Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

VN, Nhật, Ấn Ðộ cải thiện quan hệ hợp tác

VN, Nhật, Ấn Ðộ nên cải thiện quan hệ hợp tác để đối phó với TQ


Nguồn: Theo VOA

 
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo, tháng 3/2014.


Chủ tịch Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Ấn Độ, Việt Nam và Nhật Bản về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc, nói rằng đó là hành động cần thiết để cân bằng chiến lược trong khu vực.


Bản tin của Press Trust of India dẫn lời ông Thắng nói rằng cần cải thiện quan hệ hợp tác Ấn-Việt-Nhật bằng cách chia sẻ kinh nghiệm về cách xử lý với Trung Quốc về các vấn đề biên giới, vì cả ba nước đều phải đối phó với cùng vấn đề này.

Ông Thắng cho rằng Ấn Độ là một nước bạn, và là một nước quan trọng có quan hệ quân sự và hợp tác quốc phòng với Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo, rằng liệu 3 nước có nên thành lập một khối chống lại Trung Quốc, ông Thắng trả lời rằng ông tin rằng đó là điều không nên làm, bởi vì hình thành một khối chống lại bất kỳ nước nào khác cũng có thể dẫn tới xung đột.

Về mức độ ủng hộ thấp dành cho Đảng Cộng Sản tại Ấn Độ, dựa trên kết quả các cuộc thăm dò mới nhất, ông Thắng nói Đảng Cộng Sản Ấn Độ cần phải cải cách theo những nguyên tắc của chủ nghĩa Mácxít.

Tin của Press Trust of India dẫn lời ông Thắng nói rằng “một đảng cộng sản, hay một đảng tự gọi mình là cộng sản, phải được đặt trên căn bản chủ nghĩa Mácxít, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không nên cải cách để theo kịp tình hình thay đổi.”

Ông nêu trường hợp của Việt Nam, nói rằng Việt Nam áp dụng từng theo hệ thống kinh tế kiểu Xô Viết, nhưng nay đã chọn áp dụng một nền kinh tế thị trường, và gọi đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong khi đó bản tin của Xinhua trong cùng ngày tường thuật phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry hôm qua tại Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, nói rằng Hoa Kỳ mưu tìm một mối quan hệ với Bắc Kinh dựa trên việc mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực lợi ích chung. Các lĩnh vực này bao gồm hợp tác chống biến đổi khí hậu, đàm phán  hạt nhân với Iran, việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, và ổn định tình hình Sudan.

Xinhua lặp lại phát biểu của ông Kerry nói rằng chính phủ của Tổng Thống Obama vẫn khẳng định Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của một nước Trung Quốc thịnh vượng và ổn định.

Về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Kerry  nhắc lại lập trường của Washington, rằng Hoa Kỳ không ngả về phe nào trong các vụ tranh chấp, nhưng quan tâm tới cách giải quyết tranh chấp, và cực lực chống đối việc dùng những biện pháp hăm dọa hoặc cưỡng ép trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc nói đề nghị của Hoa Kỳ đã bị Bắc Kinh bác bỏ. Trung Quốc cho rằng Washington đang đổ thêm dầu vào lửa bằng cách phóng đại những căng thẳng trong khu vực, khiến Philippines và Việt Nam có thái độ cứng rắn hơn trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc.

Nguồn: Shanghaidaily, Theglobeandmail

USA Today viết về chuyến thăm của tướng Dempsey

Báo USA Today viết về chuyến thăm của tướng Dempsey tới Việt Nam

Báo USA Today viết về chuyến thăm của tướng Dempsey tới Việt Nam

Báo chí Mỹ rất quan tâm đến chuyến thăm của tướng Martin Dempsey tới Việt Nam, đặc biệt là trong lúc tình hình khu vực Đông Nam Á có nhiều diễn biến phức tạp được cộng đồng quốc tế quan tâm. Tờ USA Today vừa có bài viết nhận định qua về quan điểm của Lầu 5 góc trong chuyến đi này.

Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Martin Dempsey đã tới Việt Nam vào thứ Tư. Ông Dempsey là tham mưu trưởng Mỹ đầu tiên sang thăm Việt Nam kể từ chuyển thăm của tướng Thomas Moorer năm 1971, thời điểm có gần 300.000 lính Mỹ tham chiến trong một cuộc chiến tranh hao tiền tốn của với nước Mỹ.
Chuyến thăm của Dempsey sẽ giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước từng ở hai bờ chiến tuyến. Hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, dưới thời Tổng thống Bill Clinton.
Khi có mặt ở Việt Nam, ông Dempsey nói  với các quan chức quốc phòng Việt Nam rằng ông quyết không bỏ lỡ chuyến đi tới Việt Nam dù lúc này cả thế giới đang rất quan tâm đến điểm nóng tại Iraq. Ông cũng nói rằng cả Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đều quan tâm đến chuyến đi tới Việt Nam
Ông Dempsey tiết lộ: "Họ (tổng thống và bộ trưởng quốc phòng) nói với tôi: "Điểm đến của ông ngay lúc này là Việt Nam".
Chuyến thăm của ông được thực hiện khi Việt Nam và Trung Quốc, người hàng xóm thường gây gổ ở phía bắc, có căng thẳng ở Biển Đông. Trung Quốc đã tìm khẳng định chủ quyền (phi pháp) của họ trong những tháng gần đây bằng việc đưa một giàn khoan ra vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền (trên thực tế, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD981 thăm dò phi pháp trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam).
Theo Đại tá Ed Thomas, phát ngôn viên của ông Dempsey, mục đích của chuyến đi là để xây dựng quan hệ với các quan chức cấp cao của quân đội Việt Nam và thảo luận về vấn đề an ninh khu vực. Chuyến thăm này là một bước nữa trong việc xây dựng một mối quan hệ bình thường (giữa Mỹ và Việt Nam).
Đây là thực tế mà thế hệ trước không thể tưởng tượng nổi. Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của 58.000 lính Mỹ, thay đổi quan điểm của người Mỹ về vai trò của họ trên thế giới còn Việt Nam bị tàn phá. Ngày nay, Việt Nam đã mở rộng cánh cửa hợp tác và rất nhiều công ty Mỹ vào làm ăn tại Việt Nam.
Anh Tú (theo USA Today)

Mỹ muốn giúp VN

Mỹ muốn giúp VN giải quyết thách thức bảo vệ chủ quyền

 - Chiều 14/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đang có chuyến thăm làm việc 4 ngày tại VN, theo lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng QĐND VN.

Mỹ, chủ quyền, Biển Đông
Ảnh: VOV
Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đến VN kể từ năm 1975.
Đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa Đại tướng Martin Dempsey và Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cũng như những thỏa thuận mà hai bên đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chuyến thăm sẽ là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Cho rằng tiềm năng và lĩnh vực hợp tác giữa hai bên còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Hoa Kỳ, 2 bên nỗ lực đưa quan hệ 2 nước tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực ngày càng thiết thực hiệu quả.
Thủ tướng nhất trí và ủng hộ việc tiếp tục triển khai 5 nội dung hợp tác quốc phòng mà hai bên đã thỏa thuận, trong đó có hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin, rà phá bom mìn còn sót lại; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh cho sỹ quan quân đội VN; hợp tác và hỗ trợ VN tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN.
Về phần mình, Đại tướng Martin Dempsey khẳng định chuyến thăm của ông là một cam kết đối với hòa bình và ổn định trong khu vực và mong muốn của Hoa Kỳ trở thành đối tác tốt của VN.
Ông chia sẻ với đánh giá rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông và Hoa Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đòi hỏi phi lý và hành động xác lập chủ quyền dựa trên sức mạnh đơn phương. Điều này không chỉ đe dọa Việt Nam, các nước ASEAN mà còn đe dọa tới lợi ích của các nước, trong đó có Hoa Kỳ.
Đại tướng cho rằng Hoa Kỳ và các nước trong khu vực có những mối quan tâm chung và những quan ngại được nêu ra là có cơ sở khi một nước lớn muốn định hình khu vực này theo ý đồ của họ. Ông Martin Dempsey cũng nhấn mạnh rằng các nước, trong đó có Hoa Kỳ đều có trách nhiệm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực; ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, không đơn phương sử dụng sức mạnh, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực.
“VN và các nước trong khu vực hoàn toàn yên tâm rằng Hoa Kỳ sẽ luôn nhắc lại quan điểm này” - ông nói.
Đại tướng Martin Dempsey khẳng định Hoa Kỳ cam kết hợp tác quốc phòng với VN trong 5 lĩnh vực đã thỏa thuận; cam kết chặt chẽ và nỗ lực cùng với VN giải quyết hậu quả chiến tranh và coi đây là vấn đề mà Hoa Kỳ coi trọng và ưu tiên. Hoa Kỳ cũng ủng hộ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ; mong muốn hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải và giúp VN giải quyết những thách thức về bảo vệ chủ quyền trên biển.
Ông cũng cho biết phía Hoa Kỳ sẽ tìm ra lộ trình và cách thức để sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN. “Hiện số lượng những người trong chính phủ, quốc hội, giới ngoại giao và quân đội ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN ngày càng lớn” - Đại tướng Martin Dempsey khẳng định.
H.Anh

Đằng sau âm mưu của TQ

Đằng sau âm mưu của TQ trên biển Đông

-Đã tới lúc nhìn nhận những sai lầm của Bắc Kinh đúng như bản chất của nó.
Phần 1: Những toan tính thất bại của Bắc Kinh
Trong phần tiếp theo của bài viết, tác giả Bill Hayton tiếp tục phân tích về những tính toán của TQ trong việc hạ đặt giàn khoan.

