch lao động bất hợp pháp ở tỉnh Bulacan, trong đó có một tội phạm trốn trại của Trung Quốc.
Theo quan chức Cục di dân Philippines, nhà cầm quyền đã phát hiện có 11 người làm việc mà không có giấy phép khi kiểm tra 14 người Trung Quốc tại một kho hàng. Họ đang cầm thẻ du lịch, loại thẻ này không thể làm việc ở Philippines.