Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Tập Cận Bình một mình kiêm 10 chức

Tập Cận Bình thay Lý Khắc Cường nắm tài chính, một mình kiêm 10 chức


(GDVN) - Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình xuất hiện với chức danh Trưởng tiểu ban lãnh đạo Tài chính.

Ông Tập Cận Bình chủ trì buổi họp Tiểu ban Lãnh đạo công tác tài chính trung ương hôm 13/6.
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 14/6 đưa tin, hôm 13/6 Tân Hoa Xã cho biết, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương, Trưởng tiểu ban Lãnh đạo công tác tài chính Tập Cận Bình hôm 13/6 đã chủ trì phiên họp thứ 6 của tiểu ban này. Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình xuất hiện với chức danh Trưởng tiểu ban lãnh đạo Tài chính.
Điều này có nghĩa sau khi nắm đại quyền trong đảng, bộ máy nhà nước, quân đội, ngoại giao, ông Tập Cận Bình tiếp tục lãnh đạo cả công tác tài chính vốn trước đó do Thủ tướng đảm nhiệm.
Ngoài 4 chức danh kể trên, hiện tại ông Tập Cận Bình còn nắm 6 chức danh khác, gồm Trưởng tiểu ban Lãnh đạo cải cách toàn diện Trung Quốc, Trưởng tiểu ban Lãnh đạo công tác an ninh quốc gia và ngoại vụ Trung ương, Trưởng tiểu ban Công tác Đài Loan, Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia, Trưởng tiểu ban An ninh mạng và tin học hóa, Trưởng tiểu ban Lãnh đạo cải cách sâu rộng quân đội - quốc phòng, tổng cộng 10 chức danh.
Theo bản tin của Tân Hoa Xã, tổ lãnh đạo tài chính có 3 lãnh đạo, ông Tập Cận Bình làm Trưởng tiểu ban, 2 cấp phó là Lý Khắc Cường và Trương Cao Lệ. Tiểu ban Lãnh đạo công tác tài chính trung ương được đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1980, hầu hết do Thủ tướng làm Trưởng tiểu ban, tuy nhiên cũng có 2 lần do Tổng bí thư năm quyền, một lần do Triệu Tử Dương và một lần do Giang Trạch Dân điều hành.
Tiểu ban Lãnh đạo công tác tài chính Trung ương là một tổ chức giúp việc cho Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc về lĩnh vực kinh tế - tài chín
h

