Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Truyền thông Trung Quốc

Truyền thông Trung Quốc nói gì về cuộc họp báo của Đại sứ quán Việt Nam?


(GDVN) - Bằng cách suy diễn chủ quan và áp đặt ý mình vào phát biểu của Đại sứ Việt Nam, một số tờ báo Trung Quốc đã đặt tít "giật gân câu khách" dễ gây hiểu lầm.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thơ.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 14/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức họp báo đầu năm 2015 - năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2015). Đông đảo phóng viên thuộc các cơ quan báo chí của Trung Quốc như Nhân Dân nhật báo, đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI, báo Thanh niên Trung Quốc, báo Tân Kinh …đã tham dự.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin về cuộc họp báo với tiêu đề "Đại sứ Việt Nam nói về kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Trung: Hòa bình, ổn định, hữu hảo vẫn là xu thế chủ đạo", đài CRI và chuyên san Tin tức quốc tế của Tân Hoa Xã giật tít: "Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc: Lôi kéo Nhật - Mỹ đối phó Trung Quốc không phù hợp với lợi ích của Việt Nam". Nhân Dân nhật báo đưa tin: "Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc: Hy vọng hai nước tăng cường giao lưu nhân dân".
Tân Hoa Xã và Tân Kinh Báo đưa tin với tít bài: "Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc: Việt Nam sẽ không liên thủ với Mỹ - Nhật để kiềm chế Trung Quốc". Một bản tin khác của Thời báo Hoàn Cầu trong mục tin quốc tế có tít: "Đại sứ Việt Nam: Tinh thần dân tộc và chủ nghĩa dân tộc cực đoan khác nhau".
Theo Thông tấn xã Việt Nam, tại buổi họp báo, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đã giới thiệu khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam cũng như tình hình quan hệ Việt-Trung trong năm 2014 và chia sẻ một số suy nghĩ về định hướng thúc đẩy quan hệ hai nước trong năm 2015.

Báo Trung Quốc bình luận phát biểu của ông Du Chính Thanh khi thăm Việt Nam


(GDVN) - Theo tờ Trung Quốc bình luận thông tấn xã, ông Du Chính Thanh còn nhấn mạnh rằng phía Việt Nam nên "nhận thức tỉnh táo...
Ông Thơ nói rằng, dù tình hình khu vực và thế giới có nhiều thay đổi, quan hệ hai nước gặp một số khó khăn, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán và lâu dài trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời cũng mong muốn Trung Quốc coi Việt Nam ổn định, phát triển thịnh vượng là cơ hội cho Trung Quốc.
Đại sứ Nguyễn Văn Thơ nêu rõ hai nước cần tăng cường các cuộc tiếp xúc, chuyến thăm cấp cao cũng như giao lưu giữa các bộ ngành và địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ, nhằm củng cố tin cậy chính trị và lòng tin chiến lược. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại đi đôi với từng bước giảm nhập siêu của Việt Nam, sớm thành lập hai Nhóm công tác về sơ sở hạ tầng và tiền tệ theo đúng thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai bên, tích cực thúc đẩy, quảng bá và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân hai nước đi lại, thăm quan du lịch lẫn nhau.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ khẳng định cần tiếp tục giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, cụ thể là thực hiện nghiêm túc, triệt để các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước, nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC). Điều quan trọng là trong khi tìm kiếm giải pháp bền vững, lâu dài cho vấn đề này, hai bên cần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, kiểm soát tốt tình hình, kiềm chế tuyệt đối, không có hành động làm phá vỡ nguyên trạng, làm phức tạp thêm tình hình, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời Đại sứ Nguyễn Văn Thơ phát biểu về vấn đề Biển Đông như Thông tấn xã Việt Nam vừa nêu. Tân Hoa Xã dẫn lại bản tin của Tân Kinh nói rằng, trong cuộc họp báo này Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 2 vòng đàm phán về các vấn đề ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, 2 vòng đàm phán về "hợp tác trong các vùng biển nhạy cảm" và 3 vòng đàm phán hiệp thương tổ công tác 2 nước về cùng hợp tác khai thác chung trên biển. Cũng theo tờ Tân Kinh, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ cho rằng vấn đề duy nhất do lịch sử để lại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay là "tranh chấp trên biển".
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức họp báo, ảnh: CRI.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc CRI đưa tin: Trả lời câu hỏi của báo giới Trung Quốc đề nghị Đại sứ bình luận về quan điểm cho rằng, Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ, Nhật là để "lôi kéo" Mỹ, Nhật đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Thơ trả lời: Việt Nam có chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển chính sách ngoại giao đa phương hóa đa dạng hóa, Việt Nam sẽ không liên kết với nước này để chống nước kia. Một câu trả lời rõ ràng, chuẩn xác và đã được các nhà lãnh đạo Việt Nam tuyên bố, khẳng định nhiều lần và từ lâu - PV.
Ấy vậy nhưng Thời báo Hoàn Cầu đã xào xáo thành nội dung hoàn toàn khác: "Về việc truyền thông bên ngoài cho rằng Việt Nam liên kết với Mỹ, Nhật để kiềm chế Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Thơ khẳng định, liên kết với Mỹ, Nhật không phải là chính sách đối ngoại của Việt Nam, Việt Nam quyết không làm như vậy. Cũng giống như nếu cứ suy đoán một cách chủ quan rằng Trung - Mỹ tăng cường thăm viếng cấp cao, tăng cường liên hệ quân sự là nhất định nhằm vào một bên thứ ba thì thế giới này loạn mất!"
Tờ Tân Kinh thì "xào tin" trắng trợn hơn với thủ đoạn "trích nguyên văn" bịa đặt và Tân Hoa Xã dẫn lại nội dung: Đại sứ Nguyễn Văn Thơ đã nói rằng: "Liên thủ với Mỹ - Nhật để kiềm chế Trung Quốc, đây không phải chính sách đối ngoại của Việt Nam, cũng không phù hợp với lợi ích của Việt Nam, Việt Nam không thể làm như vậy". Bằng cách suy diễn chủ quan và áp đặt ý mình vào phát biểu của Đại sứ Việt Nam, một số tờ báo Trung Quốc đã đặt tít "giật gân câu khách" dễ gây hiểu lầm cho dư luận, mặc dù Đại sứ Thơ không hề nhắc đến như ngay trong chính nội dung CRI vừa đưa ở trên.
Nguy hiểm hơn, bản tin của đài CRI Trung Quốc còn định "ly gián" quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các nước khác như Mỹ, Nhật Bản khi đưa tin: "Về vấn đề quan hệ Việt - Mỹ và Việt - Nhật, ông Nguyễn Văn Thơ cho biết, Việt Nam và Mỹ, Nhật Bản từng có một giai đoạn lịch sử không vui, hàng triệu người Việt Nam trở thành nạn nhân chất độc màu da cam, hàng triệu người Việt Nam đã phải hy sinh để giành lấy độc lập tự do, Việt Nam không bao giờ quên quá khứ, chỉ gác lại các vấn đề lịch sử, phát triển quan hệ với các quốc gia này trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi".

