Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Từ cái giàn khoan và nhận thức của người Việt về bạn – thù


Những ngày này, cả thế giới và toàn dân Việt mới có bằng chứng để tin rằng Trung Quốc chỉ là một quốc gia lọc lừa hành động như kẻ lỗ mãng, mãi mãi không xứng đáng là một nước lớn có trách nhiệm. Họ đã gây hấn và gây chiến tranh đổ máu với hầu hết các dân tộc có chung biên giới với họ. Họ là kẻ cậy lớn, cậy mạnh hiếp đáp, cướp giật của kẻ nhỏ, kẻ yếu. Một quốc gia không thể tin cậy được và không thể ủy thác trong quan hệ quốc tế.

Mỹ, ASEAN không thể giúp được gì nhiều cho Việt Nam, Nga thì im lặng, Việt Nam phải biết cách tự cứu mình bằng phương pháp pháp lý và ngoại giao.
Những ngày này nó đã mở mắt thêm cho chính giới Việt Nam về câu cửa miệng “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng”. Là một quốc gia có lịch sử hàng nghìn năm luôn bị láng giềng  phương Bắc gây sự, chà đạp, hiếp đáp tôi không tin chính giới Việt mất cảnh giác với Trung Quốc. Chẳng qua sự ve vãn trong những năm tháng vừa rồi cũng cốt chỉ để tranh thủ sự bình yên mà làm ăn thôi. Chỉ có điều ý đồ đó lại được thể hiện quá mức trong các tuyên bố giữa hai chính đảng, hai nước khiến bạn bè quốc tế thiếu tự tin khi trải lòng thực sự với Việt Nam. Chẳng nói gì, những nước lớn như Nga, Mỹ mà những nước nhỏ trong Cộng đồng ASEAN, vốn đã có khác biệt về ý thức hệ cũng ngại ngần.

Các du học sinh Việt diễu hành phản đối Trung Quốc có hành vi sai trái

Các nước lớn mặc sức nhảy múa và không cần che giấu tâm địa đục nước béo cò của mình trước những biến cố của nước nhỏ. Nước Nga, xứ sở của cách mạng vô sản đã bắt tay với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán để nuốt trôi Crimea và lờ tịt chuyện Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam. Nước Mỹ, trong thế níu kéo thế giới một cực đã ra vài tuyên bố “quan ngại” và nhắc đi nhắc lại câu cửa miệng “không đứng về bên nào trong tranh chấp”, nhưng đây đâu có là tranh chấp mà là xâm lược. Trong những toan tính của mình chắc hẳn thị trường Trung Quốc vẫn hơn Việt Nam. Họ chỉ cần lên tiếng vừa đủ để giữ thể diện và cùng lắm là ngăn Trung Quốc tràn xuống Trường Sa, chặn lối lưu thông trên biển quốc tế mà thôi.
Những ngày này mới phát lộ lòng yêu nước và sự sẵn sàng hy sinh vì nước của người Việt Nam. Chẳng cần phải đợi ai đứng ra tổ chức, hàng trăm ngàn người đã xuống đường tỏ rõ thái độ căm thù giặc cướp nước, ủng hộ Chính phủ, lên án Trung Quốc và chắc chắn sẽ chưa dừng lại. Lửa thử vàng là ở đó, dẫu ngày thường còn vài khúc mắc, bất đồng nhưng khi giặc đến thì cả nước một lòng. Còn nhớ, hình ảnh hàng triệu người đưa tang tướng Giáp để tỏ lòng tôn kính một người vì dân. Trong cuộc sinh tử này, tiếng nói, hành động vì dân, vì nước sẽ xứng đáng nhận được hành động vì nghĩa quên mình của nhân dân.


Nhân dân đồng lòng ủng hộ Chính phủ trong cuộc đấu cân não với Trung Quốc

Những ngày này mới thấy rõ và tin tưởng hơn vào nhận thức của người Việt về chủ quyền quốc gia, về Biển Đông, về Hoàng Sa – Trường Sa, về đối tượng đấu tranh và những người cần liên minh, tranh thủ, về sức mạnh của dư luận quốc tế, về bạn – thù, về chính trị và kinh tế… vân vân và vân vân. Nó là một cuộc học tập và sát hạch tự nhiên, khách quan nhất về dân trí.
Cuối cùng, những ngày này mới lộ rõ chân tướng những kẻ lợi dụng lòng yêu nước. Những kẻ cơ hội chính trị mưu toan chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Họ lạc lõng trong rừng cờ tổ quốc với khẩu hiệu lên án kẻ xâm lược bởi những khẩu hiệu đòi trả tự do cho những kẻ vi phạm luật pháp, bôi nhọ tổ quốc. Họ trơ trẽn khuân vác những đồ cướp được trong lúc hỗn loạn về làm của riêng. Và bên ngoài biên giới quốc gia, những người Việt khắp năm châu xuống đường phản đối Trung Quốc ngang ngược. Mỹ, ASEAN không thể giúp được gì nhiều cho Việt Nam, Nga thì im lặng, Việt Nam phải biết cách tự cứu mình bằng phương pháp pháp lý và ngoại giao.
“Rằng qua cơn lận đận mới tỏ tận lòng nhau”
                           Mõ Làng (Ban biên tập đã chỉnh sửa nội dung cho phù hợp)

Hướng về Hoàng Sa

Tường thuật từ Hoàng Sa: Xúc động những chuyến thăm san sẻ khó khăn nơi đầu sóng

(TNO) Những tờ báo từ trong đất liền mang ra vốn không còn tính thời sự nhưng lại vô cùng quý giá với anh em cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa.


Các chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam không nao núng trước hành động hung hãn, ngang ngược của tàu Trung Quốc
Sự động viên to lớn từ hậu phương
Đọc được vài dòng tin trên đất liền là cả sự san sẻ đoàn kết trong những ngày tàu Trung Quốc hung hăng gây hấn trên biển Đông của Việt Nam.
Chiều 17.5, chiếc ca nô cao tốc trên một tàu cảnh sát biển được thả xuống nước, mang theo nhiều thứ trên đất liền chuyển ra cho các tàu cảnh sát biển khác. Đó là những gói thuốc lá, vài lạng trà và những tờ báo cách đây vài ngày, vài lưỡi câu cá và những gói thuốc cảm cúm.

Tối 17.5, khi biên đội tàu cảnh sát biển Việt Nam cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 10 hải lý, bữa cơm của các anh em trên tàu diễn ra chóng vánh để sau đó nhận nhiệm vụ.
Thượng úy Lê Trung Thành của tàu cảnh sát biển 4033 nói vui nhưng cũng là lời khuyến khích anh em: “Rừng vàng, biển bạc, vậy thì càng phải quyết tâm bảo vệ vùng biển chủ quyền, bảo vệ Hoàng Sa”.

