Vì sao tàu sân bay Trung Quốc không có tàu ngầm hạt nhân hộ tống?
(GDVN) - Bài viết cho rằng, số lượng tàu ngầm hạt nhân TQ rất ít, chất
lượng kém, đồng thời chỉ ra biên chế của biên đội tàu sân bay Trung Quốc
trong so sánh với Mỹ.
![]() |
Hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc bảo trì tại nhà máy đóng tàu do vệ tinh Mỹ chụp được (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 3 tháng 9
dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 1 tháng 10 cho biết, ngày 25
tháng 9, chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc đã hoàn
thành bảo trì, tân trang và sửa chữa ở nhà máy đóng tàu trong thời gian 5
tháng. Trong 3 năm trước, tàu Liêu Ninh nhiều lần ra biển thực hiện
nhiệm vụ huấn luyện và thử nghiệm.
Sau khi trải qua nhiệm vụ trên biển
thường xuyên, tàu Liêu Ninh rõ ràng cần tiến hành sửa chữa, cải tiến
hoặc thay thế quy mô lớn, vì vậy mới cần tiến hành nâng cấp, bảo trì
thời gian dài như vậy ở nhà máy đóng tàu. Điều này cũng cho thấy sự hình
thành cuối cùng của liên đội hàng không tàu sân bay.
Tàu Liêu Ninh sẽ mang theo 12 máy bay
trực thăng (trong đó có 4 máy bay cảnh báo sớm Z-18J, 6 máy bay trực
thăng săn ngầm Z-18F và 2 máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn Z-9C) và
24 máy bay chiến đấu J-15 (máy bay chiến đấu Su-27 phiên bản trang bị
cho tàu sân bay). Máy bay trực thăng săn ngầm Z-18F là loại máy bay trực
thăng săn ngầm đầu tiên do Trung Quốc chế tạo có thể phát huy vai trò
ít nhất là về khái niệm.
Bài báo còn cho rằng, biên đội tàu sân
bay Trung Quốc chỉ có 2 tàu khu trục Type 051C, 2 tàu tàu hộ vệ Type 054
và 1 tàu tiếp tế, hoàn toàn không có tàu ngầm hạt nhân, điều này trước
hết là do số lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc rất ít, thứ hai là do
chất lượng tàu ngầm hạt nhân của họ cũng không tốt lắm.
![]() |
Hình ảnh tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc bảo trì tại nhà máy đóng tàu do vệ tinh Mỹ chụp được (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-18F nặng
13 tấn, trang bị thiết bị định vị thủy âm dipping sonar, 32 phao sonar
và 4 quả ngư lôi săn ngầm (235 kg/517 pound).
Đối với đa số tàu chiến Trung Quốc, máy
bay trực thăng săn ngầm Z-18F quá nặng và không thể mang theo, chỉ có
thể đưa lên tàu sân bay và tàu đổ bộ cỡ lớn (tương tự tàu sân bay) của
Trung Quốc.
Z-18F rõ ràng là phiên bản nâng cấp của
F-8F trước đây. Máy bay cảnh báo sớm Z-18J trang bị radar có thể phát
hiện máy bay ngoài 150 km.
Máy bay trực thăng Z-9 nặng 4 tấn, tải
trọng hiệu quả đạt 2 tấn. Trung Quốc đã chế tạo hơn 200 máy bay trực
thăng dòng Z-9, trong đó rất nhiều là phiên bản máy bay trực thăng vũ
trang, trang bị 2 pháo 23 mm, ngư lôi, tên lửa chống tăng và tên lửa
không đối không.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-9D có 4 quả tên lửa TL-10, còn máy bay trực thăng Z-9EC chỉ trang bị thiết bị săn ngầm.
Z-18 và Z-9 được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay trực thăng Pháp, được sản xuất theo giấy phép.
Trong phần lớn thời gian 10 năm qua,
Trung Quốc luôn phát triển máy bay chiến đấu J-15, đây là phiên bản
trang bị cho tàu chiến của máy bay chiến đấu Su-27 Nga.
Trên thực tế, Su-27 đã có phiên bản
trang bị cho tàu chiến do Nga chế tạo, đó là máy bay chiến đấu Su-33.
Nga từ chối xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-33 cho Trung Quốc.
![]() |
Tàu sân bay Liêu Ninh quay trở về nhà máy bảo trì (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Nga cho rằng, Trung Quốc từng sao chép
phi pháp máy bay chiến đấu Su-27, đó là máy bay chiến đấu J-11, Trung
Quốc hoàn toàn không sẵn sàng nhập khẩu quy mô lớn máy bay chiến đấu
Su-33.
Năm 2001, Trung Quốc cuối cùng đã kiếm
được 1 chiếc máy bay chiến đấu Su-33 từ Ukraine. Khi Liên Xô tan rã năm
1991, Ukraine kế thừa 1 lô máy bay chiến đấu Su-33 từ Liên Xô cũ.
Lô máy bay chiến đấu J-15 phiên bản sản
xuất đầu tiên trang bị vào năm 2013, tàu Liêu Ninh trang bị 24 máy bay
chiến đấu J-15 theo nhu cầu có thể còn phải trải qua thời gian vài năm.