Thời báo Hoàn Cầu vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng

(GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu đã bịa đặt trắng trợn và chụp mũ vu cáo ông Đinh La Thăng "nhóm lại ngọn lửa chống Trung Quốc ở Việt Nam".
Đúng là Việt Nam không bao giờ quên quá khứ, nhưng quá khứ không chỉ có chiến tranh với Mỹ hay Nhật Bản. Gán những bình luận chủ quan của phóng viên Trung Quốc cho Đại sứ Nguyễn Văn Thơ là một thủ đoạn nguy hiểm - PV. Không dừng lại ở đó, CRI tiếp tục giải thích về "thời kỳ Nhật Bản xâm lược Việt Nam" năm 1940 cũng như 21 năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Khi đã quyết định khép lại quá khứ, hướng tới tương lai thì truyền thông Trung Quốc cũng không nên bới móc quá khứ, kích bác hiềm khích giữa 2 dân tộc, quốc gia khác - PV.
Thời báo Hoàn Cầu thì có riêng một tin trên mục quốc tế dẫn lời (bịa lời?) ông Nguyễn Văn Thơ nói: Tinh thần dân tộc và chủ nghĩa dân tộc cực đoan là khác nhau, dư luận ở Trung Quốc hay Việt Nam cũng đều nên định hướng cho thanh niên hai nước hiểu đúng đắn về lịch sử, không để các dư luận sai lầm ảnh hưởng đến xu thế chủ đạo của quan hệ Việt - Trung.
Thời báo Hoàn Cầu "dẫn" tiếp, trong lịch sử Việt Nam tinh thần dân tộc đã phát huy vai trò quan trọng, dư luận trong nước Việt Nam cũng đang phát triển một cách chính xác và chính đáng, trong bối cảnh dư luận ngày càng đa chiều như ngày nay cần phải làm cho nhân dân 2 nước, đặc biệt là thanh thiếu niên hiểu lịch sử một cách khách quan.
Cũng Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền rằng, "ông Nguyễn Văn Thơ cho biết, không để cho các dư luận lệch lạc sai lầm ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung, sau vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV), lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhận thức chung về việc khôi phục quan hệ song phương phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, xu thế hòa bình, ổn định phồn vinh của khu vực và thế giới."
Việt Nam không dựa vào nước này để chống nước kia, không liên kết nước này để chống lại nước khác đã là quan điểm rõ ràng, dứt khoát được các nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định từ lâu. Truyền thông Trung Quốc có đặt bao nhiêu câu hỏi về chuyện này đi nữa thì câu trả lời cũng chỉ có một. Nhưng thủ đoạn gán lời, đặt tít giật gân câu khách của một số tờ báo Trung Quốc là hành động không đẹp và không có lợi cho quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Cách đưa tin như vậy cũng sẽ không giúp họ làm tăng thêm uy tín cho mình, mà có thể gây hậu quả ngược lại - PV.

Đài Loan vạch trần sự ranh mãnh của Trung Quốc ở Trường Sa?

Forbes: Tại sao Đài Loan vạch trần sự ranh mãnh của Trung Quốc ở Trường Sa?


(GDVN) - Chiến đấu cơ Trung Quốc đặt tại Chữ Thập trong tương lai có thể "xua đuổi bất kỳ đồng nghiệp nào từ Việt Nam" với lý do bảo vệ (cái gọi là) vùng nhận diện...

Ông Dương Niệm Tổ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, học giả Đài Loan.
Tờ Forbes ngày 13/1 có bài bình luận, hãy đặt giả thiết năm 2015 là năm chính quyền Đài Loan vốn thân thiện với Bắc Kinh sẽ bắt đầu (tỏ ra) chống lại Trung Quốc, vì Quốc dân đảng cầm quyền của ông Mã Anh Cửu muốn tìm kiếm lại sự ủng hộ của cử tri cho cuộc bầu cử lãnh đạo Đài Loan vào năm tới. Quốc dân đảng đã thất bại trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua sau một loạt các cuộc "biểu tình gây rối" trong năm 2014.
Hôm Thứ Hai, Ủy ban Ngoại giao quốc phòng Viện Lập pháp Đài Loan tổ chức buổi điều trần, trong đó các nghị sĩ của cả 2 đảng Quốc dân và Dân chủ tiến bộ đều hướng sự chú ý của dư luận đến đường băng Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) với khả năng cho phép máy bay chiến đấu Su-27 cất hạ cánh. Lâm Úc Phương, nghị sĩ Quốc dân đảng đã nói điều này với giới truyền thông.
Những chiếc chiến đấu cơ Trung Quốc đặt tại Chữ Thập trong tương lai có thể "xua đuổi bất kỳ đồng nghiệp nào từ Việt Nam" với lý do bảo vệ (cái gọi là) vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh có thể đơn phương tuyên bố áp đặt bất cứ lúc nào như những gì đã xảy ra trên biển Hoa Đông. Biển Đông không chỉ giàu tài nguyên năng lượng, nghề cá, là tuyến hàng hải huyết mạch mà Trung Nam Hải còn xem vùng biển này là "sân sau" của  Trung Quốc.
"Nếu Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu ở khu vực Biển Đông (Trường Sa), phản ứng của các quốc gia khác trong khu vực có khả năng sẽ rất tiêu cực", Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao các vấn đề châu Á từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế bình luận. Vì vậy theo Forbes, lựa chọn tốt nhất cho Đài Loan lúc này là vạch ra cho công chúng cũng như các nước láng giềng thấy rõ những trò ranh mãnh của Trung Quốc ở Biển Đông buộc người ta phải suy nghĩ.
Sau đó chính quyền Đài Loan có thể phản ứng bằng cách tăng cường lực lượng vũ trang ra đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), ông Dương Niệm Tổ, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan và hiện là giáo sư đại học Chính trị quốc gia Đài Loan bình luận. Hiện tại, (trên danh nghĩa) lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan đang đồn trú (bất hợp pháp) ngoài đảo Ba Bình, bãi Bàn Than.
Trong một động thái khác, hôm qua Cục Hàng không dân dụng Đài Loan đã lên án Bắc Kinh đơn phương thành lập 4 đường bay mới qua eo biển Đài Loan, làm giám đoạn các chuyến bay từ Đài Loan đến các đảo nhỏ hơn do Đài Bắc kiểm soát là Kim Môn và Mã Tổ. Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố các hoạt động giám sát không phận sẽ tăng lên, Đài Bắc sẽ không rút lui sau thông báo của Trung Quốc về đường bay mới.

Bế tắc ở Đông Á ngày nay có thể kết thúc đẫm máu

Học giả Mỹ: Bế tắc ở Đông Á ngày nay có thể kết thúc đẫm máu


(GDVN) - Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV) dù diện tích nhỏ bé nhưng lại đang là trung tâm của một cuộc tranh chấp quốc tế và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh.