HÀNG XÓM VỪA ĂN CƯỚP, VỪA LA LÀNG

BẮC KINH LÀ KẺ VỪA ĂN CƯỚP, VỪA LA LÀNG

BienDong.Net: Từ ngày 02/5/2014, Bắc Kinh đã đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981, giàn khoan hiện đại nhất của Bắc Kinh hiện nay cùng hàng trăm tàu các loại gồm cả tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu săn ngầm, tàu quét mìn, tàu đổ bộ xâm lược vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam gây phẫn nộ cho người dân Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước.
Cả thế giới đã lên tiếng phê phán hành động ngang ngược của Bắc Kinh. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế và khu vực cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, không có những hành động bạo lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Có những tổ chức như các nước công nghiệp phát triển G7 đã lần đầu tiên phải lên tiếng cảnh báo những hành động của Bắc Kinh đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực. Tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như mới đây nhất tại diễn đàn đối thoại Shangrila nhiều nước đã lên tiếng phản đối trực diện những hành động quá khích của Bắc Kinh. Thế nhưng, những người cầm quyền ở Bắc Kinh vẫn bỏ ngoài tai, họ không những không dừng lại mà ngày càng hung hăng hơn.
Từ hôm 27/5/2014, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, di chuyển sang một vi trí mới có tọa độ 15 - 33.38 Bắc/111 - 34.62 Đông, cách vị trí cũ 22 hải lý và vẫn nằm sâu 60 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của các tàu trong vòng bán kính 10 - 12 hải lý. Các tàu Trung Quốc tìm cách vây hãm, chủ động tấn công các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở khu vực này. Các tàu của Trung Quốc đã cố tình đâm va, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu Việt Nam làm cho tình hình hết sức căng thẳng.
Tiêu điểm là ngày 26/5/2014, tàu của Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng Việt Nam. Theo các hình ảnh do Việt Nam công bố tại các cuộc họp báo thì tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào tàu cá này 2 - 3 lần để đánh chìm tàu cá này. Thô bạo hơn nữa là các tàu của Trung Quốc đã ngăn cản các tàu của Việt Nam vào cứu vớt 10 ngư dân của tàu cá ĐNa 90152.
Hành vi này của Trung Quốc không chỉ vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam được xác định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà còn vi phạm quy định của luật pháp quốc tế về công tác cứu hộ cứu nạn trên biển, vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Tàu của Trung Quốc cũng đâm thủng nhiều tàu của cảnh sát biển và của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, làm bị thương hàng chục kiểm ngư viên của Việt Nam. Tất cả những hành động man rợ không còn tính người của Bắc Kinh càng làm lộ rõ thêm sự hiếu chiến của Ban Lãnh đạo mới ở Bắc Kinh do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
Tình hình ở Biển Đông đang trải qua những ngày căng thẳng nhất trong vòng hơn 25 năm qua kể từ khi Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm một số bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Nhiều chuyên gia nghiên cứu quốc tế đã gọi những hành vi của Trung Quốc là hành động của “kẻ cướp”.
Trong khi đó, những ngày qua Bắc Kinh lại lớn tiếng xuyên tạc, vu cáo, đổ lỗi trắng trợn cho Việt Nam qua phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Họ tìm cách đổi trắng thay đen, vu cáo “các tàu Việt Nam đâm vào các tàu Trung Quốc” và “tàu cá bị chìm do đâm vào tàu Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh không đưa ra được bất cứ bằng chứng hay hình ảnh nào để biện hộ cho những lời nói ngang ngược sai trái của họ. Không hiểu những người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có ngượng mồm khi đưa ra những phát biểu sai sự thật đó không bởi ngay truyền thông của Trung Quốc, cả trên các trang mạng lẫn trong các tờ báo giấy đều đưa tin và hình ảnh việc tàu Trung Quốc phun vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam. Các cơ quan truyền thông Trung Quốc còn ngang nghiên cho rằng những hành vi thô bạo này là những “chiến tích của các lực lượng chấp pháp Trung Quốc”.
Những hành động “vừa ăn cướp, vừa la làng” của những người cầm quyền ở Bắc Kinh đã làm xấu thêm hình ảnh của Trung Quốc trong con mắt cộng đồng quốc tế. Với những việc làm này sai trái này, Trung Quốc hoàn toàn không xứng đáng là một nước lớn Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, càng không thể coi là “một nước lớn có trách nhiệm” như Trung Quốc vấn lớn tiếng rêu rao bấy lâu nay.
Giờ đây, chẳng còn nước nào có thể tin vào cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc bởi chính Trung Quốc đang là nguyên nhân gây ra những bất ổn ở Biển Đông và chính Trung Quốc đang tạo ra nguy cơ xâm lược biên giới biển đảo cho tất cả các nước trong khu vực và tạo ra mối đe dọa lớn nhất với hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải đối với tuyến đường hàng hải huyết mạch ở Biển Đông. Những hành vi của Trung Quốc trong hơn một tháng qua và hiện vẫn đang tiếp diễn ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động không thể được coi là những hành động “hòa bình” mà đó chính là bạo lực. Qua sự việc này, thế giới càng thấy rõ thêm “bộ mặt thật” của Bắc Kinh là kẻ cường quyền, gây hấn và sự phát triển của Trung Quốc đang tạo ra mối lo ngại chung cho khu vực và quốc tế.
Thế giới cũng không còn tin vào cái gọi là “chính sách láng giềng hữu hảo” của Trung Quốc. Điều này được thể hiện rõ qua việc lần đầu tiên sau 20 năm Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã phải ra một Tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông. Với vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, các nước ASEAN đều cho rằng đây không chỉ là việc riêng của Việt Nam mà nó trở thành công việc chung của các nước ASEAN để đối phó với những hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Trung Quốc thực hiện thành công việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam thì Trung Quốc sẽ không dừng lại ở đó mà họ sẽ tiếp tục thực hiện những bước gây hấn mới với các nước khác ven Biển Đông bất cứ lúc nào. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh dù có “nói ngon, nói ngọt” đến mấy thì những hành động trên thực tế của họ cũng làm cho các nước láng giềng mất hết lòng tin. Đây chính là sự tổn thất lớn mà Bắc Kinh sẽ phải trả giá khi thực hiện những hành vi bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam.
Hành động xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc lần này đang đẩy các nước ven Biển Đông, kể cả Việt Nam củng cố thêm quan hệ với Hoa Kỳ, bởi các nước này đều ý thức rõ ràng rằng Bắc Kinh là kẻ xâm lược đang thi hành chính sách bá quyền Đại Hán để độc chiếm Biển Đông và người Bạn có thể giúp họ làm đối trọng kiềm chế, ngăn chặn hành vi xâm lấn mới của Trung Quốc chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều này sẽ dẫn đến một sự tập hợp lực lượng mới ở khu vực.
BDN

Gen trội và gen lặn của “người Trung Quốc”

 Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ.

    Trước hết phải nói ngay cụm từ “người Trung Quốc” sử dụng trong bài viết này chỉ là nhắc lại lời lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu ở thủ đô nước Pháp gần đây, tuyệt đối không có ý ám chỉ nhân dân lao động Trung Quốc.