Đại tá Võ Văn Kính, Phó chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2 bảo rằng: “Những phần quà từ đất liền gửi ra tuy nhỏ nhưng đó là tình cảm, sự động viên to lớn đối với anh em đang làm nhiệm vụ trên biển Hoàng Sa. Nhân dân, doanh nghiệp, đồng bào đều hướng về chúng ta, tôi rất tự hào về tình chia sẻ”. Khi chiếc ca nô cập mạn tàu cảnh sát biển 2016, nhiều cán bộ trên tàu rất vui mừng, các anh tận tình đón khách và nâng niu những món quà chuyển từ đất liền ra. Đó chỉ là những nhu yếu phẩm hằng ngày ra chợ là có nhưng rất quý với anh em trên tàu cảnh sát biển, đang làm nhiệm vụ ở vùng biển xa xôi của Tổ quốc.
Thượng úy Trần Quốc Huy, chính trị viên tàu cảnh sát biển 2016 nhận phần quà trên tay và rưng rưng xúc động, dõng dạc: Cán bộ trên tàu xin hứa, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, dù nhiều khó khăn, nhưng vẫn giữ vững chủ quyền biển đảo.

Quyết tâm bảo vệ "biển bạc" của ta
Khi ghé thăm một tàu cảnh sát biển khác, thượng úy Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 2016 cho biết: Tinh thần anh em cán bộ trên tàu rất tốt, không băn khoăn hay tâm tư gì và luôn yên tâm công tác.
Chính bản thân thượng úy Hoàng Tuấn Anh, dù vợ mới sinh em bé hơn 4 tháng, lại xa nhà công tác nhưng anh không một chút xao động. Trước mặt các anh em trên tàu, lúc nào thượng úy Hoàng Tuấn Anh cũng nêu cao tinh thần quyết tâm đấu tranh với tàu Trung Quốc, để anh em không nao núng.
“Những ngày trước, tàu Trung Quốc thường dùng vòi rồng phun vào hệ thống thông tin trên các tàu nhằm đánh liệt hệ thống thông tin trước, những ngày gần đây phía Trung Quốc có thay đổi chủ trương bảo vệ giàn khoan, bằng cách mở thẳng đường cho tàu cảnh sát biển đi vào, nhưng khi tiếp cận sâu thì nhiều tàu Trung Quốc ùa ra xua đuổi”, thượng úy Hoàng Tuấn Anh nói.
Kịp thời động viên lực lượng cảnh sát biển 1
Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Thanh Niên tại miền Trung, trao 100 triệu đồng cho cán bộ, chiến sĩ tàu cảnh sát biển 4032 - Ảnh: Nguyễn Tú

Những ngày có mặt trên tàu cảnh sát biển, PV Thanh Niên tiếp tục chứng kiến nhiều tàu Trung Quốc hung hãn gây hấn, có nhiều trường hợp nếu tàu cảnh sát biển không tăng tốc hoặc lui máy thì tàu Trung Quốc đã đâm thẳng.
Dù vậy anh em tàu cảnh sát biển Việt Nam lúc nào cũng tỉnh táo để tránh va chạm, thể hiện thiện chí mong muốn hòa bình.
Trước khi ca nô rời tàu, thượng úy Tuấn Anh cảm ơn lần nữa những tấm lòng trên đất liền và gửi lời chào quyết thắng.
                                                                                          Hoàng Sơn
                                                                              
(Từ Hoàng Sa, Việt Nam)

Phóng viên Nhật muốn ra Hoàng Sa ủng hộ Việt Nam





Murayama Yasufumi trò chuyện với chị Đỗ Thùy Dương, nạn nhân chất độc da cam.

Ngay lúc này, khi tình hình trên biển Đông trở nên căng thẳng hơn, phóng viên ảnh đã đến Việt Nam để chụp ảnh về những nạn nhân của chiến tranh vẫn không từ bỏ ước muốn được đến Trường Sa.
Để thực hiện được ước muốn của mình, Murayama Yasufumi đã liên hệ Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài và làm đơn xin lên chính phủ Việt Nam.
“Nhật Bản cũng có tranh chấp biển đảo rất gay gắt với Trung Quốc, nên tôi cảm thấy đồng cảm và muốn làm gì đó để thể hiện sự ủng hộ của tôi đối với Việt Nam. Tôi có ý định đến Trường Sa cách đây hơn một năm rồi,” anh cho biết.
Trước câu hỏi vì sao anh lại muốn thăm Trường Sa chụp ảnh và làm triển lãm mà không đến Senkaku ở Nhật, anh trả lời rằng rất nhiều cơ quan truyền thông ở Nhật đã đưa tin Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) rồi nhưng thông tin về Trường Sa thì hầu như ở Nhật ít người biết, còn về tình hình biển Đông của Việt Nam thì không phải người Nhật nào cũng biết.
Thêm vào đó, anh cho rằng với thái độ khách quan của bên thứ ba, thông tin và hình ảnh anh ghi nhận được chắc chắn sẽ mang tính khách quan và được tin tưởng hơn.
“Việc đầu tiên khi đến Trường Sa, tôi sẽ chụp hình vùng đất ấy. Tôi không phải là nhà nghiên cứu, cũng không có dự định điều tra về tài nguyên hay địa lý ở đó. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu lịch sử, tôi nghĩ Trường Sa thuộc về việc Nam.”
Murayama, 46 tuổi, đã chụp rất nhiều hình ảnh về đất nước và con người trên khắp đất nước Việt Nam.


Murayama trò chuyện với phóng viên trong một dịp đến Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Lưu Đạt/Vietnam+)