Học giả Joshua Kurrlantzick.
Joshua Kurrlantzick, thành viên cấp cao phụ trách khu vực Đông Nam Á trong Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ ngày 15/1 bình luận trên tờ The National cho rằng, đối đầu giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có thể gây ra chiến tranh ở châu Á. Trong đó khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV) dù diện tích nhỏ bé nhưng lại đang là trung tâm của một cuộc tranh chấp quốc tế và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh ở châu Á trong tương lai.
Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã không thể giải quyết "yêu sách chồng lấn" ở Biển Đông được cho là giàu dầu mỏ và là tuyến hàng hải chiến lược với tổng giá trị thương mại đi qua mỗi lăn lên tới hơn 5 ngàn tỉ USD.
Joshua nói, Philippines và Việt Nam đã yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển phán quyết đường lưỡi bò Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông là vô nghĩa, trong khi Bắc Kinh vẫn cứ lập luận rằng tòa án này không có thẩm quyền.
Trung Quốc muốn thành thế lực thống trị châu Á, những mối quan hệ thương mại kinh tế khó ngăn nổi chiến tranh
Trong 3 năm qua dưới thời lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh công khai tuyên bố mong muốn mình trở thành một thế lực thống trị châu Á. Lãnh đạo Trung Quốc đòi hỏi theo đuổi yêu sách "chủ quyền" với các vùng biển rộng lớn ở châu Á bao gồm Biển Đông và Hoa Đông.
Đồng thời Trung Nam Hải muốn rằng không phải Mỹ, cũng chẳng phải Nhật Bản mà phải là Bắc Kinh dẫn đầu tổ chức an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đang rất cố gắng để duy trì ảnh hưởng của mình ở châu Á trong khi Philippines, Việt Nam và nhiều nước khác muốn có sự ủng hộ của Mỹ đang phải vật lộn để xây dựng quân đội và lực lượng hải quân của mình, Joshua bình luận.
Trong một diễn đàn được Bộ Quốc phòng Trung Quốc tổ chức cuối năm 2014, Lưu Chân Dân, Thứ trưởng Ngoại giao nước này tuyên bố: Các nước châu Á tự chịu trách nhiệm chính đối với an ninh khu vực của họ, một cảnh báo nhằm vào Hoa Kỳ.
Trong lúc diễn đàn này được tổ chức thì hình ảnh mới nhất từ vệ tinh được công bố cho thấy Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp 1 đường băng ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa mà có thể sử dụng cho máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Bất chấp bầu không khí ngày càng "hiếu chiến" trong khu vực, một số doanh nhân và các nhà lãnh đạo châu Á vẫn tin rằng, tăng trưởng kinh tế thương mại ở châu Á và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, Trường Sa.
Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các nền kinh tế khác ở châu Á, đồng thời cũng là nhà tài trợ lớn nhất cho một số nước châu Á khiến Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu tại Singapore tự tin rằng "châu Á sẽ trải qua thời kỳ hoàng kim mới hòa bình và thịnh vượng trong vòng 10 năm tới" vì hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại.
Nhưng những mối quan hệ thương mại có thể không ngăn chặn được một cuộc chiến tranh trong tương lai. Trong nhiều khía cạnh, tình hình ở Đông Á hiện nay tương tự như châu Âu trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Cũng giống như Đông Á hiện nay, thời gian đó ở châu Âu nổi lên các thế lực thách thức trật tự quốc tế, chủ nghĩa quân phiệt lây lan và các quốc gia duy trì quan hệ kinh tế mạng nhện phức tạp. Tuy nhiên ngay cả khi họ giao dịch sâu với nhau, các cường quốc châu Âu những năm 1900 - 1910 đã phát động chạy đua vũ trang và kinh tế, thương mại cuối cùng vẫn không giữ được hòa bình.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thừa nhận rằng, mặc dù hợp tác kinh tế thương mại Nhật - Trung vẫn tăng trưởng, nhưng hai nước đang ở trong "tình huống tương tự" Anh và Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, khi các cường quốc châu Âu chạy đua vũ trang hải quân trong lúc họ là những đối tác thương mại lớn của nhau.
Và như những gì đã xảy ra sau đó ở châu Âu, bế tắc ở Đông Á ngày nay có thể kết thúc đẫm máu, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đang vừa trở nên cởi mở hơn, nhưng đồng thời cũng đối nghịc nhau hơn.
Bắc Kinh đã từng cảnh báo ExxonMobil và các công ty dầu khí khác không được liên doanh với các nước Đông Nam Á thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc cũng công khai cảnh báo các nước Đông Nam Á "không thác thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ" của Bắc Kinh.
Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc từng tuyên bố năm 2010 khi còn là Ngoại trưởng, "Trung Quốc là một nước lớn và ác nước khác (ở Đông Nam Á) là nước nhỏ, đó là một thực tế", Joshua lưu ý.
Môi trường nguy hiểm ở châu Á bắt nguồn từ sự yếu kém của Mỹ, Bắc Kinh nhanh chóng lấp chỗ trống
Khi bước vào Nhà Trắng, ông Barack Obama đã đưa ra chính sách "xoay trục chiến lược" sang châu Á - Thái Bình Dương, chính sách này được cho là sẽ chuyển các nguồn lực kinh tế, ngoại giao và quân sự Mỹ sang châu Á từ các khu vực khác trên thế giới.
Mặc dù chính quyền Obama phủ nhận rằng chính sách này là nhằm kiềm chế ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, nhưng các quan chức Mỹ với tư cách cá nhân cũng như các thành viên Quốc hội thừa nhận rằng, Trung Quốc là lý do thực sự cho chiến lược xoay trục.
Sự suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực khiến Trung Quốc càng trở nên tự đắc?
Tuy nhiên mặc dù rất tham vọng, trục chiến lược của Mỹ trên thực tế cách quá xa so với lời hứa từ Washington, khiến nhiều nước châu Á tự hỏi liệu Hoa Kỳ có thực sự đảm bảo được an ninh cho họ trong một thập kỷ tới.
Một cựu lãnh đạo cấp cao Đông Nam Á đã nói rằng, chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ được nhiều nước châu Á xem như chỉ là khẩu hiệu. Thật vậy, bất chấp những cam kết thúc đẩy hỗ trợ của Mỹ cho khu vực châu Á, một báo cáo mới đây của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho thấy, nước này chỉ chi 4% tổng số tiền viện trợ nước ngoài của mình cho khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, mặc dù chính quyền Obama hứa rằng sẽ chuyển 60% số tàu chiến, máy bay của mình đến Thái Bình Dương vào cuối thập kỷ này, nhưng một số quan chức Đông Nam Á nói rằng họ cảm nhận rõ rệt sự suy giảm di chuyển của hải quân Mỹ vào Thái Bình Dương.
Đó là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có thể bỏ hẳn sự hiện diện của họ ở châu Âu và Trung Đông để "xoay sang châu Á". Trong lúc chiến lược xoay trục của Mỹ đã chùn bước thì lãnh đạo Trung Quốc lại trở nên mạnh mẽ cả về đối nội và đối ngoại.
Suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến những năm 2000, Trung Quốc duy trì chiến lược giấu mình chờ thời, tuy nhiên chỉ trong 3 năm qua Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo xung quanh ông đã phá bỏ chính sách "thao quang dưỡng hội" mà Đặng Tiểu Bình đề xướng và từ bỏ tấn công quyến rũ.
Lãnh đạo Trung Quốc hiện nay như ông Tập Cận Bình đã nói rõ, ông tin rằng Trung Quốc cần phải "lấy lại vai trò ưu việt trong khu vực và toàn cầu" của mình, và ông không được nhút nhát trong nỗ lực vươn lên để đạt được điều đó.
Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng mục tiêu của ông là xây dựng những gì ông gọi là "giấc mơ Trung Hoa", một cụm từ thường được giải thích rằng ông Bình muốn khôi phục sức mạnh Trung Quốc từng có và ảnh hưởng đến thế giới trong cả thiên niên kỷ. Và quan trọng hơn là Tập Cận Bình đã bảo vệ lời nói của mình bằng hành động.
Một mặt sức mạnh của Tập Cận Bình đã tích lũy được thông qua vận động khéo léo sau hậu trường cho phép ông đạt được những thành tựu lớn về đối nội và đối ngoại. Ông đã phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn chưa từng có ở trong nước, đồng thời cam kết đóng góp 50 tỉ USD cho một ngân hàng phát triển mới độc lập với các định chế tài chính quốc tế do Mỹ kiểm soát.
Tham vọng của ông Tập Cận Bình khiến nhiều nước láng giềng lo ngại.
Phong cách cứng rắn của Tập Cận Bình cũng cổ vũ cho một chính sách đối ngoại mà dường như nhiều nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng cảm thấy họ bị đe dọa. Bên cạnh những tuyên bố phát ngôn hoa mỹ của lãnh đạo Trung Quốc về Biển Đông, Hoa  Đông, Bắc Kinh vẫn cho kéo giàn khoan đi cùng tàu hải quân, tàu công vụ vào hạ đặt (bất hợp pháp) trong vùng biển (đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) Việt Nam.
Bắc Kinh cũng đã bắt đầu xua đuổi máy bay trinh sát của Mỹ ở châu Á, điều hàng ngàn quân đến áp sát biên giới với Ấn Độ, đơn phương áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông...
Nhiều nước châu Á đang thực sự lo ngại trước sức mạnh và khả năng Trung Quốc dùng vũ lực
Philippines bây giờ đang thực sự rất lo lắng về sự trỗi dậy của Bắc Kinh, Manila đã chào đón quân đội Mỹ trở lại. Tháng 4 năm ngoái hai bên ký Hiệp ước Hợp tác quốc phòng mở rộng trong 10 năm, cho phép các lực lượng quân sự Mỹ có thể đứng chân ở Philippine một lần nữa. Cố vấn an ninh quốc gia Philippines cũng đi lại như con thoi vận động Washington bán cho Manila các vũ khí tiên tiến trong suốt 3 năm qua.
Theo Joshua, Việt Nam cũng cảm nhận rõ rệt về mối lo ngại này và sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với Mỹ, bất chấp thực tế Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế thương mại hàng đầu của mình. Cuối năm ngoái Mỹ đã quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Một số nguồn tin từ Quốc hội Mỹ dự đoán rằng, trong vòng 5 năm tới Hoa Kỳ sẽ bán cho Việt Nam số lượng vũ khí lớn, quân đội 2 nước có thể tiến hành tập trận chung quy mô lớn.
Indonesia cũng phản ứng rõ rệt với Trung Quốc, tân Tổng thống nước này Joko Widodo công bố một học thuyết chính sách đối ngoại mới, trong đó khẳng định sẽ phát triển Indonesia thành một cường quốc hàng hải. Indonesia đã đánh chìm một số tàu cá nước ngoài (bị cho là) đánh bắt trái phép trong vùng biển nước này.
Rizal Sukma, cố vấn cấp cao của ông Joko Widodo nói tại một diễn đàn ở Washington rằng, các vụ đánh chìm tàu được thiết kế chủ yếu để phát thông điệp sang Trung Quốc.
Nhật Bản đã thông qua kế hoạch ngân sách 5 năm, trong đó tăng đáng kể chi tiêu cho quốc phòng với dự án mua sắm mới máy bay chiến đấu, tùa ngầm và tàu đổ bộ. Rõ ràng châu Á hiện đang ở giữa một cuộc chạy đua vũ trang nhanh chóng.
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, số vũ khí Đông Nam Á mua mới đang tăng hơn 100% kể từ năm 2005. Trong khi đó đụng độ giữa các tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam, Philippines, Nhật Bản ở Biển Đông, Hoa Đông vẫn xảy ra hàng ngày.
Nếu chiến tranh nổ ra ở Đông Á, Hoa Kỳ sẽ tham gia dù chính quyền Obama đã không quy định rõ ràng rằng Washington sẽ phản ứng như thế nào với xung đột ở Biển Đông hoặc Hoa Đông. Mỹ là đồng minh hiệp ước của Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và bị ràng buộc phải bảo vệ các nước này nếu bị tấn công.
Trong khi Hoa Kỳ cũng có mối quan hệ hợp tác quân sự ngày càng chặt chẽ hơn với Việt Nam, Singapore và Indonesia cũng như các nước châu Á khác. Nên nếu Trung Quốc gây chiến ở Trường Sa, "tất nhiên Hoa Kỳ sẽ giúp Philippines đối phó", một quan chức cấp cao hải quân Mỹ từng tuyên bố.