Ông Tập nói đại ý: “Trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược”, vậy họ có gen gì, đâu là gen trội và đâu là gen lặn?
Gen đại Hán
Ngày xưa, các hoàng đế Trung Hoa coi các dân tộc láng giềng là man di mọi rợ, là đối tượng cần phải chinh phục. Ngày nay, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại diễn đàn khu vực năm 2010 đã cao giọng với các nước Asean: “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta, Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”.
Các nước “nhỏ hơn” ấy bao gồm Việt Nam, Indonexia, Singapore…, đặc biệt là Singapore, nơi có tới 75% dân số là người Hoa, thế có nghĩa dù là người Hoa nhưng không nghe theo chính quốc, dù có là quốc gia phát triển đến mấy vẫn bị coi là nhược tiểu, là đối tượng phải bị chinh phục.
Sự việc biểu tình ở Bình Dương đã được Bắc Kinh triệt để lợi dụng, chẳng thế mà họ sẵn sàng cho “đồng bào Đài Loan” nhập cảnh vào Trung Quốc, họ rất thương “đồng bào Đài Loan” trong khi toàn bộ hòn đảo này đã nằm trong tầm ngắm của hàng nghìn tên lửa từ Trung Quốc đại lục.
Theo một nguồn tin tình báo Mỹ hơn 1.000 tên lửa DF-15 đã được triển khai tại tỉnh Phúc Kiến, đặt toàn bộ Đài Loan vào trong tầm bắn của nó.
Người gốc Hoa ở hải ngoại đang bị giới lãnh đạo Bắc Kinh biến thành quân cờ trên bàn cờ chính trị bá quyền, lúc thì họ là “đồng bào yêu quý”, lúc thì họ là những kẻ mất gốc mà Singapore chỉ là một trường hợp minh họa. Còn với những người Hoa đại lục, hãy nghe  Hồ Tiến Tích – Tổng biên tập báo Hoàn Cầu viết về người lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979: “Người ta chọn ra một đội cảm tử quân để biểu thị quyết tâm, sau đó tập trung tất cả vào một căn phòng lớn. Tại đây, có các binh sĩ đông gấp đôi tổ “cảm tử quân” canh chừng họ, sợ những “cảm tử quân” này sẽ bỏ chạy”.
Ngày nay nhìn những hàng lính Trung Quốc quân phục chỉnh tề, miệng mở rộng hết cỡ hô khẩu hiệu, không ít người cảm thấy choáng váng. Chỉ có điều, thế giới không ai là không biết ít nhất 70% binh lính Trung Quốc là con một, Mạnh Tử nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Trong ba tội bất hiếu, không có con nối dõi là tội lớn nhất), liệu trong đám “kiêu binh con một” ấy bao nhiêu người sẽ tự nguyện vào “đội cảm tử” như Hồ Tiến Tích mô tả?
Kích động tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, chính là cách mà giới lãnh đạo Bắc Kinh hy vọng sẽ có được một đội quân cảm tử, thực chất họ luôn coi dân là “những con chuột bạch” trong mưu đồ xưng bá với hy vọng sẽ được lưu danh thiên cổ. Những sự phản đối, những quan điểm trái chiều luôn bị đàn áp dã man bất kể là nguyên soái khai quốc công thần hay học sinh, sinh viên. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như người Tạng trên cao nguyên Thanh Tạng, người Hồi ở Tân Cương… luôn là đối tượng trong chính sách Hán hóa.
Một người Hồi ở Mỹ đã phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc không tạo ra công ăn việc làm cho người Uighur (người Hồi). Chính quyền Trung Quốc chỉ tạo công ăn việc làm cho người Hán đến đây định cư”. Chính sách chia để trị được áp dụng triệt để khi 60% dân số Tân Cương là người Hồi, 40% là người Hán, nhưng quan chức đại đa số là người Hán.
Những người đã đưa đất nước Trung Hoa từ chỗ chết đói mấy chục triệu người trong “đại nhảy vọt” đến một nước Trung Hoa hùng mạnh ngày nay có công to lớn với dân tộc họ. Nhưng nhân loại từ Á sang Âu đang chuyển từ ngạc nhiên sang lo ngại, trước hết là lo ngại về sự ổn định của đất nước hơn một tỷ dân khi mà lần đầu tiên kể từ năm 1949, Trung Quốc phải tiến hành một chiến dịch mà họ gọi là “chống khủng bố”. Đánh mất lòng tin với chính nhân dân mình làm sao giới lãnh đạo Trung Quốc có thể gây dựng lòng tin với láng giềng, với thế giới?
Gen bành trướng
Bên cạnh các cuộc chiến tranh tàn khốc xâm chiếm lãnh thổ lân bang, còn một cuộc xâm chiếm khác nhẹ nhàng, ít gây xáo động nhưng hiệu quả vô cùng to lớn ấy là di dân đến các quốc gia khác và truyền bá văn hóa Trung Hoa, điều này đã được người Trung Quốc thực hiện một cách âm thầm qua nhiều thế kỷ. Có một lời giáo huấn mới nghe tưởng chừng nghịch lý: “Những người Hoa ra nước ngoài, không trở về tổ quốc là yêu nước”. Sự thật là chính nhờ chủ thuyết đó, tại nhiều quốc gia đã hình thành nhan nhản các phố người Hoa, thậm chí là cả một quốc gia mà người Hoa chiếm đa số như Singapore.
Sử sách còn ghi lại chuyện vua Đường gả công chúa Văn Thành cho vua nước Thổ Phồn (Tây Tạng ngày nay). Đoàn tùy tùng mà công chúa Văn Thành mang theo đông hàng nghìn người. Người Tạng mơ màng về một mối giao hảo, một nền hòa bình giữa hai quốc gia nên không phòng bị, ba mươi năm sau họ mới giật mình tỉnh ngộ khi nhà Đường đưa quân tiến đánh Thổ Phồn, mặc dù, khi đó công chúa Văn Thành vẫn còn là đệ nhị hoàng hậu của nước này.
