Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Trung Quốc là “Sân sau toàn cầu về rác” - Tân Hoa Xã

Trung Quốc là “Sân sau toàn cầu về rác”, theo Tân Hoa Xã


Frank Fang, Epoch Times


Vấn đề rác thải của Trung Quốc tồi tệ đến mức Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của chính quyền đã phải đăng một bài viết vào ngày 6 tháng 1 với tiêu đề  “Không phải là tin đồn, Trung Quốc chính là sân sau toàn cầu về rác”. Tân Hoa Xã đưa ra vấn đề rằng các rác thải mà bài báo lên án là được nhập khẩu từ phương Tây, tuy nhiên những người dân ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng lỗi nằm ở phía chính quyền Trung Quốc, chứ không phải các nước phương Tây.

Tân Hoa Xã viết: “Ngay cả nếu chúng ta nghèo, chúng ta cũng không thể kiếm sống bằng việc xử lý rác được nhập khẩu từ phương Tây. Dù thế nào, chúng ta cũng không thể nhìn nhận rác thải từ phương Tây với một thái độ thiện cảm được, và khiến Trung Quốc trở thành một bãi rác toàn cầu”.
Trong khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các phương tiện truyền thông tràn ngập các báo cáo và hình ảnh về vấn đề
Tân Hoa Xã khẳng định: “Rác thải nhựa từ Hoa Kỳ và rác thải y tế từ Anh Quốc, sau khi được vận chuyển một chặng đường dài trên đại dương, tất cả đều cập bến tại các bến tàu Trung Quốc – bởi vì những người mua Trung Quốc sẵn sàng bỏ giá gấp đôi để mua các chất thải trở lại, xử lý  và bán chúng.”
Tin tức & số liệu
Tân Hoa Xã trích dẫn số liệu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cho thấy rác thải của Trung Quốc đến từ các nước phương Tây.
The Telegraph đưa tin vào tháng 11 năm 2012 rằng 70% nhựa dùng để tái chế được gửi đến Viễn Đông, và rằng Trung Quốc không còn chấp nhận nhựa thấp cấp được gửi từ Anh.
Theo Báo cáo Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc vào năm 2012, giá trị xuất khẩu chất thải và phế liệu của Mỹ sang Trung Quốc tăng hơn 15 lần, từ 740 triệu USD trong năm 2000 lên 11,5 tỷ USD vào năm 2011.
Shanghai Security News đưa tin vào tháng Giêng năm 2007 rằng các rác thải nhập khẩu như nhựa, thép, và giấy tăng tương ứng hơn 125 lần, 50 lần và 21 lần trong khoảng năm 1990-2003.
Ô nhiễm từ rác nhập khẩu
Các nhân chứng là những người cho biết rõ nhất. Làng Lian Jiao, một ngôi làng ở phía nam tỉnh Quảng Đông, được bao phủ bởi “thùng rác phương tây”, theo bài báo Tân Hoa Xã, trích dẫn một bài báo được công bố trên tờ Công nhân Nhật báo của nhà nước vào tháng Giêng năm 2007.
Phóng viên của tờ Công nhân Nhật báo mô tả ngành công nghiệp tái chế đã phát triển thịnh vượng như thế nào tại thành phố này: “Khói đen tỏa ra từ tất cả các ống khói. Rác được chất đống như núi. Các con sông thì đen như dầu”.
Tân Hoa Xã cũng trích dẫn các quan điểm của ông Wang Jiuliang. Ông Wang đã dành gần ba tháng dùng máy ảnh của mình để ghi lại thực trạng rác thải đã gây ô nhiễm cho các tỉnh ven biển Trung Quốc như thế nào. Ông đăng các bức ảnh của mình trên Weibo, một trang blog của Trung Quốc tương tự như Twitter.
Trong khi chính quyền Trung Quốc có một điều luật (Điều 25) quy định cấm nhập khẩu các chất thải y tế, một trong những bức ảnh của ông Wang cho thấy một đứa trẻ đang chơi với một ống tiêm giữa hàng tấn chất thải nhựa y tế.
Một bức ảnh khác của ông Wang cho thấy một cái ao có nước màu hồng vì bị ô nhiễm từ một nhà máy chất thải nhựa gần đó ở phía bắc tỉnh Hà Bắc.
Trong blog của mình, ông Wang đổ lỗi cho cộng đồng quốc tế về việc xuất khẩu rác thải vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu chất thải nhựa lớn nhất thế giới.
Quy định không đầy đủ
Trái ngược với bài báo này của Tân Hoa Xã, vào ngày 6 tháng 1, một bài báo có tựa đề “Đừng đổ lỗi cho các nước khác khi Trung Quốc trở thành sân sau toàn cầu về rác thải” đã được công bố trên China Netease, một trong những cổng Internet phổ biến nhất của Trung Quốc.
Bài viết này đổ lỗi cho chính sách môi trường không thỏa đáng của chính quyền Trung Quốc.
Trong hai giải pháp về môi trường được công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2013, Tiêu chuẩn Nghiêm ngặt về Môi trường và Thực thi Quy định về Môi trường- Trung Quốc đứng thứ 67 và 63 tương ứng trong tổng số 140 quốc gia,.
Ethiopia đứng thứ 62 trong bảng xếp hạng về Thực thi Quy định, còn Philippines được xếp hạng thứ 66 về Tiêu chuẩn Nghiêm ngặt.
Về tình trạng chất thải nhựa tràn lan, ngành công nghiệp hóa chất ở Trung Quốc không thể đáp ứng được nhu cầu bình quân đầu người ngày càng tăng về nhựa – khoảng 22 kg vào năm 2005 lên đến 46 kg vào năm 2010 – điều này có nghĩa là Trung Quốc đã phải xử lý chất thải nhựa nhập khẩu từ các thị trường quốc tế như là vật liệu thô, theo như Tân Hoa Xã đưa tin vào tháng 3 năm 2011.
Trang mạng môi trường solidwaste.com.cn cho biết Trung Quốc đã nhập khẩu 58.600 tấn chất thải nhựa trong năm 2006, và tăng lên tới mức 83.800 tấn trong năm 2011.
Phản ứng từ Trung Quốc đại lục
Ông Fu Guoyong, một nhà văn Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang thuộc miền đông Trung Quốc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times: “Rác thải là một vấn đề rất lớn cả ở các thành phố và làng mạc.  Rác thải chúng ta có hiện nay khác rồi, chúng khó phân hủy hơn và không thể hấp thụ trong đất.”
Các cư dân mạng Trung Quốc đã phản ứng với vẻ phẫn nộ khi đăng các bình luận trên trang web Tài chính của Sina.
Một cư dân mạng tại Bắc Kinh với biệt danh ” 1420646015″ bình luận: “Làm thế nào mà rác thải của phương tây lại vào được nước ta? Các quan chức chịu trách nhiệm về việc này cần phải bị kết án tử hình”,
Một cư dân mạng đến từ tỉnh Hồ Bắc với biệt danh “Jia Fu Suo” viết: “Chính phủ của chúng ta ở đâu rồi?”,
Một cư dân mạng Bắc Kinh với bút danh Blueskyforme nhận xét: ” Trung Quốc Đại lục không hề có niềm tin tôn giáo. Họ không có chút giá trị đạo đức nào. Vì vậy, họ có thể làm bất cứ điều gì “.

Đảng viên Cộng sản ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma

Tây Tạng : Đảng viên Cộng sản ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma

 
media Quảng trường Potala tạ Lhasa thủ phủ Tây Tạng (Ảnh chụp 29/10/2010). REUTERS/Ben Blanchard
Tại Tây Tạng, có những cán bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã bí mật gia nhập các tổ chức độc lập ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma. Tờ Global Times hôm nay 29/01/2015 tiết lộ như trên.
Bài xã luận của tờ báo trực thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đe dọa : « Họ sẽ phải trả giá vì việc ấy ! ». Global Times cho biết theo Ủy ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương, có 15 cán bộ đảng viên, dường như là gốc Tây Tạng, đã bị đặt trong vòng điều tra.
Tờ báo viết : « Một số nhỏ cán bộ Đảng đã tham gia các tổ chức Tây Tạng bí mật của tập đoàn Đạt Lai Lạt Ma đòi độc lập, hay lao vào các hoạt động có hại cho an ninh Trung Quốc » và khẳng định, nếu cán bộ đảng viên « có thái độ nhập nhằng về vấn đề độc lập cho Tây Tạng và liên kết với các tổ chức này, cung cấp cho họ các thông tin, thì cần phải bị truy tố ».
Global Times bác bỏ ý kiến cho rằng đây là một chiến dịch của đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại « các dân tộc thiểu số ».
Bắc Kinh luôn lên án Đạt Lai Lạt Ma, sống lưu vong từ năm 1959 và được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, muốn giành độc lập cho Tây Tạng, cho dù người lãnh đạo tinh thần Tây Tạng chỉ đòi hỏi « tự trị về văn hóa » cho vùng đất quê hương mình.
Tháng 11/2014, Hiệp Đông Tùng (Ye Dongsong), một quan chức của Ủy ban Kỷ luật Trung ương tuần du Tây Tạng đã nêu ra vấn đề « các viên chức cư xử như là đệ tử của Đạt Lai Lạt Ma hay ủng hộ chủ trương ly khai », sẽ bị « trừng phạt nghiêm khắc ». Quan chức này tỏ ý tiếc là các cán bộ Đảng này « không duy trì được lập trường chính trị cứng rắn », và lên án họ « tham nhũng ».
Theo tổ chức phi chính phủ International Campaign for Tibet có trụ sở tại Hoa Kỳ, việc đàn áp các viên chức người Tây Tạng « vì cho là họ ủng hộ chính sách ôn hòa, đòi tự trị thực sự của Đạt Lai Lạt Ma » là hành vi « cực đoan và sai lầm », « càng làm cho người dân Tây Tạng thêm bất mãn ».
Nhà nước cộng sản Trung Quốc cai trị Tây Tạng với bàn tay sắt, nhất là từ sau các cuộc nổi dậy năm 2008 tại Lhassa, và cấm các nhà báo ngoại quốc đến đây. Kể từ 2009, một làn sóng phản kháng bằng cách tự thiêu đã diễn ra, với trên 130 người Tây Tạng đã chọn lựa cách phản đối tuyệt vọng này trước sự đô hộ của chế độ Bắc Kinh.

Mỹ tạm ngưng mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc

Mỹ tạm ngưng mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc

 
media Tổng thống Mỹ Barack Obama (T) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn APEC, Bắc Kinh, 10/11/2014 REUTERS/Kim Kyung-Hoon
 Lầu Năm góc tạm ngưng mở rộng quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và tuyên bố sẽ không có chương trình trao đổi quân sự lớn nào, cho đến khi hai nước đồng ý với nhau về những quy định nhằm ngăn chận nguy cơ máy bay của hai nước va chạm nhau trên không.

Quyết định nói trên không có ảnh hưởng gì đến các trao đổi quân sự hiện tại, nhưng phản ánh mối quan ngại của một số chính khách và quan chức quân sự của Mỹ khi thấy việc mở rộng quan hệ quốc phòng với Bắc Kinh trong 18 tháng qua đã không ngăn Trung Quốc tiếp tục có những hành động nhằm xác quyết chủ quyền biển đảo ở Châu Á.
Các quan chức hải quân Mỹ và Trung Quốc đã đề nghị Hoa Kỳ gởi một hàng không mẫu hạm đến thăm Trung Quốc, nhưng Lầu Năm góc chưa ra quyết định về việc này cho đến khi nào cuộc đàm phán về các quy định tránh va chạm trên không hoàn tất.
Dân biểu Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban hải quân của Hạ viện Mỹ, chỉ trích rằng Lầu Năm góc đã thúc đẩy trao đổi quân sự với Trung Quốc mà không xác định rõ mục tiêu của những trao đổi này là gì. Dân biểu Forbes cũng sợ rằng những trao đổi quân sự với Trung Quốc có nguy cơ để lọt quá nhiều thông tin vào tay Bắc Kinh, kể cả những thông tin quan trọng về chiến lược quân sự của Mỹ.
Nhưng các quan chức Lầu Năm góc khẳng định rằng họ có một phương thức nhằm bảo đảm không để lọt những thông tin nhạy cảm trong các trao đổi quân sự với Trung Quốc.
Lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã quyết định thúc đẩy mở rộng quan hệ quốc phòng và cải thiện thông tin liên lạc giữa hai nước. Mục tiêu này là một phần của thỏa thuận đạt được tại Bắc Kinh nhân chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Obama tháng 11 năm ngoái.
Trong chuyến viếng thăm đó, các quan chức Trung Quốc và Hoa Kỳ đã loan báo một hiệp định nhằm ngăn chận các vụ đụng độ trên biển giữa hai nước. Hiệp định này được thông qua sau vụ một tàu của Trung Quốc suýt va chạm với tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên Biển Đông vào năm 2013.
Các quan chức cho rằng nay đã đến lúc có một hiệp định tương tự để tránh các vụ va chạm trên không giữa máy bay hai nước, như vụ một chiến đấu cơ J-1 của Trung Quốc bay sát một máy bay trinh sát P-8 của hải quân Mỹ vào tháng 8 năm ngoái.
Các quan chức Mỹ hy vọng sẽ đạt được hiệp định này trong năm nay, nhưng họ thừa nhận là đàm phán về các quy định tránh va chạm trên không phức tạp hơn các quy định trên biển.
Lầu Năm góc hiện đang soạn thảo một báo cáo mới theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ về chiến lược quân sự ở Châu Á, mà phần quan trọng dĩ nhiên sẽ là đối với Trung Quốc. Dầu sao, trao đổi quân sự giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng trong chiến lược của Mỹ duy trì ổn định ở Châu Á.

Học thuyết quân sự mới của Nga và nỗi sợ Phương Tây

Học thuyết quân sự mới của Nga và nỗi sợ Phương Tây

 
media Cảnh sát trấn áp biểu tình ủng hộ Alexeï Navalny tại Mát xcơva ngày 30/12/2014. REUTERS/Tatyana MakeyevaQuan hệ Nga và Phương Tây trở nên đặc biệt căng thẳng, sau biến cố một thành phố cảng chiến lược miền Đông Ukraina bị phe nổi dậy thân Nga tấn công cuối tuần trước. Báo Pháp dành nhiều chú ý cho chủ đề nước Nga. Le Monde hôm nay, 29/01/2015, có bài xã luận « Ukraina : Putin và chính sách của điều tồi tệ nhất », bình luận về thái độ cần phải có của Phương Tây trước khả năng « chiến tranh có thể bùng nổ tại miền Tây của Châu Âu » do lập trường ngày càng cứng rắn hơn của nước Nga. Cũng trong số báo này có bài phân tích đáng chú ý: « Học thuyết quân sự mới của Nga và thuyết âm mưu », ghi nhận « nỗi ám ảnh » về mối đe dọa Phương Tây khiến chính quyền Nga gia tăng các biện pháp đối đầu, chống lại mọi hoạt động mà họ cho là « đối lập ».
Phân tích của thông tín viên Le Monde tại Matxcơva nhắc trước hết đến học thuyết quốc phòng mới, hay « Sách trắng Quốc phòng » của Nga vừa được công bố. Chính quyền Matxcơva khẳng định nỗi lo ngại chế độ bị lật đổ, như phát biểu của người phát ngôn điện Kremlin trên tờ Argumenti i Fakty, ngày 20/01.
Theo phóng viên Le Monde, hành động cụ thể để đối phó với lo sợ trên là việc các nghị sĩ Nga bước đầu thông qua một dự luật cho phép phong tỏa các cổ phiếu và tài sản của bất cứ tổ chức nước ngoài nào được xếp vào loại « không được hoan nghênh », thậm chí cản trở họ giao thiệp với báo giới, một khi các tổ chức này bị nghi ngờ là « phát tán các tư tưởng không được chính thống ». Dự luật này được coi là « tập hai » của điều luật buộc hàng loạt tổ chức phi chính phủ Nga phải khai nhận là các « nhân viên ngoại quốc » năm 2012. « Nhân viên ngoại quốc » là một cụm từ vốn dùng để chỉ những người bị tình nghi làm gián điệp cho nước ngoài dưới chế độ Liên Xô trước đây.
Trong dự luật mới nhắm vào các tổ chức dân sự nói trên có đoạn : « Xung đột chính trị bên trong, xung đột quân sự và xung đột quốc tế, ngày càng lôi cuốn nhiều quốc gia trong thời gian gần đây, các tổ chức hủy diệt đã được lập ra trên lãnh thổ các nước này, Các tổ chức đó phát tán những tư tưởng khủng bố, cực đoan và dân tộc chủ nghĩa ». Cho dù không nhắc tới « các cuộc cách mạng màu », nhưng xuất phát điểm của dự thảo nói trên không phải là các tổ chức khủng bố như mô tả ở trên, mà chính là « nỗi lo hãi » các phong trào đối lập phát triển tại Nga.
Nhìn đâu cũng thấy kẻ thù
Điểm đặc biệt trong « học thuyết quốc phòng mới » của Nga khiến các lãnh đạo Phương Tây lo ngại là chính quyền đang nhắm vào « một kẻ thù bên trong », đặc biệt trên phương diện truyền thông. Thuyết an ninh Nga lên án ảnh hưởng của truyền thông khiến giới trẻ xa rời truyền thống, và tố cáo điều mà họ gọi là « đội quân nằm vùng của Phương Tây » tại Nga.
Lập trường đối kháng với Phương Tây, coi những người đối lập trong nước là kẻ thù, của chính quyền Putin vừa có thêm một lực lượng ủng hộ mới. Một phong trào « chống Maidan », do chủ tịch câu lạc bộ môtô Loups, một bạn thân của Tổng thống Putin, bắt đầu khởi sự ngày 15/01. Những người tham gia phong trào này sẵn sàng xuống đường để ngăn cản mọi cuộc tập hợp ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny, vừa bị kết án tù treo 3 năm rưỡi hồi cuối năm 2014.
Cũng trong hồ sơ nước Nga, Le Monde còn có bài « Matxcơva cáo buộc phương Tây ‘‘lên cơn chống Nga ». Để mô tả nỗi ảm ảnh về « âm mưu » lật đổ chế độ từ bên ngoài khiến truyền thống chính thức Nga nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Le Monde dẫn lại hàng tít trang nhất trên nhật báo Komsomolskaia Pravda, vài ngày sau vụ khủng bố Charlie Hebdo : « Tấn công khủng bố (tại Paris) phải chăng do Hoa Kỳ đạo diễn ? ». Le Monde cho biết thêm, ngày 27/01 vừa qua, nhà đối lập Nga Alexei Navalny kêu gọi dân chúng thủ đô tham gia cuộc tuần hành ôn hòa « chống khủng hoảng » ngày 01/03 tới, lên án chính quyền Putin đang đưa nước Nga vào ngõ cụt. Theo nhà đối lập, Matxcơva cần chấm dứt mọi hành động gây hấn nhắm vào Ukraina và « từ bỏ cơn lên đồng (chống Phương Tây) trên truyền thông ».
Bài « Điện Kremlin tung chương trình chống khủng hoảng, đúng vào lúc Nga khó huy động vốn » trên Les Echos ghi nhận việc Matxcơva gấp rút đưa ra chương trình chống khủng hoảng, với 60 biện pháp nhằm trấn an dư luận trong nước, sau khi bị công ty thẩm định tài chính Standard&Poor’s đánh tụt hạng.
Apple – doanh nghiệp có lãi nhất mọi thời đại
Về thời sự quốc tế, Le Figaro đặc biệt chú ý đến thành công của « Apple, doanh nghiệp có lãi nhất mọi thời đại », sau kết quả 18 tỷ đô la lãi ròng của hãng tin học trong quý vừa qua. Le Figaro, nhân dịp này, ca ngợi chủ nghĩa tự do kinh tế Mỹ và chỉ trích người Pháp : « Tại Hoa Kỳ, thường không ai lên án các ‘‘siêu lợi nhuận’’ của Apple, trong khi đó tập đoàn Total, với lời lãi ít hơn đến sáu lần, lại liên tục bị kiện tụng ». Xã luận Le Figaro phê phán « Người Mỹ không vặt lông các con chim bồ câu – ngầm chỉ những doanh nghiệp mạo hiểm -, … từ lâu họ đã hiểu rằng những hạt kim cương quý giá như Apple chắc chắn không thể nào nổi lên được trong một xã hội thuế khóa nặng nề mang tính tước đoạt và hết sức vô lý… ».
Cũng về kinh tế, trang nhất Le Figaro hôm nay giới thiệu cuộc phỏng vấn với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu với tựa đề « Juncker : Không có việc xóa nợ cho Hy Lạp ».
Nhân chuyến công du của Thủ tướng Pháp tại Trung Quốc, báo kinh tế Les Echos có điều tra, với hàng tựa « Trung Quốc, mảnh đất chinh phục của công nghệ Pháp ? », điểm lại những thách thức đối với các nhà đầu tư Pháp, với việc chỉ ra những đặc thù của xã hội Trung Quốc, nơi Nhà nước hiện diện khắp nơi, nơi nạn đánh cắp bản quyền là chuyện phổ biến.
Xã hội Pháp ít ngờ vực đạo Hồi hơn và tin tưởng vào truyền thông hơn
Dư luận trong nước cũng là một chủ đề khác được báo Pháp rất quan tâm hôm nay. Trang nhất Le Monde cho biết, theo kết quả điều tra dư luận của Ipsos, số người Pháp cho rằng đạo Hồi không thể đi được với nền dân chủ, giảm xuống từ 74% năm 2013 xuống còn 51% năm nay. Đây là thông tin được chú ý, trong bối cảnh sau hai cuộc khủng bố kép tại Paris, mà thủ phạm là các phần tử cực đoan Hồi giáo. Bên cạnh đó, 90% người Pháp muốn chính quyền tăng cường biện pháp chống lực lượng thánh chiến.
Cũng liên quan đến dư luận, nhưng đối với báo giới, trang nhất tờ La Croix chạy trên trang nhất « Tin tưởng vào truyền thông phục hồi», sau kết quả thăm dò dư luận hàng năm của hãng TNT Sofres. Tờ Công giáo bình luận : « Nỗi thèm thông tin cũng như sự tin tưởng vào báo chí đã gia tăng đáng kể. Hiển nhiên, nỗi nghi ngờ về tính độc lập của các nhà báo, về tính khách quan của các bài viết không thể ngay lập tức biến mất. Nhưng trước các biến cố nghiêm trọng vừa qua, người Pháp đọc báo, xem truyền hình, nghe đài, xem mạng, đặc biệt là báo viết…. Cho dù độc giả có thể có những quan điểm khác biệt với các nội dung được đăng tải trên một tờ báo, cuộc tấn công vào một tờ tạp chí đã đặt lại giá trị của các nền tảng căn bản của một đời sống dân chủ : đó là quyền tự do ngôn luận và tính đa nguyên của truyền thông. Các phản ứng của công chúng mang lại niềm tin cho một nền truyền thông, đang lo ngại về tương lai của mình ».
Cụ thể theo cuộc điều tra dư luận, mức độ « hài lòng »« rất hài lòng » đạt khoảng 65%. Về quyền tự do ngôn luận, 59% cho rằng hiện tại quyền này được luật pháp bảo đảm. Nhìn chung, hơn 80% nhận thấy các phương tiện truyền thông Pháp đã bảo vệ quyền tự do ngôn luận, và cho phép công chúng hiểu rõ về các biến cố xảy ra.
Truyền thông Pháp phản đối dự luật Macron ngăn cản tự do báo chí
Cũng liên quan đến tự do ngôn luận, Le Monde giới thiệu một hồi chuông cảnh báo của tập thể nhiều phóng viên và phương tiện truyền thông trong bài « Bí mật doanh nghiệp : thông tin không phải là phạm tội ! ».
Khuyến nghị nói trên lên án một điều luật trong dự luật Macro, có tên chính thức là « luật tăng trưởng và hoạt động », đang được thảo luận tại Quốc hội, dự kiến phạt tới ba năm tù và 375.000 euro đối với những nhà báo nào xâm phạm « bí mật doanh nghiệp ».
Tham gia ký tên vào khuyến nghị này có hầu hết các phương tiện truyền thông Pháp : hãng tin AFP, các hãng truyền hình TF 1, France 24, France 2.., các đài Radio France, RFI, France Inter, các nhật báo Le Monde, Le Figaro, Libération …
Về chủ đề này, báo l’Humanité chạy tít « Luật của giới chủ lớn chống tự do thông tin ».
« Không gì khó chia sẻ hơn nụ cười »
Thông tin truyền thông cũng là chủ đề chính của Libération. Nhân dịp khai mạc liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême lần thứ 42, Libération dành phần lớn nội dung số báo cho các tranh hoạt hình, biếm họa. Liên hoan hoạt hình nổi tiếng của nước Pháp năm nay mang chủ đề chính Charlie Hebdo. Đây là một dịp để tờ báo điểm lại lịch sử và những thách thức đối với nghệ thuật biếm họa Pháp, một loại hình nghệ thuật đang ngày càng ít được thực hành.
Tờ báo đưa ra một con số gợi suy nghĩ : hiện tại, trong số gần 37.000 phóng viên, nhà báo tại Pháp, chỉ có 77 người vẽ tranh, so với hơn 100 người 5 năm về trước.
Nếu như một bức họa tốt còn đáng giá hơn một bài báo thì khó khăn mà báo chí trào phúng phải đối mặt là môn nghệ thuật-báo chí này không dễ cảm thụ. Trong một cuộc phỏng vấn với Libération, một họa sĩ, nhà nghiên cứu-giảng viên trường Nghệ thuật và truyền thông Caen-Cherbourg, bà Sarah Fouquet, nhận xét: « Không có gì khó chia sẻ hơn cái cười ».
Libération giải thích : « Hiện nay, hài hước – đòi hỏi sự đồng cảm và sự luận giải – dường như là việc ngày càng khó hơn. Có hai nguyên nhân chính : do xu hướng phủ nhận văn hóa gia tăng, và do – trong một thế giới toàn cầu hóa – mỗi nền văn hóa thường đánh giá nền văn hóa láng giềng qua thước đo của mình thay vì đối thoại với nhau và tương đối hóa các góc nhìn của mỗi bên ».
Tựa lớn trang nhất của Libération là câu hỏi « Charlie : Đâu là những người tiếp nối ? ». Trả lời cho câu hỏi này, họa sĩ giảng viên về truyền thông và nghệ thuật Sarah Fouquet lo ngại về vị trí ngày càng bị thu hẹp của báo chí biếm họa trong xã hội Pháp hiện nay. « Sở dĩ tờ Charlie dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công, vì tờ báo quá đơn độc, các không gian dành cho tranh báo ngày càng trở nên hiếm hoi ». « Tương lai của báo biếm họa không phụ thuộc vào các họa sĩ, mà trước hết vào công chúng », bà Sarah Fouquet kết luận.
Sarah Fouquet là người tổ chức cuộc trưng bày tranh biếm họa mang tên « Charlie je crie ton nom » (Charlie tôi thét vang tên bạn) tại nhà văn hóa Maison Heinrich Heine, Cité Universitaire, Paris. Triễn lãm tập trung tranh của các nghệ sĩ, sinh viên, giảng viên vinh danh các nạn nhân vụ khủng bố. « Charlie je crie ton nom » sẽ mở cửa đến 23/02/2014.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Đừng chỉ nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm

“Đừng chỉ nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm”


(GDVN) -Bộ Ngoại giao Việt Nam và giới quan sát chính trị bày tỏ quan ngại, đồng thời lên tiếng bác bỏ những luận điệu bịp bợm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động sai trái

Trước hành động Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo đất đai trên các đảo đá ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng các công trình ở Trường Sa, bà Phạm Thu Hằng - phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 cho biết, Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam…

“Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC)”, bà Hằng nói.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.
Trong một diễn biến có liên quan, hôm 23/1, Báo điện tử GDVN dẫn lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Oánh cho hay, nước này bác bỏ những cáo buộc có liên quan đến những vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông tại cuộc họp báo hôm 22/1.
Bà Oánh nói: “Trung Quốc luôn khẳng định rằng tất cả các nước bất kể kích thước lớn hay nhỏ đều bình đẳng. Chúng tôi chống lại sự bắt nạt của các nước lớn với các nước nhỏ, đồng thời chúng tôi cũng cho rằng các nước nhỏ không nên có những đòi hỏi vô lý"?!
Phát biểu của bà Oánh được đưa ra hôm 22/1 tại Manila, sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia tố cáo Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) khổng lồ ở Biển Đông.
Philippines cũng lên án hoạt động biến đá thành đảo nhân tạo bất hợp pháp Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, một số nước có quyền và lợi ích liên quan theo quy định - PV)
Trước đó, từ 2013, Trung Quốc bắt đầu cải tạo và xây dựng nhiều công trình trên các bãi san hô và đá ngầm ở Trường Sa như Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Chữ Thập.
"Đừng nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm" 
Trước những động nói trên, giới quan sát chính trị trong nước bày tỏ quan điểm lo ngại, đồng thời lên tiếng bác bỏ, lên án hành động vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông.
Việt Nam và các nước có lợi ích trên biển, được luật pháp quốc tế thừa nhận, cần đưa ra giải pháp nhanh, kịp thời, mẽ hơn nữa, nhằm chống lại tham vọng bành trướng từ phía Trung Quốc.
Hôm 23/1, trao đổi với Báo điện tử GDVN, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên tư lệnh Quân khu 4 nhận định: “Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy, họ đang cố tình, bất chấp luật pháp và sự lên án của cộng đồng quốc tế, trong việc thực hiện ý đồ bành trướng phi pháp trên Biển Đông. Tôi hoan nghênh Bộ Ngoại giao Việt Nam trong việc đưa ra tuyên bố cứng rắn, thể hiện rõ nét quan điểm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền hợp pháp trên biển của chúng ta...Tuy nhiên, những tuyên bố chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ”.
Trung Quốc xây dựng nhiều công trình trên bãi Chữ Thập (Ảnh:Rappler)
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng cho rằng, những phát ngôn từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/1 là không đúng với thực tế đang diễn ra trên Biển Đông: “Từ trước tới nay, việc nước lớn áp đặt tư tưởng, chủ quyền đối với các nước yếu hơn đã xảy ra nhiều. Ngược lại, chả có nước nhỏ nào, bỗng dưng đi sinh sự với các nước lớn, nhằm tranh chấp chủ quyền khi đó là thứ không phải của họ. Do vậy, việc Trung Quốc cho rằng họ làm đúng pháp luật là trò lừa gạt, nhằm đánh lừa dư luận…”
“Nếu Trung Quốc chiếm được đảo, xác lập chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông, thì trong tương lai gần, họ sẽ vũ trang quân sự cho các vị trí này. Lúc đó, chúng ta có muốn lên án, sử dụng các biện pháp khác để lấy lại thì cũng rất khó. Do đó, đừng nghe Trung Quốc nói, hãy hành động trước khi họ làm”, Tướng Thước lo ngại.
Từ những nhận định trên, Tướng Thước cho rằng Việt Nam cần đưa ra những biện pháp cứng rắn hơn, trong khuôn khổ đấu tranh hòa bình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ: “Chúng ta không thể nói suông để bảo vệ thứ chúng ta có, nếu không huy động tổng thể các giải pháp chính trị, ngoại giao… Trong đó phải đặc biệt quan tâm và tính toán thật kỹ các hoạt động đấu tranh pháp lý trên thực tế. Tôi nghĩ nếu chúng ta không hành động sớm và nhanh hơn nữa, thì e rằng sẽ không kịp”.
   Tướng Lê Mã Lương dự báo quan hệ Việt – Trung năm 2015
(GDVN) - Chúng ta vẫn sẽ xem Trung Quốc là nước bạn láng giềng, nhưng kiên quyết không để Trung Quốc ngang ngược muốn làm gì thì làm.
 Đồng quan điểm trên, mới đây, trong bài phân tích được đăng tải trên Báo điện tử GDVN, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên là Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam cho rằng, Trung Quốc sẽ không từ bỏ việc “gặm nhấm” và mưu đồ tạo ra “vết dầu loang” trên biển. Nếu chúng ta không có sự chủ động ứng phó, đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của khối ASEAN và cộng đồng quốc tế thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Tướng Lê Mã Lương đưa ra giải pháp nhằm ổn định tình hình, trên Biển Đông trong những năm tới: “Theo tôi cần phải có một lực lượng giám sát quốc tế để xem xét các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặt khác, chúng ta cần cảnh giác cao độ để đảm bảo cho nền an ninh – quốc phòng của Việt Nam ngày càng vững chắc”.
“Tăng cường hơn nữa tinh thần đoàn kết dân tộc, bởi chỉ khi có sức mạnh đó, không có kẻ thù nào có thể chia rẽ, đánh bại được chúng ta”, Tướng  Lê Mã Lương nêu quan điểm.
Cuối cùng, để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, thời gian tới chúng ta phải tăng cường các trang thiết bị, các phương tiện chiến đấu hiện đại cho các lực lượng để tăng hiệu quả chiến đấu và khả năng sẵn sàng ứng phó khi có các tình huống xấu xảy ra…

Báo Đài Loan bình luận "Đề cương Chiến lược an ninh quốc gia" Trung Quốc

Báo Đài Loan bình luận "Đề cương Chiến lược an ninh quốc gia" Trung Quốc


(GDVN) - Vượng Báo tuyên truyền xuyên tạc rằng "tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã gây ra bạo động 'bài Hoa' nghiêm trọng chưa từng có ở Việt Nam.

Ông Tập Cận Bình trao cờ cho lực lượng cảnh sát vũ trang chuyên trách chống khủng bố của Trung Quốc. Hình minh họa.
Tờ Vượng Báo xuất bản tại Đài Loan hôm 25/1 đưa tin, trong cuộc họp Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua "Đề cương Chiến lược an ninh quốc gia" vừa qua, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng tình hình quốc tế biến đổi không ngừng, kinh tế xã hội Trung Quốc cũng có những biến đổi sâu sắc, mâu thuẫn xã hội ngày càng chồng chất, các thách thức đối với an ninh quốc gia Trung Quốc lớn chưa từng có.
Vượng Báo bình luận, "Tập Cận Bình đã nói không sai khi đánh giá thách thức đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc là chưa từng có". Để chứng minh cho bình luận này, Vượng Báo cho rằng từ khi ông Bình lên cầm quyền năm 2012, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi: Tranh chấp Trung - Nhật ngoài nhóm đảo Senkaku ngày càng gay gắt buộc Bắc Kinh phải thường xuyên "tuần tra" ngoài nhóm đảo họ gọi là Điếu Ngư.
Về vấn đề Biển Đông, Vượng Báo tuyên truyền xuyên tạc rằng "tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã gây ra bạo động 'bài Hoa' nghiêm trọng chưa từng có ở Việt Nam, thậm chí có người Trung Quốc thiệt mạng". Tờ báo này đã cố tình bóp méo sự thật khi cho rằng hoạt động tuần hành, biểu tình của người dân Việt Nam phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và bị một số phần tử quá khích lợi dụng gây rối, đập phá một số doanh nghiệp nước ngoài (và hiện đã bị xử lý) là "bạo động bài Hoa".
Việt Nam không chống Trung Quốc, không có chuyện người dân Việt Nam "bài Hoa". Nhưng một tấc lãnh thổ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt sẽ kiên quyết bảo vệ, bất chấp thế lực bành trướng có hung bạo tới đâu - PV.
Xung quanh cục diện bán đảo Triều Tiên, Vượng Báo cho rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un không chỉ nắm tên lửa hạt nhân trong tay mà còn "sát hại quan chức cấp cao thân Trung Quốc", ám chỉ cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Bắc Triều Tiên Jang Song-thaek. Các vụ bạo động chết người xảy ra tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc và cuộc biểu tình đòi tự chủ ở Hồng Kông theo Vượng Báo cũng là những "thách thức chưa từng có" với an ninh quốc gia Trung Quốc.
Tờ báo Đài Loan tưởng tượng, "nếu như Mao Trạch Đông còn sống chắc chắn sẽ nói với Tập Cận Bình rằng: Những cái này đã là gì! Khi xưa Trung Quốc còn bị cả thế giới phong tỏa". Nhưng dưới con mắt của Tập Cận Bình, Trung Quốc hiện tại không còn giống như thời Mao Trạch Đông. Trung Quốc đã mở cửa, cùng với nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ, hàng hóa, nhân tài của phương Tây đổ vào Trung Quốc thì các phần tử khủng bố cũng theo vào, do đó Tập Cận Bình cần có một chiến lược an ninh quốc gia mới.
Còn theo tờ The Diplomat của Nhật Bản ngày 25/1 bình luận, bản tin trên Tân Hoa Xã không công bố chi tiết về đề cương này, nhưng nhấn mạnh tính cấp bách của một chiến lược an ninh quốc gia mới và cảnh báo mối nguy hiểm "chưa từng có, không thể đoán trước" đối với Trung Quốc. Do đó theo Tân Hoa Xã, chiến lược an ninh quốc gia mới phải đặt dưới sự lãnh đạo "tuyệt đối, hiệu quả và thống nhất" của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mặc dù bản tin trên Tân Hoa Xã nhấn mạnh các thách thức đối nội là chủ yếu, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc không quan tâm đến lĩnh vực đối ngoại. Theo The Diplomat, thông báo của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh tiếp tục tìm cách khẳng định lợi ích quốc gia của họ. Trung Nam Hải cam kết rằng Trung Quốc sẽ chủ động tham gia vào quản trị khu vực và toàn cầu.
Đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông thì dẫn lời nhà bình luận Lu Ningsi cho rằng, động thái mới này cho thấy Tập Cận Bình có ý định trực tiếp lãnh đạo an ninh chính trị, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Trung Quốc, khác hẳn với những người tiền nhiệm của ông. Khi các mối đe dọa đối với Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, Tập Cận Bình khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết đối với môi trường an ninh của Trung Quốc.

Tập Cận Bình vinh danh kẻ tham gia Chiến tranh Biên giới

Ông Tập Cận Bình không nên vinh danh kẻ tham gia Chiến tranh Biên giới


(GDVN) - Việc đưa tin như vậy gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước láng giềng, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình thị sát tập đoàn quân 14 đóng tại Vân Nam sáng 21/1 vừa qua.   

Trong ngày 23, 24/1 một số phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Thời báo Hoàn Cầu, Quân giải phóng, China News và một số phương tiện truyền thông Hồng Kông như đài Phượng Hoàng, South China Morning Post đều đưa tin về việc ông Tập Cận Bình đi thị sát tập đoàn quân 14 đóng tại Vân Nam.
Đáng chú ý, trong chuyến thị sát tập đoàn quân 14 lần này, ông Tập Cận Bình vinh danh nhân vật Vương Kiến Xuyên, kẻ đã tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa chống phá biên giới Việt Nam và chết trận năm 1984 và nhiều tờ báo Trung Quốc dùng ý này đặt tít.
Theo tường thuật  của Thời báo Hoàn Cầu, lúc 9 giờ 25 phút sáng 21/1 ông Tập Cận Bình đến tổng hành dinh Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân 14 Vân Nam.
Sau khi vào trong trụ sở đơn vị này hỏi thăm úy lạo tướng sĩ và tìm hiểu tình hình tập đoàn quân 14, ông Tập Cận Bình nhắc đến bài thơ Vương Kiến Xuyên gửi mẹ và ca ngợi Vương Kiến Xuyên "vì tổ quốc không tiếc máu nhuộm chiến kỳ".
Thời báo Hoàn Cầu tường thuật, ông Bình ca ngợi Vương Kiến Xuyên không sợ khổ, không sợ chết. Ông dẫn điển cố "hiệp lộ tương phùng dũng giả thắng", đại ý lâu nay khi hai bên đối địch chạm trán nhau chỗ hiểm địa không thể rút lui, ai dũng mãnh hơn sẽ thắng để nhắc nhở tập đoàn quân 14.
Ảnh chụp màn hình Google News cho thấy tờ Phượng Hoàng, QQ News, Nhân Dân nhật báo đưa tin này và giật tít có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ hai nước. Nội dung chữ Hán gọi Vương Kiến Xuyên là "liệt sĩ" là của truyền thông Trung Quốc.
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc và Bắc Kinh buổi sớm ngoài việc đưa tin này còn đăng lại chi tiết tiểu sử Vương Kiến Xuyên trong đó cho biết: Xuyên quê huyện Nghiễn Sơn tỉnh Vân Nam, thuộc biên chế đại đội 3 tiểu đoàn 1 thuộc đơn vị độc lập phiên hiệu 35207 trung đoàn 118, sư đoàn 40 tập đoàn quân 14.
Tài liệu công khai do truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy Vương Kiến Xuyên nhập ngũ tháng 1/1984, tử trận ngày 28/4/1984 năm 19 tuổi khi tham gia chiến tranh biên giới (chống phá Việt Nam, cho đến giờ không ít phương tiện truyền thông Trung Quốc vẫn tuyên truyền xuyên tạc là "phản kích tự vệ chống Việt Nam").
Khi đưa tin hoặc dẫn lại nội dung ông Tập Cận Bình thị sát tập đoàn quân 14, nhiều tờ báo đã lấy nội dung ông Tập Cận Bình vinh danh Vương Kiến Xuyên để đặt tít gây sự chú ý, và đương nhiên có thể dẫn đến những đồn đoán, suy luận không hay cho quan hệ Việt - Trung.
Quan hệ 2 nước vừa trải qua một khoảng thời gian căng thẳng do Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5 năm ngoái. Nhạy cảm hơn nữa là thời điểm truyền thông Trung Quốc đưa tin này trùng với khoảng thời gian diễn ra cuộc Hải chiến Hoàng Sa 1974 và Chiến tranh Biên giới phía Bắc - PV.
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc bản điện tử (chinamil.com.cn) cũng đưa tin giật tít gây sốc. Ảnh chụp màn hình bài báo, ảnh nhân vật Vương Kiến Xuyên.
Lịch sử không thể thay đổi, không thể lãng quên, nhưng lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã đều thống nhất "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" vì lợi ích của nhân dân cả 2 nước thì việc lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là người đứng đầu không nên đưa ra những nhận xét, bình luận nào liên quan, nhất là lại đi vinh danh kẻ chết trong cuộc chiến phi nghĩa này, bởi cuộc chiến là nỗi đau và mất mát của người dân cả 2 nước.
Một số tờ báo lớn của Trung Quốc khi đưa tin lại cố tình khai thác vào một nội dung nhỏ trong chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình và dùng nó để giật tít. Chưa biết điều này nhằm mục đích giật gân câu khách hay còn ám chỉ một thông điệp nào đó đằng sau, nhưng suy cho cùng việc đưa tin như vậy gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước láng giềng, làm tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đã từng có người thân thiệt mạng trong cuộc chiến phi nghĩa do Bắc Kinh gây ra - PV.

Đánh chìm tàu cá Việt, Thái né tàu Trung Quốc

Nghị sĩ Indonesia: Đánh chìm tàu cá Việt, Thái tại sao né tàu Trung Quốc?


(GDVN) - Nghị sĩ Ahmad Hanari Rais chỉ trích lập trường "khoan dung đặc biệt" của chính phủ Indonesia với các tàu cá Trung Quốc vi phạm.

Lính Indonesia được lệnh đánh chìm tàu cá láng giềng sau khi bị nước này bắt giữ vì bị cho là đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia. Ảnh: The Jakarta Post.
Tờ The Jakarta Post ngày 25/1 bình luận, trong khi chính phủ các quốc gia có tàu cá bị Indonesia đánh chìm phần lớn im lặng, thì truyền thông nước ngoài đã tỏ rõ "tâm lý khó chịu" đối với chính sách này của Jakarta. Các nhà phân tích nói rằng hậu quả ngoại giao từ chính sách gây sốc của Tổng thống Joko Widodo là không thể tránh khỏi, còn ông Widodo và thuộc cấp tiếp tục cố gắng bác bỏ những lo ngại này.
Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi gần đây nói rằng Jakarta đã "đạt được đồng thuận với các đối tác ASEAN, bao gồm các quốc gia có ngư dân đánh bắt trái phép tại vùng biển Indonesia". Tuy nhiên The Jakarta Post lưu ý, ngoài ASEAN thì Trung Quốc là nước có tàu cá đánh trộm nhiều nhất ở vùng biển Indonesia. Kể cả Đài Loan cũng có tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển nước này. Đầu tháng Giêng tờ Bangkok Post đã có bài xã luận khẳng định "Indonesia đã sai", The Jakarta Post thì gọi bài báo này là "khiêu khích"?!
Những lời chỉ trích khắc nghiệt cũng đến từ chuyên gia Malaysia Farish A. Noor trên tờ New Straits Times: "Điếu đáng lo ngại về việc Indonesia đánh chìm một số tàu cá Việt Nam là nó tạo ra ấn tượng Indonesia là nạn nhân duy nhất của nạn đánh bắt trộm, trong khi tất cả chúng ta đều biết điều này là không đúng sự thật. Nếu tất cả các nước ASEAN cũng chạy theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đánh chìm tàu cá láng giềng, thì ASEAN sẽ đi đâu về đâu?"
Tuy nhiên chính The Jakarta Post cũng phải thừa nhận thực tế, khi nói đến những tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm và bị bắt thì nhà chức trách Indonesia đã không có hành động nghiêm khắc. Cho đến nay chính phủ nước này đã không đánh chìm các tàu cá Trung Quốc bị bắt ở biển Arafura. Nghị sĩ Ahmad Hanari Rais chỉ trích lập trường "khoan dung đặc biệt" của chính phủ Indonesia với các tàu cá Trung Quốc vi phạm.
"Bộ trưởng Hàng hải và thủy sản Susi Pudjiastuti tỏ ra cứng rắn với các tàu cá Việt Nam và Thái Lan nhưng tại sao lại yếu đuổi trước các tàu Trung Quốc và Nhật Bản? Những gì đã xảy ra?", Ahmad đặt câu hỏi. Trong khi đó bà Susi cho biết mình đã có ý kiến chính thức với Ngoại trưởng Rento để bà nói chuyện với người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị về vấn đề tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm tại Indonesia.
Bà Susi "tự tin" rằng chiến dịch đánh chìm tàu cá nước ngoài hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Indonesia sẽ không dẫn đến sự thù địch quốc tế hoặc gây tổn hại đến sự ổn định cho khu vực. "Chúng tôi đã thiết lập sự phối hợp thuyết phục với các quốc gia, vì đây không chỉ là vấn đề ăn cắp cá mà còn là chủ quyền và sự bền vững của môi trường", bà Susi nói. Vài ngày sau khi Nội các mới của Indonesia được tổ chức, Susi đã giải thích chính sách này với Đại sứ các nước Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan và Úc.

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam


(GDVN) - Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam.

Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius bị Thời báo Hoàn Cầu lợi dụng làm cái cớ để công kích chia rẽ dư luận nội bộ Việt Nam, ảnh: Vietnamnet.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/1 đăng bài bình luận với tiêu đề "Đòn bẩy thương mại có thể ngăn Việt Nam quay sang Mỹ", trong đó đưa ra nhiều bình luận xuyên tạc, chia rẽ lãnh đạo cấp cao Việt Nam và cổ súy cho tham vọng bá quyền, bành trướng lãnh thổ mà Bắc Kinh đang theo đuổi trên Biển Đông, reo rắc những suy diễn, hoài nghi gây bất lợi, chia rẽ nội bộ Việt Nam.
Đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius hôm 7/1, trong đó tờ báo Trung Quốc tuyên truyền rằng: "Ông Osius đã trao đổi (với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) về việc Nhà Trắng sẽ linh hoạt hơn trong các cuộc đàm phán hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)". Thời báo Hoàn Cầu bình luận, đàm phán TPP Việt - Mỹ bắt đầu từ hơn 5 năm trước đây dường như đang bước vào giai đoạn cuối khi Mỹ chấp nhận một số thỏa hiệp với Việt Nam.
Hoàn Cầu tuyên truyền: "Việt Nam hy vọng hiệp ước kinh tế này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình, và quan trọng nhất là giảm đi sự phụ thuộc lâu dài vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đã đẩy Việt Nam đến chỗ phải tìm kiếm 'một người bảo trợ' để làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ là lựa chọn tốt nhất của Việt Nam".
Cũng theo bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu: "Năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Bất chấp 2 nước đã có thời kỳ đối đầu, dịp này cung cấp cho cả hai bên động lực quan trọng để tiến lại gần nhau hơn. Thỏa hiệp của Washington trong các cuộc đàm phán TPP là một món quà cho Việt Nam, nhưng những món quà luôn được đưa ra với cái giá (phải trả)".
Xung quanh cái Hoàn Cầu gọi là "cái giá phải trả", tờ báo suy diễn tiếp: "Lịch sử đã chứng minh hàng triệu lần rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ bỏ cuộc mà không có lý do trong các cuộc đàm phán, đặc biệt khi họ đã chiếm được thế thượng phong. Trong trường hợp này sự nhượng bộ của Washington không phải một chiến thuật hỗ trợ lợi ích nhỏ, mà là một chiến lược có thể tác động đến toàn bộ bối cảnh chính trị trong khu vực".
"Năm 2015 cũng sẽ là một năm căng thẳng đối với nền chính trị Việt Nam, đó là một năm để xác định người sẽ trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam", Thời báo Hoàn Cầu bắt đầu reo rắc những bình luận gây bất lợi cho Việt Nam, gây chia rẽ nội bộ Việt Nam: "Đại hội 12 Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2016 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành Tổng bí thư". Nguy hiểm hơn, Thời báo Hoàn Cầu kích động chia rẽ khi xuyên tạc rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "đại diện cho phe thân Mỹ"?!
Việc Thời báo Hoàn Cầu công kích bôi nhọ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhằm âm mưu đen tối chia rẽ nội bộ Việt Nam để dễ bề thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ. Tờ báo này có lẽ đã "giật thót" khi nghe khẳng định của Thủ tướng: Quyết không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ lấy một thứ hữu nghị viển vông nào đó, và Hoàn Cầu tìm cách bôi nhọ. Ảnh: Bloomberg.
Trong khi lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ra sức tuyên truyền rằng họ không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thì Thời báo Hoàn Cầu, một phiên bản của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại tung tin thất thiệt, kích động chia rẽ cố gắng tìm cách gây nhiễu loạn nội bộ Việt Nam là một động thái hiếm thấy trong những năm qua. Chưa thấy Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam chỗ nào như Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền, nhưng tờ báo này "thả bom gây rối dư luận" nội bộ Việt Nam để phục vụ mưu đồ đen tối đã rõ như ban ngày - PV.
Hoàn Cầu xuyên tạc tiếp: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nếu trở thành Tổng bí thư khóa tới có thể sẽ làm thay đổi đáng kể chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của Việt Nam, chào đón sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào Việt Nam. Washington đã nhận ra 'tiềm năng' của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông lên nắm quyền lực tối cao, Mỹ có ý định ca ngợi kết quả của các cuộc đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng".
"Trong trường hợp này Washington đang nỗ lực dùng thủ đoạn 'cách mạng màu' cũ mèm của mình để thu hút Việt Nam như 'con tốt Philippines' để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy 2015 sẽ là một năm quan trọng trong cuộc chơi 3 bên Trung Quốc - Mỹ - Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng khôi phục lại quan hệ vào cuối năm 2014 sau một năm dài căng thẳng (do những hành động khiêu khích, xâm phạm vùng biển Việt Nam mà Trung Quốc hung hăng thực hiện, bất chấp luật pháp quốc tế - PV)."
Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam bao gồm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lâu nay khẳng định trước sau như một, Việt Nam không liên kết nước này chống nước kia, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa và Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Việt Nam quyết không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông, kiểu như "nhà anh là nhà tôi".
Phát biểu của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ và hướng ứng nhiệt liệt của dư luận trong và ngoài nước. Phải chăng động đến tham vọng bành trướng lãnh thổ khó nuốt trôi, Thời báo Hoàn Cầu mới tìm cách công kích, chia rẽ nội bộ người Việt trước thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của đất nước?
Hơn nữa một cơ quan truyền thông chính thống, tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc lại mỉa mai nước láng giềng là "con tốt" của Mỹ liệu có phải cái tát tờ báo này nhằm vào chính những tuyên bố thiện chí lãnh đạo cấp cao của họ vẫn nói rằng Bắc Kinh tôn trọng láng giềng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác? Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc, nói trắng dã tâm bành trướng Biển Đông bằng mọi giá: "Nỗ lực của Washington đối với Việt Nam sẽ phá vỡ các khuôn khổ an ninh khu vực dễ bị tổn thương, gây nguy hiểm đến tính toàn vẹn với chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".
Trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng trở thành mục tiêu công kích của Thời báo hoàn Cầu.
Nói cho đúng hơn, Thời báo Hoàn Cầu lo sợ tham vọng độc chiếm Biển Đông sẽ khó thành khi nó không chỉ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, mà còn muốn hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực. Tham vọng khó đạt, Thời báo Hoàn Cầu quay sang la làng rằng Mỹ đang lôi kéo các nước khác "kiềm chế" Trung Quốc? Hợp tác bình thường giữa Việt Nam và Mỹ không nhằm vào một bên thứ 3, và đương nhiên chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam thì người Việt phải bảo vệ đến cùng, dù đối thủ có hung hãn tới đâu đi nữa - PV.
Thời báo Hoàn Cầu lên giọng dọa dẫm: "Những gì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nước láng giềng phương Nam (Việt Nam) có lẽ sẽ là một tình huống còn căng thẳng, mãnh liệt hơn những gì đã trải qua trong năm 2014"?! Nhưng rồi tờ báo xúi giục Trung Nam Hải: "Không giống như Mỹ trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, Trung Quốc có thể sử dụng kinh tế, chấp nhận giúp ích Việt Nam nhiều hơn trong mối quan hệ song phương tích cực". Nếu "dụ dỗ" không xong, Thời báo Hoàn Cầu xúi Trung Nam Hải "có biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam liên kết với Mỹ chống Trung Quốc"?!
Tờ báo này tuyên truyền: "Để ngăn chặn Việt Nam tiếp tục ngả về phía Hoa Kỳ, Bắc Kinh cần phải có lập trường 'mềm hơn một chút' về một số vấn đề để giảm bớt tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nếu không tình trạng căng thẳng sẽ ngày một gia tăng, tỉ lệ cược Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ sẽ tăng lên rất nhiều. Trung Quốc nên phát huy đầy đủ lợi thế truyền thống như một đối tác lớn của Việt Nam, sử dụng các biện pháp kinh tế khác nhau, đặc biệt là đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Trung Quốc cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy kết nối giữa hai quốc gia".

TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông

TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?


(GDVN) - Bài viết cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quyết định phát động chiến tranh của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông nhỏ yếu hơn, TQ đang chuẩn bị...

Quân đội Trung Quốc tích cực tham gia tổ chức diễn tập với các thành viên SCO, nhất là chống khủng bố để ổn định phía tây bắc, rảnh tay cho bành trướng trên Biển Đông?
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 1 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 20 tháng 1 đưa tin, khả năng liên minh giữa Trung Quốc và Nga do báo chí đề cập là “to lớn”, hơn nữa còn có thể bổ sung thêm thực lực của các nước trung gian như Kazakhstan, Mông Cổ. Một khi có hậu phương chiến lược kể trên, Trung Quốc có thể trực tiếp bắt tay giải quyết vấn đề của mình ở Thái Bình Dương, hơn nữa sẽ không giới hạn ở đó.
25 năm qua, thực lực của Hải quân Trung Quốc được tăng cường rõ rệt. Đến nay đã có 26 tàu đổ bộ Type 072 (lượng giãn nước các chủng loại từ 4.100-4.800 tấn), 3 tàu đổ bộ Type 071 (lượng giãn nước trên 20.000 tấn). Đồng thời còn chế tạo các tàu khu trục Type 052B, Type 052C, Type 051C, Type 052D và tàu hộ vệ Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 với tốc độ chưa từng có. Thực lực của lực lượng tàu ngầm cũng gây ấn tượng quan ngại sâu sắc.
Không nên quên sự chuẩn bị quân sự của Trung Quốc ở các đảo thuộc Biển Đông và biển Hoa Đông, hiện đang xây mới sân bay ở đó. Sau khi nhận thức được có thể không kịp thực hiện chương trình chế tạo tàu sân bay nội (chỉ cải tạo tàu sân bay Varyag của Ukraine đã mất hơn 10 năm), Trung Quốc quyết định biến các hòn đảo xa xôi thành tàu sân bay không chìm trên biển. Ngoài ra, thực lực của lực lượng hàng không bờ biển Quân đội Trung Quốc luôn mạnh hơn lực lượng hàng không trên tàu.
Căn cứ vào nhân tố tổng hợp có thể suy đoán, tiếp tục qua 10 năm, Trung Quốc sẽ có được ưu thế quân sự mang tính quyết định nhằm vào tất cả các nước trong khu vực, tiền đề là không tính tới sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Nhưng, Mỹ chắc chắn sẽ can dự trước vào cuộc chiến tranh. Một nguyên nhân khác tăng tốc khởi động cơ chế chiến tranh của Mỹ là ở chỗ đồng USD sụt giá, cùng với đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới.
Ở cấp độ chính trị, Washington có nhu cầu xúi giục Bắc Kinh phát động các hành động quân sự quy mô lớn đối với một nước láng giềng nào đó, từ đó có cớ tuyên bố Trung Quốc là kẻ xâm lược.
Loại địa vị này sẽ trực tiếp làm cho Trung Quốc một khi thất bại về quân sự thì sẽ bị nước chiến thắng tùy ý chiếm lĩnh và chia cắt. Dù sao, ví dụ thực tế này hoàn toàn không xa vời, cảnh ngộ của đế chế Nhật Bản và đế chế Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đế quốc Othman sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đều như vậy.
Năm 2014, Trung Quốc đã ra mặt xâm phạm trắng trợn và nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam bằng các chiến dịch to lớn, thậm chí đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Một khi Mỹ chiến thắng, tất cả khoản nợ của đồng minh NATO từ Trung Quốc đương nhiên sẽ bị xóa sổ, tài sản của Trung Quốc trên toàn thế giới sẽ bị niêm phong.
Báo TQ cho rằng: Đương nhiên, không được trông chờ tầng lớp tinh hoa Trung Quốc sẽ phản quốc đi theo địch, họ “chắc chắn kiên trì chiến đấu”. Nếu như nói các chuyên gia cách đây không lâu còn dự đoán, “còn tới 10 năm nữa mới nổ ra cuộc xung đột quy mô lớn, như vậy hiện nay, thời hạn này đã tới gần”.
Nếu như tình thế tranh chấp phát triển theo hình thức cực đoan, “để chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể nổ ra, Trung Quốc ít nhất cần tới thời gian 3 năm để chuẩn bị”.
Trong tình hình không cực đoan, cần 10 - 20 năm để chuẩn bị. Bắc Kinh hiểu rất rõ, họ có thể “sẽ không còn có được môi trường phát triển tốt đẹp”, bởi vì “trò chơi đang tiến hành theo quy tắc của người khác”, vì vậy phải áp dụng biện pháp tương ứng, từng bước cải thiện quan  hệ với các quốc gia lục địa, có kế hoạch bảo vệ ổn định biên cương.
Đến nỗi Trung Quốc đã sớm bắt đầu “xây dựng các điểm tựa và căn cứ” trên phương hướng mà Lục quân, Không quân hoặc Hải quân Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tiến công trong tương lai, điều này sớm đã không còn bí mật gì.
Vài năm trước, giới blog Ấn Độ còn nhiệt tình bàn bạc về các hình ảnh vệ tinh liên quan tới các công trình quân sự của Trung Quốc ở khu vực Aksai Chin, khu vực này do Trung Quốc đánh chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Khoảng tháng 7 năm 2014, trên truyền thông đã xuất hiện thông tin Quân đội Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) sân bay mới ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong khi đó, ở phía bắc Trung Quốc, khu vực cách biên giới Nga trên trăm km cũng có sân bay và căn cứ.
Tháng 12 năm 2014, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Nam Kỷ trên biển Hoa Đông, nó cách đảo Senkaku (do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc đòi chủ quyền) chỉ hơn 300 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, hành động này là để nhanh chóng tiến quân tới khu vực tranh chấp giữa Trung-Nhật.
Năm 2014, cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc có một loạt các hành động phá hoại DOC, ngăn cản tiến tới COC - đó là các hành động nguy hiểm của họ trên Biển Đông: hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và xây dựng đảo nhân tạo ở các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam v.v...
Nhưng, khó khăn của kế hoạch này ở chỗ, Ishigaki, đảo Iriomote và Yonaguni của Nhật Bản cách đảo Senkaku gần hơn, khoảng cách giữa chúng bằng khoảng một nửa khoảng cách giữa các đảo của Trung Quốc.
Nhật Bản có sân bay dân dụng ở Ishigaki và Yonaguni, có thể sử dụng để bảo vệ đảo Senkaku. Ngoài ra còn có kế hoạch xây dựng trạm radar và khu cảnh giới trên đảo Yonaguni trong 2 năm tới.
Nhật Bản có thể sẽ biến đá ngầm lớn nhất trong đảo Senkaku thành tàu khu trục không chìm, triển khai rất nhiều hệ thống phòng không và hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Type 88 tự chế. Hòn đảo này nham thạch chắc chắn, có thể xây dựng công sự phòng thủ mạnh, xây dựng hệ thống đường hầm dưới mặt đất.
Trong lịch sử, Nhật Bản có kinh nghiệm phong phú biến đảo nhỏ thành pháo đài. Kinh nghiệm đột kích đảo Iwo Jima của Quân đội Mỹ và tấn công chiếm giữ của Liên Xô trước đây chính là minh chứng trực quan. Từ lúc đó, công nghệ phát triển mạnh.
Mỹ còn cam kết, một khi Nhật Bản bị tấn công, sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Tokyo, nhưng Mỹ không có bất cứ đảm bảo nào để thực hiện cam kết. Thực tiễn chứng minh, khi đó tất cả đều sẽ tùy thuộc vào quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Viện trợ quân sự cho Nhật Bản có thể chỉ giới hạn ở cung ứng nguồn lực, trang bị quân sự và tình báo trinh sát.
Mặc dù Mỹ rất có thể quyết định tham chiến thực sự, đặc biệt là trong tình hình Trung Quốc một khi cả gan áp sát Okinawa, bởi vì Mỹ bố trí căn cứ quân sự khổng lồ ở đó, bao gồm căn cứ không quân Kadena và căn cứ thủy quân lục chiến Futenma, cùng với trạm bảo đảm kỹ thuật, kho xăng dầu. Mỹ đến lúc đó sẽ đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc từ bỏ đồng minh, mất hết thể diện; hoặc tham chiến thực sự, hậu quả khó đoán.
Khả năng lớn nhất là, Nhà Trắng cuối cùng “sẽ quyết định tham chiến”, bởi vì một khi Okinawa bị chiếm đóng, Guam và quần đảo Bắc Mariana sẽ bị đe dọa.
Năm 2014, thế giới tiếp tục chứng kiến Trung Quốc dồn sức mạnh quân sự cho Biển Đông khi biên chế rất nhiều tàu chiến mới như tàu khu trục Type 052D (trong hình), tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056... Xu thế này sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ trong tương lai.
Rất rõ ràng, Nhật Bản sẽ tập trung dựa vào lực lượng hàng không trong chiến tranh trên biển tương lai. Hiện nay, chương trình đóng tàu chiến của Nhật Bản cơ bản chấm dứt. Trong tương lai gần, sẽ chỉ trang bị 2 tàu sân bay chở trực thăng săn ngầm lớp Izumo và 3 tàu ngầm lớp Soryu.
Nhưng kế hoạch đổi mới lực lượng hàng không tấn công của Nhật Bản tương đối khổng lồ, dự tính sẽ mua sắm F-35A thay thế cho 78 chiếc F-4 cũ. Hiện nay đã đặt mua 42 chiếc F-35A, ngoài ra 28 chiếc đã đưa vào ngân sách. Lô máy bay chiến đấu mới này sẽ triển khai ở liên đội hàng không số 83 tại Naha, Okinawa.
Nhưng, không có bất cứ lý do gì cho rằng Trung Quốc sẽ bắt đầu phát động tấn công từ đảo Senkaku trong tương lai, trừ phi động cơ ý thức hệ đã chiếm thượng phong, đã vượt động cơ kinh tế và địa-chính trị. “Logic hợp lý hơn là đánh chiếm quần đảo Trường Sa”, các đối thủ ở đó như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia “tương đối nhỏ yếu”, ít nhất yếu hơn một bậc, hơn nữa “giá trị chiến lược” lớn hơn.
Đương nhiên, khi đối phó với Philippines thì sự việc sẽ không đơn giản như vậy. Từ năm 1951 đến nay, Philippines đã ký kết Hiệp ước viện trợ quân sự lẫn nhau với Mỹ. Tháng 4 năm 2014, hai nước đã phê chuẩn điều ước mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ, lần đầu tiên để cho quân đồn trú Mỹ trở thành lực lượng thường trú về thực chất.
Đây cũng chính là “điểm tựa” để Philippines dám thách thức Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước đã tranh đoạt quyết liệt 20 năm xung quanh đảo tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc rõ ràng chiếm thế thượng phong. Vì vậy không loại trừ khả năng Mỹ sẽ buộc phải đoạt lấy Philippines lần thứ ba trong lịch sử.
Hiện nay, theo bài báo tuyên truyền của TQ, Philippines tạm thời chỉ thách thức Trung Quốc, ngoài ra còn đang tăng cường quan hệ với Quân đội Việt Nam, "ký kết liên minh chống Trung Quốc". Do bất cứ bên nào đều sẽ không sẵn sàng nhượng bộ hoặc thỏa hiệp, vì vậy sẽ chỉ làm trầm trọng hơn xung đột.
Năm 2014, thế giới chứng kiến hàng loạt những phát ngôn và hành động cực kỳ hiếu chiến cũng như tìm mọi cách đánh lừa dư luận của phía Trung Quốc liên quan đến tranh đoạt lãnh thổ ở khu vực xung quanh, nhất là từ đầu tháng 5 đến tháng 7 năm 2014
Vùng biển quần đảo Trường Sa có tài nguyên sinh vật và dầu mỏ phong phú. Ngoài ra, ở đây kiểm soát eo biển Malacca - nơi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, 25% thương mại trên biển của thế giới đi qua nơi này, hàng năm có 50.000 tàu qua lại. Tàu chở dầu từ Trung Đông chạy tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cũng đi qua đây, vì vậy chiến tranh khu vực rất có thể bùng nổ ở đây.
Giữa một số nước trong khu vực và Trung Quốc không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng lập trường của họ đến nay không rõ ràng lắm. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn không lệ thuộc quá mức vào Mỹ. Rất có thể sẽ khoanh tay đứng nhìn từ đầu đến cuối. Indonesia quan tâm hơn tới sự ổn định ở trong nước. Hoa kiều ở Singapore rất nhiều, hoàn toàn không lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc. Campuchia và Thái Lan sẽ cố gắng duy trì trung lập hoàn toàn.
Ấn Độ rất có thể được cho là kẻ thù của Trung Quốc, chứ không phải là nước trung lập, nhưng Ấn Độ sẽ đứng ngoài trong giai đoạn đầu xung đột, cố gắng tận dụng cơ hội để thu lợi. Bangladesh, Sri Lanka và Bhutan - những quốc gia chịu ảnh hưởng khá lớn từ Ấn Độ cũng sẽ làm như vậy.
Trung Quốc tạm thời còn đang cân nhắc các loại con đường tiếp tế, ứng phó vói cục diện eo biển Malacca một khi bị địch phong tỏa. Ngoài tuyến đường Âu-Á nêu trên, còn gồm có xây dựng điểm cuối vận chuyển dầu khí mới ở Transbaikal tới Mãn Châu.
Trung Quốc cũng đã chọn Pakistan và Myanmar, có kế hoạch thông qua những cảng biển và lãnh thổ của các nước này, trực tiếp vận chuyển năng lượng về Trung Quốc.

Báo Trung Quốc bàn cách tiêu diệt radar chống tàng hình của Việt Nam

Báo Trung Quốc bàn cách tiêu diệt radar chống tàng hình của Việt Nam


(GDVN) - Bài báo chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của radar Vostok-E và cách thức tiêu diệt nó, tự tin một cách hiếu chiến khi bàn tấn công hệ thống phòng không của Việt Nam.

Radar sóng ngắn Vostok-E Việt Nam mua của Belarus (nguồn mạng sina TQ)
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 1 đăng bài viết sặc mùi hiếu chiến, kích động với tiêu đề "Phân tích mối đe dọa của radar chống tàng hình Việt Nam đối với J-20, một khuyết điểm có thể phá".
Theo bài báo, năm 2013 có tin cho biết, Việt Nam đã mua sắm radar Vostok-E của Belarus, loại radar này có năng lực phát hiện máy bay tàng hình, có thể tăng cường năng lực dò tìm của hệ thống phòng không Việt Nam đối với các mục tiêu tàng hình.
Từ hình ảnh và tài liệu liên quan có thể thấy, radar Vostok-E phải là một loại radar mảng pha sóng ngắn, có năng lực dò tìm nhất định đối với các mục tiêu tàng hình, nhưng cũng tồn tại các khuyết điểm như độ chính xác thấp, năng lực dò tìm tầng trời thấp kém.
Về tổng thể, Việt Nam cho dù đã mua radar Vostok-E, cũng không thể chống được máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc – báo Trung Quốc ưa vũ lực và tự tin bình luận.
Theo bài báo, máy bay tàng hình đã trở thành lực lượng đột kích chủ yếu của không quân đương đại, căn cứ vào nguyên lý của radar liên quan, cự ly dò tìm của radar và chỉ số RCS của mục tiêu, hay nói cách khác, nếu chỉ số RCS của mục tiêu giảm 10 lần thì cự ly dò tìm của radar giảm khoảng 50%, giảm 100 lần, thu nhỏ đến khoảng 30% ban đầu; nếu giảm đến 1.000 lần thì cự ly dò tìm của radar là 20%; nếu máy bay tàng hình phối hợp sử dụng với gây nhiễu kèm theo, vùng trời của hệ thống dò tìm sẽ còn tiếp tục thu hẹp.
Từ khi Mỹ đánh Panama, máy bay tàng hình F-117A lần đầu tiên được đưa vào chiến đấu thực tế, nó đã phát huy vai trò mở đường tiên phong và chủ công trong chiến tranh cục bộ, tiêu diệt rất nhiều mục tiêu chiến lược và chiến thuật, bản thân nó chỉ tổn thất một chiếc máy bay, đã thể hiện tỷ lệ giữa hiệu quả và chi phí tương đối cao.
Tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam sử dụng radar (nguồn mạng sina TQ)
Ngoài ra, trong hoạt động đối kháng mô phỏng với máy bay thế hệ thứ ba, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 cũng đã giành được tỷ lệ chiến thắng khá lớn, thể hiện máy bay tàng hình đã trở thành then chốt trong giành chiến thắng của không quân hiện nay, đây cũng là nguyên nhân căn bản tại sao Trung Quốc, Nga đều muốn phát triển máy bay tàng hình.
Tục ngữ có câu "quả quýt dày có móng tay nhọn", cùng với việc phát triển máy bay tàng hình, các nước cũng đang tìm biện pháp dò tìm, tấn công nó, trong đó có radar dò tìm thụ động, radar sóng ngắn, radar song địa tĩnh v.v... Trong những thủ đoạn kỹ thuật này, radar sóng ngắn là biện pháp tương đối hoàn thiện, kinh tế và lại tin cậy, Liên Xô cũ cho đến Nga hiện nay luôn lấy radar sóng ngắn làm một thủ đoạn quan trọng để dò tìm máy bay tàng hình. Rất nhiều nước khác cũng đang triển khai nghiên cứu radar mảng pha quét điện tử chủ động sóng ngắn.
Căn cứ vào tài liệu của Trung Quốc và các nước, máy bay tàng hình chủ yếu thông qua biện pháp điều khiển chùm sóng để tiến hành biến hình, làm giảm chỉ số RCS trên phương diện dò tìm chủ yếu radar của máy bay, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong, còn sử dụng sơn tàng hình, có thể hấp thụ sóng điện radar chiếu tới, chuyển hóa nó thành nhiệt năng, từ đó giảm sóng điện phản xạ.
Nhưng, những điều này có hiệu quả khá hạn chế đối với radar sóng ngắn, sóng ngắn hoạt động ở băng tần VHF, sóng dài khoảng 1 - 10 m, có kích thước tương đương máy bay tác chiến hiện đại, vì vậy tản về sau không phương hướng, đã tăng chỉ số RCS của máy bay. Hơn nữa, khi sóng điện từ chiếu vào bề mặt máy bay, sẽ tạo ra cộng hưởng, có tác dụng tăng cường đối với sóng radar dội lại.
Trên phương diện sơn tàng hình, thông thường cho rằng, muốn đạt được hiệu quả tàng hình tốt hơn, độ dày của sơn tàng hình và bước sóng của radar có tỉ lệ thuận, căn cứ vào nghiên cứu ở Trung Quốc và các nước, tỷ lệ này bằng khoảng 1/10 - 1/3 bước sóng của radar chiếu xạ. Dựa vào tỷ lệ này, nếu lớp sơn tàng hình có hiệu quả khá tốt đối với radar sóng ngắn thì độ dày của nó phải đạt khoảng 1 - 3 m, điều này hầu như là không thể đạt được đối với máy bay hoặc tên lửa tốc độ cao.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và xa S-300PMU2 của lực lượng phòng không Việt Nam (nguồn mạng sina TQ)
Ngoài ra, radar sóng ngắn còn có một số ưu điểm khác, ví dụ thiết bị đơn giản, độ tin cậy cao, yêu cầu thấp về vật liệu và công nghệ, có năng lực ngoài tầm nhìn nhất định, bị sóng biển gây nhiễu khá nhỏ. Nó còn có một điểm tương đối quan trọng chính là năng lực đối phó tên lửa chống bức xạ khá mạnh.
Hiện nay, kích cỡ tên lửa chống bức xạ nằm trong bước sóng của radar sóng ngắn, vì vậy khi radar sóng ngắn chiếu xạ đến tên lửa chống bức xạ, cũng sẽ tạo ra sự cộng hưởng, từ đó tăng cường năng lực dò tìm của radar sóng ngắn đối với tên lửa chống bức xạ. Trong khi đó, do không gian thân đạn hạn chế, dây anten thu của hệ thống dẫn đường bị động của tên lửa chống bức xạ hiện đại khá nhỏ, tần suất hoạt động thường từ 500MHZ trở lên, không thể đạt 300MHZ hoạt động của radar sóng ngắn, cũng không thể tấn công radar sóng ngắn.
Căn cứ vào số liệu của trang chủ Cục thiết kế radar, cự ly dò tìm của radar mảng pha quét điện tử chủ động sóng ngắn Vostok-E đối với các mục tiêu như B-52 (độ cao 10.000 m, không gây nhiễu) có thể đạt 360 km, máy bay tàng hình F-117A có thể đạt 350 km. Còn trong tình hình bị gây nhiễu, cự ly dò tìm đối với B-52 giảm xuống 255 km, đối với F-117A giảm mạnh xuống đến 47 km.
Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo thành công radar mảng pha quét điện tử chủ động sóng ngắn, vì thế trên trang chủ, Cục thiết kế radar đã tiến hành so sánh giữa radar Vostok-E với radar HK-JM của Trung Quốc, cho rằng radar Vostok có ưu thế hơn radar Trung Quốc. Chẳng hạn cự ly dò tìm của HK-JM đối với các mục tiêu như F-117A ở độ cao 25.000 m, không gây nhiễu là 350 km. Ngoài ra, độ chính xác cũng phải thấp hơn radar Vostok-E, sai số trong một lần quét của radar Trung Quốc là 300 m, còn Vostok-E chỉ 25 m.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Không quân Việt Nam đã có quy mô, hơn 10 chiếc đậu ở lán máy bay (nguồn mạng sina TQ)
Tuy nhiên, radar sóng ngắn cũng có khuyết điểm của nó, thứ nhất là kích thước khá lớn, tính cơ động kém. Chúng ta biết, cự ly dò tìm và công suất dây anten có tỷ lệ thuận, trong khi đó, công suất dây anten bằng bình phương ngoài bước sóng của khẩu độ dây anten, cũng tức là nói, bước sóng càng lớn, khẩu độ dây anten tăng theo, để bảo đảm công suất cần thiết.
Còn có một điểm chính là độ chính xác dò tìm của radar tùy thuộc vào độ rộng của chùm sóng, bước sóng càng dài, khẩu độ dây anten càng phải lớn mới có thể giảm độ rộng của bước sóng, để nâng cao độ chính xác dò tìm của radar. Nhưng xét tới các nhân tố như tính năng cơ động, giá thành thì khẩu độ của dây anten lại không thể quá lớn, cho nên độ chính xác dò tìm thông thường của radar sóng ngắn tương đối thấp. Ngoài ra, trên mặt đất do tác động của hiệu quả đa kênh, chùm sóng dễ chia tách, tính năng dò tìm ở tầng trời thấp là khá thấp, hơn nữa tần số này tồn tại rất nhiều thiết bị thông tin dân dụng, dễ gây nhiễu lẫn nhau.
Rõ ràng, nhập khẩu radar Vostok-E, dựa vào năng lực chống gây nhiễu điện tử và tên lửa chống bức xạ khá mạnh của nó, có thể tăng cường có hiệu quả năng lực cảnh báo sớm ban đầu cho hệ thống phòng không của Việt Nam, kết hợp với tên lửa S-300PMU mới nhập khẩu có thể tiếp tục cải thiện năng lực tấn công của hệ thống phòng không Việt Nam đối với các mục tiêu trên không, nhưng nói rằng hệ thống phòng không của Việt Nam đã có năng lực kiềm chế máy bay tàng hình thì cách nói này có thể hoàn toàn không toàn diện - báo TQ nói.
Phần đầu đã nói radar sóng ngắn mặc dù có khá nhiều ưu điểm, nhưng khuyết điểm cũng rất nổi bật, trong đó nổi bật nhất chính là tính năng tầng trời thấp khá sai lệch. Từ giới thiệu trên trang chủ của Cục thiết kế radar có thể thấy, radar Vostok-E có cự ly dò tìm 350 km đối với F-117A, nhưng độ cao của đối phương từ 10.000 km trở lên, nói cách khác, nếu đối phương giảm độ cao thì căn cứ vào công thức tầm nhìn của radar, cự ly dò tìm của nó phải giảm mạnh.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc đang phát triển (nguồn mạng sina TQ)
Trên thực tế, cùng với sự tiến bộ của radar theo dõi địa hình và hệ thống điều khiển bay, năng lực đột phá phòng không tầng trời thấp của máy bay tác chiến hiện đại đã được cải thiện khá lớn, có thể phát động tấn công vào ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết và dựa vào địa hình phức tạp để bảo vệ. Từ góc độ này, nếu muốn tấn công radar sóng ngắn, e rằng đều không cần sử dụng máy bay tàng hình, điều động máy bay tác chiến thế hệ thứ ba đột phá phòng không ở tầng trời thấp rồi ném bom là có thể được.
Tiếp theo là độ chính xác kém, cự ly dò tìm mục tiêu của radar sóng ngắn sai số khá lớn, thường đều lên tới cấp độ km, chỉ tiêu của Vostok-E cũng lên tới khoảng 300 m. Ngoài ra, dây anten radar của nó có hình chữ nhật, tốc độ truyền sóng có hình quạt, như vậy, sai số về độ cao có thể lớn hơn, vì vậy không thể trực tiếp dẫn đường cho máy bay chiến đấu, chỉ có thể cung cấp phương vị đại khái cho máy bay chiến đấu.
Do máy bay chiến đấu dùng radar điều khiển hỏa lực của nó để tiến hành tìm kiếm, vấn đề này lại quay trở lại điểm ban đầu. Radar điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu hoạt động ở bước sóng ngắn X, trong khi đó thiết kế của máy bay tàng hình nhằm vào bước sóng này.
Cho nên, máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Việt Nam hiện nay là Su-30MKV, có tính năng tàng hình tương đối tốt, radar NO01VEP của nó có thể cung cấp cự ly dò tìm 110 km đối với các mục tiêu có RCS=3. Như vậy, đối với các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22, J-20, cự ly dò tìm đón đầu có thể thấp hơn 50 km. Trong khi đó, đối phương trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động có công suất lớn, có thể cung cấp cự ly dò tìm 150 km trở lên đối với các mục tiêu như Su-30MKV, nói cách khác Su-30MKV còn chưa phát hiện ra đối phương thì đã bị đối phương "khóa" lại và tấn công.
Mặc du Su-30MKV có thể phát hiện F-22 hoặc J-20, nhưng dùng loại vũ khí nào tấn công cũng là một vấn đề, không chiến hiện đại chủ yếu dùng radar chủ động dẫn đường tên lửa không đối không, trong khi đó radar dẫn đường đoạn cuối cho tên lửa không đối không của radar chủ động cũng hoạt động ở sóng ngắn X, vì vậy năng lực dò tìm đối với máy bay tàng hình hiện đại bị hạn chế.
Máy bay chiến đấu ném bom JH-7 Trung Quốc
Căn cứ vào tài liệu liên quan, cự ly dò tìm của tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ ba có thể đạt khoảng 20 km, nhưng giảm mạnh đối với máy bay tác chiến thế hệ thứ tư. Nếu đối phương dùng các thủ đoạn như gây nhiễu điện tử, cự ly này còn phải rút ngắn, cho nên có người từng dự đoán không chiến giữa các máy bay tác chiến tàng hình thế hệ thứ tư có thể phải quay trở lại thời đại chiến đấu cự ly gần.
Vì vậy, ở góc độ này, cho dù lực lượng phòng không Việt Nam dựa vào radar Vostok-E có thể dò tìm được máy bay tàng hình, thì việc làm thế nào để tấn công các mục tiêu tàng hình cũng là một vấn đề lớn.
Đối với các radar như Vostok-E, chỗ bất lợi nhất có thể là - nó là mục tiêu quá lớn, dễ bị đối phương xác định vị trí, từ đó bị tấn công, đặc biệt là khi đối phương có năng lực trinh sát và dò tìm khá mạnh thì có thể nhanh chóng biết được vị trí của Vostok-E, sau đó điều máy bay tàng hình tiến hành tấn công. Đối phương chỉ cần tiếp cận vùng rìa khu vực dò tìm của Vostok-E là có thể tránh được hoạt động dò tìm của nó, sau đó sử dụng bom dẫn đường tăng tầm chao lượn như SDB để tiến hành tấn công. Hiện nay, cự ly thả bom như SDB có thể đạt 100 km trở lên, có thể tiến hành tấn công đối với Vostok-E ở ngoài khu vực phòng thủ.
Ngoài ra, tấn công radar Vostok-E còn có thể dùng nhiều thủ đoạn khác để tiến hành tấn công, lại không nhất thiết sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình, chẳng hạn có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật để tiến hành tấn công, lợi dụng khuyết điểm tính năng dò tìm ở tầng trời thấp kém của nó, sử dụng tên lửa hành trình tiến hành tấn công xuyên thấu ở tầng trời thấp, điều máy bay chiến đấu ném bom thế hệ thứ ba, sử dụng tên lửa không đối đất tầm xa để tiến hành tấn công. Hơn nữa, máy bay tác chiến tàng hình cướp lấy quyền kiểm soát trên không trên cao, bảo đảm cho cụm máy bay tấn công của Trung Quốc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến một cách thuận lợi.
Việt Nam lần này mua sắm radar Vostok-E có thể phối hợp nhiều hơn với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU, tiếp tục tăng cường năng lực giao chiến cho lực lượng phòng không và máy bay tác chiến thế hệ thứ ba và thế hệ 3+ của Việt Nam. Sau khi bước vào thế kỷ mới, các nước xung quanh Việt Nam đã lần lượt trang bị nhiều loại máy bay tác chiến tiên tiến như F-15SG, Su-30MKM.
Radar tìm kiếm 2D Type P-18 của Liên Xô là radar cảnh báo sớm đối không chủ lực của Việt Nam, cự ly dò tìm đối với các mục tiêu ở độ cao 10.000 m là 230 km (nguồn mạng Quan sát TQ)
Đối với lực lượng phòng không Việt Nam, radar cảnh giới phòng không P-18 và hệ thống tên lửa phòng không C-75 hiện có đã không thể tạo được răn đe có hiệu quả đối với những máy bay này, cần có hệ thống phòng không thế hệ mới để chống lại. Đương nhiên, năng lực chống tàng hình của Vostok-E cũng phần nào tăng cường năng lực cảnh báo đối với máy bay tàng hình cho Việt Nam.
Báo TQ tuyên bố: "Nhìn vào tình hình hiện nay, mọi người luôn nghiên cứu các loại công nghệ chống tàng hình, nhưng trong các vấn đề như dò tìm, nhận dạng, theo dõi, tấn công vẫn đang tồn tại một loạt trở ngại, đồng thời tấn công máy bay tàng hình là một công trình hệ thống phức tạp, hoàn toàn không phải là có thể hoàn thành một sớm một chiều. Ở góc độ này, Việt Nam không có năng lực, cũng không mong muốn xây dựng được một hệ thống phòng không chống tàng hình (!?)".

Đừng để hàng xóm quậy mới làm mạnh

Đừng để hàng xóm quậy mới làm mạnh

- Viện trưởng Viện Hải dương học Võ Sỹ Tuấn cho rằng, cần phải xác định một chiến lược tuyên truyền, giáo dục bài bản, hệ thống, có tầm nhìn về biển, đảo và được làm năm này qua năm khác. Không nên chỉ đợi hàng xóm 'quậy' mới làm mạnh.


Viện trưởng Hải dương học phát biểu tại hội nghị lần thứ nhất Đoàn Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN hôm nay tại TPHCM.
Góp ý về chủ đề bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, Viện trưởng Viện Hải dương học Võ Sỹ Tuấn kể câu chuyện ông tham gia các khóa tập huấn cho cán bộ, trí thức trong các cơ quan,  trường đại học và giật mình khi thấy nhiều người vẫn chưa biết rõ về vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải.
MTTQ, giàn khoan, Hải Dương 981, TQ, tham nhũng
Viện trưởng Viện Hải dương học Võ Sỹ Tuấn
Muốn trở thành một quốc gia biển mạnh thì phải có tri thức biển vững vàng, ông nhấn mạnh việc cần thiết phải tham mưu cho Đảng, Nhà nước việc xây dựng một chiến lược tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo bài bản. Lâu nay công tác này vẫn được làm, nhất là thời điểm giàn khoan của TQ vào vùng biển chủ quyền của VN nhưng mới chỉ dừng ở phong trào.
"Cần phải xác định một chiến lược tuyên truyền, giáo dục bài bản, hệ thống, có tầm nhìn và được làm năm này qua năm khác. Không nên chỉ đợi hàng xóm 'quậy' mới làm mạnh" - ông nói.
Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN Đặng Ngọc Tùng lưu ý MTTQ VN cần làm tốt vai trò đối ngoại nhân dân, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị thành viên. Trong đó, xác định trọng tâm đối ngoại với nhân dân TQ để người dân TQ hiểu rõ chủ trương hòa bình, hợp tác, hữu nghị của VN trong vấn đề liên quan Biển Đông, giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình, chứ không phải 'hiếu chiến' như họ bị tuyên truyền.

Nga ráo riết lập trật tự thế giới mới

Bắt tay TQ, Nga ráo riết lập trật tự thế giới mới?

-Cách tiếp cận của Nga với Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy xu hướng thiết lập một trật tự thế giới đa cực mới? 

LTS: Francesco Brunello Zanitti, Giám đốc chương trình nghiên cứu Nam Á (thuộc Viện nghiên cứu Địa chính trị Ý) vừa có bài phân tích về tiềm năng mối quan hệ  Nga - Ấn Độ - Trung Quốc. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.
Những tháng cuối năm 2014 đã diễn ra hàng loạt thỏa thuận song phương quan trọng và các hội nghị thượng đỉnh liên quan tới Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo nhiều nhà phân tích quốc tế, việc Moscow nghiên cứu tìm kiếm mối quan hệ tốt hơn với hai người khổng lồ châu Á đã đánh dấu bước đi hướng tới sự thay đổi toàn cầu từ một trật tự đơn cực do Mỹ dẫn dắt tới một trật tự đa cực.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi này chính là sự trắc trở trong quan hệ của Nga với EU và Mỹ năm ngoái.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc tới các lợi ích chiến lược lâu dài của những nước liên quan. Mặc dù Đông Âu và Trung Đông hiện đang rất bất ổn nhưng nói chung, Bắc Kinh và New Delhi nhìn nhận Nga như một đối tác đáng tin cậy với nguyên tắc cơ bản là tiếp tục đối thoại, hợp tác và trao đổi thương mại.
Nga, Trung Quốc, Bắc Kinh, Ấn Độ, Mỹ, xuất khẩu, Châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ trong buổi lễ ký kế hợp tác xây dựng hệ thống ống dẫn khí mới Trung-Nga. Ảnh Getty Images
Đối thoại Trung - Nga vẫn trên đà phát triển từ giữa những năm 90 trong khi mối quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ với Moscow tiếp tục kế thừa điều tốt lành có được giữa hai bên trong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, không nên đánh giá thấp thực tế rằng, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã và đang tích cực hợp tác trong nhiều tổ chức đa phương khác như BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cũng như có cơ hội để thiết lập nhiều nền tảng mới cho hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Tam giác chiến lược Nga - Ấn - Trung (RIC) với những khó khăn và thách thức tồn tại ngay trong nội tại (ví như quan hệ Ấn-Trung; Nga-Trung) mang đặc trưng vừa hợp tác vừa cạnh tranh, có thể là một mô hình đối thoại thú vị trong trật tự thế giới đa cực mới.
Nga-Trung bắt tay
Liên quan tới mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Trung Quốc và Nga, có thể xem xét các thỏa thuận mới nhất trong hợp tác năng lượng. Có thể nói, quan hệ đối tác Nga-Trung dựa vào chiến lược cùng có lợi.
Cột mốc trong mối quan hệ này năm ngoái là thỏa thuận tháng 5/2014 trị giá 400 tỉ USD với hệ thống ống dẫn năng lượng Siberia chuyển 38 tỉ mét khối khí tự nhiên từ Nga sang TQ. Việc bán khí tự nhiên sẽ không bắt đầu ngay lập tức vì các mỏ khí ở vùng Viễn Đông Nga đòi hỏi cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống ống dẫn chưa được lắp đặt. Tuy nhiên, theo thỏa thuận này, hệ thống ống dẫn phía đông đưa khí tới Trung Quốc sẽ hoạt động từ năm 2018.
Nga và TQ còn ký kết Bản ghi nhớ về hệ thống dẫn khí phía Tây, cung cấp thêm cho Trung Quốc 30 tỉ mét khối khí mỗi năm. Điều quan trọng của các thỏa thuận năng lượng này chính là biến Trung Quốc trở thành khách hàng tiêu dùng khí tự nhiên lớn nhất của Nga. Một khía cạnh không nên đánh giá thấp về mặt trung và dài hạn là, Trung Quốc có thể trở thành thị trường chính cho tài nguyên năng lượng Nga, vượt qua cả châu Âu.
Trong năm 2012, xuất khẩu khí tự nhiên của Nga sang châu Âu đạt tổng cộng 66 tỉ USD và chiếm hơn 10% tổng lượng xuất khẩu của Nga. Trong nỗ lực đa dạng nguồn cung, Nga có thể coi Trung Quốc là thị trường thay thế châu Âu. Nhu cầu thị trường thay thế càng trở nên cấp bách khi Mỹ tìm ra nguồn năng lượng mới - đá phiến sét. Hệ thống ống dẫn trên đất liền mang lại lợi thế chiến lược quan trọng cho Bắc Kinh, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cung cấp năng lượng. Trung Quốc gần đây chủ yếu nhập khẩu năng lượng bằng đường biển qua eo Malacca, do Mỹ kiểm soát và qua những hải trình đang căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ (Biển Đông, Hoa Đông).
Trở thành đối tác năng lượng chủ chốt của Trung Quốc, Nga cũng sẽ là bên cạnh tranh với Mỹ khi Trung Quốc là một trong những thị trường thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Washington.
Lĩnh vực năng lượng đại diện cho địa hạt hợp tác quan trọng nhất Trung - Nga thậm chí còn có thể phát triển xa hơn, ví dụ Rosneft đã đưa ra đề xuất cung cấp 10% cổ phần cho phía Trung Quốc trong dự án cùng khai thác mỏ dầu Vankor ở Đông Siberia. Thỏa thuận này giúp Trung Quốc có tỉ lệ tham gia đáng kể nhất trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí trên bờ của Nga tính đến thời điểm này.
Chiến lược dài hạn hay chiến thuật phục hồi
Hơn thế nữa, Trung Quốc sẽ có cả văn phòng đại diện trong khuôn khổ dự án còn Moscow thì sẽ cung cấp dầu từ mỏ Vankor cho Trung Quốc và thu lại tiền nhân dân tệ - một động thái thách thức với hệ thống thanh toán quốc tế hiện nay mà đồng đô la chiếm vẫn ưu thế.
Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở châu Á với tham vọng tạo ra một mạng lưới phức hợp gồm đường sắt cao tốc, hệ thống ống dẫn dầu khí, cầu cảng, hệ thống cáp quang có thể nối kết các thành phố Trung Quốc đến những nước láng giềng và xa hơn thế.
Sự hợp tác Trung- Nga còn có thể được coi là một phản ứng chính trị với việc Nato kiềm chế Nga hay chiến lược trục xoay tái cân bằng sức mạnh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tình hình quốc tế và những mối quan tâm tới các vấn đề chiến lược đã tạo điều kiện để "thúc đẩy tinh thần liên minh" giữa Nga và Trung Quốc, để Moscow có thể bảo vệ các lợi ích của họ còn Bắc Kinh có thể duy trì cán cân quyền lực toàn cầu.
Hai nước này còn tăng cường quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, không gian, quốc phòng và công nghệ thông tin. Bắc Kinh có thể hỗ trợ tài chính để Nga vượt khỏi vòng vây cấm vận từ phương Tây. Trong thực tế, Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu và đầu tư trực tiếp vào Nga với nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ. Nga-Trung cũng lên kế hoạch cho hợp tác quân sự mà cụ thể là tập trận hải quân chung 2015 không chỉ ở Thái Bình Dương mà còn ở cả Địa Trung Hải.
Sau tất cả, đây là một chiến lược dài hạn của Nga khi cố ý gạt qua bên lề hợp tác với châu Âu và Mỹ hay đơn thuần chỉ là chiến thuật tìm kiếm sự phục hồi quan hệ với phương Tây? Rất có thể Nga muốn tăng cường quan hệ đối tác với Bắc Kinh như sự chọn lựa hữu hiệu với châu Âu, nhưng cũng còn là để đối trọng với vai trò Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, toàn bộ kịch bản là đa diện hơn, phức tạp hơn, vì mối quan hệ phức tạp Mỹ-Trung Quốc, vì sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh.
Căng thẳng Nga và phương Tây có thể được Trung Quốc tận dụng để làm lợ thế. Nhìn về tổng thể bức tranh, cần phải cân nhắc thực tế rằng, Bắc Kinh không có ý định cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Washington dẫn tới một sự cạnh tranh chiến lược điển hình giữa các khối như thời Chiến tranh Lạnh. Bối cảnh toàn cầu hiện nay không đặc trưng bởi các khối đối lập về hệ tư tưởng, mà là các trung tâm quyền lực phụ thuộc lẫn nhau với vai trò ngày càng gia tăng của các quốc gia châu Á.
Tác giả Francesco Brunello Zanitti là Giám đốc chương trình nghiên cứu Nam Á, cũng là một trong những giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Địa chính trị Italia.
Còn nữa
Minh Tâm (Theo Pravda)