TQ chuẩn bị cho chiến tranh

Báo Mỹ: TQ chuẩn bị cho chiến tranh

Theo tờ American Thinker, ngoài nỗ lực nạo vét ngày đêm và làm đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ hiện còn đang xây dựng căn cứ không/hải quân ở quần đảo Nanji - phần gần nhất của TQ với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.



TQ, Nhật, Biển Đông, Hoa Đông
TQ được cho là đang xây dựng bãi đáp trực thăng ở quần đảo Nanji. Ảnh: Kyodo

Trước đó, họ đã xây dựng một sân bay cũng ở khu vực gần Senkaku/Điếu Ngư. Những hình ảnh gần đây của Google Earth cho thấy một số máy bay Su 27 (hoặc phiên bản) ở phía tây và một số chiếc J-8 Finbacks ở giữa sân bay.   
Căn cứ mới ở quần đảo Nanji chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư ít phút đi máy bay phản lực. Một hình ảnh mà Thời báo Nhật Bản có được cho thấy một quả đồi được san phẳng với ít nhất 8 bãi đỗ trực thăng.
Hành trình thông thường từ quần đảo Nanji đến Senkaku/Điếu Ngư là 600km. Trực thăng vận chuyển lính của TQ sẽ bay khoảng 800km trong hành trình tương tự. Nhật có các tàu phòng vệ bờ biển ở quanh Senkaku/Điếu Ngư nhưng không có vũ khí. Tàu TQ nếu đụng độ với tàu phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ bị coi là bên xâm lấn. Nhưng trực thăng có lại có thể bay qua các tàu Nhật và đổ bộ lính mà không bị phản đối.
Như vậy, chỉ trong vòng vài phút, cờ TQ sẽ xuất hiện trên các đảo và trên mạng. Khi đó, Nhật sẽ trở thành kẻ gây hấn nếu dỡ bỏ cờ TQ. Đó là lý do TQ lập khá nhiều bãi đáp trực thăng và cũng là cách họ bắt đầu một cuộc chiến mà không bị coi là kẻ gây hấn.
Bộ Ngoại giao Nhật đã đưa ra biểu đồ thể hiện số lần xâm nhập của TQ vào lãnh hải Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong mỗi tháng. Qua đó, có thể thấy, đây là một nỗ lực bền bỉ và có sự chỉ đạo. Giờ đây, TQ còn triển khai hàng trăm tàu tới quần đảo Osagawa thuộc chuỗi đảo thứ hai. 
Với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, người TQ chưa từng sống ở bất kỳ đảo nào trong quần đảo. Về phía Nhật, thời điểm người Nhật sống nhiều nhất tại quần đảo này (hơn 200 người) là trước Thế chiến I. Nhật không hề có quân đội ở Senkaku/Điếu Ngư trong khi đó những động thái của TQ trên quần đảo Nanji được xem là đồng nghĩa với việc chuẩn bị chiến tranh.
Hồi cuối tháng 12, Thời báo Nhật nhấn mạnh, các diễn biến trên quần đảo Nanji có thể "đánh động" các chiến lược an ninh Nhật-Mỹ liên quan tới phòng thủ Senkaku/Điếu Ngư.
Báo này dẫn lời Li Jie, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hải quân TQ rằng, quân đội nước này đã thiết lập sự hiện diện quân sự - gồm cả hệ thống radar - trên quần đảo. 
“Đây là vị trí chiến lược quan trọng vì khoảng cách gần với quần đảo Điếu Ngư - TQ gọi quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật là Điếu Ngư. Nó có thể hỗ trợ cho vùng nhận diện phòng không Hoa Đông và là địa điểm hải quân trọng yếu với các tuyến phòng thủ ven biển của TQ", ông này nói.
Thái An (Theo American Thinker, Japan Times) 