Ở Việt Nam, câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy có thể không tìm được các chứng cứ minh định song có một điều chắc chắn, rằng tổ tiên người Việt đã nhắc nhở con cháu đừng bao giờ tin vào những gì mà người Trung Quốc nói, dù là công chúa như Văn Thành, con quan như Trọng Thủy hay dân thường thì rốt cuộc họ vẫn chỉ là con tốt được gí sang sông, sống chết không biết lúc nào.
Một lần về thăm đền vua Đinh ở Ninh Bình, người viết đã được cụ già trông nom đền giải nghĩa bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (北 門 鎖 鑰) ngay trên cổng vào đền thờ, bốn chữ đại tự ấy như lời vua dặn con cháu phải luôn cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, cái cửa hướng Bắc (Bắc môn) phải luôn được rào dậu kỹ lưỡng (tỏa thược).
Mấy chục năm trước, người Việt truyền khẩu một câu chuyện, có một thời ở Mục Nam Quan bên kia biên giới người ta dựng bức tượng “lãnh tụ vĩ đại” tay chống nạnh, tay chỉ về phương Nam, không biết ngầm ý đe dọa hay là chỉ hướng tấn công cho các “đạo quân xà cạp”. Để đáp lại, bên này biên giới, người Việt cho xây một bức tường, trên tường kẻ dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chắn ngang tầm chỉ của bức tượng. Sau đó bên kia biên giới người ta phải phá bức tượng đi.
Dòng chữ “Bắc môn tỏa thược” trên cổng đền vua Đinh
Gen xảo trá
Xảo trá, đổi trắng thay đen có lẽ là gen trội nhất trong các gen mà Bắc Kinh được thừa hưởng. Gen này được di truyền suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, nó tạo cho giới cầm quyền một công cụ nhằm đánh lừa dư luận thế giới và cũng là để đánh lừa chính nhân dân các dân tộc Trung Quốc.
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du mắc mưu Gia Cát Lượng tức đến nỗi hộc máu mà chết. Gia Cát Lượng tỉnh bơ đến đám tang Chu Du, lại còn khóc lóc thảm thiết tỏ vẻ thương tiếc, người Trung Quốc đời sau lập miếu thờ Gia Cát, ca ngợi là bậc đại trí mặc dù cả cuộc đời Gia Cát luôn là những trận chiến giết hại không biết bao dân lành.
Tính chất xảo trá của giới cầm quyền Trung Quốc từ thời các hoàng đế cho đến thời các “đồng chí” không có gì thay đổi. Chẳng thế mà tại đối thoại tại Shangri-la vừa qua, tướng Vương Quán Trung – Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói: “Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông”. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Tại vùng biển liên quan, tàu thuyền của Trung Quốc chỉ là bên phòng ngự, còn tàu thuyền phía Việt Nam là bên tấn công…”.
Thử hỏi nếu khai thác dầu tại vùng biển chủ quyền của Trung Quốc hoặc vùng biển quốc tế liệu Bắc Kinh có phải đem hàng trăm tàu chiến, máy bay canh chừng, bảo vệ không? Lu loa có  chứng cứ chứng minh chủ quyền ở biển Đông hàng mấy nghìn năm qua nhưng lại không dám ra tòa án quốc tế, thực chất đó không phải là cách hành xử của kẻ có chính nghĩa. Đó chỉ có thể là cách hành xử thiếu tự tin của những kẻ đang ngộ nhận là quốc gia ở vị trí trung tâm của thế giới.
Gen văn hóa
Đây là loại gen mà các học giả quốc tế đang cố tìm hiểu tại sao nó lại biến mất ở thế hệ lãnh đạo và đa số trí thức Trung Quốc hiện tại. Không ai phủ nhận Trung Hoa là đất nước có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ nhưng tại sao người Trung Quốc hiện nay lại bị nhân loại nhìn nhận một cách rất tiêu cực?  Phải chăng “gen văn hóa Trung Hoa” đã trở thành gen lặn với thế hệ hiện tại?
Hãy xem nhận xét của một học giả: “Rất nhiều lần trong cuộc đối thoại Shangri-la, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả”. Không chỉ có thế, người ta đã phải đặt câu hỏi: “Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc”.
Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ khi sẵn sàng vứt ra sông Hoàng Phố hàng vạn con lợn chết vì nhiễm bệnh, họ đang đầu độc chính con cháu họ bằng sữa có nhiễm hóa chất công nghiệp melemine, trên tất cả họ đang đầu độc thế giới bằng những thứ hàng nhiễm chất độc như quần áo, đồ chơi trẻ em, hoa quả, thực phẩm… Sông Mê Kông, con sông nuôi sống bao nhiêu triệu người của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cũng đang bị người Trung Quốc bức tử.
Phải chăng nét văn hóa duy nhất mà Trung Quốc mong muốn là Trung Quốc trở thành thiên triều của toàn nhân loại, chỉ cần người Trung Quốc sống, nhân loại chết hết cũng không sao?
Để tránh ảo tưởng về một quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải cởi cái giây tự buộc ở tay mình, phải cho nhân dân, nhất là lớp con cháu nhận diện người hàng xóm phương Bắc với bản chất thâm căn cố đế của họ. Hòa bình không bao giờ có với kẻ yếu, nhất là khi phải sống bên cạnh một kẻ có dòng máu xâm lược cha truyền con nối.
Muốn sống trong hòa bình, bên cạnh lòng yêu nước cần phải có thanh gươm sắc.
Xuân Dương (GDVN)

Trung Quốc “cường quốc xịt vòi rồng và ném đá”



Trung Quốc trở thành cường quốc “độc đáo” nhất thế giới
    Trong bài viết có nhan đề “Báo cáo Mỹ: Năm 2020 Trung Quốc sẽ có vài tàu sân bay, vài ngàn quả tên lửa” tác giả Đông Bình viết: “Trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc thường niên mới công bố, Lầu Năm Góc đã giới thiệu một số thành tựu những năm gần đây của Quân đội Trung Quốc, cho biết năm 2013 lần đầu tiên tàu sân bay Liêu Ninh đã tiến hành triển khai tầm xa, đây là một cột mốc quan trọng phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay, đến cuối thập niên này có thể sẽ có vài chiếc.
Báo cáo cho rằng, sở hữu tàu sân bay có công năng mạnh sẽ nâng cao rất lớn khả năng điều động binh lực cho Trung Quốc ở khu vực này và khu vực khác, làm cho Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu về quân sự”, tác giả Đông Bình viết.

Tàu TQ xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Gần đây họ còn ném đá và chai lọ sang tàu của VN. (Ảnh: Reuters)
Nhưng việc Trung Quốc trở thành cường quốc quân sự, xét cho cùng, cũng không có gì lạ. Mỹ, Nga và một số nước khác đã là cường quốc quân sự. Nhưng Trung Quốc “độc đáo” hơn các cường quốc như Nga, Mỹ,… là ngoài đẳng cấp cường quốc quân sự Bắc Kinh còn là một cường quốc khác mà Nga, Mỹ thua xa. Đó là “cường quốc xịt vòi rồng và ném đá”.
Độc giả Bùi Nguyễn Thiên Du, một doanh nhân ở TP. HCM, viết trên tờ Thanh Niên Online: “Cả thế giới sẽ không ngồi yên để Trung Quốc tự tung tự tác. Kẻ cướp, một khi không bị pháp luật xử lý, không được ngăn ngừa, thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Hôm nay, Việt Nam là nạn nhân, ngày mai sẽ là những nước khác. Cái xấu phải được chặn đứng. Có người bảo Trung Quốc hành xử như con nít, như hàng tôm hàng cá. Nói vậy có tội vì con nít chưa làm chủ hành động của mình nhưng thật thà, có sao nói vậy. Hàng tôm hàng cá, có người ít học; đôi khi nói năng bốc đồng, đốp chát chứ không có kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng”. Cả tháng nay, Trung Quốc đang chứng tỏ mình là cường quốc xịt vòi rồng và ném đá, hung hăng tấn công từ tàu cá đến tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam”.

Trần Nghĩa Sơn (GDVN)

Trung Quốc lo lắng vì Nhật Bản xuất khẩu vũ khí

Trung Quốc lo lắng vì Nhật Bản có thể xuất khẩu vũ khí quy mô lớn


(GDVN) - "Nếu Nhật Bản thúc đẩy đạt được đơn đặt hàng lớn với Australia, sẽ là sự kiện mang tính tiêu chí mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản".
Trung Quốc lo lắng Nhật Bản xuất khẩu vũ khí quy mô lớn?
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 6 cho rằng, tham vọng của chính quyền Shinzo Abe không chỉ là một đơn đặt hàng lớn tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Hãng tin Reuters Anh ngày 10 thàng 6 dẫn nguồn tin tiết lộ, Nhật Bản đang cùng nhà sản xuất và buôn bán máy bay trực thăng chính trên toàn cầu và đối tác hợp tác của Nhật Bản bàn thảo thỏa thuận mua máy bay vận tải quân dụng trị giá 2 tỷ USD, hơn nữa, máy bay vận tải Nhật Bản mua trong tương lai cũng có thể bán cho nước ngoài.
Trong hai tháng qua, các cuộc tham vấn có liên quan được tích cực thúc đẩy, đây lại là một cột mốc trong nỗ lực xuất khẩu công nghiệp quân sự của Nhật Bản, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với Trung Quốc leo thang hứa hẹn sẽ giảm thấp chi phí mua sắm quốc phòng của Nhật Bản.
Tờ "Tin nhanh tài chính" Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Ấn Độ Modi có thể thăm Nhật Bản vào tháng 7 tới, khi đó hai bên sẽ thảo luận vấn đề xuất khẩu thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản còn có kế hoạch thành lập Cơ quan trang bị quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng trước năm 2015, phụ trách vấn đề xuất khẩu vũ khí.
Chuyên gia vấn đề Nhật Bản của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Ngô Hoài Trung ngày 11 tháng 6 nói với tờ "Thời báo Hoàn Cầu" rằng: "Nếu Nhật Bản thúc đẩy đạt được đơn đặt hàng lớn với Australia, sẽ là sự kiện mang tính tiêu chí mở rộng xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản".
Tàu tuần tra của Lượng lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Theo lời tuyên truyền kiểu Trung Quốc của ông này, Nhật Bản trước đây sử dụng phương thức "giấu trời vượt biển" tìm kiếm đột phá về xuất khẩu vũ khí, tháng 4 năm 2014 chính quyền Shinzo Abe đã đưa ra nguyên tắc xuất khẩu vũ khí mới mang tên "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng", điều này coi như bỏ đi lệnh cấm trước đây, cánh cửa xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản đã mở ra.
Trước đây, Nhật Bản còn chưa xuất khẩu trang bị tác chiến quy mô lớn, nhưng lần này, tàu ngầm là vũ khí mang tính tấn công thực sự. Nhật Bản không có che đậy nữa, mà chuẩn bị đường đường chính chính xuất khẩu vũ khí có quy mô lớn, động thái này sẽ được Trung Quốc chú ý đầy đủ.
Dưới sự lãnh đạo của ông Shinzo Abe, Nhật Bản muốn giành lại vị thế nước lớn, sẽ tiếp tục tìm kiếm sự độc lập về công nghiệp quân sự, bước đi "tự chủ hiện đại hóa quân đội" sẽ ngày càng lớn. Công nghiệp quốc phòng Nhật Bản hiện nay chiếm chưa đến 2% tổng GDP, tăng cường ngành công nghiệp quân sự còn có thể giúp chấn hưng nền kinh tế Nhật Bản, thúc đẩy đi con đường "nước lớn quân sự" Nhật Bản.
Nhật Bản bán tàu ngầm cho Australia kiềm chế Trung Quốc
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 6 còn có bài viết cho rằng, ngày 11 tháng 6, Nhật Bản và Australia tổ chức hội đàm "2+2" Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng ở Tokyo, hai đồng minh thân cận của Mỹ này đã tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh.
Ngày 11 tháng 6 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Australia
Tờ "The Australian" ngày 11 tháng 6 viết: "70 năm trước, sự tồn tại của Nhật Bản tạo ra mối đe dọa lớn nhất cho Australia, nhưng hôm nay, Nhật Bản sắp trở thành đối tác hợp tác quân sự chủ yếu nhất của chúng ta, trừ Mỹ".
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản cho biết, chủ đề cụ thể của cuộc hội đàm là thúc đẩy xây dựng khung hợp tác phát triển chung trang bị quân sự, mở rộng quy mô diễn tập liên hợp giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Australia.
Hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, văn kiện chung sau hội đàm của hai bên cho biết, "mạnh mẽ phản đối" dùng thực lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng biển Hoa Đông và Biển Đông, có ý tiến hành kiềm chế đối với Trung Quốc.
Hãng AFP ngày 11 tháng 6 cho rằng, trong bối cảnh thực lực của Trung Quốc tăng lên làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước Nhật Bản và Australia tham vấn tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng, đạt đồng thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Chính phủ Australia có kế hoạch thay thế, nâng cấp biên đội tàu ngầm hải quân của họ trong mấy năm tới, kế hoạch này sẽ tiêu tốn 37 tỷ USD. Thỏa thuận hợp tác tàu ngầm tiềm năng này vẫn còn một khoảng cách nhất định trước khi đạt được cuối cùng, nhưng một khi ký kết sẽ chấn hưng ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản, cũng sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác kinh tế và quân sự hai nước Nhật Bản-Australia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng cho biết, Nhật Bản cần phải phát huy vai trò lớn hơn trên vũ đài quốc tế, trước đó ông còn nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí, điều này đã mở đường cho Nhật Bản-Australia đạt được thỏa thuận hợp tác tàu ngầm.
Hãng Reuters bình luận: Hợp tác tàu ngầm Nhật Bản-Australia là "một thỏa thuận xuất khẩu quân sự chưa từng có". Bài viết cho rằng, quan chức Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản đang cân nhắc bán công nghệ tàu ngầm cho Australia, thậm chí là bán biên đội tàu ngầm hoàn chỉnh.
Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất
Tờ "Want Daily" Đài Loan cho biết, nếu thỏa thuận đạt được, sẽ đánh dấu Nhật Bản lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất khẩu quy mô lớn hệ thống vũ khí mũi nhọn.
Theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 12 tháng 6, hợp đồng Australia mua công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản sẽ lên tới 40 tỷ USD. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnstoncòn bày tỏ quan tâm đến radar trang bị cho máy bay của Nhật Bản và hai bên sẽ tiến hành hợp tác. Nhưng ông Johnston không tiết lộ chi tiết nội dung. Ngày 13 tháng 6, ông Johnston tham quan 1 tàu ngầm của Nhật Bản và bày tỏ rất vui mừng.
Tuy nhiên, bài báo cho rằng, Australia mua công nghệ tàu ngầm của Nhật Bản vẫn đứng trước những trở ngại tương đối lớn, nhất là trở ngại từ quy định của Hiến pháp Nhật Bản. Ông Johnson cho biết, Thủ tướng Nhật Bản sẽ mở đường cho giao dịch này, nhưng cũng cho biết, Australia còn đang tiếp xúc với công nghệ tàu ngầm của Pháp và Đức.
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 do Nhật Bản chế tạo

Trung Quốc coi Hàn Quốc cũng chỉ là "tép riu"

Trung Quốc coi Hàn Quốc cũng chỉ là nước nhỏ "tép riu" ở châu Á?


(GDVN) - Mỹ đã kết nạp Nhật Bản, Australia, nay muốn kéo Hàn Quốc vào, mục đích là từng bước xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
Xe chở tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối THAAD
Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 13 tháng 6 đăng bài viết của tác giả thuộc Học viện không quân Lục quân. Bài viết dẫn tờ "Nhật báo phố Wall" cho biết, Mỹ đang chuẩn bị triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, thậm chí đã cử người đi khảo sát thực địa ở Hàn Quốc để tìm địa chỉ cho hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Hệ thống THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực kiểu cơ động do công ty Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo, ngay từ năm 1989 đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu chế tạo, đến năm 2008 mới triển khai hệ thống đầu tiên, có thể nói là "20 năm mài một thanh kiếm".
Hệ thống này sử dụng đạn đánh chặn động năng tốc độ cao để đánh chặn tên lửa đối phương, trong phạm vi 200 km có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo cao cách mặt đất 150 km, tầm bắn 3.500 km. Năm 2013, Mỹ đã triển khai một hệ thống này ở Guam, đã trở thành lực lượng quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa (TMD) khu vực chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, cuộc cạnh tranh phòng thủ tên lửa bắt đầu từ thời đại tranh bá Mỹ-Xô, đã hơn nửa thế kỷ, với tính chất là điểm nóng của an ninh quân sự quốc tế, phòng thủ tên lửa đang từ hai nước Mỹ, Nga không ngừng mở rộng tới các nước khác.
Ở châu Âu, Mỹ thúc đẩy NATO mở rộng về phía đông, ngăn chặn và dồn ép Nga, kết nạp nhiều nước hơn vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Thủ pháp này không chỉ có thể thực sự đe dọa được đối thủ, mà còn có thể "trói buộc" có hiệu quả đồng minh.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối THAAD
Ở Trung Đông, 6 quốc gia gồm Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã đồng ý cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mang tính khu vực với Mỹ.
Ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã kết nạp Nhật Bản, Australia vào hệ thống phòng thủ tên lửa. Lần này, lại muốn kéo Hàn Quốc vào, mục đích chính là từng bước xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
Bài báo cho rằng, vấn đề phòng thủ tên lửa có tính mê hoặc, nhìn bề ngoài, nó là đang xây dựng hệ thống phòng ngự, nhưng trên thực tế nó đã phá vỡ cân bằng sức mạnh khu vực, dẫn đến xu thế phi đối xứng "tôi có thể đánh bạn, nhưng bạn không đánh được tôi" (giống kiểu Trung Quốc đang hành xử mang tính xâm lược trên Biển Đông đối với Việt Nam và Philippines). Về thủ đoạn chiến thuật, hệ thống phòng thủ tên lửa lại đầy tính tấn công, hoàn toàn có thể dùng để tấn công đối thủ.
Mỹ cũng biết rõ "danh không chính thì ngôn không thuận", Lầu Năm Góc cử thuyết khách tới Seoul với lý do là, mục đích triển khai hệ thống THAAD là để bảo vệ các căn cứ quân sự của Hàn Quốc tránh bị tên lửa của CHDCND Triều Tiên tấn công.
Nhưng, theo báo Trung Quốc, "người sáng mắt" đều hiểu rõ "ý đồ chiến lược" của Mỹ, điều này chắc chắn là một hành động muốn tiếp tục mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường vai trò ảnh hưởng an ninh khu vực của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối THAAD
Theo báo Trung Quốc, Mỹ đã coi Trung Quốc - nước có thực lực không ngừng tăng cường - là đối thủ đề phòng và ngăn chặn trọng điểm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có ý đồ phát huy ưu thế công nghệ phòng thủ tên lửa để làm cho tên lửa của Trung Quốc không còn "đất dụng võ" (vô dụng), tiến tới uy hiếp Trung Quốc. Báo Nga gần đây cũng đã khẳng định đối với vấn đề này.
Trước hành động của Mỹ, gần đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng, coi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực là không có lợi cho ổn định khu vực và cân bằng chiến lược (có lẽ Trung Quốc muốn mình áp đảo các nước khác để dễ bề ăn hiếp?), đồng thời cảnh báo không cho phép xảy ra xung đột, chiến tranh ở "cửa nhà" Trung Quốc.
Theo bài báo, đưa Hàn Quốc vào hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chiến lược do Mỹ lãnh đạo là chiến lược đã định của Mỹ. Cách đây không lâu, Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật trao quyền quốc phòng năm tài khóa 2015, nội dung bao gồm yêu cầu Bộ Quốc phòng nghiên cứu phương thức tăng cường hợp tác phòng thủ tên lửa với hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Đồng thời, Mỹ còn muốn dựa vào hội đàm 3 bên "Mỹ-Nhật-Hàn" và "Mỹ-Nhật-Australia" để thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á-Thái Bình Dương.
Trong kế hoạch phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, kết nạp Hàn Quốc có thể chỉ coi là một bước đi nhỏ, nhưng nó lại không phải là một việc nhỏ đối với Hàn Quốc.
Mỹ phóng tên lửa đánh chặn (ảnh tư liệu)
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-Jin năm 2013 nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Mỹ lãnh đạo, mà là tập trung nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc lấy đánh chặn tên lửa tầm thấp làm mục tiêu chủ yếu.
Gần đây, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục tái khẳng định lập trường này. Hàn Quốc cần loại tên lửa đánh chặn tầm thấp có tầm bắn 500  - 1.000 km, hiện nay còn chưa xem xét nhập khẩu tên lửa SM-3 của Mỹ - loại tên lửa đánh chặn tầm cao.
Theo báo Trung Quốc, hiện nay, đàm phán triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa giữa Mỹ-Hàn gặp nhiều khó khăn. Điều này cũng đã chứng minh Mỹ đưa ra mối đe dọa CHDCND Triều Tiên sẽ "không che mắt" được người Hàn Quốc.
Về bề ngoài, hệ thống THAAD là một hệ thống được thiết kế nhất thể hóa, một hệ thống đánh chặn động năng và lồng chỉnh lưu, nhưng muốn thực sự tiến hành triển khai và hình thành sức chiến đấu, cũng có nghĩa là các lĩnh vực liên quan như thông tin tình báo, chỉ huy cảnh báo sớm, quản lý vùng trời của Hàn Quốc phải mở cánh cửa lớn cho Mỹ. Điều này chẳng khác nào đặt "chìa khóa" cửa lớn nhà mình vào tay người khác.
Nhưng, khác với thái độ phản đối của Trung Quốc, phản ứng của Hàn Quốc có chút mơ hồ, cho thấy tâm trạng phức tạp của "nước nhỏ" trong cuộc "chơi cờ" của các "nước lớn" - một mặt, Hàn Quốc cũng muốn Mỹ bảo đảm an ninh, mặt khác, lại không muốn để dân tộc Đại Hàn hoàn toàn trở thành "tiểu đệ" trong liên minh của Mỹ. Thái độ mơ hồ vừa có lợi cho mặc cả trong tương lai vừa sẽ không hoàn toàn đắc tội với "nước lớn khác".
Đạn đánh chặn của THAAD có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa tầm trung tầm bắn 2.000 km
Theo bài báo, điều cần phải chỉ ra là, Mỹ vui mừng cung cấp ô bảo vệ cho nước khác chắc chắn là một sự tiếp tục của tư duy Chiến tranh Lạnh, tham vọng của họ quá lớn, khó tránh khỏi "không kham nổi". Bài báo khuyến cáo Trung Quốc phải cảnh giác cao và cố gắng "phòng bị trước để tránh tai họa".