Chỉ riêng Trường Sa, anh chưa có dịp nào đến thăm. Anh nghĩ nếu đến được Trường Sa thì anh mới chính thức trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên về Việt Nam thực thụ. Anh cho biết thêm anh cũng có ý định đến quần đảo Hoàng Sa để chụp ảnh.
“Tôi nghĩ tôi là một người Việt Nam thật sự. Nhật Bản cũng đang ở trong tình huống tương tự như Việt Nam, nên tôi muốn làm điều gì đó. Tôi nghĩ Việt Nam và Nhật Bản phải chung sức với nhau.”
Anh chia sẻ với phóng viên Vietnam+ anh biết rằng để được đến Trường Sa là một việc vô cùng khó khăn nhưng anh sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình.
Khi biết thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trên vùng biển của Việt Nam, anh cho rằng Trung Quốc đã có những hành vi khó chấp nhận được. Việc ngang nhiên lấy đồ của người khác làm của mình là “hành vi của kẻ cắp.”
“Người Nhật Bản hiện nay thật tiếc là không có mấy quan tâm đến vấn đề này. Liên quan đến vấn đề Senkaku cũng vậy, lẽ ra cần phải quan tâm hơn nữa. Người Nhật dù có kiên định trong chủ trương đối với Trung Quốc, nhưng họ vẫn hầu như không lên tiếng nhiều. Tôi thấy điều này thật đáng tiếc.”
Hiện tại, anh rất muốn được lên tàu cảnh sát biển Việt Nam ra vùng biển Hoàng Sa để cùng với phóng viên Việt Nam và các phóng viên quốc tế khác để chụp ảnh và đưa tin cho người Nhật và cộng đồng quốc tế biết hành động sai trái của Trung Quốc.
Anh Murayama tự nhận mình không phải là một người giàu có. Sau những chuyến đi đến Việt Nam, anh trở về Nhật làm việc cật lực dành dụm tiền cho những chuyến đi tiếp theo đến đất nước mình yêu mến này.
Mỗi năm, anh thực hiện hai hoặc ba chuyến đi đến Việt Nam để gặp lại những người Việt mà anh đã quen được trong mười mấy năm qua.
Sau một chuyến công tác đến Việt Nam với nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Nhật Bunyo Ishikawa năm 1998, anh ấn tượng sâu sắc bởi những hình ảnh về con người Việt Nam, những nạn nhân của chiến tranh. Kể từ đó đến nay, anh đã đến Việt Nam để chụp ảnh được 36 lần.
Lúc đó, anh chàng Murayama (khi đó mới 30 tuổi) có một sự đồng cảm sâu sắc với người Việt Nam, và nguyện sẽ chụp ảnh về đất nước và con người Việt Nam cho đến khi nào anh còn sống.
Anh được sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha của anh nghiện ngập và bỏ gia đình đi. Sau đó cha anh tự vẫn.
Trải qua thời thơ ấu buồn khổ, nên khi trực tiếp tiếp xúc và cảm nhận từ trên nét mặt của những con người Việt Nam đã vượt qua chiến tranh, vượt qua số phận, không biết lùi bước như thế nào, khiến anh vừa yêu vừa cảm phục đất nước và con người Việt Nam.
                                                                                            (Theo Vietnam+)

Tàu TQ đâm tàu Việt Nam tại Hoàng Sa ngày 18-5

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm hỏng mạn tàu cảnh sát biển Việt Nam

TTO - Ngày 18-5 các tàu cảnh sát biển Việt Nam tách tốp thành nhiều biên đội để thực hiện quyền chấp pháp trên vùng biển Hoàng Sa thì các tàu Trung Quốc chia thành nhiều tàu truy đuổi, áp sát vào các tàu cảnh sát biển.

Tàu hải giám Trung Quốc đang tấn công một tàu kiểm ngư VN - Ảnh: TTO

Khoảng 8g30 sáng 18-5, hai tàu hải cảnh của Trung Quốc chạy với vận tốc  trên 25 hải lý/g truy đuổi và áp sát vào tàu cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2013 khiến tàu này bị hỏng phần lan can và phần chắn gió trên tàu.
Mỗi tàu cảnh sát biển của Việt Nam đều có từ 4 đến 5 tàu Trung Quốc kẹp và vây với khoảng cách từ 800m - 1000m.
                                                                      THUẬN THẮNG (từ Hoàng Sa)

TP.Hội An ủng hộ 100 triệu đồng lực lượng bảo vệ biển Đông

Cán bộ, nhân dân TP.Hội An ủng hộ 100 triệu đồng cho lực lượng bảo vệ biển Đông

Ngày 17.5, ông Nguyễn Ưng, Phó chủ tịch HĐND và ông Lê Hồng Lợi, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.Hội An đã trao 100 triệu đồng cho đại diện Báo Thanh Niên.

Cán bộ, nhân dân TP.Hội An ủng hộ 100 triệu đồng cho lực lượng bảo vệ biển Đông
Ông Nguyễn Ưng (phải) trao tiền cho đại diện
Báo Thanh Niên - Ảnh: Hạnh Chi

Đây là số tiền mà cán bộ, đảng viên, nhân dân và đại diện các doanh nghiệp của TP đóng góp tại buổi nói chuyện của Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự về tình hình thời sự biển Đông nhằm ủng hộ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước tại khu vực Hoàng Sa (Đà Nẵng) và chương trình Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi do Hội LHTN VN, Báo Thanh Niên phát động.
                                                                                                        Hạnh Chi

Mỹ sẵn sàng phương án ngăn Trung Quốc "quậy phá" châu Á




Nhằm trấn an đồng minh châu Á trước mối đe dọa khiêu chiến từ Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã lên kế hoạch phản ứng nhanh trước mọi diễn biến đơn phương bất ngờ từ Bắc Kinh.

Đội tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông

Mỹ hiện vẫn đang thể hiện rõ quyết tâm duy trì vị trí chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với vai trò cường quốc hùng mạnh ngăn chặn mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng an ninh khu vực.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng đang ngày càng trở nên căng thẳng xung quanh cuộc chiến giành chủ quyền.
Điển hình, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã không ít lần rơi xuống vực thẳm liên quan tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn nhiều lần đối đầu với một số quốc gia láng giềng như Philippines trên Biển Đông giàu tài nguyên.

Đây chính là lý do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) lập sẵn kế hoạch phản ứng trước mọi động thái đơn phương khiêu chiến từ Trung Quốc.
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), quân đội Mỹ sẽ sẵn sàng điều động máy bay ném bom B-2 hay tổ chức các cuộc tập trận tàu sân bay gần hải phận Trung Quốc nhằm đối phó đối phó với hành động khiêu khích trên Biển Đông và biển Hoa Đông từ Bắc Kinh.

Nguồn tin từ WSJ cho hay phản ứng “chậm chạp” của quân đội Mỹ trước hành động Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea đã khiến các đồng minh chủ chốt trong khu vực châu Á của Washington tỏ hoài nghi.

Nhiều quốc gia cho rằng vụ việc ở Crimea được xem là phép thử cho các biện pháp mà Washington sẽ triển khai nếu Trung Quốc âm mưu theo đuổi mưu đồ dùng sức mạnh để giành quyền kiểm soát lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

“Họ không chỉ quan tâm tới vấn đề tại Crimea mà còn cả những tình huống đang dần được hình thành”, một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.

Theo đó, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii chịu trách nhiệm lên phương án chiến thuật và chiến lược nhằm phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa khiêu khích từ Trung Quốc và Triều Tiên.

Bản kế hoạch này được Washington xây dựng sau khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập “Vùng nhận diện phòng không” trên biển Hoa Đông bao gồm không phận quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – Senkaku/Điếu Ngư.