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Hoàn Cầu bình luận về "thái độ" của một số nước với TQ

Hoàn Cầu bình luận về "thái độ" của Việt Nam, Philippines, Malaysia với TQ


(GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu muốn mượn lời học giả Ei Sun Oh để đe dọa láng giềng, rằng dám đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông rốt cuộc cũng chẳng được gì mà lại mất...

Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập sau khi cưỡng chiếm của Việt Nam bằng vũ lực năm 1988. Hiện tại Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp hòng đặt căn cứ quân sự tại đây.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/1 đăng bài phân tích của học giả Ei Sun Oh, thành viên cao cấp Viện Học thuật quốc phòng và chiến lược trường S. Rajaaratnam, đại học công nghệ Nam Dương, Singapore bình luận, chiến lược cân bằng của Malaysia trong vấn đề Biển Đông khi làm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay sẽ không chỉ là "bảo hiểm rủi ro". Khu vực đang tập trung nỗ lực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay, nhưng các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông dù đã lắng xuống nửa cuối năm 2014, nhưng vẫn tiếp tục là một vấn đề khó khăn.
Malaysia sẽ xử lý vấn đề Biển Đông như thế nào khi vừa là một quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, vừa giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2015 là vấn đề rất quan trọng đối với hòa bình và an ninh khu vực. Gần đây một số nhà nghiên cứu đã khái quát đặc điểm quản lý tranh chấp Biển Đông từ phía Malaysia đối với Trung Quốc giống như một phương pháp tiếp cận "bảo hiểm rủi ro". Tức làm sao vừa không để ảnh hưởng đến yêu sách của Kuala Lumpur và vừa không để ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Bắc Kinh, cân bằng lợi ích quốc gia trong quan hệ với Trung Quốc và ASEAN.
Ei Sun Oh bình luận, lập luận về "bảo hiểm rủi ro" có thể chính xác một phần, nhưng nó đặt ra một tầm nhìn toàn diện và đầy sắc thái về vai trò quốc tế của Malaysia cũng như cái nhìn "thực tế hơn" trong khu vực. Đầu tiên theo Ei Sun Oh, trong hàng trăm năm qua Malaysia đã định hình là một trung tâm thương mại sôi động trong khu vực, đặc biệt kể từ khi quốc gia này tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng trong nửa thế kỷ qua với sự hỗ trợ quan trọng từ đầu tư nước ngoài.
"Tâm lý quốc gia phổ biến" của Malaysia bao gồm cả người dân và chính quyền đều thể hiện một sự ưa thích tự nhiên mạnh mẽ hướng tới những mối quan tâm về kinh tế như cải thiện thương mại và đầu tư, "trái ngược với tư tưởng thái quá và lo ngại dân tộc". Khối lượng giao dịch thương mại giữa Malaysia và Trung Quốc rất lớn, vượt qua 100 tỉ USD mỗi năm trong vài năm qua, Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất của Malaysia. Những mối quan hệ kinh tế song phương có hiệu quả và dễ hiểu khi nó "làm lu mờ các tranh chấp Biển Đông leo thang không liên tục".
Do đó Ei Sun Oh cho rằng Kuala Lumpur không áp dụng các phương pháp tiếp cận "đối đầu trong tranh chấp Biển Đông như Việt Nam và Philippines"?! Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi theo Ei Sun Oh và Thời báo Hoàn Cầu, Việt Nam "không may gặp phải xung đột vũ trang và chiến tranh kéo dài, đau thương trên con đường xây dựng đất nước, nên thái độ được cho là chủ nghĩa dân tộc mạnh hơn của Việt Nam không có gì khó hiểu".
Cần nhấn mạnh rằng, đúng là người Việt Nam từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh bởi phải đối phó với các đạo quân xâm lược hung hãn từ các đế quốc hàng đầu cũng như từ láng giềng phương Bắc buộc người Việt phải luôn luôn cảnh giác và có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ rất cao. Tuy nhiên, Việt Nam không hề có cái gọi là "phương pháp tiếp cận đối đầu" như học giả Ei Sun Oh và Thời báo Hoàn Cầu chụp mũ.
Người Việt chỉ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và những gì thuộc về mình một cách hợp pháp, quyết không để cho ai đó được đằng chân lân đằng đầu, bành trướng và gặm nhấm từng tấc đất, tấc biển của cha ông để lại. Bằng cách nói rằng Việt Nam "tiếp cận vấn đề Biển Đông một cách đối đầu", Ei Sun Oh và Thời báo Hoàn Cầu đã và đang bóp méo sự thật, biến nạn nhân thành hung thủ, trong khi bênh vực kẻ cắp - PV.
Tàu Bình Minh 02 từng bị tàu Hải giám Trung Quốc liều lĩnh xông vào cắt cáp ngay trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Còn với Philippines, sở dĩ không có cách "bảo hiểm rủi ro" như Malaysia trong quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông, theo Thời báo Hoàn Cầu và Ei Sun Oh là bởi quốc gia này đã không có một sự phát triển kinh tế lớn, cũng không có sở thích tìm kiếm kết quả phát triển kinh tế thương mại như Malaysia. Phải chăng ý Thời báo Hoàn Cầu và học giả Ei Sun Oh là, Philippines không coi Trung Quốc là đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất, không có gì nhiều để mất nên mới "đối dầu" với Bắc Kinh trên Biển Đông theo cách nói của học giả và tờ báo này?
Quay trở lại với khái niệm bảo hiểm rủi ro, Thời báo Hoàn Cầu và Ei Sun Oh cho rằng cần được hiểu trong bối cảnh rộng lớn hơn. Ngoài việc duy trì các quan hệ kinh doanh "màu mỡ" với Trung Quốc, Malaysia cũng giống nhiều nước láng giềng Đông Nam Á khác cũng hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục đóng một vai trò xây dựng trong các vấn đề an ninh khu vực. Tập trận chung, các nỗ lực chống khủng bố tùy còn ít nhưng tiếp tục đóng vai trò xây dựng và là nền tảng của hợp tác an ninh Mỹ - Malaysia. Kuala Lumpur chắc chắn cũng không bỏ rơi tình đoàn kết với các nước láng giềng trong khu vực trong vấn đề Biển Đông.
Malaysia vẫn cam kết và chủ động thúc đẩy các giải pháp ngoại giao trong khu vực, nhưng cũng không kém phần thoải mái và cởi mở trong đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông. Nhưng dù song phương hay đa phương, Malaysia đều khá linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện mà Thái Lan, Indonesia, Singapore đã sử dụng thành công. Malaysia có vẻ thuận lợi hơn trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC được cho là không động chạm đến vấn đề chủ quyền, cung cấp khuôn khổ thực dụng cho các cuộc gặp gỡ có khả năng sôi động trong vấn đề Biển Đông.
Theo Ei Sun Oh và Thời báo Hoàn Cầu, các phương pháp tiếp cận của Việt Nam và Philippines đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông về cơ bản "chưa tích lũy được kết quả và lợi ích mong muốn". Ví dụ trong cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough năm 2012, Bắc Kinh đã chiếm quyền kiểm soát khu vực này. Đối với Việt Nam, các cuộc đụng độ lặp đi lặp lại với Trung Quốc ở Biển Đông cũng không thể lấy lại được quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh đang kiểm soát (bất hợp pháp sau khi xâm lược năm 1956, 1974). Vì vậy Malaysia không rút ra được bài học tích cực nào từ việc tiếp cận như vậy của Việt Nam và Philippines?!
Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu muốn mượn lời học giả Ei Sun Oh để đe dọa láng giềng, rằng dám đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông rốt cuộc cũng chẳng được gì mà lại mất thêm như Philippines mất Scarborough để làm nhụt chí đối phương? Nếu đúng như vậy thì Thời báo Hoàn Cầu đã nhầm.
Tờ báo này dẫn lời Ei Sun Oh cho rằng, ngay cả Việt Nam và Philippines cũng không phải lúc nào cũng đối đầu với Trung Quốc?! Xin nói cho rõ, người Việt không đối đầu với ai, nhưng không cho phép ai ức hiếp mình. Để chứng minh cho nhận định này, học giả Ei Sun Oh nói rằng trong khi diễn ra bế tắc Scarborough, Philippines vẫn khánh thành một con đập do Trung Quốc tài trợ.
Còn Việt Nam, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Ei Sun Oh cho răng xung đột Biển Đông với Trung Quốc thường lắng xuống sau khi lãnh đạo hai nước tiếp xúc gặp gỡ. Học giả Singapore và tờ báo Trung Quốc còn cho rằng "yêu sách của Việt Nam ở Biển Đông tương tự như Trung Quốc"?! Trong khi thực tế Việt Nam chỉ bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển trên Biển Đông được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, không có cái gọi là đường lưỡi bò gặm trọn Biển Đông như Trung Quốc - PV.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Mỹ - Trung diễn tập ở Biển Đông