Việt-Philippines nên gác tranh chấp cùng khai thác

Việt-Philippines nên gác tranh chấp cùng khai thác, không Trung Quốc


(GDVN) - Nếu gác tranh chấp, cùng hợp tác với Trung Quốc, vô hình chung là đã thừa nhận yêu sách đường lưỡi bò vô lý của họ.

Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương.
Rappler ngày 14/6 dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho biết, để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam có thể chia sẻ tài nguyên trong vùng biển tranh chấp, tuy nhiên ý tưởng này sẽ không thể bao gồm Trung Quốc.
"Từ quan điểm của riêng tôi, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chia sẻ, và chúng ta có thể gác sang một bên sự khác biệt để hợp tác cùng nhau khám phá nó", Đại sứ Trương Triều Dương trả lời phỏng vấn Rappler trong dịp Quốc khánh Philippines và Trung Quốc đang leo thang trên Biển Đông.

Đại sứ Trương Triều Dương giải thích rằng vùng chồng lấn giữa Philippines và Việt Nam chỉ liên quan đến một khu vực nhỏ. Nhưng Trung Quốc thì khác, họ tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền của họ". Nếu gác tranh chấp, cùng hợp tác với Trung Quốc, vô hình chung là đã thừa nhận yêu sách đường lưỡi bò vô lý của họ.
Gác hợp tác, cùng khai thác trên Biển Đông mà để Trung Quốc tham gia là cả Việt Nam, Philippines đều sẽ rơi vào cái bẫy của Bắc Kinh, ông Dương khẳng định.
Trung Quốc cũng nhiều lần kêu gọi "gác tranh chấp cùng khai thác" nhưng luôn luôn đi kèm với tiền đề không ai chấp nhận được: Chủ quyền thuộc Trung Quốc.

Rappler bình luận, hiện tại một trong những lựa chọn tốt nhất đối với Việt Nam là tăng cường quan hệ với Philippines, hải quân 2 nước đã tổ chức giao lưu thể thao văn nghệ tại quần đảo Trường Sa góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Đại sứ Trương Triều Dương cho biết, Trung Quốc không muốn đối thoại, họ phải viện đến một số thủ đoạn khiêu khích, thách thức luật pháp quốc tế. Philippines và Việt Nam có cùng điểm chung, hai nước nên đoàn kết để có thể cùng giành chiến thắng.
Tờ Rappler cho rằng, Philippines đã tìm được một "đồng minh" trong các nước láng giềng, đó là Việt Nam khi cả 2 cùng phải đối mặt với mối đe dọa lãnh thổ, mối uy hiếp từ Trung Quốc
.