Sáng ngày 1 tháng 1 năm 2014, tàu sân
bay đầu tiên Liêu Ninh Trung Quốc đã hoàn thành thuận lợi huấn luyện và
thử nghiệm nghiên cứu khoa học trên Biển Đông trong thời gian 37 ngày,
quay trở về quân cảng ở Thanh Đảo. Đây là một nhiệm vụ của tàu Liêu
Ninh sau 16 tháng trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào tháng 9 năm 2012.
Khi đó, Trung Quốc tuyên bố tàu Liêu
Ninh sẽ tiến hành nhiều hoạt động chạy thử trên biển hơn trước khi
chính thức đưa vào hoạt động. Trước khi biên chế, tàu Liêu Ninh đã hoàn
thành chạy thử thời gian 1 năm. Trong thời gian đó, số lần tàu Liêu Ninh
ra biển lên tới 10 lần. Trong đó, thời gian ra khơi dài nhất lên tới 2
tuần.
![]() |
Tàu sân bay Liêu Ninh quay trở về nhà máy bảo trì (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Những hoạt động chạy thử này đều nhằm
xem xét tàu Liêu Ninh có khả năng vận hành tin cậy trên biển hay không.
Sau khi hoàn thành nhiều hoạt động thử nghiệm hơn, cuối năm 2012 tàu
Liêu Ninh đã lần đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ bay.
Tàu Liêu Ninh là một trong những tàu sân
bay lớp 60.000 tấn được bắt đầu chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ
trước. Ban đầu, Liên Xô có kế hoạch chế tạo tàu sân bay lớp Kuznetsov
thành tàu sân bay động cơ hạt nhân 90.000 tấn, tương tự tàu sân bay Mỹ
(trang bị máy phóng hơi nước).
Nhưng, do chi phí quá cao, hơn nữa tàu
sân bay hiện đại (kiểu Mỹ) rất phức tạp, Liên Xô buộc phải thu hẹp kế
hoạch ban đầu, tàu sân bay cuối cùng chế tạo có lượng giãn nước là
65.000 tấn, hơn nữa chưa lắp máy phóng hơi nước, đã lựa chọn sử dụng
đường băng kiểu nhảy cầu, thiết kế động lực hạt nhân ngoài cũng bị từ
bỏ.
Tuy nhiên, tàu sân bay lớp Kuznetsov vẫn
là một thiết kế mạnh mẽ. Tàu sân bay lớp này có thể mang theo 12 máy
bay chiến đấu Su-27 phiên bản hải quân, 14 máy bay trực thăng săn ngầm
Ka-27PL, 2 máy bay trực thăng tác chiến điện tử và 2 máy bay trực thăng
tìm kiếm cứu nạn.
![]() |
Tàu sân bay Liêu Ninh quay trở về nhà máy bảo trì (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Nhưng, thiết kế tàu này dùng cho mang
theo tới 36 máy bay chiến đấu Su-33 và 16 máy bay trực thăng. Tàu sân
bay lớp Kuznetsov có thể mang theo 2.500 tấn nhiên liệu hàng không, có
thể cung cấp cho 500-1.000 lượt chiếc máy bay và trực thăng. Biên chế
nhân viên tàu sân bay là 2.500 người (hoặc biên chế nhân viên khi máy
bay mang theo đầy đủ là 3.000 người).
Tuy chiếc tàu sân bay đầu tiên lớp này
Kuznetsov đưa vào hoạt động ở Nga, nhưng chiếc tiếp theo Varyag lại chưa
được chế tạo xong, công tác chế tạo chấm dứt vào năm 1992. Năm 1998,
Trung Quốc đã mua chiếc tàu sân bay này và bỏ ra thời gian 10 năm để
tân trang nó thành tàu Liêu Ninh.
Năm 2011, Trung Quốc xác nhận Liêu Ninh
sẽ chủ yếu sử dụng như một chiếc tàu sân bay huấn luyện, cung cấp huấn
luyện tàu sân bay cho binh sĩ Trung Quốc, Mỹ và một số nước phương Tây
khác đã có trên 80 năm kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.
Cuối năm 2013, hạm đội tàu sân bay đặc
biệt đầu tiên của Trung Quốc hình thành. Đây là điều cần thiết, bởi vì
tàu sân bay cần hộ tống. Hạm đội tàu Liêu Ninh bao gồm 2 tàu khu trục
Type 051C và 2 tàu hộ vệ Type 054, 1 tàu tiếp tế. Điều này rất giống với
biên đội tàu sân bay Mỹ đã có từ lâu, hiện nay biên đội tàu sân bay Mỹ
gồm 3 - 4 tàu khu trục, 1 - 2 tàu hộ vệ, 1 tàu ngầm hạt nhân và 1 tàu
tiếp tế.
Số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung
Quốc rất ít, hơn nữa chất lượng cũng không tốt lắm, điều này có thể
chính là nguyên nhân biên đội tàu sân bay Trung Quốc hoàn toàn không có
tàu ngầm hạt nhân.
![]() |
Tàu sân bay Liêu Ninh quay trở về nhà máy bảo trì |