Mỹ - Trung diễn tập ở Biển Đông

TQ và Mỹ đã bắt đầu một cuộc diễn tập chung với chủ đề hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa nhằm cải thiện hơn nữa quan hệ quân sự hai bên.


TQ, Biển Đông, Mỹ, diễn tập
TQ diễn tập trên biển. Ảnh: Diplomat
Mạng TQ (ECNS) dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, sự kiện diễn ra từ 12-19/1 tại Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) và Hải Khẩu (thuộc Hải Nam). Khoảng 150 nhân sự của hai bên sẽ tham gia diễn tập và trao đổi kinh nghiệm.Dave Eastburn, người phát ngôn Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho hay: "Cuộc diễn tập nhấn mạnh cam kết của Mỹ và TQ trong tăng cường hợp tác quân sự".
Theo ECNS, hoạt động diễn tập quân sự chung không phải là mới mẻ, nhưng việc diễn ra ở hai khu vực cận kề Biển Đông có thể được xem là động thái giúp làm giảm căng thẳng xung quanh tranh chấp lãnh thổ hàng hải.
Biển Đông là nơi chứng kiến nhiều căng thẳng giữa TQ và Mỹ. Tháng 4/2000, máy bay EP-3 của Mỹ đã va chạm với máy bay phản lực chiến đấu của TQ ở gần đảo Hải Nam khiến viên phi công TQ tử nạn. TQ sau đó đã giữ 24 thành viên phi hành đoàn của Mỹ do máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam.Tháng 8 trước, máy bay P-8 của Hải quân Mỹ và máy bay chiến đấu J-11 của TQ áp sát nhau ở gần đảo Hải Nam. Hồi tháng 12, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Cowpens của Mỹ cũng suýt đụng độ với tàu TQ ở Biển Đông.
Thái An(theo ECNS)

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Bộ trưởng Thăng bị báo Trung Quốc chỉ trích

Bộ trưởng Thăng bị báo Trung Quốc chỉ trích

Vụ tai nạn sập giàn giáo xảy ra hôm 28/12/2014
Hoàn cầu Thời báo chỉ trích Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Việt Nam Đinh La Thăng vì cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc, nói ông ‘khơi gợi tư tưởng bài Trung’.

Tờ báo theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc hôm 10/1 có bài nói hành động của ông Thăng đã gây bất bình ở Trung Quốc.
Chiều 4/1, Bộ GTVT đã có cuộc họp với Tổng thầu Trung Quốc EPC của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) về sự cố sập giàn giáo tại dự án này hôm 28/12.
Tạ̣i đó, ông Đinh La Thăng đã gay gắt chỉ trích Tổng thầu EPC là thực hiện dự án không tốt và khẳng định sẽ trình Chính phủ để có thể thay thế tổng thầu EPC trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Đoạn tin truyền hình phát trên kênh VTC cho thấy ông Thăng chỉ mặt nhà thầu Trung Quốc và nói những câu khá mạnh mẽ.
Bài trên Hoàn cầu Thời báo nói hành động của ông Đinh La Thăng là “tìm cách khơi gợi lại tư tưởng chống Trung Quốc ở trong nước”.
Ông Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, người trực tiếp vận động cho sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc, được dẫn lời nói ông Đinh La Thăng không nên làm như vậy.
“Sự cố công trình xây dựng có thể xảy ra ở bất cứ đâu và không nên thổi phồng quá mức.”
Hoàn cầu Thời báo cũng dẫn ý kiến một số chuyên gia, nói rằng lỗi để xảy ra tai nạn là thuộc công ty Trung Quốc, nhưng phía Việt Nam cũng có lỗi vì “không theo dõi sát”.
Sự chậm trễ trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được giải thích một phần là do giải tỏa mặt bằng muộn.