Hỗ trợ ngư dân
Hai thập kỷ trước, trong một bài viết công bố, tác giả John Garver lập luận việc hải quân Trung Quốc tiến vào biển Đông thể hiện “mối tác động qua lại giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của các cơ quan trong bộ máy hành chính quan liêu”. Chúng vẫn đang tác động lẫn nhau.  Hải quân Trung Quốc đang trở nên lớn mạnh. Cùng với đó là vị thế, cấp bậc, phụ cấp. Điều này cũng đúng cho lực lượng Hải cảnh mới của Trung Quốc.
Lực lượng Hải cảnh cần tập trung vào một cái gì đó khác hơn là đấu đá nội bộ sau khi đã hoàn thành việc sáp nhập và cả họ lẫn hải quân đang tìm kiếm những nhiệm vụ để chứng minh mình hữu dụng và biện minh cho quỹ ngân sách của mình.
Và điều gì đúng cho quân đội cũng đúng cho các tỉnh phía Nam. Hải Nam là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc và tương đối nghèo với một nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Những năm gần đây tỉnh này đã có nỗ lực lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá và trở nên lão luyện trong việc thu hút trợ cấp nhà nước để trang bị những tàu thuyền mới.
Một vài báo cáo xuất sắc của Reuters tháng trước tại thực địa đã mô tả về hàng trăm, có thể là hàng ngàn tàu đánh cá nhận từ $300 đến $500 (khoảng 6,4 đến 10,6 triệu đồng – ND) mỗi ngày để đánh cá.
Trong khi một thuyền trưởng lưu ý rằng “Chính quyền trợ giúp đánh cá ở biển Đông để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc,” điều đó cũng có thể tương đương với việc nói chính quyền sử dụng tuyên bố chủ quyền để biện minh cho việc hỗ trợ ngư dân. Reuters đã phát hiện ra rằng tám tàu đánh cá được hạ thuỷ tại cảng Đông Phương trên đảo Hải Nam sẽ đủ điều kiện để được nhận $322.500 (khoảng 6,86 tỉ đồng – ND) tiền tài trợ “cải tiến” tàu.
Trung Quốc, Bắc Kinh, lợi ích, ngư dân, chính sách
Ảnh: Hoàng Sang
Sức mạnh của nhóm lợi ích
Các công ty dầu mỏ cũng có thể dùng con bài chủ quyền để hậu thuẫn cho các thương vụ của họ ở biển Đông.
Tháng 5 năm 2014, khi Tổng Công ty dầu khí hải dương TQ (CNOOC) hạ thuỷ giàn khoan nước sâu vốn được trợ cấp rất nhiều và là trung tâm của vụ đối đầu trên Quần đảo Hoàng Sa, thì lãnh đạo của họ đã mô tả nó như là “lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược”.
Do đó, có vẻ bất thường khi CNOOC lại không phụ trách chuyến phiêu lưu tiếp theo ở Quần đảo Hoàng Sa. Tại sao lại như vậy?
Không thể nắm được mưu đồ riêng của công ty này ngoài một vài lời giải thích do chính họ gợi ra. Có thể một DN khác, Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn dầu khí TQ (CNPC) sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà CNOOC không muốn – cả về kỹ thuật lẫn chính trị.
Đây là lần đầu tiên Hải Dương-981 được sử dụng trong vùng nước sâu. Có thể CNPC cố giành ưu thế với CNOOC bằng cách đánh dấu chủ quyền trong một khu vực chưa được thăm dò. Cũng có thể ban quản lý cấp cao CNPC cố thoát khỏi những rắc rối chính trị sâu xa của họ. Các cáo buộc tham nhũng chống lại công ty này ngày càng tăng đang biến thành một vụ bê bối chính trị cấp quốc gia. Ban quản lý của CNPC có thể coi nhiệm vụ cắm cờ trong vùng lãnh thổ đang tranh chấp như một cách để cầu cạnh Bộ Chính trị và cứu chính mình.
Không điều nào ở trên có ý phủ nhận rằng những người Trung Quốc liên quan đến vụ bế tắc trên giàn khoan tin hết lòng vào hiệu lực pháp lý của tuyên bố chủ quyền của nước họ ở biển Đông. Truyền thuyết về “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc đã được khắc sâu vào nhiều thế hệ trẻ em Trung Quốc.
Tôi đã viết trong một bài phân tích khác rằng niềm tin này xuất phát từ việc những người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đã diễn giải sai lịch sử Đông Nam Á đầu thế kỷ XX, nhưng tôi cũng không chút nghi ngờ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc thật lòng tin tưởng vào tính đúng đắn của nó.
Chính sách của Trung Quốc về biển Đông ít có khả năng là kết quả của một tổng hợp những phân tích hợp lý được suy xét hơn, mà là kết quả không thể dự đoán trước của một tập hợp các chiến dịch vận động hành lang. Khi hợp tác, sức mạnh của các nhóm lợi ích này rất lớn: họ có thể gây ảnh hưởng lên chính sách của Đảng Cộng sản theo hướng có lợi cho họ. Một điều mà tất cả đều đồng ý, dù vì lòng yêu nước, an ninh, lợi nhuận hoặc công việc. Đó là Trung Quốc phải có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên của biển Đông.
Rất nhiều nhà bình luận đã bị đánh lừa bởi những nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc. Huyền thoại khó lý giải về sự bất khả chiến bại của Bắc Kinh bắt nguồn từ các trang xã luận của quá nhiều hãng tin.
Kết quả là ngay cả khi Trung Quốc mắc sai lầm, nó vẫn được giả định đơn thuần là vỏ bọc của một âm mưu bất chính ranh mãnh hơn.
Đã tới lúc đập tan huyền thoại này và nhìn nhận những sai lầm của Bắc Kinh đúng như bản chất của nó. Ngay lúc này, tốt hơn hãy đánh giá những động thái của Trung Quốc ở biển Đông là sự sai lầm của họ chứ không phải là một âm mưu nào đó.
Tác giả: Bill Hayton. Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng. Nguồn: The National Interest
Bài được đăng từ nghiencuuquocte.net

VN trước trò chơi bá quyền của TQ

VN trước trò chơi bá quyền của TQ

 Nhỏ không có nhất thiết là yếu và lớn không đồng nghĩa với mạnh. VN có thể có sức mạnh và ảnh hưởng nếu biết cách sử dụng sức mạnh mềm – TS Nguyễn Hùng Sơn.

LTS: VietNamNet trân trọng giới thiệu phần cuối  của Bàn tròn trực tuyến TQ trỗi dậy và lựa chọn nào cho VN?