“Bộ Tư lệnh đã lên kế hoạch từ tập trận cho tới cứu trợ nhân đạo, khắc phục thảm họa tự nhiên và cả chiến lược tổng tấn công quân sự. Mọi kế hoạch đã được chuyển tới các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao”, phát ngôn viên PACOM, Tướng Chris Sims cho biết.

Những kế hoạch này đều nhằm thể hiện khả năng phản ứng nhanh chóng của quân đội Mỹ  trước bất cứ hành động khiêu khích đơn phương từ Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Washington sẽ không theo đuổi trò chơi “ăn miếng trả miếng” với Bắc Kinh. Thực tế, kế hoạch của PACOM chỉ muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ có thể đối phó với bất cứ nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng an ninh trong khu vực.

Tuy nhiên, một quan chức Mỹ cho hay mọi đối sách của chính phủ nước này vẫn để ngỏ một lối thoát giảm căng thẳng. “Đừng bao giờ dồn kẻ thù vào chân tường bởi bạn có thể vấp phải sự kháng cự mà bạn không hề mong muốn”, một quan chức Mỹ giấu tên trả lời WSJ.

Điều đáng nói là bản kế hoạch của PACOM được tiết lộ đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện chuyến công du kéo dài 1 tuần tới 4 nước châu Á.

Chuyến thăm của Tổng thống Obama là minh chứng tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh cho các đồng minh khu vực châu Á. Bởi trước đó, một số đối tác chiến lược châu Á của Washington đã tỏ ra nghi ngờ về sức mạnh của quân đội Mỹ sau khi chứng kiến những biến động tại Syria và Ukraine trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, bản kế hoạch mới của PACOM còn nhằm khẳng định quyết tâm theo đuổi chiến lược “trục châu Á” của Mỹ cũng như thu hút thêm sự ủng hộ từ phía các đồng minh chiến lược trong khu vực.

Hải quân Trung Quốc - Nhật Bản không ít lần đối đầu trên hải phận gần quần đảo tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông

Giới chức Mỹ cho rằng chiến lược của PACOM sẽ tránh được nguy cơ xảy ra đụng độ hay một “cuộc chiến tranh nóng” giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ quân đội Trung Quốc hiện đang bị chia rẽ quan điểm về phương thức phản ứng trước những động thái quả quyết từ Mỹ.

Sáng 18/5: Tàu TQ đâm tàu CSB Việt Nam ở biển Hoàng Sa

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Sáng nay 18.5, từ vùng biển Hoàng Sa, phóng viên Hoàng Sơn cho biết tàu cảnh sát biển 2013 của Việt Nam bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc tông thẳng làm hư hại nặng.



Tàu cảnh sát biển 2013 của Việt Nam (màu đậm) vừa bị hư hại do hành động hung hăng của tàu Trung Quốc

Mặc dù đã chạy với tốc độ 20 hải lý/giờ với công suất mở 3 máy nhưng tàu cảnh sát biển 2013 vẫn bị hai con tàu hung hăng của Trung Quốc lao vào.
Hậu quả tàu 2013 bị tông gãy lan can ở mạn phải, móp 1 phần con lươn, dài khoảng 1,5 mét, gãy một số ống thông gió, thông hơi trên tàu.
Trước đó vào tối 17.5, khi tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam vào đội hình của các tàu kiểm ngư, cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 10 hải lý về phía đông nam thì tàu Trung Quốc liên tục hoạt động và chiếu đèn công suất lớn vào tàu 4033 để dò xét.
Tàu Trung Quốc có rất nhiều loại tại vùng biển này, đặc biệt là tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc xếp thành đội hình vòng cung bao quanh giàn khoan. Theo quan sát bằng mắt thường thì tàu cá Trung Quốc to bằng tàu kiểm ngư Việt Nam.
Ngoài ra những tàu gỗ của ngư dân Trung Quốc hành nghề câu mực cũng rất to, đánh bắt xen kẽ trong đội hình của tàu hải cảnh Trung Quốc đang bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981 đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Tường thuật từ Hoàng Sa, Việt Nam

 
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam đã gây ra sự phẫn nộ của người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế.
Hành động đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia có chủ quyền đã cho thấy bước đi nguy hiểm và liều lĩnh của Trung Quốc hòng thực hiện đường “Chín đoạn” nhằm nuốt trọn biển Đông. Phía Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu cá có vũ trang cùng các máy bay tạo thành một vòng tròn bảo vệ bao quanh giàn khoan Hải Dương 981.
Không chỉ ngang ngược xâm phạm chủ quyền, phía Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam bằng vòi rồng, sử dụng các tàu có lượng giãn nước lớn chủ động đâm húc gây hư hỏng cho tàu Việt Nam và làm một số thủy thủ bị thương.
Hành động trên của Trung Quốc đã cho thấy một bước leo thang nguy hiểm trong các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên biển Đông. Nó báo hiệu rằng những hành động tương tự của Trung Quốc sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

Công cụ hiệu quả để chống lại yêu sách phi lý của Trung Quốc
Nhân sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta lại càng thấy được vai trò vô cùng quan trọng của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư trong việc chống lại âm mưu bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.
Tàu tuần tra TT-400 của Cảnh sát biển Việt Nam do ngành công nghiệp đóng tàu trong nước sản xuất.
Nhìn lại quá trình bành trướng lãnh thổ phi lý của Trung Quốc cho thấy họ luôn sử dụng lực lượng Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính (nay đã hợp nhất vào Hải cảnh) làm công cụ trực tiếp để thực hiện yêu sách trên biển Đông.
Trung Quốc đã sử dụng lực lượng này như một cái bẫy, chỉ cần một hành động thiếu kiềm chế là có thể rơi ngay vào cái bẫy mà họ đã giăng sẵn. Để đối phó lại chiêu bài thâm hiểm của Trung Quốc chúng ta cần đầu tư mạnh cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư.
Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập vào năm 1998. Lực lượng này được trang bị phần lớn là các tàu tuần tra có lượng giãn nước dưới 500 tấn. Một số được chuyển đổi từ tàu phóng lôi Shershen do Liên Xô sản xuất hay tàu vận tải lớp Trường Sa được đóng trong nước. Tuy nhiên gần đây Việt Nam đã hợp tác cùng với tập đoàn Damen của Hà Lan để tiến hành chuyển giao công nghệ đóng các tàu tuần tra cỡ lớn cho Cảnh sát biển ở ngay trong nước.
Việt Nam đã có thể chủ động công nghệ để đóng các loại tàu tuần tra ngoài khơi có lượng giãn nước đến 1.200 tấn. Đặc biệt, Tổng công ty Sông Thu đã đóng mới thành công tàu tuần tra ngoài khơi DN-2000 có lượng giãn nước 2.500 tấn.
Tàu tuần tra CSB-8001(DN-2000) loại tàu tuần tra lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển số hiệu 8001 được đưa vào biên chế từ năm 2013, đây chính là tàu tuần tra lớn nhất của Cảnh sát biển Việt Nam. Mặc dù là tàu tuần tra lớn nhất nhưng so với các tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thì kích cỡ của 8001 vẫn còn khá khiêm tốn.
Hải cảnh Trung Quốc gồm nhiều tàu có lượng giãn nước lên đến gần 4.000 tấn đơn cử như tàu Hải cảnh-110, 137 lượng giãn nước 3.000 tấn, Hải cảnh-50 lượng giãn nước 3.336 tấn, Hải cảnh-83 lượng giãn nước 3.980 tấn… Các tàu còn lại phần lớn có lượng giãn nước trên 1.000 tấn.
Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thường dựa vào lợi thế tàu của họ có lượng giãn nước lớn hơn để chèn ép các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam. Việc một số tàu Cảnh sát biển Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm hỏng mạn tàu đã cho thấy rõ ưu thế đó của họ.
Một lợi thế khác của tàu Hải cảnh Trung Quốc là có thể hoạt động xa bờ dài ngày trong điều kiện biển động mà các tàu tuần tra có lượng giãn nước nhỏ của Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi. Do đó trong việc đối phó với chiến lược sử dụng lực lượng Hải cảnh để đòi hỏi các yêu sách chủ quyền phi lý trên biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam cần chú trọng đầu tư mạnh hơn nữa cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư.
So với Cảnh sát biển thì lực lượng Kiểm ngư được thành lập khá muộn. Ngày 25/01/2013, Cục Kiểm ngư thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới được thành lập theo Nghị định số 102/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/11/2012.
Sự ra đời của Kiểm ngư đã tạo thêm một lực lượng hữu ích phối hợp cùng Cảnh sát biển để tiến hành hoạt động chấp pháp trên các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Sắp tới Kiểm ngư Việt Nam sẽ được trang bị 2 tàu tuần tra cỡ lớn, một biến thể của tàu DN-2000 trang bị cho Cảnh sát biển.
Mặc dù Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam đã được trang bị một số tàu tuần tra hiện đại có lượng giãn nước lớn nhưng số lượng vẫn còn khiêm tốn. Thời gian tới Việt Nam nên chú trọng đầu tư mạnh hơn nữa cho hai lực lượng này bằng các tàu tuần tra cỡ lớn như DN-2000 vì đây là loại tàu tuần tra được trang bị hiện đại, được thiết kế với khả năng chịu va chạm tốt nên rất hữu ích trong các tình huống cần thực thi các hoạt động chấp pháp, bảo vệ chủ quyền trên biển. Tốc độ cao, thời gian bám biển dài, có thể hoạt động tốt trong điều kiện biển động cấp 9, DN-2000 sẽ là công cụ hiệu quả để đối phó với các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Bên cạnh việc đầu tư các loại vũ khí hiện đại cho Không quân và Hải quân để xây dựng thế trận phòng ngự hiệu quả, việc đầu tư mạnh cho Cảnh sát biển và Kiểm ngư sẽ là công cụ trực tiếp để đối phó với yêu sách phi lý của Trung Quốc trên biển Đông. Tăng số lượng các tàu tuần tra cỡ lớn như DN-2000 sẽ cho phép Việt Nam tạo được sự cân bằng đáng kể khi phải dùng sức mạnh trước các tàu Hải cảnh hung hăng của Trung Quốc.
                                                                                           (Theo Trí Thức Trẻ)

Lúc 11 giờ 18 phút, GS-TS Nguyễn Ngọc Giao đọc tuyên bố, kêu gọi lực lượng tri thức Trung Quốc lên tiếng bảo vệ công lý, luật pháp thế giới.
Buổi mit tinh kết thúc trong tiếng hô “Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật TP HCM kiên quyết phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan 981 tại vùng biển Việt Nam”, Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo …. Kiên quyết kiên quyết kiên quyết …” Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam…” hòa trong tiếng hát ca ngợi Việt Nam, ca ngợi hòa bình ….
Qua hơn 1 giờ mính tinh nhưng vẫn còn có rất nhiều nhà khoa học muốn bày tỏ ý kiến của mình. Hiểu được tấm lòng của các nhà tri thức nên GS-TS Nguyễn Ngọc Giao  xin tạm ngừng phát biểu của những tri thức lớn tuổi, nhường diễn đàn cho giới trẻ.

Lúc 11 giờ 15 phút, đại diện cho những trí thức trẻ, TS Nguyễn Tiết Phương, Giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM xúc động: “Trong bài giảng của chúng tôi hiện nay không chỉ là những công thức toán học mà còn có cả câu chuyện giàn khoan 981. Chúng tôi sẽ dạy cho sinh viên con cháu ý thức về chủ quyền, lòng yêu nước. Số phận đã đặt chúng ta bên cạnh một nước lớn, luôn có âm mưu xâm lược nhưng có một sự thật được chứng minh qua bao đời là chúng ta chưa bao giờ khuất phục, không bao giờ khuất phục”.
Lòng quyết tâm ấy càng được khẳng định khi tất cả cùng đồng thanh hô vang: “Đoàn kết một lòng để bảo vệ Tổ quốc”.

Lúc 11 giờ 5 phút, tiếp theo bài thơ của GS Vũ Hải, P.GS – TS Mạc Đường khẳng định Tập đoàn Hải Dương Trung Quốc đã bôi nhọ một nền văn hóa lớn, lâu đời trên thế giới. “Tôi tin nhân dân Trung Quốc có sự tự trọng, giữ chữ tín, đại đa số nhà khoa học sẽ lên án bọn tạo phản mới ở biển  Đông. Họ tự phản bội khi chính tay mình đặt bút ký thỏa thuận về biển Đông giờ chính mình làm ngược lại điều đó”.
Xen kẽ những lời tuyên bố của giới tri thức là những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc làm hội trường “dậy sóng”.

Lúc 11 giờ, GS Vũ Hải đọc bài thơ về biển Đông:
Biển Đông dậy sóng
“Biển Đông đang bình yên
Bỗng nhiên dậy sóng bởi giàn khoan 981
….
Lịch sử đã chứng minh
Chúng sẽ bị đánh tơi bời”

Nghe xong bài thơ của giáo sư Vũ Hải, mọi người vỗ tay nhiệt liệt hưởng ứng.
Sinh viên giơ cao biểu ngữ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ của tổ quốc
Sinh viên giơ cao biểu ngữ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ của Tổ quốc

Mít tinh phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Đúng 10 giờ, GS-TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật TP HCM, tuyên bố lý do giới tri thức khoa học và công nghệ có mặt từ ngày hôm nay.
Nhắc lại lịch sử, GS-TS Nguyễn Ngọc Giao nói: Bao đời nay, Trung Quốc đã có dã tâm xâm chiến nước ta. Như năm 1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân đánh biên giới của ta. Năm 1988, lợi dụng tình hình thế giới, tình hình Liên Xô sắp tan rã, Trung Quốc đã đưa tàu chiến để chiếm 5 bãi đá ngầm ở Trường Sa của chúng ta. Hay như năm 1956, lợi dụng lúc Pháp chuyển giao cho chính quyền Bảo Đại thì xua quân chiếm phía đông Hoàng Sa. Rồi năm 1974, khi chính quyền ngụy ở Sài Gòn có khả năng sụp đổ, Trung Quốc cũng xua quân chiếm phía tây Hoàng Sa. Gần đây là cắt cáp tàu của chúng ta.
Và mới đây nhất, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào đặt tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện rõ ý đồ xâm lược của Trung Quốc. “Toàn dân chúng ta lên tiếng. Trong bức xúc chung đó, giới khoa học công nghệ cũng lên tiếng nên hôm nay các nhà tri thức trẻ bày tỏ lòng yêu nước.
Mở đầu cho giới tri thức, NGND-PGS-Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học – Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP HCM, nhấn mạnh: “Nếu để Trung Quốc khoan được một mũi ở đây, họ sẽ khoan được những mũi khác ở những vùng biển khác của Việt Nam. Nên chúng ta phải kiên quyết, làm mọi cách để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”.
Tuy nhiên, ông Lâm phân tích: Chúng ta kiên quyết, làm mọi cách để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc nhưng không để mắc mưu Trung Quốc. Có một khả năng xấu là Trung Quốc cố tình khiêu khích để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Với khả năng của không quân, hải quân Việt Nam thì việc diệt giàn khoan đó không thành vấn đề. Nhưng đánh rồi sao? Trung Quốc đang cố gắng khiêu khích chúng ta, để chúng ta manh động trước. Chúng ta kiềm chế nhưng chúng ta không sợ. Việt Nam đã tính đến việc này nên kiềm chế. Thời điểm này, chúng ta phải hoàn toàn ủng hộ chính sách của Nhà nước.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP HCM khẳng định: Chúng ta kiềm chế nhưng chúng ta không sợ
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP HCM, khẳng định: "Chúng ta kiềm chế nhưng chúng ta không sợ"

Chưa đến 10 giờ, hội trường Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã đông nghẹt đại biểu đến dự lễ mít tinh.
Mọi người cùng hát bài Hào khí biển Đông vang lên càng làm cho không khí buổi mít tinh sôi sục, khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền:

Đất nước tôi ơi, đồng bào tôi ơi
Tay nắm tay, ta quyết tâm bảo vệ biển Đông
Nòi giống Tiên Rồng, dòng máu anh hùng
Người Việt Nam vì quê hương dâng tay đồng lòng
Đất nước tôi ơi, đồng bào tôi ơi
Tay nắm tay, ta quyết tâm bảo vệ biển Đông
Dù xác thân này, vì biển Đông mà
Phải ngã xuống cho quê hương ta nào tiếc chi…

Trước đó, vào 8 giờ 10 sáng ngày 3-5, tàu hải cảnh 44044 của Trung Quốc đã chủ động đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển CSB4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao. Vị trí xảy ra vụ đâm tàu này cách giàn khoan Hải Dương – 981 10 hải lý.
Khi đó Trung Quốc đã huy động lúc cao nhất 80 tàu cùng giàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, trong đó có 7 tàu quân sự, gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 (lớp Giang Hồ II) và tàu tuần tiễu tấn công nhanh số hiệu 753 cùng 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, tàu cá… Đến nay số tàu của Trung Quốc đã tăng lên 126 chiếc.
Ngày 17-5, Trung Quốc đưa thêm 2 tàu quân sự mới là tàu tấn công nhanh mang số hiệu 755 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh 789 đến khu vực giàn khoan Hải Dương – 981 để cản phá và đe dọa lực lượng chấp pháp của Việt Nam.
Bài Hào khí biển Đông vang lên càng làm cho không khí buổi mít tinh sôi sục
Bài Hào khí biển Đông vang lên càng làm cho không khí buổi mít tinh sôi sục
Đoàn viên thanh niên Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông - Ảnh: T.Lũy
Đoàn viên thanh niên Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông - Ảnh: T.Lũy

Sáng 18-5, nhân dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2014), lãnh đạo và hơn 200 đoàn viên thanh niên, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã đến dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ Bác, đồng thời báo công những việc tuổi trẻ Dược Hậu Giang đã làm được.
Tại buổi lễ, tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga - tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang kêu gọi toàn thể nhân viên tiếp tục phát huy truyền thống, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng thời quyên góp ủng hộ cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” do báo Tuổi Trẻ phát động.
Bà Nga nói: “Toàn thể công nhân viên Dược Hậu Giang tại các nhà máy, chi nhánh trên cả nước đã đóng góp 1 ngày lương cho chương trình. Chúng tôi thông qua báo Tuổi Trẻ chuyển đến cho lực lượng cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ ở biển Đông, đây không phải chỉ là đóng góp bằng tiền mà bằng cả trái tim và tấm lòng của chúng tôi”.
Ngoài 1 ngày lương đóp góp trước đó, tại buổi lễ cũng tiếp nhận đóng góp trực tiếp của người tham dự, tổng số tiền Dược Hậu Giang đóng góp cho chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” là 622.317.500 đồng.

Bà Phạm Thị Việt Nga - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang trao số tiền mà cán bộ công nhân viên công ty đóng góp chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông” cho đại diện báo Tuổi Trẻ tại TP.Cần Thơ – Ảnh: T. Lũy
Lãnh đạo Công ty cổ phần xi măng Tây Đô trao 100 triệu đồng ủng hộ chương trình “Chung sức báo vệ chủ quyền biển Đông” cho đại diện báo Tuổi Trẻ tại TP Cần Thơ - Ảnh: Chí Quốc

* Sáng cùng ngày, nhân dịp khai mạc giải quần vợt truyền thống vì bệnh nhân nghèo do Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Cần Thơ tổ chức, Công ty cổ phần xi măng Tây Đô - đơn vị tài trợ chính của giải - đã trao 100 triệu đồng cho đại diện báo Tuổi Trẻ tại TP Cần Thơ để ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”.
Phát biểu tại lễ khai mạc giải quần vợt, ông Lê Văn Tâm (phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ) cho biết đây là giải đấu nhằm rèn luyện tinh thần thể thao cũng như giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kêu gọi mạnh thường quân đóng góp cho bệnh nhân nghèo nhưng hiện tại cũng là thời điểm mà vấn đề chủ quyền lãnh thổ đang nóng bỏng nên nhà tài trợ chính đã quyết định ủng hộ chương trình của tòa soạn.
Còn theo ban tổ chức, lúc đầu công ty chỉ ủng hộ 80 triệu đồng cho giải nhằm giúp các bệnh nhân nghèo nhưng sau đó biết chương trình của báo Tuổi Trẻ đang diễn ra, công ty đã quyết định trao thêm 100 triệu đồng ủng hộ các chiến sỹ đang nơi đầu sóng ngọn gió.
Riêng về đóng góp cho bệnh nhân nghèo, đến sáng ngày 18-5 có 41 tổ chức, cá nhân đóng góp với tổng số tiền khoảng 370 triệu đồng. Đây là lần thứ 5 Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Cần Thơ tổ chức chương trình thể thao vì mục đích nhân đạo.
                                                                                               (Theo Tuổi Trẻ)

Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả

CSB Việt Nam vẫn hiên ngang bám biển
CSB Việt Nam vẫn hiên ngang bám biển
Tựu trung ở các chiến sĩ CSB Việt Nam là tấm lòng yêu biển đảo quê hương tha thiết; chung một chí hướng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền; tinh thần lạc quan, sắt đá và tự tin dù mỗi ngày đều bị đối phương gây hấn, khiêu khích.
(*) Tiêu đề trích dẫn một câu trong bài hát “Tổ quốc gọi tên mình”, nhạc: Đinh Trung Cẩn; lời thơ: Nguyễn Phan Quế Mai
Giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa Việt Nam
Giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa Việt Nam
Các cán bộ - chiến sĩ đưa nhóm phóng viên lên tàu CSB để tác nghiệp quanh khu vực giàn khoan trái phép
Các cán bộ - chiến sĩ đưa nhóm phóng viên lên tàu CSB để tác nghiệp quanh khu vực giàn khoan trái phép
Giờ tác chiến căng thẳng trên tàu csb 8003
Giờ tác chiến căng thẳng trên tàu CSB 8003
Tàu 46001 của Trung Quốc hung hãn đâm vào thân tàu CSB 4032 của Việt Nam, làm gần 20 m lan can tàu 4032 bị hư hỏng
Tàu 46001 của Trung Quốc hung hãn đâm vào thân tàu CSB 4032 của Việt Nam, làm gần 20 m lan can tàu 4032 bị hư hỏng
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả (*)
Chuẩn bị thực phẩm để nấu bữa ăn sáng cho cán bộ - chiến sĩ tàu CSB 8003
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả (*)
Sau ca trực, chiến sĩ Nguyễn Huy Hiếu còn có thêm nghề tay trái là hớt tóc cho cán bộ - chiến sĩ trên tàu
Sau ca trực, chiến sĩ Nguyễn Huy Hiếu còn có thêm nghề tay trái là hớt tóc cho cán bộ - chiến sĩ trên tàu
Tàu 46001 của Trung Quốc tăng tốc lao thẳng về hướng tàu CSB 4032 của Việt Nam
Tàu 46001 của Trung Quốc tăng tốc lao thẳng về hướng tàu CSB 4032 của Việt Nam
Tàu 2401 của Trung Quốc bật vòi rồng lao tới phun vào tàu kiểm ngư của Việt Nam
Tàu 2401 của Trung Quốc bật vòi rồng lao tới phun vào tàu kiểm ngư của Việt Nam
                                                                 (Theo Người Lao Động)

Việt Nam và TQ sẽ có “cuộc chiến lâu dài”



Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu chiến, máy bay quân sự cùng các loại tàu khác đang xâm lược vùng biển của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế

Trang mạng qianzhan tiếng Trung ngày 17 tháng 5 đưa tin, vấn đề Biển Đông hiện nay đã tạo ra thách thức mới cho Trung Quốc. Bài báo xuyên tạc rằng Việt Nam đã “chiếm nhiều đảo, đá ngầm của Trung Quốc”, được lợi nhiều nhất ở Biển Đông. Nhưng xét đến nhân tố hiện thực trên nhiều phương diện, “Trung Quốc trì hoãn không áp dụng hành động đối với Việt Nam”.
Bài báo cho rằng, “nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có vai trò ảnh hưởng không thể coi thường ở khu vực Đông Nam Á và môi trường biên giới yên bình khó có được giữa Việt Nam và Trung Quốc”, đồng thời tiếp tục xuyên tạc, đổi lỗi trắng trợn, biện minh cho những hành động bất chính của TQ nói rằng: “vì vậy (Trung Quốc) đã giữ kiềm chế rất lớn”, “mở một mắt, nhắm một mắt” trước việc Việt Nam “cướp tài nguyên ở Biển Đông””.
Báo này nhận định: “Điều đáng chú ý là, thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc hầu như là “ngầm hiểu”, giữ thái độ “kín tiếng” ở Biển Đông, chỉ tập trung cho việc khai thác dầu khí của mình. “Chỉ cần Trung Quốc không lên tiếng, Việt Nam cũng không làm ầm lên, để cho Philippines gây sóng gió ở Biển Đông””.
Tuy nhiên, bài báo xuyên tạc cho rằng, xu thế này phát triển lâu dài sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho hiệu quả “bảo vệ chủ quyền Biển Đông” của Trung Quốc. Vì vậy, những năm gần đây, Trung Quốc chủ trương phải xoay chuyển cục diện bị động “gác lại tranh chấp, nước khác khai thác” ở Biển Đông.
Ngày 9 tháng 5 năm 2012, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan nước sâu đầu tiên Hải Dương 981 ở Biển Đông, từng bước tăng cường yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) đối với Biển Đông bằng hành động thực tế.

Trung Quốc đã dùng vũ lực (tàu chiến, máy bay quân sự) cho công cuộc xâm lược vùng biển của Việt Nam

Bài báo xuyên tạc đánh lừa dư luận cho rằng, bước vào năm 2014, Philippines đi đầu gây sóng gió, tình hình Biển Đông liên tục nổi sóng. Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Obama càng càng đem thêm hy vọng cho các nước Đông Nam Á, nhất là khi có nhà phân tích phỏng đoán Mỹ có thể chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Âu.
Bài báo giở giọng cho rằng, do Mỹ tiến hành “cam kết an ninh”, Philippines dám bắt 11 ngư dân Trung Quốc, tương tự, Việt Nam “làm ầm lên” lên việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Theo bài báo, đối với Việt Nam, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan này là một bước đi đòi yêu sách chủ quyền bằng hành động thực tế. Nếu để cho giàn khoan này hiện diện, Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức nghiêm trọng về lợi ích tài nguyên dầu khí, an ninh quốc gia bởi vì Trung Quốc có thực lực công nghệ, vốn lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Do đó, Việt Nam coi giàn khoan này là cái gai trong mắt, muốn nhanh chóng nhổ nó đi.
Theo bài báo, lần này, Việt Nam muốn mở rộng dư luận về “tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải” với Trung Quốc, một mặt để nâng cao mức độ quan tâm của cộng đồng quốc tế, thông qua dư luận quốc tế gây sức ép với Trung Quốc; mặt khác, Việt Nam muốn gây sức ép, buộc Trung Quốc phải nhượng bộ (thực chất là TQ phải chấp hành luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam).


Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu chấp pháp Việt Nam

Báo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc cũng sẽ “không nhượng bộ”. Nếu Trung Quốc thỏa hiệp, tất cả những hoạt động “bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây đều sẽ đối mặt với nguy cơ bị phủ định. Khi lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, Trung Quốc còn đối mặt với sức ép lớn hơn, nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp để làm.
Trong tình hình hai bên không nhượng bộ, tình hình sẽ xuất hiện trạng thái giằng co, mặc dù giữa Việt Nam và Trung Quốc có cơ chế trao đổi an ninh trên biển. Cuộc chiến vòi rồng, khẩu chiến và cuộc chiến pháp lý sẽ kéo dài thời gian “tranh chấp lãnh thổ lãnh hải” giữa hai bên. Một cuộc chiến “tranh chấp biển” lâu dài mới đã nổ ra giữa Việt-Trung, chỉ có điều chưa đến mức nổ ra xung đột vũ lực.
Như vậy, bài báo này rõ ràng đang tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, vùng biển Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là “vùng biển tranh chấp” và “của TQ”.

Trung Quốc đang tìm mọi cách biến vùng biển của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp

Trên thực tế, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hiện nay chính là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã và đang dùng vũ lực để xâm lược vùng biển này, có ý đồ nham hiểm là biến vùng không tranh chấp thành có tranh chấp, biến vùng biển của Việt Nam thành vùng biển của Trung Quốc. Điều này là bất hợp pháp và bá đạo, bá quyền, chẳng khác nào “chủ nghĩa thực dân mới”, thậm chí là “cướp biển”.

Philippines và Việt Nam trở thành đồng minh tự nhiên


Tờ “Thời báo Trung Hoa” Đài Loan ngày 18 tháng 5 cho rằng, tranh chấp Biển Đông tiếp tục nóng lên, giữa các nước đang liên tiếp hành động.
Được biết, ngày 16/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình thông báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến Philippines từ ngày 21 đến 23/5, theo lời mời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 25-4 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22. Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ gặp Tổng thống Aquino và một số nhà lãnh đạo cấp cao khác của Philippines.
Hai nhà lãnh đạo hôm 11/5 vừa cùng tham dự hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar. Hội nghị ASEAN 24 kết thúc với việc ra Tuyên bố chung Naypytaw, trong đó kêu gọi các bên sử dụng biện pháp hòa bình và không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Theo thông tin trên truyền thông, phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines Abigail Valte ngày 17 tháng 5 cho biết, tuần tới, Manila sẽ rất bận rộn, ngoài việc đứng ra tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á của Diễn đàn kinh tế thế giới”, sẽ còn tiếp lãnh đạo cao cấp của Việt Nam và Tổng thống Indonesia Yudhoyono.
“Thời báo Trung Hoa” nhận định rằng: “Tổng thống Philippines Aquino phải chăng sẽ trao đổi vấn đề Biển Đông với lãnh đạo Việt Nam? Abigail Valte cho biết, “rất có thể, bởi vì đây cũng là vấn đề hiện nay của Việt Nam”.
Hạ nghị sĩ Walden Bello thuộc đảng Hành động công dân Philippines nói thẳng rằng, trong tình hình Biển Đông hiện nay, Philippines và Việt Nam đã trở thành “đồng minh tự nhiên”.
Trong thời điểm quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trở nên căng thẳng vì vấn đề Biển Đông, các đồng minh châu Á không ngừng gây sức ép với Mỹ, thúc giục Mỹ “lựa chọn đứng về một bên” trong tranh chấp.


Cuối tháng 4 năm 2014, Mỹ-Philippines ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng

Hãng Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng trước mới cam kết với các đồng minh châu Á, sẽ hỗ trợ cho các đồng minh đối phó với Trung Quốc trỗi dậy, nhưng sau khi Trung Quốc có hành động cứng rắn nhất trong vài năm qua, hạ đặt (trái phép) giàn khoan HD-981 ở “vùng biển tranh chấp” (thực chất là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam), rất nhiều quốc gia châu Á đều hỏi: “Washington ở đâu?”.
Bài báo dẫn lời quan chức thâm niên Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, Philippines luôn thúc giục Mỹ thay đổi chính sách, lựa chọn đứng về một bên trong xung đột khu vực. Philippines hy vọng nhìn thấy Mỹ có hành động mạnh hơn để phù hợp với tuyên bố của Tổng thống Mỹ B. Obama khi đến thăm Philippines trong thời gian gần đây.

Thơ - Biển Đông dậy sóng

Biển Đông dậy sóng

 - LTS: Những ngày này, khi Trung Quốc đem giàn khoan trái phép vào vùng biển chủ quyền của nước ta, nhiều người dân đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành động này và gửi nhiều bài thơ đến Nhịp cầu thơ.
Nghệ sỹ ưu tú Khánh Hòa, người đầu tiên ra Trường Sa làm chương trình ca nhạc "Gần lắm Trường Sa", tới đây (16-5) sẽ tổ chức chương trình ca nhạc Hướng về biển đảo quê hương nhằm quyên góp tiền ủng hộ các chiến sỹ đang đối mặt với kẻ thù. Chị cũng đã gửi bài thơ Biển Đông dậy sóng như một tiếng nói bảo vệ chủ quyền.

 Tham thì thâm sẽ bị trả giá/ Biển Đông mồ chôn lũ cướp gian tà.
Láng giềng gần lộ nguyên hình cướp biển
Sao luôn mồm hô hữu nghị anh em
Trước mặt giả vờ tình hữu hảo
Sau lưng toàn tính chuyện cuồng điên

Luôn rêu rao coi trọng tình nghĩa
Bên trong đầy thủ đoạn ranh ma
Tìm mọi cách đê hèn xâm lấn
Coi Biển Đông như cái ao nhà

Ngang nhiên cắm giàn khoan cướp biển
Nơi máu thịt, sự sống dân ta
Bất chấp dư luận và công ước
Chà đạp lên sự hiếu hảo thuận hoà

Hỡi lũ cướp hãy nhìn vào lịch sử
Những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa
Tham thì thâm sẽ bị trả giá
Biển Đông mồ chôn lũ cướp gian tà.

13-5-2014

NS Ưu tú Dương Khánh Hòa

Hình ảnh biểu tình phản đối TQ 18/5

Tường thuật Biểu Tình Yêu Nước 18.5.2014