Chỉ mặt mắng

Hình ảnh video thu được từ cuộc họp 4/1 cho thấy ông Đinh La Thăng chỉ vào mặt đại diện nhà thầu Trung Quốc.
Ông nói: “Cứ mỗi lần xảy ra tai nạn các ông lại nhận khuyết điểm, cứ trơ ra như vậy thôi!”
“Phải thay Tổng chỉ huy công trường, đuổi tư vấn giám sát, tư vấn giám sát để chúng tôi chỉ định… Đuổi toàn bộ thầu phụ, lấy toàn bộ thầu phụ của các nhà thầu lớn tại Việt Nam.”
“Còn các ông không chấp nhận như vậy thì chúng tôi báo cáo chính phủ, thay tổng thầu EPC vì không đủ năng lực…”
Ông bộ trưởng khẳng định ngay cả khi câu chuyện liên quan tới vốn vay “thì chúng tôi báo cáo chính phủ dừng vay vốn này”.
“…không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, không thể đánh đổi tính mạnh của người dân Việt Nam.”
Hoàn cầu Thời báo nhắc lại thời điểm giữa năm 2014, khi tinh thần bài Trung Quốc dâng cao trong nước Việt Nam sau sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển mà Việt Nam nói là của mình.
Lúc đó, nhiều doanh nghiệp đã bị đập phá và Trung Quốc phải điều tàu tới sơ tán công dân của họ vì lý do an toàn.
 http://chauxuannguyen.org

Tuyên bố Vùng nhận diện phòng không phi pháp trên Biển Đông đang đến gần

Tuyên bố Vùng nhận diện phòng không phi pháp trên Biển Đông đang đến gần


(GDVN) - Những hoạt động cải tạo, thay đổi diện mạo thực của các đảo, đá trên Biển Đông sẽ tạo nên tác động không nhỏ đối với các nỗ lực hợp pháp của các bên.

Ngày 8/1/2015, báo Rappler trích dẫn ngồn tin do quân đội Philippines cung cấp cho biết Trung Quốc có thể sẽ hoàn thành xong việc xây dựng (trái phép -PV) một sân bay quân sự thứ hai trên khu vực Biển Đông.
Biển Đông là không gian sinh tồn của nhiều dân tộc, là tuyến đường hải hải quan trọng của cả thế giới đang đứng trước kế hoạch độc chiếm của TQ (ảnh minh họa)
Truyền thông Philippines cũng đưa ra nhận định rằng tiến trình xây sân bay quân sự thứ hai trên Biển Đông có thể sẽ được TQ kết thúc vào cuối năm nay 2015.
Trong khi đó, báo Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản cũng đã trích dẫn tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines - tướng Gregorio Catapang Jr tiết lộ rằng Bắc Kinh đã đi được nửa đường trong kế hoạch cải tạo Bãi đá Chữ Thập (tên quốc tế là Fiery Cross Reef) thành một hòn đảo mà quan chức này cho rằng chắc chắn sẽ biến thành một sân bay quân sự tiếp theo.
Tháng 11 năm ngoái, Philippines đã công bố các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy hoạt động tấp nập của các hệ thống máy đào, múc của Trung Quốc trên  Bãi đá Chữ Thập ở Quần đảo Trường Sa.
Tình báo quân đội Philippines đã phát hiện các hoạt động của Trung Quốc từ trong tháng 8 năm 2014 đồng thời cũng đưa ra nhận định rằng Trung Quốc đang xây dựng một công trình tình nghi là sân bay quân sự dài đến 3km. Sân bay này đang trong quá trình hoàn thiện và nó sẽ trở thành sân bay quân sự có ý nghĩa chiến lược mà TQ đã xây dựng trái phép trong vùng quần đảo Trường Sa (Chủ quyền của Việt Nam).
Trước đó, Trung Quốc đã xây dựng và sử dụng trái phép một sân bay đa năng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa - phần lãnh thổ do Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm của Việt Nam trong quá khứ.
Báo Học giả ngoại giao cho biết, hiện nay Malaysia, Việt Nam, Đài Loan cũng như TQ đều đã xây dựng cho mình các sân bay quân sự trong phạm vi khu vực Biển Đông.
Tuy nhiên, báo của Nhật Bản dẫn các thông tin báo chí mới nhất cho biết Trung Quốc nằm khá xa so với các sân bay quân sự mà Bắc Kinh đã và đang xây dựng và sử dụng trên Biển Đông và việc TQ sẽ còn tiếp tục mở rộng các hoạt động cải tạo phi pháp để thiết lập các sân bay trên vùng Biển Đông là chắc chắn.
Cũng theo nhận định của tờ Học giả ngoại giao, việc có được 1 sân bay trên đảo Phú Lâm (tên quốc tế là Woody) và 1 sân bay đang xây trên Bãi đá Chữ Thập sẽ làm cho TQ tăng cường được các tuyên bố chủ quyền (phi pháp), cải thiện khả năng quân sự của mình trước các đối thủ trong vấn đề tranh đoạt Biển Đông.
Prashanth Parameswaran - một biên tập viên của tờ Học giả ngoại giao chuyên viết và nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực châu Á, Đông Nam Á hiện đang ở  Washington, D.C Hoa Kỳ cho biết:
"Như tôi đã từng đề cập và nhấn mạnh, điều quan trọng chúng ra nên lưu tâm đó là các hoạt động của TQ trên khu vực Biển Đông không phải chỉ là các sự kiện đơn lẻ, nó là những phần, những bước đi cụ thể trong một chiến lược xuyên suốt (bành trướng Đường lưỡi bò) nhằm thay đổi thực tế trên vùng nước mà Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền".
"Cụ thể, trong các trường hợp gần đây, Trung Quốc đang thực hiện các dự án cải tạo, đảo hóa đối với các bãi đá có tên quốc tế lần lượt là Cuateron Reef, Gaven Reef, và Johnson North Reef. Mục đích là tăng kích thước thật của các hòn đảo, bãi đá từ đó thay đổi hiện trạng, diện mạo theo định nghĩa của TQ giống như những gì đã và đang làm với Bãi đá Chữ Thập ở Quần đảo Trường Sa.”
Nguy hiểm và mưu mô hơn cả đó chính là những việc làm thay đổi hiện trạng này là nền tảng và chắc chắn sẽ được Trung Quốc sử dụng mới mục đích làm bằng chứng để phụ họa cho các tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên khu vực Biển Đông.
Hơn nữa, theo Prashanth Parameswaran, những hoạt động cải tạo, thay đổi diện mạo thực của các đảo, đá trên Biển Đông sẽ tạo nên tác động không nhỏ đối với các nỗ lực hợp pháp của các bên có tuyên bố chủ quyền ở khu vực.
Cũng giống như nhận định của một số chuyên gia quân sự, Prashanth Parameswaran cho rằng nếu Trung Quốc hoàn thành xây dựng xong sân bay ở Quần đảo Trường Sa thì điều này sẽ giúp cho các máy bay chiến đấu của Không quân TQ có khả năng vươn tới phần còn lại ở phía Nam của Biển Đông một cách dễ dàng, khắc phục được nhược điểm bán kích tác chiến, tiếp liệu trên không kém vốn có trước đây.
Hiện nay, số lượng các quốc gia ở Đông Nam Á quan ngại chiến lược Biển Đông của Trung Quốc đã tăng lên, ít nhất có hai quốc gia bắt đầu thực sự quan ngại các hành động của TQ đó là Indonesia và Malaysia.
Cuối cùng, chuyên gia an ninh Prashanth Parameswaran cảnh báo rằng thêm một sân bay nữa được TQ xây dựng trên Biển Đông cũng là thêm một bước nữa đến gần hơn cái mà Trung Quốc được cho là sẽ áp dụng trên Biển Đông được công bố đó chính là Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông giống như những gì TQ đã làm với khu vực Biển Hoa Đông ở phía Bắc.
Một nhận định đáng chú ý nữa được Prashanth Parameswaran đưa ra đó là kể từ khi TQ đơn phương đưa ra tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông vào năm 2013 thì mức độ hoạt động quân sự ở Hoa Đông giảm dần và mật độ hoạt động quân sự ở Biển Đông tăng lên đều đều, có thể trông thấy, điều đó có nghĩa là TQ đang quyết tâm để giải quyết vấn đề tăng năng lực quân sự thực tế tại khu vực trước khi đưa ra một tuyên bố có thể vấp phải các cản trở lớn.
Vì vậy, một tuyên bố như Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông phi pháp chắc chắn sẽ được đưa ra và vấn dề chỉ là thời gian mà thôi.