Làm sao buộc TQ tuân thủ cam kết?
Nhà báo Việt Lâm: Đại sứ Bindenagel đã nhấn mạnh rằng phải đảm bảo luật lệ số một ở Biển Đông là không thay đổi các đường biên bằng vũ lực. Nguyên tắc này đã được quy định trong luật pháp quốc tế như Công ước LHQ về Luật Biển, hay trong Tuyên bố chung DOC ký giữa ASEAN và Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy, dù TQ là một bên tham gia cam kết, họ vẫn sẵn sàng phớt lờ, thậm chí vi phạm chúng. Theo các khách mời, có cách nào để giải quyết thách thức có lẽ là lớn nhất hiện nay, đó là làm sao để buộc TQ tuân thủ luật chơi chung?
: Tôi nghĩ đây là một câu hỏi gai góc. Bởi vì đối với TQ, rất khó để buộc họ tuân thủ một điều gì đó trừ phi chính họ nhận thấy lợi ích của họ sẽ được đảm bảo tốt nhất nếu họ tôn trọng các cam kết này.
biển Đông, TQ, VN
Ảnh: Lê Anh Dũng
TS Nguyễn Hùng Sơn
Chẳng hạn như phải làm sao để thuyết phục TQ rằng tuân thủ UNCLOS có lợi cho chính họ. Chúng ta có thể nói với TQ rằng sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nước này dựa trên sự bùng nổ của thương mại toàn cầu và điều này sẽ không thể xảy ra nếu các đại dương rơi vào hỗn loạn, nếu luật biển không được các quốc gia tôn trọng và nếu như không có tự do lưu thông hàng hải. Do vậy, Trung Quốc phải nhận thức được rằng chính lợi ích quốc gia lâu dài của họ đòi hỏi họ phải bảo đảm tự do hàng hải và trật tự trên biển cũng như duy trì nguyên trạng trật tự dựa trên luật lệ hiện nay.
Tôi tin rằng TQ không tư duy chỉ với một bộ óc. Còn có những người dân TQ, những người thực sự hiểu Luật Biển, những người thực sự hiểu và nhận thấy lợi ích quốc gia của TQ trong việc hội nhập đầy đủ với cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, có những nhóm lợi ích khác ở TQ, chẳng hạn như nhóm diều hâu, họ theo đuổi những lợi ích ích kỷ của nhóm mình thay vì lợi ích quốc gia. Họ đang tạo ra trò chơi ngắn hạn của nhóm mình dựa trên tổn thất của đất nước về lợi ích và hình ảnh. Chúng ta cần chỉ cho người TQ thấy điều đó. Và một khi TQ nhận ra được điều đó, tôi tin là họ có thể hành xử khác đi.
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng dẫn chứng mà TS Sơn vừa nêu ra rất hữu ích. Sau cùng thì ngoại giao vẫn còn cơ hội. Sứ mệnh của ngoại giao là nhận diện những lợi ích đó và sắp xếp sao cho có kết quả đúng.
Hãy xem sự thịnh vượng kinh tế của TQ kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Rõ ràng, chính việc gia nhập WTO đã góp phần quan trọng tạo nên kì tích này. Thế nhưng dù TQ đã tham gia WTO song tình trạng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn thường xuyên diễn ra. Đến một lúc nào đó, sở hữu trí tuệ ở TQ sẽ phát triển đến mức mà Chính phủ TQ buộc người dân phải tuân thủ cam kết. Đây chính là những động lực mà tôi nghĩ chúng ta cần phải tạo ra khi ứng phó với TQ.
Do đó, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này. Khi TPP được thông qua, nó sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn với hơn 800 triệu người tiêu dùng. Và chúng ta phải chỉ ra cho họ thấy lợi ích của họ, chỉ ra sự liên quan đến những vấn đề khác, chẳng hạn chỉ ra họ có các quan hệ kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và WTO và những lợi ích đó đang bị thách thức bởi những gì xảy ra ở Biển Đông, tuyến đường biển của 60-80% thương mại toàn cầu. Làm thế nào chúng ta có thể liên hệ những lợi ích của họ đến nhu cầu giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hoà bình.
Vậy chúng ta có thể làm được điều đó thông qua con đường ngoại giao như thế nào? Làm sao định hình một cấu trúc khả thi cho phép xoay chuyển các lợi ích hướng đến một kết quả đúng đắn?
Đây cũng là chủ đề mà Diễn đàn Toàn cầu Boston đang tập trung bàn thảo hiện nay. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi sự minh bạch và phải dứt khoát bác bỏ những yếu tố mang hơi hướm ý thức hệ hay dân tộc chủ nghĩa.
Nếu chúng ta có thể gắn kết lợi ích với các nguyên tắc, chúng ta sẽ gây dựng được nền tảng cho một cấu trúc khả thi để đảm bảo an ninh trong khu vực.
Sau mỗi bài học, ASEAN trưởng thành hơn
Nhà báo Việt Lâm: Thế thì diễn đàn nào sẽ là nơi thích hợp để bàn thảo những vấn đề này đây? Theo các ông, ASEAN và các cơ chế của nó có còn thích hợp để thảo luận ứng xử với TQ khi mà những sự kiện vừa qua ở Biển Đông cho thấy ASEAN đã không thể hiện được sự đoàn kết và quyết tâm mạnh mẽ khi đối diện với TQ. Đây cũng là nội dung câu hỏi của bạn đọc Linh Xuân.
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng cấu trúc của ASEAN chưa đủ trưởng thành. Nhưng mặt khác tôi cũng sẽ không bác bỏ cấu trúc đó. Tôi sẽ nói rằng bạn cần phải quay về với ASEAN và thúc đẩy các cuộc thảo luận cùng nhau. Còn Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lại là một cơ cấu khác, vì đây là một nhóm lớn hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể giải quyết song phương. Có rất nhiều vấn đề bạn có thể giải quyết song phương trong khuôn khổ đa phương.
Về phần Mỹ, trong các cuộc thảo luận với TQ, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng chúng tôi có thể hỗ trợ tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho những tranh chấp hiện nay. Chúng tôi cũng làm rõ quan điểm rằng một số hành động khiêu khích đã vượt quá giới hạn.
Tôi nghĩ là ASEAN có thể làm rõ điều đó, rằng đâu là giới hạn không được vượt qua. Hi vọng rằng sẽ không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra ở Biển Đông. Nhưng theo thời gian, chúng ta có thể xây dựng sự hiểu biết và cởi mở cho phép ASEAN có thể có những bước đi chưa từng có trước kia.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi nghĩ có những chỉ trích đối với ASEAN là bởi  người ta đặt quá nhiều kỳ vọng vào tổ chức này. Thử tưởng tượng xem nếu không có ASEAN thì sao? Đâu sẽ là nơi để bạn thảo luận DOC? Đâu là nơi để thúc đẩy an ninh hàng hải ở Đông Nam Á.  
Trong bối cảnh mà ngoại giao có vai trò quan trọng để ngăn ngừa những tính toán sai lầm và tăng cường hợp tác, liệu những điều đó có thể xảy ra không khi thiếu vắng những cơ chế mà ASEAN đã tạo ra. Vì thế, tôi không phủ nhận sự thực rằng ASEAN đã không đủ khả năng ngăn chặn một số vụ việc xảy ra trên biển Đông, nhưng sau mỗi sự vụ, ASEAN đã học được bài học nào đó và trở nên tiến bộ hơn.
Lấy ví dụ ngay sự kiện giàn khoan vừa qua, ASEAN đã ra tuyên bố mạnh mẽ nhất trong 20 năm trở lại đây khi chỉ trích đích danh TQ đã gây ra vụ việc. Và không chỉ với tư cách một nhóm, từng thành viên ASEAN cũng đã thúc đẩy chính sách Biển Đông của họ theo hướng làm sao để trở thành người chơi tích cực hơn, đóng góp vào việc duy trì hoà bình trên Biển Đông.
Đặc biệt ngay cả những nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng đóng góp vào tiến trình này. Ví dụ, Thái Lan và Myanmar, cũng đã đóng góp rất tích cực để thúc giục ASEAN đạt được một tuyên bố chung với TQ. Dĩ nhiên, không có gì xảy ra ngay sau một đêm, chúng ta cần kiên nhẫn với ASEAN. Cho họ thời gian và họ sẽ trưởng thành.
Đại sứ Bindenagel: Cùng với sự tham dự của Mỹ?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Đúng vậy. Đó cũng là một trong những mục đích của ASEAN.
Đại sứ Bindenagel: Tôi hiểu điều đó. Tôi tin rằng Mỹ có lợi ích khi hiện diện ở khu vực này, đồng thời chúng tôi cũng có lợi ích khi các điểm nóng ở đây được giải quyết một cách hòa bình. Và nếu bây giờ chưa giải quyết được thì chí ít cấu trúc mà chúng ta đang đề cập đến sẽ cho phép các chính phủ hoặc giới doanh nghiệp sử dụng các kênh ngoại giao để tìm kiếm các cách thức thay đổi thực trạng theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, tôi muốn bổ sung một cách thận trọng rằng ngoại giao nếu không có thực lực quân sự hỗ trợ thì cũng giống như một dàn giao hưởng không có nhạc cụ. Tôi không nói rằng cần phải sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng bạn cần phải có năng lực để buộc đối phương tôn trọng cam kết. Chuẩn bị cho xung đột chính là cách hữu hiệu để ngăn ngừa xung đột.
Phối hợp nhuần nhuyễn song phương và đa phương
Nhà báo Việt Lâm: Đây là một luận điểm khá thú vị. Vậy ông nghĩ sao về đề xuất của một số học giả Mỹ tại cuộc hội thảo của Diễn đàn Toàn cầu Boston tuần trước, rằng Mỹ cần phải hỗ trợ từng nước ứng phó với áp lực từ TQ?
Đại sứ Bindenagel: Không, tôi không đồng ý với quan điểm này. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các bên tham gia tranh chấp giải quyết song phương với TQ, bên cạnh việc tận dụng các kênh đa phương. Trong trường hợp của Việt Nam và TQ, hai bên cần có các cuộc đối thoại song phương ở các cấp độ khác nhau trong chính phủ nhằm đảm bảo rằng các bên không tính toán sai lầm.
Về lâu dài, các cuộc đối thoại song phương cần có sự tham gia của các nhóm khác nhau, có thể là các think-tank như Học viện Ngoại giao, giới doanh nhân, quân đội. Những nhóm này có thể ngồi lại với nhau để bàn thảo về các kịch bản có thể xảy ra, khả năng nào là khả thi, kết quả có thể là gì?
Tôi đã từng tham gia đàm phán giải quyết vấn đề kim cương máu [1] giữa cộng đồng doanh nghiệp và các nhóm đấu tranh xã hội. Các nhóm này gần như đã phá hủy ngành công nghiệp kim cương. Nhưng đến cuối cùng họ đã ngồi lại với nhau và cùng thảo luận xem kết quả tốt nhất có thể đạt được là gì. Hai bên cùng đồng ý thiết lập hệ thống chứng nhận nguồn gốc để kiểm soát kim cương, nhờ đó số lượng kim cương từ vùng chiến sự đã được giảm hẳn và gần như loại bỏ ra khỏi thị trường. Tất nhiên, tôi không tin rằng các quốc gia có thể đàm phán song phương thành công với TQ bởi sự chênh lệch về vị thế và thực lực. Do đó, như tôi đã nhấn mạnh, cần phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa song phương và đa phương. Nhưng không phải là tham gia liên minh chống TQ. Như tôi nói ngay từ đầu, Mỹ và VN sẽ không thành lập liên minh để chống TQ. Điều đó sẽ không hiệu quả.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi đồng ý với ý kiến của ông Đại sứ là không thể có một cấu trúc đơn lẻ nào giúp giải quyết mọi vấn đề. Tôi nghĩ rằng khả thi hơn cả là một kiến trúc an ninh khu vực, như chúng tôi thường gọi, trong đó bao gồm các cơ chế song phương và đa phương phục vụ cho các nhóm người chơi khác nhau. Các cơ chế này có thể có nhiều hình thức, chính thức hoặc không chính thức, miễn sao chúng giúp loại bỏ những mơ hồ, thiết lập một tầm nhìn và  nhận thức rõ ràng trong các tay chơi. Đấy là lý do vì sao ASEAN với tư cách một người chơi quan trọng trong khu vực đã ra sức thúc đẩy việc hình thành một khuôn khổ nhiều tầng nhiều lớp, với nhiều tiến trình đa phương mà ở đó các quyền thành viên khác nhau, mục đích khác nhau. Đôi khi, những cơ chế này bị chỉ trích là chồng lấn lên nhau, song theo quan điểm của ASEAN, chúng phù hợp với lợi ích đa dạng của các nước trong khu vực cũng như giúp bình ổn một khu vực đang có rất nhiều bất ổn.
Nhà báo Việt Lâm: Vâng, nhân đây độc giả có một câu hỏi dành cho TS Nguyễn Hùng Sơn. Chúng ta thấy rằng để ứng phó với sự trỗi dậy của TQ, nhiều nước vừa và nhỏ trong khu vực đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, vận động khôn khéo để tạo cân bằng và giành lợi thế. Còn VN thì sao?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Trước hết, tôi phải nói rằng nhỏ không hẳn là yếu và lớn không nhất thiết là mạnh. Cho dù có diện tích lớn như Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa rằng Trung Quốc rất mạnh. Bản thân TQ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nội tại, và theo một cách nào đó thì TQ vẫn có nhiều điểm yếu. Và VN, cho dù là một nước nhỏ cũng không có nghĩa là chúng ta yếu. Chúng ta có thể có sức mạnh và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế nếu VN biết cách sử dụng sức mạnh mềm. Hãy nhìn vào Singapore, một nước nhỏ như vậy nhưng không ai dám nói rằng họ yếu ớt về mặt chính trị. Họ đã thể hiện được sức mạnh vượt ra ngoài tầm vóc của họ.
Vậy thì đâu là lựa chọn cho VN? Tôi nghĩ lựa chọn của VN là đi với cộng đồng quốc tế và được cộng đồng quốc tế bảo vệ. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta phải hội nhập và hợp tác đầy đủ với cộng đồng quốc tế. Chúng ta nên ủng hộ những luật chơi mà cộng đồng quốc tế đã tán thành, đó là luật pháp quốc tế. Chúng ta nên nỗ lực ủng hộ việc thực thi luật pháp quốc tế. Cụ thể là chúng ta nên làm rõ và diễn giải luật pháp quốc tế trong bối cảnh ở Biển Đông, cũng như thúc đẩy cho cách thức diễn giải đó được tất cả các quốc gia trong khu vực, trong đó có TQ, chấp thuận.
Chúng ta cần đóng góp làm cho ASEAN mạnh lên và có tiếng nói mạnh mẽ trên sân khấu quốc tế. Nếu ASEAN có thể gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế trong khu vực, khi đó VN cũng sẽ có vị thế và ảnh hưởng tốt hơn. Tôi tin rằng đây là cách tiếp cận mà VN, với tư cách là một nước vừa/nhỏ, nên cân nhắc trong bối cảnh một thời đại mà người ta đang phải chứng kiến ngày càng nhiều các trò chơi bá quyền.
Đại sứ Bindenagel: Tôi thích cách mô tả này. Nhưng tôi muốn thêm vào một chút, là VN có thể mở rộng đến tầm toàn cầu. Các bạn có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, có WTO. Chỉ riêng trong những tổ chức này, vai trò mà VN có thể đóng góp sẽ thực sự có ý nghĩa quan trọng bởi những tổ chức này đã thiết lập được một khung luật chơi.
Tất nhiên đây là những vấn đề khó đối với VN. Bởi để có tiếng nói và vị thế toàn cầu, VN cần phải cải tổ nền kinh tế, lắng nghe người tiêu dùng toàn cầu để hiểu được nhu cầu của họ là gì. Đảm bảo rằng các nguy cơ trong chuỗi cung ứng mà các bạn tham gia được giải quyết. Bởi nếu không, khả năng xảy ra những vụ bê bối như vụ các nhà máy thực phẩm cung ứng hàng kém chất lượng cho KFC hay Mc Donald ở TQ sẽ hủy hoại tất cả.
Bất kể vị trí nào mà VN muốn giành được trong chuỗi cung ứng này thì tên tuổi và thương hiệu của VN cũng phải gắn với chất lượng cao, sự tin cậy và an toàn. Khi đó, VN sẽ thể hiện được mình ở tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ trong khu vực nữa.
Nhà báo Việt Lâm: Cuộc thảo luận hôm nay rất thú vị và có nhiều điểm cần phải được bàn sâu thêm. Rất tiếc là không còn thời gian nữa. Xin  cảm ơn hai vị khách mời đã tham gia bàn tròn hôm nay. Xin cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi.
VietNamNet

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Trung Quốc vạch lộ trình đóng 10 tàu sân bay dọa Nhật

Trung Quốc vạch lộ trình đóng 10 tàu sân bay dọa Nhật

Tàu sân bay Liêu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh

Trung Quốc đang có kế hoạch tự đóng tổng cộng 10 tàu sân bay. Đây là thông tin được Kanwa, một tạp chí quân sự tiếng Hoa tiết lộ. Nếu hoàn thành, Trung Quốc sẽ có đội tàu sân bay đông đảo không kém gì cường quốc đại dương là Mỹ.
Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu Bộ Hải quân của Mỹ sau khi đến thăm tàu sân bay Liêu Ninh (mua lại từ Ukraine về cải tạo), cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh việc đóng tàu sân bay thứ hai. Thậm chí, ông còn dự đoán các tàu sân bay sẽ đưa vào phục vụ trong tương lai gần.
Richard Fisher, một chuyên gia quân sự từ Trung tâm Đánh giá và hoạch định Chiến lược Quốc tế của Mỹ, cho biết Trung Quốc có thể sở hữu từ bốn đến năm tàu sân bay hoạt động vào năm 2030.
Thậm chí, con số này có thể tăng lên 10 trong vài thập kỷ tới. Kanwa cũng cho biết Trung Quốc đã mua lại bản thiết kế đóng tàu sân bay năng lượng hạt nhân thời Xô Viết, cũng từ Ukraine.
Dù vậy, tướng Greenert cũng nói rằng khoảng cách trình độ tác chiến trên tàu sân bay giữa Mỹ và Trung Quốc còn rất chênh lệch. Trong khi một tàu sân bay Mỹ có khả năng phóng và đón 100 chiếc máy bay trong khoảng thời gian ngắn, thì một tàu sân bay Trung Quốc chỉ có thể thao tác tương tự với 10 chiếc.
Trước khi Hải quân Trung Quốc có thể đưa tàu sân bay của họ hoạt động một cách thực sự thì rất nhiều công việc cần được thực hiện.
Còn Straits Times của Singapore nói rằng tàu sân bay được đóng trong nước đầu tiên của Trung Quốc sẽ có thể dùng để chở 50 máy bay chiến đấu J-15B và các loại máy bay khác như máy bay trực thăng K-8 hoặc Z-8.
Trong tương lai, tàu sân bay của Trung Quốc có thể mang từ 25 đến 27 máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 hoặc J-31 để thay thế cho J-15, máy bay chiến đấu hiện đang dùng để bay huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Bài báo cũng cho biết, Trung Quốc dự định xây dựng lực lượng hải quân với tham vọng vượt trội so với Nhật Bản.
Anh Tú

Đường lưỡi bò trên Biển Đông không có căn cứ

Học giả TQ: Đường lưỡi bò trên Biển Đông không có căn cứ


(GDVN) - Bài viết thể hiện mối lo ngại to lớn đối với tính hợp pháp của "đường lưỡi bò" do Trung Quốc vẽ bậy ra, Việt Nam cần nắm vững để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1974
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 8 đăng bài viết tuyên truyền nhan đề "Học giả: Trung Quốc thiếu căn cứ pháp lý đối với đường chữ U Biển Đông, hoàn cảnh rất khó xử" của phó chủ nhiệm Kỳ Hoài Cao, Trung tâm nghiên cứu quan hệ Trung Quốc và các nước láng giềng, Đại học Phục Đán, Trung Quốc.
Trong bài viết có những nội dung xuyên tạc, báo GDVN đăng lại toàn bộ nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo.
Theo bài viết, ngày 3 tháng 6 năm 2014, toà án trọng tài quốc tế ở La Hay, Hà Lan công bố lệnh yêu cầu Trung Quốc tiến hành biện hộ cho hồ sơ khởi kiện của Philippines về vấn đề Biển Đông.
Nếu trước ngày 15 tháng 12, phía Trung Quốc không đưa ra biện hộ thì tòa trọng tài quốc tế sẽ tiến hành phán quyết đối với Trung Quốc cho dù họ vắng mặt.
Lần này, Philippines đặt tiêu điểm vào tính hợp pháp của đường chữ U trên Biển Đông của Trung Quốc, hành động này có hiệu ứng "làm mẫu", Việt Nam đã cho biết cân nhắc áp dụng cách làm này.
Hiện nay, trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng tư pháp quốc tế, sự kiên trì của một số nước có yêu cầu chủ quyền ở Biển Đông và sự phản đối của Trung Quốc thể hiện trạng thái "giằng co".
Hình ảnh hoạt động lấn biển của Trung Quốc ở đá Gạc Ma. Đá ngầm này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1988.
Theo bài báo, Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với đường chữ U trên Biển Đông với căn cứ chủ yếu là "quyền lợi mang tính lịch sử". Hiện nay, vấn đề của Trung Quốc là sự mơ hồ trong trình bày về "quyền lợi mang tính lịch sử" của đường chữ U. Thách thức lớn hơn là, luật pháp Trung Quốc cũng không không có quy định pháp lý rõ ràng đối với đường chữ U.
Chẳng hạn, "Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" không tiến hành giải thích đối với vấn đề quy thuộc và tính chất vùng biển của Biển Đông.
Theo bài báo, trong 4 loại giải thích pháp lý gồm các quan điểm về "đường biên giới quốc gia", "đường quy thuộc đảo", "đường vùng biển lịch sử" và "đường quyền lợi mang tính lịch sử", thì căn cứ pháp lý và sự thực của "đường quy thuộc đảo" là đầy đủ nhất. Đường này từ lúc đầu ra đời đã trở thành một đường "quy thuộc đảo" để tuyên bố chủ quyền.
Trong tình hình quan điểm "đường quy thuộc đảo" chủ trương "chủ quyền các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" (Trung Quốc đi xâm lược thì không có chủ quyền), dựa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển để vạch ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, tác giả này vớt vát cho rằng, điều này "phù hợp với quá trình lịch sử xuất hiện, phát triển của đường chữ U, cũng có lợi hơn cho bảo vệ cho cái gọi là "quyền lợi" của Trung Quốc ở Biển Đông".
Trung Quốc gọi thầu thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - một hành động ngông cuồng, vô đạo, bất chấp luật pháp quốc tế(ảnh tư liệu)
Mặc dù thừa nhận không có cơ sở pháp lý nhưng học giả này lại nói trong bài viết rằng, "nếu vùng đặc quyền kinh tế không đạt được cự ly của đường chữ U, có thể hỗ trợ thêm bằng "quyền lợi mang tính lịch sử" của đường chữ U. Trong đường tự tuyên bố là "quyền lợi mang tính lịch sử", Trung Quốc được hưởng quyền ưu tiên khai thác, sử dụng tài nguyên nghề cá hải dương, tài nguyên dầu khí đáy biển, tài nguyên khoáng sản".
Tác giả bài viết cho rằng, tính chất pháp lý của "đường quy thuộc đảo" cộng với giải thích "quyền lợi mang tính lịch sử", có thể làm cho các nước đòi hỏi chủ quyền khác ở Biển Đông "nhận thức sáng suốt" về yêu sách (vô lý và bất hợp pháp, không có nước nào chấp nhận được -PV) của Trung Quốc.
Hiện nay, do tính chất pháp luật của đường chữ U không rõ ràng, làm cho các nước đòi hỏi chủ quyền liên quan dựa vào tư pháp quốc tế nghi ngờ tính hợp pháp của đường chữ U, khiến cho hoàn cảnh của Trung Quốc rất khó xử/lúng túng.
Chuyên gia này khuyên Bắc Kinh rằng: "Nếu Trung Quốc kiên trì lập trường không tham gia vụ kiện của Philippines trong vấn đề Biển Đông, thì ít nhất cần bày tỏ trước lập trường, làm rõ "tính chất pháp lý" của đường chữ U, gây ảnh hưởng có hiệu quả hơn tới phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế La Hay".
Chính phủ Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn chặn không cho cứu ngư dân của tàu cá này.
Theo tham mưu của học giả này - (đây cũng là nội dung các bên cần chú ý, bởi nó có tính chất dự báo về hành động tiếp theo của TQ - PV): "Khi Trung Quốc làm rõ "tính chất pháp lý" của đường chữ U, có 3 công việc phải thúc đẩy thực sự:
Một là phải huy động các lực lượng đo vẽ bản đồ trong nước khảo sát địa hình, địa mạo dưới nước ở Biển Đông, bao gồm bờ biển thuộc chủ quyền của tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền, kinh độ và vĩ độ của các đảo, đá ngầm.
Hai là phải gia tăng mức độ xây dựng nguồn nhân lực luật biển quốc tế trình độ cao.
Ba là phải đề xướng xây dựng cơ chế nước đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, thành viên cơ chế này gồm 6 nước đòi hỏi ở Biển Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia). Khi đó, với cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính khu vực này, Trung Quốc có thể chuyển hóa "quyền lợi mang tính lịch sử" thành yêu sách tài nguyên biển có thể thực hiện.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết đã thể hiện sự lo ngại thực sự của học giả Trung Quốc đối với tham vọng “đường chữ U” (đường lưỡi bò) do Trung Quốc vẽ bậy ra trên Biển Đông.
Rõ ràng, điểm yếu trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là thiếu các bằng chứng pháp lý. Họ chỉ có “lịch sử xâm lược, bành trướng” mà thôi.
Trung Quốc không có bằng chứng lịch sử, pháp lý cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. Trong hình là tấm bản đồ lãnh địa Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa trong atlas “Trung Hoa bưu chính dư đồ” do Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh.
Trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, rõ ràng Việt Nam, các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cần phải đấu tranh với Trung Quốc trên mọi mặt trận, do đó, phải hết sức tận dụng đầy đủ các bằng chứng pháp lý, lịch sử, thực tiễn để khẳng định và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình; đồng thời phải nghiên cứu, phán đoán được ý đồ, hành động của Trung Quốc để phục vụ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo, thu hồi quần đảo Hoàng Sa cũng như một phần quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc xâm lược.

Mỹ sẽ làm mạnh ở châu Á?

Giải quyết xong Trung Đông - Ucraine, Mỹ sẽ làm mạnh ở châu Á?


(GDVN) - Dù ở Trung Đông có xảy ra chuyện gì thì cũng không thể ngăn nổi tham vọng tại châu Á Thái Bình Dương của Washington.

Tổng thống Mỹ Barack Obama

  
Tờ Đại Công Báo tại Hồng Kông ngày 10/8/2014 có bài nhận định cho rằng quyết định không kích mới nhất của Mỹ tại Iraq có thể làm trì hoãn một phần nhưng không thể làm thay đổi được chiến lược tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Bài đăng trên Đại Công Báo cho biết hôm 7/8/2014 Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức tuyên bố sẽ bắt dầu tiến hành các cuộc không kích nhằm chống lại lực lượng ISIS – tổ chức nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
ISIS là một nhà nước không được công nhận, đồng thời là một nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Sunni đang tuyên bố là lực lượng thống lĩnh tại tất cả các quốc gia đạo Hồi trên toàn thế giới.
Chính quyền Mỹ cho rằng quân đội nước này thực hiện chiến dịch không kích là để bảo vệ và ngăn chặn “thảm họa diệt chủng” cũng như bảo vệ các nhân viên ngoại giao, công dân và tiến hành hoạt động cứu trợ nhân đạo cho những người tị nạn đang bị kẹt cứng ở biên giới Syria khi lực lượng vũ trang của ISIS đang có khả năng đe dọa thủ Irbil tại khu vực này.
Tính cho đến nay đã có tất cả khoảng 3 đợt không kích được lực lượng không quân của Hải quân Mỹ tiến hành trong khi Tổng thống Mỹ từ chối thiết lập thời gian biểu cố định cho hành động quân sự.
Washington tuyên bố rằng Tổng thống Obama sẽ không cho phép nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chiến dài ngày, tốn kém thứ hai tại Iraq vì Mỹ đã và đang thực hiện lộ trình rút toàn bộ quân đội về nước theo kế hoạch từ năm 2011.
Tuy nhiên, ông Obama cũng khẳng định rằng Mỹ sẽ có hành động để bảo vệ công dân Mỹ, ngăn ngừa và ngăn chặn khủng bố từ “một bến cảng an toàn”.
Tờ Đại Công Báo cho rằng: Nếu sự kiện nước Mỹ bị khủng bố tấn công vào ngày 11/9/2001 và việc tiêu diệt được trùm khủng bố khét tiếng Osama Bin Laden là 2 nhân tố, biểu tượng chính của nước Mỹ trong chiến tranh chống khủng bố thì có lẽ việc hành động chống lại lực lượng ISIS là biểu tượng thứ 3.
Báo tại Hồng Kông cho rằng Mỹ tin chắc rằng nước này buộc phải tấn công để ổn định hóa tình hình chính trị hiện nay ở Iraq vì lực lượng ISIS nguy hiểm hơn nhiều Taliban bởi có thông tin cho rằng tổ chức này đã có khả năng kiểm soát được vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hóa học.
Đại Công Báo nhận định rằng kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhận giải thưởng Nobel vì hòa bình sau khi quyết định rút quân khỏi khu vực Trung Đông thì chiến lược ngoại giao của Mỹ cũng đã thay đổi.
Châu Á Thái Bình Dương đã trở thành điểm đến mới của cỗ máy quân sự Mỹ. Và cho đến bây giờ dù ở Trung Đông có xảy ra chuyện gì thì cũng không thể ngăn nổi tham vọng tại châu Á Thái Bình Dương của Washington.
Chiến lược tái cân bằng hướng đến châu Á của chính quyền Tổng thống Obama được phản ánh đậm nét trong chuyến thăm đến khu vực này trong tháng 4 vừa qua. Tại châu Á, ông Obama đã tuyên bố rằng nước Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu cần thiết trong trường hợp có thể xảy ra xung đột quân sự giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Quân đội Mỹ cũng đã tiến hành nhiều cuộc tập trân quy mô với Hàn Quốc, gần đây đã chính thức ký kết hiệp ước hòa bình với Philippinesm – 1 trong số các quốc gia đang có mâu thuẫn, căng thẳng với Trung Quốc liên quan đến đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông.
Những hành động và tuyên bố của ông Obama được tờ Đại Công Báo cho rằng đó là minh chứng cho thấy Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của mình tại khu vực mặc dù kể từ khi tuyên bố chiến lược đinh trục châu Á nước Mỹ vẫn chưa hoàn toàn rút chân ra khỏi được đống hỗn độn ở Trung Đông.
Trong  năm 2914 này, Hoa Kỳ cũng phần nào bị trói chân bởi cuộc khủng hoảng chính trị vẫn chưa có hồi kết tại Ucraine, đặc biệt là sau khi Nga tuyên bố sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình.
Báo của Trung Quốc cho rằng hiện nay Trung Đông và Ucraine là hai nhân tố cản trở lớn nhất khiến Mỹ chiwa thể thực hiện các kế hoạch đã đề ra ở châu Á.
Đại Công Báo tiếp tục cho rằng việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Hoa Đông, kêu gọi đóng băng các hoạt động gây căng thẳng, khiêu khích trên Biển Đông cho thấy rằng Washington sẽ thực hiện xong các nhiệm vụ ở Trung Đông và Ucraine trước khi tập trung vào châu Á Thái Bình Dương.
Một đoạn bình luận châm chọc Tổng thống Mỹ khác được Đại Công Báo đăng kèm bài viết nói rằng:
“Liệu Washington có đạt được các mục tiêu đặt ra ở châu Á hay không thì cần phải kiểm chứng vì hiện nay năng lực quản lý chính quyền của ông Obama là khiêm tốn. Obama đã mất đi sự kiểm soát trong cơ cấu hạ viện kể từ khi tái đắc cử năm 2012. Trong tháng 5 vừa qua, cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney đã từng nói rằng ông Obama là tổng thống Mỹ yếu kém nhất ông từng biết”.

Nhật Bản ra sách trắng, triển khai tên lửa, viện trợ ASEAN

Nhật Bản ra sách trắng, triển khai tên lửa, viện trợ ASEAN kiềm chế TQ


(GDVN) - Nhật Bản cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác, huấn luyện nhân viên cho ASEAN để tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.

Ngày 5 tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố “Sách trắng phòng vệ” bản năm 2014, được báo Trung Quốc cho là công cụ mở đường để Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự đối phó Trung Quốc.
Lễ duyệt binh thường niên ngày 27 tháng 10 năm 2013 của Nhật Bản (nguồn Tân Hoa xã)
Theo bài báo, sách trắng tập trung nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tạo lý do cho chính sách “cánh hữu” của ông Shinzo Abe. 
Sách trắng nhấn mạnh đến môi trường an ninh xung quanh xấu đi nghiêm trọng của Nhật Bản, tồn tại nhiều nhân tố gây bất ổn, không xác định, nhất là các nước xung quanh (Trung Quốc) tăng cường hiện đại hóa sức mạnh quân sự, hoạt động quân sự ngày càng gia tăng và hung hăng.
Đáng chú ý, sách trắng năm nay của Nhật Bản có tới 21 trang nói về Trung Quốc, trong khi nói về Mỹ chỉ có 8 trang, nói về CHDCND Triều Tiên 17 trang. 
Sách trắng thể hiện môi lo ngại, nghi ngờ về chính sách quốc phòng của Trung Quốc như tăng cường chi tiêu quân sự, phát triển hải, không quân, lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, phương thức xử lý vấn đề Đài Loan, những hoạt động quân sự hung hăng của Trung Quốc…
Sách trắng cũng tập trung phản ánh nội dung nghị quyết dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể được Chính phủ Nhật Bản thông qua gần đây. Động thái này của Nhật Bản được Mỹ hoan nghênh như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vào tháng 4 năm 2014 khi ông thăm Nhật Bản.
Từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy thực hiện rất nhiều chính sách an ninh-phòng vệ mới, tập trung đối phó với các hành động hung hăng, hăm dọa của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo bài báo, sách trắng phòng vệ 2014 của Nhật Bản phục vụ cho tiếp tục quân sự hóa Nhật Bản, lấy quan điểm mang tính tấn công để xây dựng lực lượng quân sự Nhật Bản. Báo Trung Quốc nói ra nói vào, rằng, Nhật Bản đã có ô an ninh Mỹ thì cấp bách tăng cường quân bị để làm gì? Bài báo tỏ ra lo ngại thực sự đối với việc Nhật Bản thúc đẩy thực hiện “chủ nghĩa hòa bình tích cực”.
Triển khai tên lửa ở Kagoshima
Tờ "Chinatimes" Đài Loan ngày 13 tháng 8 đưa tin, Nhật Bản có kế hoạch triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm ở đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, cực nam Kyushu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng thông qua triển khai này, tăng cường khả năng phòng vệ các đảo tây nam của Nhật Bản, kiềm chế Trung Quốc, quốc gia có các hoạt động ngày càng hung hăng trên biển.
Bài báo dẫn hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 8 đến đảo Amami Great, tỉnh Kagoshima, lần lượt tiến hành hội đàm với chủ tịch thành phố Amami Asayama Tsuyoshi và quan chức Setouchi, chính thức yêu cầu triển khai đơn vị cảnh giới Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 550 người ở 2 khu vực này, đồng thời hy vọng triển khai tên lửa đất đối không và đất đối hạm, hai yêu cầu này cơ bản đã được đồng ý.
Tên lửa đất đối hạm Type 88 Nhật Bản
Trong "Đại cương phòng vệ" và "Kế hoạch chỉnh đốn Lực lượng Phòng vệ trung hạn" năm tài khóa 2018 được Chính phủ Nhật Bản thông qua vào cuối năm 2013 đều ghi rõ sẽ triển khai lực lượng ở các đảo tây nam. Ngoài ra còn đang nghiên cứu vấn đề triển khai lực lượng ở đảo Miyako, đảo Ishigaki, tỉnh Okinawa.
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 350 người và tên lửa đất đối không tầm trung ở thành phố Amami. Setouchi sẽ triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khoảng 200 binh sĩ và tên lửa đất đối hạm.
Nhật Bản viện trợ cho ASEAN kiềm chế Trung Quốc
Hãng Kyodo ngày 9 tháng 8 đưa tin, trong thời điểm tham vọng Biển Đông của Trung Quốc ngày càng tăng, Nhật Bản ngày 9 tháng 8 cho biết có kế hoạch tăng cường hợp tác với ASEAN, nâng cao khả năng bảo vệ bờ biển cho ASEAN.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khi hội kiến với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Naypyidaw, Myanmar vừa qua đã cam kết cung cấp tàu tuần tra, hệ thống thông tin và trang bị khác cho ASEAN, tăng cường hợp tác an ninh trên biển với ASEAN. Nhật Bản sẽ có nhiều biện pháp hơn hỗ trợ huấn luyện nhân viên bảo vệ bờ biển.
Tên lửa đất đối hạm Type 12 do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo
Ngày 1 tháng 8, Tokyo đồng ý cung cấp 6 tàu cho Việt Nam, có thể dùng làm tàu tuần tra, có lợi cho Việt Nam tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển ở Biển Đông.
Trong cuộc hội đàm ngày 9 tháng 8, ông Fumio Kishida đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải dựa vào luật pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, quốc gia đang phô trương vũ lực, thúc đẩy yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Theo quan chức Nhật Bản, một số thành viên ASEAN cho biết, họ hoan nghênh Nhật Bản đóng “vai trò mang tính xây dựng” trong lĩnh vực an ninh.
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 10 tháng 8 cho rằng, ngày 9 tháng 8, ASEAN đều tổ chức hội nghị Ngoại trưởng với Nhật Bản và Trung Quốc, Trung-Nhật triển khai cuộc chiến tấn công-phòng thủ xoay quanh viện trợ kinh tế và hợp tác kinh tế.
Trung Quốc đề xuất ý tưởng xây dựng “Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á” (AIIB) cho vay xây dựng hạ tầng như đường ô tô, tìm kiếm sự ủng hộ của ASEAN, trong khi đó, Nhật Bản đã tăng cường cảnh giác đối với vấn đề này.
Nhật Bản kiên quyết bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku, không thừa nhân có trách chấp chủ quyền hòn đảo này. Trong khi đó, Trung Quốc tìm mọi cách để Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp, hy vọng đoạt lấy nó trong tương lai khi có điều kiện.
Được biết, Trung Quốc xây dựng AIIB do Trung Quốc kiểm soát là để đối phó với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Nhật-Mỹ góp vốn lớn nhất, có kế hoạch thành lập vào mùa thu năm 2014. Ý đồ của Trung Quốc là thông qua cung cấp khoản vay cho Đông Nam Á để xây dựng khuôn khổ “trật tự Trung Quốc”.
TheoVương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc: “10 nước ASEAN đã bày tỏ sẵn sàng gia nhập AIIB với tư cách nước thành viên sáng lập”, nhất là Thái Lan và Campuchia. Trong khi đó, Nhật Bản phản đối thành lập AIIB. 
Được biết, điều kiện cho vay của AIIB sẽ thoải mái hơn, không chặt chẽ như ADB, do đó nếu AIIB được thành lập sẽ là một thách thức đối với ADB.

Biển Đông hữu sự, quân Mỹ đồn trú tại Úc

Biển Đông hữu sự, quân Mỹ đồn trú tại Úc sẽ bao vây Trung Quốc


(GDVN) - Một khi Biển Đông có biến, tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Mỹ có thể lập tức được điều động.

Lính Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin, miền Bắc nước Úc.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/8 bình luận, trước năm 2011 Mỹ không có quân đồn trú tại Úc. Chỉ từ khi Washington tuyên bố chiến lược tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương thì Mỹ mới có kế hoạch đưa quân đồn trú sang căn cứ Darwin miền Bắc nước Úc.
Tuy nhiên trước đây Úc không xem Darwin là một căn cứ quân sự có tính vĩnh cửu, nhưng hiện tại sau khi ký kết hiệp định hợp tác quân sự với Mỹ, Darwin đang chuyển dần sang một căn cứ quân sự có tính chất vĩnh cửu.
"2500 quân chẳng qua cũng chỉ là 1 trung đoàn, quy mô không lớn. Nhưng mục đích chính của Mỹ trong việc cắt quân đồn trú tại Darwin nằm ở chỗ, một khi Biển Đông có biến, tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Mỹ có thể lập tức được điều động đến các căn cứ quân sự lớn của Úc như Darwin ở miền Bắc hay căn cứ không quân Pearce ở miền Tây, ngoài ra còn căn cứ Sydney và Adelaide, đó mới là điều cần phải cảnh giác", một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn Cầu.
Lý Kiệt, chuyên gia hải quân Trung Quốc thì cho rằng giá trị các căn cứ quân sự tại úc nằm ở chỗ, một mặt liên kết với các căn cứ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam hình ành thế liên hoàn, tăng cường binh lực và khả năng điều động binh hỏa lực vào Biển Đông và tạo thế bao vây Trung Quốc.
Mặt khác do vị trí của căn cứ Darwin rất gần với Biển Đông và eo biển Malacca nên rất có lợi trong tương lai một khi có biến, lực lượng quân sự Mỹ có thể nhanh chóng cơ động kiểm soát các vùng biển gần Indonesia, Philippines và đặc biệt là eo biển Malacca, gây áp lực rất lớn đối với Trung Quốc.
Theo The Guardian, trước đó Úc đã ký hiệp định hợp tác với các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở phía Bắc châu Á và chào đón sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở căn cứ Darwin. Một thông cáo đưa ra sau cuộc hội đàm hôm Thứ Ba tại Sydney cho biết, Mỹ và Úc cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ, đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của tên lửa đạn đạo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuyên bố chung cũng hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn của thủy quân lục chiến Mỹ trong việc triển khai luân phiên tại Darwin, đồng thời yêu cầu các quan chức hải quân 2 bên xây dựng phương án thực tế tăng cường đào tạo hải quân và các bài tập trận ở Úc và khu vực.
Hội nghị Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Úc cũng quyết tâm mở rộng hợp tác quốc phòng 3 bên với Nhật Bản, một động thái khiến Trung Quốc hết sức tức tối.
Tờ The Guardian của Anh ngày 13/8 bình luận, Bắc Kinh đang ngày càng tìm cách khẳng định mình về mặt quân sự trong khu vực, gây rắc rồi phiền hà cho Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc.
Tham vọng của Trung Quốc về vai trò của họ đã thể hiện một phần qua các hành động khiêu khích trên Biển Đông, cả Mỹ và Úc hôm Thứ Ba đã kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông.

Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hiếu chiến ở Biển Đông

"Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hiếu chiến ở Biển Đông"


(GDVN) - Thực tế sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ.

Hành động côn đồ, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ còn lặp lại.
Pavin Chachavalpangpun, một giáo sư từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á đại học Kyoto của Nhật Bản ngày 12/8 nói với VOA, thực tế sẽ không có gì thay đổi ở Biển Đông khi Trung Quốc tiếp tục chính sách hiếu chiến. Hành động của Trung Quốc đại diện cho sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.
"Mặc dù Mỹ thể hiện chắc chắn rằng họ có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nhưng chúng tôi đã thấy ASEAN trong những năm gần đây trượt vào vòng tay của Trung Quốc. Tổ chức khu vực này đã miễn cưỡng để đối phó với căng thẳng ở Biển Đông có lẽ vì lợi ích của một số quốc gia ASEAN riêng lẻ với Trung Quốc đã làm lu mờ lợi ích chung của khu vực", Pavin nói.
Ông cho rằng, cam kết của lãnh đạo Trung Quốc bảo vệ cái gọi là lợi ích quốc gia của họ cho thấy rất ít hy vọng có thể giảm căng thẳng, thậm chí nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang ở Biển Đông vẫn tiếp tục tăng lên. Cách duy nhất để kiểm tra chính sách của Trung Quốc là đưa tranh chấp ra một tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.
Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc bình luận, đề nghị đóng băng các hành động khiêu khích trên Biển Đông mà Mỹ đưa ra đã không nhận được sự đồng thuận trong ASEAN trước khi nó được công bố công khai. Theo ông, sẽ hoàn toàn sai về bản chất nếu Trung Quốc cho rằng họ không có lỗi và tất cả các hành vi khiêu khích đến từ bên ngoài hoặc các nước ASEAN "có ý đồ xấu được Mỹ hậu thuẫn".
Cùng quan điểm như trên, Bates Gill, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc đại học Sydney cho rằng một Trung Quốc đang ngày càng hung hăng và cứng rắn dường như đã ngày càng ít quan tâm trong việc theo đuổi các mối quan hệ mang tính xây dựng với các nước láng giềng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với The Asahi Shimbun ở Tokyo, Bates Gill chỉ ra rằng sự thay đổi này đang đi ngược lại chính lợi ích của Trung Quốc và rất nhiều nước trong khu vực đã rất ngạc nhiên, thậm chí là rất lo lắng trước hành xử và thái độ của Trung Quốc.
Ông cũng khuyên Nhạt Bản không nên có bất kỳ hy vọng nào cho một giải pháp ngoại giao đối với tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông mà hãy làm tất cả những gì có thể để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất với những căng thẳng đang âm ỉ leo thang như hiện nay.
Xung quanh vấn đề Biển Đông, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nói với The Asahi Shimbun, Jakarta từ chối xử lý vấn đề Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự. Giải pháp cho Biển Đông thông qua con đường ngoại giao là hết sức cần thiết, Indonesia sẵn sàng phục vụ như một cầu nối, trung gian cho các giải pháp hòa bình ở Biển Đông.

Tỉnh táo trước sức mạnh quân sự Trung Quốc

Bộ QP Ấn Độ: Cần thận trọng tỉnh táo trước sức mạnh quân sự Trung Quốc


(GDVN) - Cần phải thận trọng và tỉnh táo trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và New Delhi đã tiến hành các bước chống lại bất kỳ mối đe dọa nào có thể.

Lính biên phòng Ấn Độ, Trung Quốc tại biên giới Trung - Ấn.
Tờ India Times ngày 13/8 đưa tin, Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm Thứ Tư cho biết, cần phải thận trọng và tỉnh táo trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc và New Delhi đã tiến hành các bước chống lại bất kỳ mối đe dọa nào có thể từ quốc gia láng giềng này.
"Ấn Độ vẫn luôn ý thức cảnh giác trước những tác động của việc tăng cường vũ khí trang bị của Trung Quốc cũng như việc mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này gần khu vực biên giới. Ấn Độ cũng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để nâng cao khả năng đối phó với bất kỳ tác động xấu nào đến an ninh của mình", Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong báo cáo thường niên.
Báo cáo nói rằng các tranh chấp biên giới chưa được giải quyết giữa 2 nước là một yếu tố quan trọng trong tính toán an ninh của Ấn Độ. Ngoài ra trong bối cảnh tranh chấp leo thang giữa Trung Quốc với Nhật Bản ở Hoa Đông hay với các nước Đông Nam Á ở Biển Đông, căng thẳng ở châu Á - Thái Bình Dương đã tạo ra căng thẳng trong khu vực và đang đe dọa đến sự phân cực trong khu vực.
Ấn Độ có lợi ích kinh tế, chính trị và xã hội quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như lợi ích trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
New Delhi nhắc lại quan điểm cần bảo vệ tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế cũng như các quyền lợi hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Ấn Độ kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao mà không đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực.
Ấn Độ cam kết xây dựng một cơ chế đối thoại hợp tác an ninh mở với tất cả các đối tác trong khu vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi, báo cáo của Bộ Quốc phòng nước này cho biết.

Cách buộc Trung Quốc thay đổi

Cách buộc Trung Quốc thay đổi là ngăn họ xây hải đăng ở Hoàng Sa


(GDVN) - Auslin nói, cách duy nhất để buộc Trung Quốc phải thay đổi hành vi của mình là một nỗ lực phối hợp các sức mạnh quân sự có khả năng trong khu vực.

Lính Trung Quốc, hình minh họa.

The Wall Street Journal hôm Thứ Ba 12/8 dẫn lời học giả Michael Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ bình luận, ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á đang phát triển mạnh thông qua cái cách nước này thúc đẩy tuyên bố chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ ở Biển Đông, Hoa Đông mà các bên đối thủ ngày càng khó khăn hơn để đối phó.
Đây là một xu hướng đáng lo ngại trên vũ đài chính trị châu Á và sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo của khu vực, bằng chứng là việc Bắc Kinh vừa tuyên bố sẽ xây dựng (bất hợp pháp) 5 ngọn hải đăng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Michael Auslin gọi là "quần đảo tranh chấp".
Cũng trong tuần qua, trong khuôn khổ diễn đàn an ninh khu vực ARF Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị của Mỹ về việc đóng băng các hành động khiêu khích trên Biển Đông. "Kích thước và sức mạnh của Trung Quốc đã làm cho họ trở nên chiếm ưu thế tuyệt đối với bất kỳ quốc gia nào. Mọi sự sắp xếp chính trị còn xa mới có thể trở thành một tổ chức an ninh để có thể đối phó với hành động khiêu khích của Trung Quốc", Auslin bình luận.
Thậm chí tồi tệ hơn khi Trung Quốc đang cố gắng cô lập Mỹ về mặt ngoại giao trong khu vực. Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc đã tìm cách miêu tả Mỹ như một kẻ đứng ngoài tại ARF khi kêu gọi các nước châu Á tự "đóng cửa bảo nhau", giải quyết các tranh chấp hàng hải của họ mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Auslin nói, cách duy nhất để buộc Trung Quốc phải thay đổi hành vi của mình là một nỗ lực phối hợp các sức mạnh quân sự có khả năng trong khu vực, chẳng hạn như ngăn chặn Trung Quốc xây dựng 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa. Nhưng khả năng xảy ra điều này là cực nhỏ, Auslin nhận định.
"Nếu bạn chỉ tiếp tục nói rằng chúng tôi không muốn hành vi cưỡng chế, Trung Quốc sẽ nói: Vâng, không phải chúng tôi cưỡng chế mà họ cưỡng chế. Bạn phải sử dụng một cái gì đó khác đi", Michael Auslin phân tích. Nếu không, Trung Quốc sẽ tiếp tục định nghĩa lại các khái niệm về kiểm soát hành chính trên vùng biển tranh chấp.
"Những gì Bắc Kinh đang cố gắng làm là nói rằng: Không, không có tranh chấp. Không có tranh chấp ở quần đảo Senkaku. Không có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Không có tranh chấp ở phần lớn Biển Đông hay bầu trời Hoa Đông vì Trung Quốc đang quản lý hiệu quả những khu vực này", học giả Mỹ bình luận.
Tại ARF, Vương Nghị đưa ra cái gọi là "tham vấn thân thiện" nhưng lại kiên quyết duy trì cái gọi là bảo vệ chủ quyền và lợi ích của họ, đó là những hành động khiêu khích, không hợp lý.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã phải lên tiếng khẳng định rằng, không phải Washington làm mất ổn định ở Biển Đông, mà chính là những hành động hiếu chiến của Trung Quốc mới gây bất ổn. Tất cả những gì Mỹ đang làm là để giảm căng thẳng, để giải quyết những khác biệt bằng ngoại giao chứ không phải vũ lực, các biện pháp cưỡng chế hay gây mất ổn định giống như những gì cộng đồng quốc tế đã thấy Trung Quốc làm trong vài tháng qua.

Trung Quốc phát triển ồ ạt 10 tàu sân bay

Trung Quốc phát triển ồ ạt 10 tàu sân bay

(Dân trí) - Để tạo ra một lực lượng hải quân nước sâu, với tham vọng mạnh hơn cả lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng 10 tàu sân bay nội địa.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, thử nghiệm trên Biển Đông.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, thử nghiệm trên Biển Đông.
Thông tin được Kanwa Defense Review đưa tin. Đây là tạp chí quân sự bằng tiếng Trung, do Andrei Chang, hay còn được biết đến với tên gọi Pinkov, một nhà phân tích quân sự ở Canada, điều hành.
Sau chuyến thăm của đô đốc Jonathan Greenert, người phụ trách hoạt động của hải quân Mỹ, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, bản thiết kế của tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đã gần hoàn tất. Liêu Ninh là tàu được tân trang lại từ vỏ tàu của Liên Xô và được Trung Quốc mua của Ukraine.
Greenert cũng cho biết Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng tàu sân bay thứ hai của mình và thậm chí còn dự đoán tàu sẽ được đưa vào sử dụng trong tương lai gần.
Richard Fisher, một chuyên gia quân sự của cơ quan phân tích của Mỹ, Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế, dự đoán cho tới năm 2030 Trung Quốc có thể có 4-5 tàu sân bay hoạt động cho tới năm 2030. Con số này thậm chí có thể tăng lên 10 trong vòng vài thập niên nữa.
Tuy nhiên, Greenert nhận định khoảng cách giữa tàu sân bay Mỹ và Trung Quốc vẫn vô cùng lớn. Trong khi tàu sân bay Mỹ có khả năng cho 100 máy bay cất và hạ cánh cùng lúc, thì tàu sân bay của Trung Quốc chỉ có khả năng như vậy đối với 10 máy bay.
Cũng theo Greenert, trước khi hải quân Trung Quốc có khả năng đưa tàu sân bay vào hoạt động, nước này cần phải thực hiện một khối lượng lớn công việc nữa. Song ông cho rằng Trung Quốc đã đạt được thành tựu lớn trong một thời gian rất ngắn.
Kanwa còn đưa tin Trung Quốc đã có bản thiết kế của một tàu sân bay chạy hạt nhân từ thời Liên Xô và bản thiết kế này cũng được lấy từ Ukraine.
Dẫn thông tin của tờ Straits Times, Singapore, bài báo cho biết tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất sẽ có khả năng chứa 50 chiến đấu cơ J-15B, chiến đấu cơ dành cho tàu sân bay và các loại máy bay khác như K-8 hay trực thăng cảnh báo sớm Z-8. Trong tương lai, khoảng 25-27 chiến đấu cơ tàng hình như J-20 hoặc J-31 có thể được triển khai trên các tàu sân bay Trung Quốc, thay thế cho J-15, chiến đấu cơ đang được triển khai cho tàu sân bay của Trung Quốc.
Bài báo cũng cho rằng Trung Quốc có tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân mạnh hơn Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.
Vũ Quý
Theo AFP

Mỹ khiến TQ hành xử hiếu chiến hơn

Mỹ khiến TQ hành xử hiếu chiến hơn ở Biển Đông?

Khi Tổng thống Obama tuyên bố quần đảo Senkaku nằm trong diện bảo hộ của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Trung Quốc đã rút lui và căng thẳng hạ nhiệt. Vấn đề là ở Biển Đông đang thiếu vắng một cấu trúc cho phép các bên có thể phán định được đâu là giới hạn không nên bước qua, từ đó ngăn chặn những toan tính sai lầm - cựu Đại sứ Mỹ tại Đức nhận định.
 
LTS:VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 2 cuộc bàn tròn với chủ đề: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và lựa chọn cho Việt Nam.
Biển Đông, Putin, Giàn khoan, Nga, Trung Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa, bằng chứng chủ quyền, tòa quốc tế
Từ trái qua phải: TS Nguyễn Hùng Sơn, Đại sứ Bindenagel và Nhà báo Việt Lâm
Vai trò của Mỹ
Nhà báo Việt Lâm: Chúng ta đã phân tích các khía cạnh liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong một cục diện mới đang hình thành hiện nay thì Mỹ có vai trò như thế nào?
Đại sứ Bindenagel: Tôi cho rằng có một sự hiểu lầm cơ bản về vai trò của Mỹ trong cách nhìn nhận của Trung Quốc, hay thậm chí của một số nước láng giềng. Điều này dường như đang thay đổi sau khi Trung Quốc trở nên hiếu chiến hơn. Câu hỏi dành cho Mỹ là liệu Mỹ có thể đóng vai trò gì khi Trung Quốc trỗi dậy?
Trước tiên, phải nói rằng những cuộc chiến tranh trên bộ, như chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên là câu chuyện thời Chiến tranh Lạnh. Và Chiến tranh Lạnh đã qua được 25 năm rồi. Nhiều nhà phân tích khi nhìn vào Mỹ thường hay nói rằng Mỹ vẫn đang tiếp tục Chiến tranh Lạnh. Điều đó hoàn toàn sai. Chúng tôi không làm như vậy. Kiểu tư duy Chiến tranh Lạnh đã kết thúc nhưng Mỹ vẫn phải đóng vai trò ở khu vực này. Bởi vì trước hết, chúng tôi là một cường quốc Thái Bình Dương, cho nên chúng tôi có mọi quyền để hiện diện ở đây. Những gì mà Mỹ đang cố gắng thực hiện là đảm bảo ổn định khu vực.
Tôi muốn làm một so sánh với kinh nghiệm của Châu Âu. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ nhanh chóng rút khỏi châu Âu. Sau đó Mỹ bị Liên Xô thách thức và phải quay trở lại. Vì vậy, Mỹ đã quay lại châu Âu với tư duy Chiến tranh Lạnh nhằm kiềm tỏa Liên Xô. Tuy nhiên, Mỹ cũng triển khai một số chiến lược khá tương đồng với cuộc tranh luận hiện nay ở khu vực. Chúng tôi đỡ đầu cho Cộng đồng Than Thép. Ý tưởng này nhằm tạo dựng tình hữu nghị giữa Đức với các nước láng giềng, một quốc gia đã có tới 20 cuộc chiến tranh với các nước xung quanh trong vòng 200 năm qua. Những thành viên của cộng đồng này là kẻ thù cũ và họ không có cách nào bước qua quá khứ hận thù cho đến khi họ đề xuất ý tưởng về chia sẻ tài nguyên chung. Đó là nền tảng của Cộng đồng Than Thép, hai loại tài nguyên đã từng gây ra chiến tranh. Nhờ mô hình này mà suốt hơn 70 năm qua các nước châu Âu đã cùng tồn tại hòa bình. Mặc dù có xảy ra một số cuộc xung đột quân sự ở ngoại vi, như ở Slovenia hay ở Ukraine hiện nay nhưng khu vực ngoại vi này nằm ngoài mối quan hệ chia sẻ thị trường chung, hoạt động chung, phát triển tài nguyên và hợp tác chính trị hiện nay trong EU.
Rõ ràng kinh nghiệm từ EU có thể cung cấp cho chúng ta một cách thức tiếp cận để giải quyết căng thẳng hiện nay ở châu Á - Thái Bình Dương. Vai trò của Mỹ ở Châu Âu cũng là vai trò mà chúng tôi muốn ở châu Á. Đó là đem các bên ngồi lại với nhau, hợp tác với nhau và nỗ lực đảm bảo rằng sẽ không có xung đột xảy ra.
Vấn đề là Mỹ có thể dựa vào cấu trúc nào ở châu Á- Thái Bình Dương? Liệu Mỹ có thể khuyến khích sự hình thành của một cấu trúc tương tự như Cộng đồng Than-Thép ở châu Âu hay không? Ở Biển Đông các nước có nhiều lĩnh vực có thể hợp tác với nhau, như đánh bắt cá, thăm dò và khai thác dầu khí...Tôi được biết Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận cùng hợp tác khai thác tài nguyên chung trên vịnh Bắc Bộ. Đấy là một dẫn chứng cho thấy có những chỗ mà Trung Quốc có thể sẵn lòng phát triển một mối quan hệ có lợi cho cả hai bên mà không cần phải tỏ ra hung hăng hay lấn lướt đối phương. Tôi tin rằng chính phủ Mỹ đang cân nhắc đến những sáng kiến tương tự.
Nhà báo Việt Lâm: Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Đại sứ Bindenagel. Ông có nghĩ rằng chính vì cách ứng xử mềm yếu của Mỹ đối với Trung Quốc đã khuyến khích Trung Quốc hành động quyết đoán hơn hay không?
Đại sứ Bindenagel: Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi hay. Tôi sẽ nói ngay là không phải như vậy. Bởi vì xét trên khía cạnh cấu trúc thì Mỹ có hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản và Hàn Quốc. Những thỏa thuận này cung cấp một cấu trúc mà dựa vào đó Trung Quốc có thể phán đoán được phản ứng của Mỹ sẽ là gì nếu họ đối đầu với hai nước này. Dẫn chứng tôi đã nhắc tới là quần đảo Senkaku. Khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã cử máy bay đến khu vực này để thách thức Trung Quốc. Tình hình trở nên bất ổn và nguy hiểm cho đến khi Tổng thống Obama có chuyến công du đến Nhật hồi tháng Tư và tuyên bố quần đảo Senkaku thuộc diện bảo hộ của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Sau đó, Trung Quốc đã rút lui.
Vấn đề là đang thiếu vắng một cấu trúc cho phép tìm kiếm các giải pháp cho xung đột ở Biển Đông mà dựa vào cấu trúc đó có thể đưa ra phán định đâu là ranh giới và hành động nào được coi là khiêu khích. Liệu một cấu trúc như vậy có thể xoay quanh ASEAN khi mà ASEAN phát triển hay không? Hay là một cấu trúc sinh ra từ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á?
Một số người ở Mỹ đề xuất rằng Mỹ nên trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam đã đối phó với Trung Quốc. Đó không phải là một cách tiếp cận sáng suốt. Ngược lại, nó chỉ gây them đối đầu mà không đi tới giải pháp nào cả. Do đó, câu hỏi thực sự cần đặt ra là cấu trúc nào sẽ có tính khả thi để đảm bảo cho hai phía không tính toán sai, để họ có thể hiểu được đâu là giới hạn không nên bước qua.
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi chia sẻ với câu hỏi của độc giả. Tôi nghĩ rằng Mỹ có vai trò chủ chốt trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực này. Người ta có thể lập luận từ hai góc nhìn ngược chiều nhau rằng chính sự suy yếu của Mỹ đã khuyến khích Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn hoặc ngược lại chính sự mạnh tay của Mỹ đã thôi thúc Trung Quốc phải hành xử quyết đoán.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đang có một sự mơ hồ dẫn đến nhận thức sai lầm trong nội bộ Trung Quốc, từ đó dẫn đến Trung Quốc có những tính toán sai và hành động không chính đáng. Tôi đồng ý với quan điểm của Đại sứ Bindenagel về sự cần thiết phải có một cấu trúc song cấu trúc này phải làm rõ những mập mờ hiện nay và đảm bảo ổn định ở khu vực. Tôi thấy một trong những việc mà ASEAN đang làm cho khu vực là tạo ra sự minh bạch trong khu vực. Chúng tôi diễn giải và tường minh ý đồ và mục tiêu của các bên trong khu vực, đưa các bên ngồi lại để tránh hiểu lầm. Bởi vì hiểu lầm có thể dẫn đến tính toán sai và tính toán sai đôi khi sẽ vô cùng nguy hiểm về mặt chiến lược. Đó là vai trò của cấu trúc đó và cũng chính là vai trò của ASEAN ở khu vực.
Biển Đông, Putin, Giàn khoan, Nga, Trung Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa, bằng chứng chủ quyền, tòa quốc tế
TQ hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu VN. Ảnh: Hoàng Sang
Các đế chế có thể sụp đổ vì toan tính sai lầm
Đại sứ Bindenagel: Tôi muốn nhấn mạnh vào luận điểm mà TS Sơn vừa trình bày, đó là sự tính toán sai lầm. Bài học từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất cho thấy để tránh chiến tranh thì yếu tố có vai trò cốt tử là các nhà lãnh đạo các quốc gia không được có phán đoán hay tính toán sai lầm về những gì đang diễn ra. Những gì chúng ta đang bàn thảo ở đây cũng là tìm ra cách thức nào để có thể hiểu được điều gì đang thực sự diễn ra. Liệu rằng sự kiện giàn khoan là sáng kiến của một nhóm lợi ích nào đó, hay nó được thúc đẩy bởi các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh? Câu trả lời sẽ dẫn đến hai kết quả và hai cách giải quyết rất khác nhau. Bạn có thể phản đối giàn khoan hoặc bạn có thể phản đối Trung Quốc. Ý tôi là phản đối vụ việc hay phản đối cả một quốc gia.
Hãy nhớ lại thảm họa đối với cả châu Âu khi chiến tranh bùng phát năm 1914 do đế chế Nga Sa  hoàng, đế chế Áo-Hung, đế chế Otoman sụp đổ. Bài học lịch sử cho thấy, các đế chế có thể suy vong do những toan tính sai lầm.
Nhà báo Việt Lâm: Từ những gì mà Đại sứ và Tiến sỹ Sơn vừa phân tích, có thể suy ra rằng nguy cơ chính là lãnh đạo và các nhóm lợi ích ở Trung Quốc đánh giá quá cao quyền lực và sức mạnh của họ trong khi lại đánh giá quá thấp phản ứng từ cộng đồng quốc tế?
Đại sứ Bindenagel: Điều đó hoàn toàn đúng. Hãy xem xét vai trò của Mỹ ở đây. Tôi lấy một ví dụ liên quan đến nhận thức của Trung Quốc về vai trò của Mỹ trong khu vực. Khi Mỹ quyết định gửi một số ít quân đến Australia, động thái đó đã bị xem là khiêu khích. Trong khi đối với chúng tôi, hành động này hoàn toàn không có mục đích khiêu khích gì cả. Chúng tôi chỉ đơn thuần hiện diện tại đây để có thể đảm bảo tự do giao thương hàng hải và duy trì trật tự quốc tế vì sự thịnh vượng mà khu vực đã đạt được từ thương mại.
Ngoài ra, còn có một loạt các vấn đề khác mà Mỹ không hề muốn khiêu khích ai nhưng vẫn bị buộc tội là khiêu khích. Rõ ràng đang tồn tại một nhận thức sai từ phía bên kia.
Có hay không một liên minh Trung - Nga?
Nhà báo Việt Lâm: Xin được chuyển sang chủ đề khá nóng gần đây là sự hình thành các liên minh trong khu vực liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Độc giả Thu Hà có câu hỏi dành cho hai vị khách mời: Mới đây Trung Quốc và Nga đã ký hợp đồng khí đốt khổng lồ, theo đó Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh chính của Nga. Trên nhiều vấn đề khác, người ta cũng thấy Nga chia sẻ quan điểm chung với Trung Quốc. Theo các ông, liệu một liên minh Trung - Nga có tái xuất hiện hay không. Tính bền vững của liên minh nếu có này sẽ như thế nào và tác động ra sao đến cán cân quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương?
TS Nguyễn Hùng Sơn: Tôi khá do dự khi phải dùng từ liên minh, một thuật ngữ mang hơi hướm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, nơi mà ngày càng có nhiều hợp tác giữa các quốc gia. Tuy nhiên, bản chất của các mối quan hệ hợp tác này hoàn toàn khác xa thời Chiến tranh Lạnh. Khi các nước hình thành một liên minh, họ có thể đồng ý với nhau và hợp tác về mọi vấn đề. Những mối quan hệ hợp tác này hình thành dựa trên các vấn đề và trong khi các nước tăng cường hợp tác trong một lĩnh vực nào đấy thì đồng thời họ có thể bất đồng hoặc cạnh tranh với nhau ở các lĩnh vực khác. Đó là bản chất của các quan hệ quốc tế ngày nay.
Do vậy, chúng ta nên thoát khỏi lối nghĩ về các liên minh hình thành dựa trên ý thức hệ giống như thời Chiến tranh Lạnh. Điều đó có nghĩa rằng hợp tác dầu khí Trung-Nga vừa qua là một diễn biến quan trọng về địa chính trị bởi một mặt thỏa thuận này làm gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nga. Mặt khác, nó gây ra cảm tưởng rằng hai nước này đang liên minh với nhau để chống lại sự hình thành của một liên minh khác, tạo ra một ấn tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh trong quan hệ quốc tế. Điều nguy hiểm là nó có thể gửi một thông điệp sai lầm đến các nước khác, khiến cho họ phải lựa chọn đứng về bên nào, hay phải nêu lập trường mà vốn họ không cần phải làm vậy. Vì lẽ đó, tôi nghĩ chúng ta nên cẩn thận và không diễn giải quá mức những diễn biến này.
Đại sứ Bindenagel: Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Sơn. Theo tôi, thỏa thuận cung cấp khí đốt là một thỏa thuận kinh tế. Và nếu tôi xem xét nó dưới góc độ kinh tế, tôi sẽ nói rằng thỏa thuận này rất có lợi cho Trung Quốc. Đó là bởi vì Nga đang cần tìm kiếm các nguồn cung khí đốt thay thế nhằm duy trì sự ổn định cho nền kinh tế của họ.
Tuy nhiên, tôi không cho rằng đó là một thỏa thuận chiến lược gì cả. Nó là một thắng lợi của Trung Quốc, vì thế cán cân mối quan hệ đang nghiêng về phía nước này. Hiển nhiên là ông Putin cần có một tuyên bố chính trị rằng ông ấy có lựa chọn thay thế đối với EU trong bối cảnh phải đối mặt với sự trừng phạt của phương Tây. Đây là một sự cân bằng mang tính đánh đổi.
Một lần nữa, tôi đồng ý rằng cần phải hết sức điềm tĩnh xem xét vấn đề để không tính toán sai. Chiến tranh Lạnh đã qua lâu rồi. Một số người nói rằng Putin đang làm hồi sinh thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đúng là ông ấy muốn đưa nước Nga vươn dậy một lần nữa. Nhưng bây giờ không phải là Chiến tranh Lạnh, không phải là xung đột dựa trên ý thức hệ như xưa nữa. Chúng ta đã chứng kiến những thay đổi thực sự khác biệt đã diễn ra suốt 25 năm qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh được xây dựng dựa trên nguyên tắc duy trì các tiến trình và chuẩn mực. Một trong những luật chơi mà các nước đều phải tôn trọng là không ai được phép dùng vũ lực để xê dịch các biên giới. Việc ông Putin đã làm với Crimea là một thách thức nghiêm trọng. Và đó cũng là một tín hiệu rất xấu cho Đông Á, cả Đông Bắc và Đông Nam Á. Bởi vì nếu điều đó trở thành luật chơi quốc tế, rằng họ có thể dùng vũ lực để thay đổi các đường biên giới, chúng ta sẽ đối diện với một thế giới hoàn toàn khác.
Bởi vậy, thách thức hiện tại là làm sao bảo vệ được chuẩn mực quốc tế rằng các đường biên không được phép thay đổi bằng vũ lực. Đó phải là nguyên tắc số một ở Biển Đông. Ở đây phải không có chỗ cho những thay đổi dựa trên vũ lực. Các nước có thể đàm phán với nhau, các nước có thể ở vị thế mạnh hơn hay yếu hơn, nhưng ít nhất thì theo quan điểm của tôi, và tôi cũng tin rằng đó là lập trường của chính phủ Mỹ rằng vũ lực là điều không thể chấp nhận được.
(Còn tiếp)
  • VietNamNet