TQ dập khuôn cách Liên Xô kiểm soát biển Okhotsk

Biển Đông: TQ dập khuôn cách Liên Xô kiểm soát biển Okhotsk trong quá khứ?


(GDVN) - Bắc Kinh muốn cạnh tranh chiến lược với Mỹ, bảo vệ tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam để có năng lực đe dọa hạt nhân, do đó tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.

Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông (nguồn Tân Hoa xã)
Trang mạng "The Hindu" Ấn Độ ngày 7 tháng 1 đưa tin, có nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền" (bất hợp pháp) ở Biển Đông ở mức độ lớn hơn là để cạnh tranh chiến lược lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc, chứ không hoàn toàn là tranh đoạt dầu mỏ và tài nguyên thiên nhiên.
Theo bài báo, mặc dù Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư đối với các mỏ dầu ở biển gần, nhưng đối với chiến lược hạt nhân của Mỹ - chứ không phải đối với nhu cầu an ninh năng lượng - có lẽ mới là nguyên nhân cốt lõi Bắc Kinh "tuyên bố chủ quyền" ở Biển Đông một cách bất hợp pháp.
Bài báo dẫn truyền thông Trung Quốc cho rằng, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đẩy nhanh các bước khai thác dầu mỏ trên biển, đặc biệt là khai thác dầu mỏ ở phía tây Biển Đông. Mục tiêu của họ là xây dựng một mỏ dầu lớn có sản lượng hàng năm là 10 triệu tấn.
Bài báo cho rằng, nhu cầu năng lượng tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc xem ra thực sự là một nguyên nhân để họ "tuyên bố chủ quyền", hành động này cũng đã làm trầm trọng hơn tranh chấp với các nước ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Trung Quốc ngang nhiên, phi pháp tuyên bố có "chủ quyền" đối với phần lớn vùng biển trong đó có "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò). "Đường chín đoạn" từ đảo Hải Nam - cực nam Trung Quốc mở rộng ra vài trăm đến trên 1.000 km về phía nam và phía đông, đã bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) có ý nghĩa chiến lược.
Tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận (ảnh tư liệu)
Lý do dùng để ủng hộ yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp, vô hiệu) này của Trung Quốc là, trong lịch sử hơn 2.000 năm, hai quần đảo này đều là một phần "không thể tách rời" của lãnh thổ Trung Quốc (cho dù Bắc Kinh chỉ bịa đặt chứng cứ và chẳng có chứng cứ nào thuyết phục).
Nhưng, Việt Nam từ chối chấp nhận lý do của Trung Quốc và và đưa ra các tài liệu chính thống để chứng minh chủ trương lãnh thổ của mình. Đối với họ, Việt Nam ngay từ thế kỷ 17 đã xác lập quyền quản lý đối với vùng biển này. Bắc Kinh cũng gây ra xung đột với Manila do vấn đề lãnh thổ bãi cạn Scarborough cách Philippines khoảng 160 km.
Theo bài báo, để khẳng định "quyết tâm bảo vệ yêu sách chủ quyền" phi pháp của mình (ý đồ bành trướng lãnh thổ), ngày 5 tháng 1 năm 2015, Trung Quốc đã điều tàu tiếp tế giao thông cỡ lớn Tam Sa-1 mới nhất của nước này từ đảo Hải Nam chạy tới đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cũng tuyên bố (và có bằng chứng lịch sử, pháp lý đầy đủ) đối với hòn đảo (cùng quần đảo) này.
Khi bác bỏ "thuyết năng lượng", rất nhiều nhà phân tích tin rằng, Bắc Kinh "tuyên bố chủ quyền" (bất hợp pháp) ở Biển Đông ở mức độ lớn hơn là do cạnh tranh chiến lược lâu dài Trung-Mỹ dựa trên chiến lược hạt nhân, chứ không hoàn toàn là để tranh giành tài nguyên dầu mỏ và khí đốt.
Bảo vệ tài sản trên biển - đặc biệt là một lô tàu ngầm hạng nhất giúp cho Trung Quốc có khả năng tấn công hạt nhân và năng lực răn đe tin cậy - hầu như là nguyên nhân buộc Bắc Kinh “đuổi” các đối thủ cạnh tranh khác ra khỏi Biển Đông.
Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc triển khai trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Bài báo cho rằng, Trung Quốc mãi đến gần đây mới trang bị tên lửa Cự Lang-2 có tầm bắn 7.350 km và lắp cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớn Tấn. Một trang mạng quân sự Nga cho rằng, nghiên cứu chế tạo tên lửa tầm bắn đạt 11.000 km cũng sẽ tăng cường năng lực tấn công hạt nhân lần hai cho Trung Quốc, loại tên lửa này sẽ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân lớp Đường Type 096.
Để sở hữu năng lực uy hiếp/đe dọa tin cậy, những tên lửa xuyên lục địa này phải được triển khai ở khu vực duyên hải được bảo vệ đầy đủ.
Trên trang mạng "Học giả Ngoại giao", học giả Tetsuo Kotani Nhật Bản cho rằng, chính vì Trung Quốc hiện nay muốn bảo vệ "đá quý trên vương miện" biển của mình tránh bị Mỹ tấn công ở cự ly gần, đặc biệt là các cuộc tấn công từ lực lượng săn ngầm chuyên nghiệp, họ mới buộc phải kiểm soát Biển Đông. Thông qua phòng thủ nhiều tầng và yểm trợ trên không để bảo vệ căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam đến nay đang trở nên cực kỳ quan trọng.
Bài báo cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng áp dụng đối sách tương tự, thông qua kiểm soát biển Okhotsk để bảo vệ tài sản tấn công hạt nhân lần thứ hai của mình. Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô khi đó đã triển khai 100 tàu ngầm và 140 tàu chiến mặt nước trong đó có tàu sân bay lớp Kiev, dùng để bảo vệ tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm của họ.
Tuy nhiên, tình hình của Trung Quốc tương đối khó khăn, bởi vì khác với biển Okhotsk, Biển Đông là tuyến đường quốc tế bận rộn và tuyến đường thương mại quan trọng toàn cầu, đối với các nước khác trên thế giới cũng cực kỳ quan trọng.
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 triển khai ở Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc