Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Trung Quốc sẽ đánh nhanh rút gọt để giải quyết tranh chấp

Trung Quốc sẽ đánh nhanh rút gọt để giải quyết tranh chấp'

TG - Trung Quốc sẽ nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Đó là nhận định của Tomohide Murai - GS học viện quốc phòng Nhật Bản.
‘Muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh’
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II trên sóng nước Thái Bình Dương, người Nhật hoàn toàn không nghĩ về chiến tranh. 70 năm về trước, người Nhật hừng hực khí thế khi nói về chiến tranh, nhưng ngày nay họ không còn muốn nhận biết, điều gì đang xảy ra trước mắt họ.
Điều đó bắt đầu từ một sự hoang tưởng, rằng các hành động gây chiến bao giờ cũng bắt đầu từ Nhật Bản, chiến tranh không thể tự nó sinh ra mà không có bàn tay người Nhật, chiến tranh không tự đến từ biển khơi. Câu thành ngữ La Mã cổ đại "Nếu muốn hòa bình - hãy chuẩn bị cho chiến tranh" đã trở thành không được chấp nhận ở đất nước Mặt trời mọc.
Quân đội Trung Quốc thường xuyên diễn tập đổ bộ chiếm đảo thời gian gần đây gây căng thẳng trong khu vực
Quân đội Trung Quốc thường xuyên diễn tập đổ bộ chiếm đảo thời gian gần đây gây căng thẳng trong khu vực.
Sau đại chiến thế giới lần thứ II, Các nước Đồng minh thắng trận đã cấm Nhật Bản de dọa hoặc dùng sức mạnh quân sự đối với các nước khác. Sử dụng lực lượng có vũ trang theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc chỉ được phép theo nghị quyết trong trường hợp bị bắt buộc có những hành động đáp trả (điều 42), theo sự đồng thuận của khu vực và các tổ chức quốc tế trong điều kiện bắt buộc cần những hành động kiên quyết (điều 53) và để tự vệ khi bị xâm lược bằng quân sự (điều 51). Tư tưởng này đã nằm trong Hiến pháp Nhật Bản và cũng nằm trong hệ tư tưởng của người Nhật.
Từ một góc nhìn phía bên kia biển, đối với Trung Quốc, chiến tranh có một ý nghĩa hoàn toàn khác và cũng được định nghĩa theo một quan điểm khác. Những quan niệm hiện đại của Trung Quốc về một cuộc chiến tranh có thể sẽ là: “Sau đại chiến thế giới lần thứ II, khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực trên diện rộng cấp châu lục và thế giới chỉ có Mỹ và Liên Xô.
Nhưng đến thời điểm này Mỹ càng ngày càng trở lên yếu hơn nếu so sánh với thời gian trước đây. Sau chiến tranh lạnh, Liên xô đã tan rã, và Liên bang Nga, chủ thể kế thừa chính thức của Liên Xô, không còn đủ sức mạnh để đối đầu với Mỹ.
Tàu tên lửa cao tốc Hubei của Trung Quốc chuyên dùng để tấn công nhanh, bất ngờ
Tàu tên lửa cao tốc Hubei của Trung Quốc chuyên dùng để tấn công nhanh, bất ngờ.
Do đó, trong giai đoạn hiện nay, chiến tranh sẽ chỉ hình thành ở mức độ khu vực” .Các cuộc chiến tranh khu vực thông thường có thời gian rất ngắn, có giới hạn biên giới rõ ràng và có mục đích cụ thể, chiến tranh khu vực cần phải đạt được mục tiêu đã định trước bằng những hành động quân sự mạnh mẽ, quyết liệt và thần tốc.
Đồng thời, cuộc chiến tranh cần phải kết thúc trước khi đối phương kịp triển khai toàn bộ tiềm lực quốc phòng của họ và có sự tham gia của các lực lượng ủng hộ khác trên toàn thế giới.
Chiến tranh quy mô nhỏ, chớp nhoáng
Trong quan điểm chiến lược quân sự hiện đại của Trung Quốc hiện đại để đạt được các mục tiêu chiến tranh càng nhanh càng tốt trong điều kiện có những hạn chế của công nghệ nhưng quá mạnh về số lượng, yêu cầu đặt ra với một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ là: 1) Chiến lược tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chớp nhoáng, không có những hoạt động chiến dịch, chiến thuật làm kéo dài thời gian, 2) Giai đoạn tiến hành các hoạt động quân sự phải rất ngắn và giới hạn trong một vài ngày.
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr 'bò rừng' Trung Quốc mua của Ukraina là vũ khí mới trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ.
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr 'bò rừng' Trung Quốc mua của Ukraina là vũ khí mới trang bị cho lực lượng lính thủy đánh bộ..
Tàu ngầm hạt nhân của quân đội Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân của quân đội Trung Quốc..
"Ngoáo ộp' DF-21 để doạ tàu sân bay Mỹ tiếp cận bờ biển Trung Quốc trong trường hợp Mỹ can thiệp..
Trong chiến tranh hiện đại của Trung Quốc, cần phải nhanh chóng, ồ ạt tấn công đối phương trên mọi hướng và cũng nhanh chóng rút lui bảo toàn lực lượng. Chiến lược chiến tranh hiện đại của Trung Quốc được gói gọn trong quan điểm tiến hành các hoạt động chiến đấu tấn công mạnh mẽ , nhanh chóng trên không, trên biển, trên bộ đồng thời với cường độ cao và tốc độ tác chiến nhanh chóng, tiến hành các cuộc đánh chiếm hải đảo, quần đảo nhằm bảo vệ lợi ích của mình trên biển và đại dương.
Trong điều kiện công nghệ thông tin lan tỏa nhanh chóng như hiện nay, tất cả đều được giải quyết trong một cuộc xung đột giữa hai lực lượng vũ trang với một lượng thời gian vô cùng ngắn ngủi, có thể được tính bằng phút, khi mà chiến thắng dành được bằng những đòn tấn công bất ngờ, hiệu quả của vũ khí chính xác có uy lực mạnh nhằm tiêu diệt đối phương và đạt mục đích đề ra – để cộng đồng khi thức dậy trong một bình minh yên ả, họ sẽ biết trên các phương tiện thông tin đại chúng về một cuộc chiến tranh đã xảy ra và thành công hay thất bại của mỗi bên tham chiến.
Những xung đột vũ trang có sự tham gia của quân đội có thể chia ra nhiều loại và nhiều cấp. Ví dụ: Xung đột không vượt quá giới hạn những đe dọa bằng ngôn ngữ và biểu dương sức mạnh quân sự, xung đột vũ trang trên diện hẹp có sự tham gia của lực lượng vũ trang thường trực, chiến tranh mở rộng cùng với sự kiện đất nước chuyển từ trạng thái thời bình sang thời chiến.
Ngoài ra, có thể có cuộc chiến tranh lớn nhưng giới hạn quy mô trong tình huống có sự tham gia tác động của các nước có liên quan, từ nhiều hướng cố gắng hạn chế các xung đột vũ trang bắng những sáng kiến chính trị của họ
Trong một khái niệm đơn giản đầu tiên, phân định chiến tranh hay hòa bình không thể dựa trên những quan hệ đối ngoại quốc tế đầy phức tạp. Ở Trung Quốc, một cuộc chiến tranh nhỏ được coi là một hình thức ngoại giao quân sự trong điều kiện thời bình.
Ngay cả trong trường hợp không có khả năng cho một cuộc chiến tranh lớn, cũng không thể loại trừ khả năng có một cuộc xung đột hạn chế nhằm đạt mục đích chính trị. Chính từ quan điểm chiến tranh của Bắc Kinh, chiến tranh là một trong những phương thức tiến hành những hoạt động đối ngoại chính trị và hoàn toàn không được coi là giải pháp cuối cùng. Ngay cả trong điều kiện thời bình cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh nhỏ.
Trong thời gian gần đây, các tàu Trung Quốc nhiều lần vi phạm biên giới trên biển của Nhật Bản tại quần đảo Senkaku (tỉnh Okinawa, thành phố Ishigaki). Theo luật biển của Liên Hợp Quốc, các tuyến đường đi qua vùng lãnh hải của một nước khác, bắt buộc không được làm phương hại đến lợi ích của quốc gia ven biển.
Khái niệm phương hại được hiểu là vi phạm đến hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia ven biển, đồng thời các tàu cũng cần phải đi qua vùng lãnh hải đó nhanh nhất có thể. Các tàu nước ngoài không thể dừng lại, di chuyển tự do trong vùng lãnh hải và hoạt động một thời gian dài trong vùng biển của một quốc gia nước ngoài, hành động của các tàu Trung Quốc hoàn toàn không đúng với các điều khoản của Luật hàng hải quốc tế. Những chấp nhận của Nhật Bản là một điều xa lạ với phần còn lại của thế giới.
Ngoài ra, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Trung Quốc, khi ra lệnh đưa tàu quan sát đến khu vực thuộc quần đảo Senkaku, tuyên bố: "Lần sau chúng ta sẽ phải đánh đuổi tàu của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản ra khỏi các vùng nước ven biển của Trung Quốc. Chúng tôi không sợ các cuộc xung đột quy mô nhỏ".
Tướng diều hâu La Viện luôn kêu gào dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh. Mới đây viên tướng hiếu chiến này còn lớn tiếng đòi cả chủ quyền đảo Okinawa của Nhật.
Tướng diều hâu La Viện luôn kêu gào dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước xung quanh. Mới đây viên tướng hiếu chiến này còn lớn tiếng đòi cả chủ quyền đảo Okinawa của Nhật..
Ngay từ ban đầu, Trung Quốc đã không công nhận chủ quyền các quốc gia theo các điều kiện quốc tế “trên một tàu của quốc gia này, không áp dụng các điều luật của quốc gia khác” khăng khăng đòi khám xét và giới hạn số lượng các tàu nước ngoài đi vào vùng nước xung quanh quần đảo Senkaku.
Cần phải nói thêm, cũng trên vùng nước Thái Bình Dương, theo luật pháp của Nga, trong trường hợp các tàu quân sự nước ngoài xâm phạm lãnh hải của nước Nga, lực lượng biên phòng biển của Nga phải kiên quyết yêu cầu các tàu nước ngoài nhanh chóng ra khỏi hải phận.
Nếu như tàu quân sự đó sử dụng vũ lực, trong trường hợp đó chiến hạm biên phòng của nước Nga phải đáp trả cuộc tấn công bằng đòn phản kích tương xứng và sử dụng vũ khí để tự vệ. Đồng thời, pháp luật của nước Nga cho phép sử dụng vũ khí không cảnh báo trước trong trường hợp bị tấn công “bất ngờ”.
Ở các nước khác, những điều kiện để được phép sử dụng vũ khí ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với Nhật Bản. Trong quan niệm nhận thức chung hiện nay của người Nhật Bản - đã quen với hòa bình và hữu nghị - bỏ qua những hành vi của các nước lớn khác, đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, có thế rất nguy hiểm.
Trong vấn đề này không được phép quên, những gì đang được nhìn nhận chung ở Nhật, là một điều xa lạ đối với phần còn lại của thế giới.

Trịnh Thái Bằng

Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tàng hình đến ĐNA

Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tàng hình đến ĐNA 'dằn mặt' TQ

Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 3/7 động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gửi đến TQ.

Theo RFI, Malaysia phải chăng cũng là một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á của Mỹ? Trung tuần tháng Sáu 2014, Lầu Năm Góc đã gửi 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, thuộc loại hàng đầu của Mỹ hiện nay, đến tham gia một cuộc tập trận chung với Malaysia.
Mỹ, chiến đấu cơ, TQ, Biển Đông
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor

Theo nhật báo Mỹ Washington Times, số ghi ngày 3/7, động thái này là một tín hiệu chính trị mạnh mẽ gửi đến TQ.
Đây là lần đầu tiên F-22 được sử dụng trong các cuộc tập trận định kỳ Mỹ-Malaysia hai năm một lần, mang tên là Cope Taufan 2014. Malaysia là một quốc gia trọng tâm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường và củng cố liên minh cũng như quan hệ với Đông Nam Á.
Tầm quan trọng của Malaysia còn thể hiện qua việc đây là lần đầu tiên mà Không quân Mỹ đưa loại phi cơ này đến vùng Đông Nam Á. Cho đến nay, F-22 chỉ mới xuất hiện ở vùng Đông Bắc Á mà thôi. Cách nay không lâu, Hải quân Malaysia cũng đã được Mỹ chọn làm đối tác tập luyện cho loại tàu chiến cận duyên hiện đại mới được triển khai trong khu vực tại Singapore.
Kuala Lumpur là một trong những đối tác kín đáo nhất của Mỹ trong khu vực, và trong những cuộc tiếp xúc riêng, đã lên tiếng cảnh báo về hành vi bắt nạt của TQ ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Theo Washington Times, căn cứ vào phản ứng ồn ào của truyền thông nhà nước TQ, thông điệp nhờ chiến đấu cơ F-22 gửi đi đã được Bắc Kinh đón nhận đầy đủ.
Theo các quan chức Mỹ, TQ, đã xem việc Mỹ đưa F-22 đến Malaysia là một cơ may để tìm hiểu rõ hơn khả năng tác chiến của chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất đã được không quân Malaysia mua, tương tự như loại Su-30 do TQ chế tạo. Điều này sẽ có ích cho Bắc Kinh nếu chẳng may tới đây, TQ phải đối phó với phi cơ Malaysia trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
TQ cũng tin rằng các bài tập cho phép Không quân Mỹ đưa F-22 đến hoạt động tại các địa điểm chiến lược gần bờ biển của TQ. Cho đến nay, F-22 đặt căn cứ tạm thời ở Đông Bắc Á nhưng việc triển khai ở vùng Đông Nam Á hoàn toàn mới.
Báo chí TQ cũng tố cáo rằng các máy bay F-22 tại Malaysia - hoạt động từ căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia ở Butterworth cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 218 dặm về phía bắc - sẽ cải thiện năng lực sẵn sàng chiến đấu của Mỹ trong một cuộc tấn công TQ trong tương lai.
Trong quá khứ F-22 từng được triển khai từ bản doanh tại Hawaii qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Theo Diễn đàn đầu tư

Hé lộ trung tâm tình báo mạng cấp cao của Trung Quốc

Hé lộ trung tâm tình báo mạng cấp cao của Trung Quốc


(TNO) Quân đội Trung Quốc trong tuần này hé lộ thông tin về việc thiếp lập một trung tâm tình báo mạng cấp cao trong bối cảnh đang có quan ngại về hoạt động gián điệp mạng của Bắc Kinh, theo nhận định của trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 3.7.

Ảnh minh họa tin tặc Trung Quốc tấn công mạng Mỹ - Ảnh: Reuters

Thông tin về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được hé lộ trên tờ Nhật báo PLA ngày 30.6, theo The Washington Free Beacon.
Trung tâm này, trực thuộc Tổng cục vũ trang PLA, sẽ hậu thuẫn vững chắc cho các điệp viên mạng trong việc thu thập kết quả các nghiên cứu tình báo chất lượng cao, đồng thời giúp Trung Quốc có thêm nhiều lợi thế về vấn đề an ninh thông tin quốc gia, Nhật báo PLA cho hay.
Trung tâm này có chức năng là một nguồn nghiên cứu tình báo mạng, trao đổi thông tin tình báo mạng, xây dựng hệ thống nghiên cứu theo dõi không gian máy tính hiệu quả cao, cung cấp các dịch vụ tối tân cho các vấn đề lớn và nóng hổi, và khám phá các phương pháp phân tích thông tin tình báo, cũng theo Nhật báo PLA.
Các chuyên gia tình báo mạng, chuyên gia phân tích tình báo, chuyên gia công nghệ thông tin và nhà lý luận chiến lược Trung Quốc sẽ vận hành trung tâm này.
Lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược của PLA được tiến hành hôm 26.6, Nhật báo PLA cho hay.
Việc PLA công bố thông tin thành lập trung tâm này là khá "bất thường", theo nhận định của The Washington Free Beacon, bởi vì các đơn vị gián điệp mạng Trung Quốc luôn hoạt động bí mật và Bắc Kinh luôn bác bỏ các cáo buộc tấn công mạng để trộm thông tin từ các công ty, văn phòng chính phủ Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc gần đây hục hặc sau vụ Bộ Tư pháp Mỹ ngày 19.5 tuyên bố 5 tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc bị truy tố tội do thám mạng  6 công ty Mỹ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, sản xuất kim loại và các sản phẩm năng lượng mặt trời.
Sau vụ này, PLA tuyên bố cắt đứt hội đàm với Mỹ về vấn đề an ninh mạng, nhưng sau đó lại tuyên bố thành lập trung tâm kể trên.
Trong bài phát biểu hồi tuần rồi, tân Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc Max Baucus cho rằng hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc là một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.
Phúc Duy

Cơ hội cho Việt Nam

Giàn khoan Hải Dương – 981: Cơ hội cho Việt Nam


(TNO) Ở một góc nhìn khác, tiến sỹ Nguyễn Nhã lại cho rằng Việt Nam được nhiều hơn mất trong sự việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương – 981 vào biển Đông.

“Giàn khoan 981 hay Hoàng Sa, Trường Sa luôn là chất men khơi gợi lòng yêu nước của toàn dân để từ đó có thể Việt Nam sẽ thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc”, tiến sỹ Nguyễn Nhã nói.

Nhiều lần làm khổ Việt Nam
- Thưa tiến sỹ, tại sao ông lại cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng biển Việt Nam là cơ hội cho chúng ta?
Với việc đặt giàn khoan ở biển Đông, Trung Quốc cho rằng đó là thời cơ của họ. Tại vì bên ngoài những đối thủ của họ như Mỹ, các nước phương Tây đang có nhiều vấn đề phải lo như vấn đề Ukraina.

Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam

Tiếp nữa Trung Quốc nghĩ rằng việc họ kéo giàn khoan, cũng như bao lần trước Việt Nam sẽ phản ứng yếu ớt. Rồi trong nội tại Trung Quốc đang có nhiều mâu thuẫn, họ nghĩ việc kéo giàn khoan vào biển Đông để tạo sự đoàn kết trong nội bộ của họ. Cuối cùng họ muốn thực thi được lưỡi bò biến biển Đông thành ao nhà của họ.
Việc kéo giàn khoan này cũng là dịp để Trung Quốc muốn "nhắc nhở" Việt Nam. Sau thời điểm 30.4.175, Tổng bí thư Lê Duẩn đã không theo Trung Quốc nên Trung Quốc đã có một số trả đũa như cắt chi viện hay ủng hộ Pôn Pốt chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam, tạo ra chiến tranh biên giới Tây Nam. Họ muốn nhắc nhở sẽ cho Việt Nam "một bài học" tương tự như vậy.

Tàu Trung Quốc hung hăng đâm tàu kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa

Vì sao tôi lại cho rằng đây là cơ hội cho Việt Nam. Bởi việc Trung Quốc kéo giàn khoan ra biển Đông khiến ta không còn mơ hồ gì nữa về mối quan hệ anh em này từ đó thúc đẩy lòng yêu nước trong nhân dân. Nhân cơ hội này ta có thể khẳng định rằng Việt Nam không phải là sân sau của Trung Quốc như một số ý kiến đã nêu.
Phân tích tìm hiểu kỹ, tôi thấy Trung Quốc chỉ theo chủ nghĩa cực quyền Đại Hán và nhiều lần làm khổ Việt Nam. Như cải cách ruộng đất ảnh hưởng Trung Quốc đã làm khổ hàng triệu người Việt, rồi họ giúp mình thời kỳ 1954 để sau đó đưa Việt Nam lên bàn cân trong hội nghị Giơnevơ, rồi năm 1972 họ cũng làm khổ ta, rồi năm 1974 họ chiếm Hoàng Sa…
Ông Lê Duẩn đã từng nói Trung Quốc chưa bao giờ muốn Việt Nam mạnh mà chỉ muốn Việt Nam phục Quốc. Và sự thực có một giai đoạn Trung Quốc chi phối Việt Nam quá đáng. Tất cả các học tập, trải nghiệm của nhiều cơ quan của Việt Nam đều sang Trung Quốc…
Trung Quốc không ngờ chính thời điểm đặt giàn khoan sau 30.4.2014 là khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của người Việt Nam lên cao chưa từng thấy, tạo thời cơ cho Việt Nam khẳng định Việt Nam không là sân sau của Trung Quốc.

Tranh thủ sự ủng hộ của thế giới
- Thưa tiến sỹ, trước mắt và lâu dài, Việt Nam cần làm gì trước những diễn biến mới này?
Riêng về giàn khoan, ta phải trường kỳ kháng chiến chống lại việc Trung Quốc đang xâm phạm khu đặc quyền kinh tế của mình. Chúng ta cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Khi kiện ra tòa thì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với luật pháp quốc tế. Nếu anh bất chấp tuân thủ luật pháp thì về lâu dài thế giới sẽ không ai chấp nhận anh cả.
 
Súng trên tàu Trung Quốc mở bạt và chĩa thẳng về tàu Việt Nam
ở biển Hoàng Sa
Ngược lại hành động không tuân thủ luật pháp của Trung Quốc sẽ khiến thế giới, các nước mạnh ủng hộ Việt Nam.
Song song đó Việt Nam cần tìm mọi cách phát triển kinh tế mạnh như Nhật Bàn, Hàn Quốc, Singapore… để tránh bị lệ thuộc. Khi kinh tế mạnh lên, không phụ thuộc vào ai thì tự nhiên mình thoát thôi. Lúc đó việc hợp tác giữa hai bên trên cơ sở hai bên đều có lợi trên quan hệ sòng phẳng chứ không lệ thuộc.
- Trong những giải pháp ông đưa ra đáng chú ý là giải pháp phát triển kinh tế biển, từ đó biến Việt Nam thành cường quốc biển. Ông có thể phân tích thêm về giải pháp này?
Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Tiêu biểu như cảng Vân Phong là cảng nước sâu vào loại sâu nhất thế giới, có nhiếu thế mạnh để phát triển thành cảng quốc tế thu hút tàu bè nước ngoài rồi thu ngoại tệ. Rồi cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn… cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực. Ở đây mình cần tập trung phát triển cảng nào có nhiều lợi thế chứ không phải làm giàn trải, địa phương nào cũng có cảng như thời gian qua.

Dù ở trong vùng biển của Việt Nam nhưng tàu cá Trung Quốc (tàu to, bìa trái hình) ngang nhiên đánh bắt và đe dọa tàu cá Việt Nam

Rồi Việt Nam còn có hơn 20 thành phố “mặt tiền” bờ biển có thể phát triển du lịch, nuôi trồng thủy hải sản. Nhân đây tôi cũng muốn nói tiếng Việt của ta rất hay. Trong khi từ Hán Việt gọi đất nước là giang sơn, tức là chỉ có sông và núi thì người Việt Nam mình gọi là đất nước. Ở đây khái niệm đất nước được thể hiện đầy đủ và toàn diện hơn, gồm cả đất, nước, sông, núi, hồ, biển…
Trung Quốc đang tự cô lập mình
- Theo ông Việt Nam được gì, mất gì sau gần 2 tháng Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam?
Việt Nam được nhiều hơn mất. Cái được lớn nhất là lòng yêu nước của toàn dân được thể hiện. Tiếp nữa là Việt Nam đã rất thành công trên mặt trận ngoại giao. Bây giờ Trung Quốc có nói cái gì thế giới cũng không tin vì Trung Quốc chỉ giỏi nói mà không có bằng chứng. Trung Quốc có nói tàu Việt Nam đâm va tàu Trung Quốc hàng ngàn lần mà không có lấy một hình ảnh thì ai tin. Trong khi ngược lại hình ảnh của Việt Nam đưa ra rất nhiều. Nếu cứ như vậy Trung Quốc sẽ tự bị cô lập trên toàn thế giới.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã: Việt Nam sẽ không cô đơn

Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông không chỉ là cơ hội cho Việt Nam thoát Trung mà còn là cơ hội để các nước cùng chung mối nguy Trung Quốc sẽ liên minh, liên kết với nhau. Việt Nam sẽ không bao giờ cô đơn trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Hiện nay có nhiều nước đề nghị liên minh an ninh biển với Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là Nhật Bản và Ấn Độ. Đây là hai nước từ trước đến nay luôn ở thế đối trọng với Trung Quốc mà Việt Nam cần quan tâm. Hai nước này đủ sức để đương đầu với Trung Quốc.
Trung Hiếu

Căm phẫn TQ, đại gia Sài Gòn sắm trực thăng, tàu triệu đô ra Hoàng Sa

(VTC News) – Một đại gia Sài Gòn đã đầu mua sắm 2 chiếc trực thăng, 100 tàu biển giá hàng ngàn tỷ đồng thẳng tiến ra biển đảo Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản…

Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn) đã có những chia sẻ thú vị về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có khi đầu tư mua trực thăng, tàu biển trị giá hàng ngàn tỷ đồng để bám biển khai thác thủy, hải sản bảo vệ chủ quyển vùng biển Việt Nam.

 Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải chia sẻ về kế hoạch mua trực thăng, tàu triệu đô thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy, hải sản

Theo ông Lâm suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng. 

Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển. Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.

Đến thời điểm này, Công ty Đức Khải đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới để vào đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động. 

Cũng theo ông Lâm, trong tổng số tàu trên, có 95 tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở 5 ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa). 5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền. 

Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.

Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác Châu Âu sớm đưa về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.

“Tôi rất mừng là kế hoạch kinh doanh của chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ. Bên cạnh đó, các đối tác nước ngoài như Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản được phía công ty chúng tôi khai thác.

Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động”, ông Lâm chia sẻ.

Một số hình ảnh tàu triệu đô từ nước ngoài sắp về Việt Nam của đại gia Sài Gòn:

Hình ảnh phác họa tàu triệu đô sắp cập biển Việt Nam của đại gia Sài Gòn 
45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới  

95 con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những trang thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa)

5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền 
Một con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực đang neo đậu chờ ngày cập bến vùng biển Việt Nam

Lãnh cảm truyền thông

Lãnh cảm truyền thông

VnExpress.net
Thuật ngữ ‘compassion fatigue’ (suy giảm lòng thương) được dùng trước tiên trong ngành y tế nói đến việc các y tá và bác sĩ bị trơ lỳ cảm xúc khi phải tiếp xúc với quá nhiều bệnh nhân với cường độ cao.
Cho đến một thời điểm nào đó lòng trắc ẩn của họ sẽ không còn, kiểu như nàng Mị trong chuyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, sống trong cái khổ quen rồi thì cũng không biết thế nào là khổ nữa.
Nguyễn Khắc Giang
Nguyễn Khắc Giang
Hiện tượng này dễ thấy ở mọi ngóc ngách cuộc sống: từ quyên góp tiền ủng hộ lũ lụt cho đến giúp người bị nạn trên đường. Người ta có thể hành động rất hào hiệp trong lần đầu tiên, nhưng đến lần thứ hai, thứ ba và mọi việc vẫn như cũ, lòng tốt ban đầu sẽ khó được giữ nguyên.
Compassion fatigue trở nên phổ biến hơn với truyền thông. Nó đi kèm với thời đại công chúng bị ngập lụt bởi thông tin: độc giả đón nhận các vấn đề xã hội qua báo chí quá nhiều sẽ trở nên lãnh cảm với nó. Người ta có thể rất bất bình với tin tức đầu tiên từ các vụ hiếp dâm ở Ấn Độ, nhưng qua nhiều lần, cảm xúc đó sẽ biến mất và thay vào bởi suy nghĩ ‘lại Ấn Độ’.
Đó là mặt trái của tuyên truyền: sự tiếp cận quá mức sẽ khiến công chúng trở nên lãnh cảm.
Ví dụ gần đây nhất có lẽ là câu chuyện căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi thông tin về sự việc được khởi phát ở truyền thông trong nước, nhà nhà nói về giàn khoan, người người nói về giàn khoan.
Nhưng sau gần hai tháng trôi qua và không có nhiều biến chuyển, có cảm giác là chúng ta đã dần thích nghi với chuyện này. Vài ba hôm lại có chuyện tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam trên biển, lại hết sức quan ngại, nhưng cuối cùng vẫn không có đột phá nào diễn ra.
Chúng ta lại trở về với giá xăng, với an toàn thực phẩm, mùa hè nóng, và mảnh yếm đầm sen.
Trong nước còn như vậy, nói gì đến ‘công chúng quốc tế’ mà chúng ta muốn dựa vào để thực thi công lý với Trung Quốc? Có thể thấy các bài báo về tranh chấp vùng biển nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan đang giảm dần đều trên các tờ báo lớn quốc tế, bị che phủ bởi các sự kiện khác.
Compassion fatigue đưa ra một bài học rất đáng giá: không có sự hưng phấn, mối quan tâm nào tồn tại mãi mãi. Rồi sẽ đến lượt nó sẽ phải rời sân khấu, nhường vị trí cho các sự kiện khác. Diễn giải theo góc nhìn kinh tế học, đó là lợi ích cận biên giảm dần: ăn mãi một món dù có ngon đến đâu cũng sẽ thấy ngán.
Vì vậy, không tận dụng được đỉnh cao ‘hưng phấn’ để làm một điều gì đó, compassion fatigue sẽ tầm thường hóa mọi chuyện và rồi chính chúng ta sẽ chấp nhận ‘thực trạng’ (status quo) mới được tạo ra. Điều đáng ngại nhất không phải là hoàn cảnh khó khăn đến mức nào mà là mất đi tinh thần và tâm lý chiến đấu.
Xem phim Hunger Games, điều làm tôi nhớ nhất là câu nói của vị độc tài, đại loại là vũ khí mạnh nhất của sự phản kháng là niềm hy vọng. Một khi hy vọng không còn, việc thống trị trở nên quá dễ dàng. Đến khi sự thờ ơ ngự trị, đừng mong có gì thay đổi.

Nếu chúng ta muốn

Nếu chúng ta muốn

VNEXPRESS.NET
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa không phải vào ngày hôm qua mà 40 năm trước, khi đó tôi 11 tuổi, là một đứa trẻ nít. Bây giờ tôi 51 tuổi, đã là ông nội; nhà tôi đã có thêm hai thế hệ. Thế mà Hoàng Sa của Việt Nam vẫn còn chưa lấy lại được.
Lương Hoài Nam
 Lương Hoài Nam

Tại sao chưa lấy lại được? Vì Trung Quốc chưa bao giờ có ý định trả lại Hoàng Sa cho ta. Họ sẽ không bao giờ có ý định trả lại Hoàng Sa, có chăng, họ chỉ muốn lấy thêm.
Trong 40 năm đó, Trung Quốc có những bước tiến dài, đạt được những thành tựu phát triển vô cùng mạnh mẽ, thực sự trở thành cường quốc về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, quân sự. Họ cung cấp hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp cho cả thế giới. Họ là chủ nợ của cả thế giới, kể cả Mỹ và Nga. Chẳng có nước nào lại không thâm hụt ngoại thương với Trung Quốc.
Họ chế tạo và phóng tàu vũ trụ chở người, đưa xe tự hành lên mặt trăng. Họ chế tạo tàu phá băng điều đến Bắc Cực, Nam Cực, lập các trạm nghiên cứu ở đó. Họ chế tạo tàu lặn lặn xuống đáy biển 7 km. Họ chế tạo máy bay phản lực cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu. Họ chế tạo hàng loạt giàn khoan viễn dương, trong đó có “con” Hải Dương 981 gây khó chịu cho ta.
Họ làm chủ kỹ thuật, công nghệ tàu hỏa cao tốc, từ đầu máy, toa xe, đến hạ tầng đường sắt. Đường bộ cao tốc của họ cũng rất phát triển, họ thi công nhanh và rẻ, nhưng chất lượng không tồi. Họ sản xuất xe máy bán ồ ạt sang ta, nhưng các đô thị lớn của họ lại cấm xe máy.
Họ có nhiều nhà khoa học giỏi, cả ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Họ có vài nhà văn đạt giải Nobel văn học. Họ làm được những bộ phim với chất lượng nội dung, kỹ thuật điện ảnh đáng nể. Họ có nhiều quan tham, nhưng họ chống tham nhũng cũng rất mạnh tay. Đặc biệt, họ ít có tham nhũng vặt, ép người dân chi tiền ở trường học, bệnh viện, ở phường, trên đường giao thông...
Các doanh nghiệp của họ về cơ bản được hưởng sự đối xử bình đẳng, người dân được động viên khuyến khích làm giàu, ít bị "trấn lột".
Thế nhưng chính Trung Quốc từng chịu nỗi nhục mất lãnh thổ. Thua chiến tranh nha phiến với Anh, họ muối mặt ký Hiệp ước Nanking năm 1842, Hiệp ước Beijing năm 1860, họ trao vĩnh viễn cho Anh đảo Hong Kong và bán đảo Kowloon (Cửu Long). Năm 1898, họ phải ký tiếp với Anh "Công ước mở rộng Hong Kong", cho Anh thuê thêm New Territories (Đất Mới, rộng gấp nhiều lần đảo Hong Kong và khu Kowloon) trong 99 năm. Nhưng khi họ đã mạnh lên, ngày 1/7/1997, họ không chỉ thu lại đất cho thuê New Territories, mà thu hồi luôn đảo Hong Kong và bán đảo Kowloon. Nỗi nhục mất Hong Kong của người Trung Quốc kéo dài 155 năm.
Trung Quốc cũng đã chịu cảnh nghèo hèn, đói khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa, khi họ bắt đầu cải cách kinh tế - xã hội từ thời Đặng Tiểu Bình, điểm xuất phát của họ không khá hơn Việt Nam bao nhiêu.
Sau 40 năm, trong những thành tựu phát triển của Trung Quốc mà tôi viết ở trên, ta đã đạt được những thành tựu gì? Sự nghiệp công nghiệp hóa nước ta đang ở đâu khi nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% dân cư Việt Nam và ngoài các công ty FDI gần như không có doanh nghiệp nào sản xuất được hàng hoá đủ tốt, đủ rẻ, đủ nhiều có khả năng cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc trong và ngoài nước? Ở Trung Quốc, dân cư nông nghiệp hiện nay chỉ còn chiếm 36%.
Nền kinh tế Việt Nam khó mà được chấn hưng, đặt lên đường ray phát triển khi rất nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế này cảm thấy mình kém cỏi, yếu thế và... nản. Ai cũng có thể bắt nạt, làm khó họ, từ cơ quan to đến cơ quan nhỏ. VCCI không sai khi gọi các doanh nghiệp Việt Nam là "đội quân thuyền thúng", làm sao ra được đại dương để "đánh bắt"?
Nền khoa học - kỹ thuật Việt Nam đang ở đâu? Nền giao thông Việt Nam đang ở đâu? Nền giáo dục, y tế Việt Nam đang ở đâu? Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đang ở đâu?
Người Việt ta lấy đâu thời gian, đầu óc, năng lượng để kiến tạo phát triển khi mỗi ngày phải chịu bao nhiêu bức xúc trong cuộc sống đời thường, từ chuyện con cái học hành, người nhà đi bệnh viện, khi chen chúc đi lại trên đường bằng xe máy, khi đến các cơ quan công quyền giải quyết các công việc công, tư?
Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa? Cùng với sức mạnh của chính nghĩa, tôi nghĩ điều đó còn phụ thuộc vào mỗi một người Việt Nam. Khi nào Việt Nam ta thực sự giàu về kinh tế, mạnh về khoa học - kỹ thuật, giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, chính trị, ngoại giao, quốc phòng; "nặng ký" trong các quan hệ song phương, đa phương; khi không nước nào dám bắt nạt nước ta, nước nào cũng muốn quan hệ thân thiện, thuận lợi, cùng có lợi với nước ta.
Còn khi mà tất cả các lĩnh vực của đất nước còn đang yếu kém, mọi điều đều khó nói, tương lai, vận mệnh đất nước khó lường.
Lương Hoài Nam

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Mỹ chính thức yêu cầu TQ rút giàn khoan

Mỹ chính thức yêu cầu TQ rút giàn khoan

Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ VN đấu tranh với hành động sai trái của TQ bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chiều 1/7, tại Hà Nội, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN đã tiếp Thiếu tướng Gari Her, Phó Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nhân dịp Thiếu tướng sang VN dự tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3.
Mỹ, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền
Toàn cảnh buổi tiếp. Ảnh: Hồng Pha

Tại buổi tiếp, Thiếu tướng Gari Her bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được sang thăm và làm việc tại VN, chúc mừng VN vừa thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình và cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc. Thiếu tướng Gari Her thông báo với Trung tướng Võ Văn Tuấn kết quả tham vấn Lục quân song phương Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 3 và mong muốn những đề xuất hợp tác trong tham vấn sẽ được Bộ Quốc phòng VN chấp thuận.

Thiếu tướng Gari Her bày tỏ quan ngại trước hành động TQ đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương  981 trên vùng biển VN và thông báo, vừa qua Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu TQ rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ VN đấu tranh với hành động sai trái của TQ bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN Võ Văn Tuấn cảm ơn sự chia sẻ, ủng hộ của Hoa Kỳ trong việc phản đối TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương  981 trên vùng biển VN, đặc biệt là sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong các diễn đàn quốc tế, nhất là Diễn đàn Shangri-La vừa qua. VN rất cần cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối TQ, trong đó tiếng nói của Hoa Kỳ đóng vai trò rất quan trọng.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN Võ Văn Tuấn đề nghị, trong thời gian tới, Lục quân hai bên cần đưa ra kế hoạch hợp tác lâu dài, tập trung vào những nội dung thiết thực khả thi; VN mong muốn Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng đơn vị lục quân đủ sức mạnh tác chiến liên quan đến thảm họa thiên tai, dịch bệnh.
Theo Tin tức

Tình hình biển Đông xấu đi từng ngày

Bản tin 8H: Tình hình biển Đông xấu đi từng ngày

TP - Khi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp chiều 2/7 ở Hà Nội, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, những hành động mang tính chất gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế, vô nhân đạo của Trung Quốc gần đây đang làm cho tình hình biển Đông xấu đi từng ngày.
 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 2/7 tại Hà Nội. Ảnh: Trúc Quỳnh
 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 2/7 tại Hà Nội. Ảnh: Trúc Quỳnh

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Ngoại trưởng Philippines nói rằng, những hành động của Trung Quốc như hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực đối với các lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC).

Theo Ngoại trưởng Philippines, những hành động của Trung Quốc trên biển Đông vừa qua là nhằm phục vụ mục tiêu tuyên bố và hiện thực hóa “đường 10 đoạn” bất hợp pháp, mở rộng chủ quyền phi pháp của nước này trên thực tế. Ông cho biết, Philippines đã và đang phối hợp cộng đồng quốc tế có các biện pháp, hành động buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế.

Đồng ý với nhận định về tình hình biển Đông đang xấu đi từng ngày do việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, có những hành động vi phạm nghiêm trọng, nhất là việc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, không có cách nào khác, các nước có chủ quyền trên biển Đông, các nước ASEAN phải đấu tranh, ngăn chặn hành vi của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia, kể cả đưa vụ việc ra các cơ quan tài phán quốc tế. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng quốc tế phê phán, phản đối Trung Quốc, yêu cầu nước này dừng ngay các hành động gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm DOC; yêu cầu Trung Quốc thực thi nghiêm túc DOC, tiến tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Về quan hệ Việt Nam - Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, với những kết quả đã đạt được, hai bên cần nỗ lực hợp tác đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, hướng tới đối tác chiến lược. Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp xây dựng lộ trình, nội hàm hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước như thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thúc đẩy vai trò của ASEAN
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Rosario hội đàm, tập trung trao đổi về hợp tác ASEAN và vấn đề biển Đông.

Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp và nỗ lực cùng các nước ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và trong cấu trúc khu vực đang định hình.

ASEAN cần thể hiện tiếng nói thống nhất và trách nhiệm trước các vấn đề quan trọng ở khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Hai bên đề cao đóng góp tích cực và vai trò quan trọng của ASEAN góp phần vào việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông.

Trước tình hình Trung Quốc có nhiều hành động đơn phương trái phép trên biển Đông, trong đó có việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hai bên một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và DOC, trong đó có các nguyên tắc về thực hiện kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Tuyên bố ngày 10/5 về vấn đề biển Đông, yêu cầu chấm dứt các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, DOC, thực hiện kiềm chế nhằm giảm căng thẳng và không làm phức tạp tình hình; bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC, song song với đẩy mạnh quá trình thảo luận thực chất để sớm đạt được COC.

Hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực, ngư nghiệp, văn hóa, giáo dục, du lịch… Hai bên đánh giá cao ý nghĩa của việc triển khai các thỏa thuận và cơ chế hợp tác song phương liên quan, trong đó có các cơ chế về hợp tác biển và đại dương, thỏa thuận hợp tác nghề cá.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cảm ơn Philippines đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ việc thả và nhanh chóng đưa về nước các ngư dân Việt Nam bị bắt do đánh cá trái phép ở vùng biển Philippines.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực đối với các lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
 

Các Hội hữu nghị với Việt Nam ở châu Âu phản đối Trung Quốc


Các Hội hữu nghị với Việt Nam ở châu Âu phản đối Trung Quốc

(TTXVN/Vietnam+) 
 
Tàu Hải giám Trung Quốc truy cản trái phép tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Trước tình hình căng thẳng ngày càng leo thang do Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 30/6, các Hội hữu nghị với Việt Nam tại Pháp, Đức, Thụy sĩ, Tây Ban Nha, Anh và Đan Mạch, Ủy ban Đoàn kết Thụy Điển với Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung tâm nghiên cứu Việt Nam tại Italy đã ra Nghị quyết chung yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam và chấm dứt các hành động bạo lực.

Nghị quyết chung này đã được gửi tới Liên minh châu Âu (EU).

Theo Nghị quyết, từ ngày 2/5 đến nay đã xảy ra các vụ đụng độ nghiêm trọng gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong vùng biển được gọi là Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Một giàn khoan của Trung Quốc đã xuất hiện ở đây với hàng trăm tàu hộ tống.

Khu vực này thuộc Lô 143 của khu vực thăm dò và chính thức nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, trên thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tàu của Việt Nam bị đâm húc, bị phun vòi rồng, làm cho một số người bị thương.

Trước tình hình này, các Hội hữu nghị với Việt Nam ở châu Âu một lần nữa bày tỏ lo ngại các tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam lại tiếp tục leo thang.

Những bất đồng về việc xác lập một cách chính xác vùng lãnh thổ và chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thể giải quyết bằng các hành động khiêu khích, hành vi bạo lực và bằng cách đơn phương tạo ra việc đã rồi.

Ở đây cũng như trong mọi trường hợp khác, luật pháp quốc tế phải được ưu tiên áp dụng. Trong các tranh chấp về biên giới phải tính đến chủ quyền lịch sử đối với các khu vực quốc gia đã được xác lập và thống nhất trong quá khứ.

Trong trường hợp tranh chấp về khu vực chủ quyền trên biển thì phải theo các nguyên tắc, quy định và khuyến nghị hiện hành của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển được xác lập năm 1982 tại Hội nghị Montego đã được cả Trung Quốc và Việt Nam phê chuẩn.

Ở thời điểm này, rõ ràng việc Trung Quốc đang đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây áp lực lên các nước láng giếng để thực thi quan điểm của mình là điều không thể chấp nhận được. Điều này đặc biệt đúng đối với trường hợp Việt Nam.

Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu đời giữa hai nước và phá vỡ những thỏa thuận mà họ đã cam kết với cộng đồng các nước ASEAN, đặc biệt là Tuyên bố năm 2002 về việc giải quyết thỏa đáng các tranh chấp.

Các Hội hữu nghị với Việt Nam ở châu Âu kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 cùng các tàu thuyền xâm phạm vùng biển của Việt Nam, đình chỉ mọi biện pháp bạo lực để tạo việc đã rồi, thực hiện những nghĩa vụ mà Trung Quốc đã cam kết trong thỏa thuận năm 2002, nghĩa là phải thay đổi cách ứng xử để tạo điều kiện cho sự hợp tác tốt đẹp và tiến tới một giải pháp chính đáng cho cuộc xung đột./.

Việt Nam, Philippines kêu gọi ASEAN thống nhất

Việt Nam, Philippines kêu gọi ASEAN thống nhất về vấn đề Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+) 
 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Albert del Rosario. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Philippines Albert F. del Rosario đã thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2-3/7.

Tại hội đàm chiều 2/7 giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Rosario, hai bên đã trao đổi các biện pháp nhằm tích cực triển khai kết quả chuyến thăm làm việc tại Philippines của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (từ ngày 21-22/5).

Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp đầu tiên của Ủy ban trong quý 3/2014 và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực, ngư nghiệp, văn hóa, giáo dục, du lịch…

Hai bên đánh giá cao ý nghĩa của việc triển khai các thỏa thuận và cơ chế hợp tác song phương liên quan, trong đó có các cơ chế về hợp tác biển và đại dương; Thỏa thuận Hợp tác Nghề cá.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cảm ơn phía Philippines đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ việc thả và đưa các ngư dân Việt Nam bị bắt do đánh cá trái phép ở vùng biển của Philippines được nhanh chóng về nước.

Về tình hình khu vực và quốc tế, hai bên đã tập trung trao đổi hợp tác ASEAN và về vấn đề Biển Đông.

Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp và nỗ lực cùng các nước ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và trong cấu trúc khu vực đang định hình. ASEAN cần thể hiện tiếng nói thống nhất và trách nhiệm trước các vấn đề quan trọng ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Trước tình hình Trung Quốc có nhiều hành động đơn phương trái phép tại Biển Đông, trong đó có việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hai bên một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển Liên hợp quốc (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc; trong đó có các nguyên tắc về thực hiện kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Hai bên đề cao đóng góp tích cực và vai trò quan trọng của ASEAN góp phần vào việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Tuyên bố ngày 10/5/2014 về vấn đề Biển Đông, yêu cầu chấm dứt các hành động vi phạm luật pháp quốc tế, DOC, thực hiện kiềm chế nhằm giảm căng thẳng và không làm phức tạp tình hình; bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC, song song với đẩy mạnh quá trình thảo luận thực chất để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC)./.

Hà Lan lo ngại trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông

Hà Lan lo ngại trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông

(TTXVN/Vietnam+)
 
Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển/TTXVN)

Chiều 1/7, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan.

Tại buổi gặp gỡ, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu đánh giá cao những đóng góp của các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đội ngũ lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thay mặt cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Nguyễn Văn Đoàn đã báo cáo về tình hình chung và hoạt động của đại sứ quán cũng như của cộng đồng người Việt Nam tại đây.

Đại sứ Nguyễn Văn Đoàn cũng đề nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và các đại biểu trong đoàn thông tin thêm về tình hình trong nước, hoạt động của Quốc hội, tình hình căng thẳng tại Biển Đông liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cũng như định hướng của Đảng, Chính phủ và Quốc hội về vấn đề này trong đấu tranh, tuyên truyền đối ngoại.

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu đã thông báo về tình hình, hoạt động của Quốc hội, tình hình kinh tế, đời sống xã hội trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng thông báo về tình hình Biển Đông và khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam đang thu thập và củng cố các bằng chứng pháp lý để giải quyết tình hình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan gắn bó hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thứ 2, thứ 3 cũng như lưu học sinh tại nước sở tại hội nhập và có những đóng góp cho Hà Lan cũng như cho Việt Nam và mang vinh dự cho đất nước. Trong thời gian tới, Quốc hội sẽ có những điều chỉnh, sửa đổi về Luật nhà ở nhằm tạo thuận lợi cho bà con người Việt Nam ở nước ngoài có quyền mua nhà như công dân Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của đặc phái viên TTXVN tại Hà Lan về quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan, Đại sứ Nguyễn Văn Đoàn cho biết năm 2013, Việt Nam và Hà Lan kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ Việt Nam và Hà Lan ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.

Về chính trị, hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cao cấp. Tính từ đầu năm 2014, Việt Nam đã có 18 đoàn sang thăm và làm việc tại Hà Lan trong đó có đoàn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sang dự Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân và các cuộc hội đàm song phương với Hà Lan trong tháng Ba vừa qua và trong tháng Sáu, Thủ tướng Hà Lan sang thăm Việt Nam sau gần 20 năm.

Đề cập về lập trường của Chính phủ Hà Lan liên quan đến vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Văn Đoàn cho biết Chính phủ Hà Lan rất quan tâm theo dõi diễn biến tình hình tại Biển Đông; ủng hộ tuyên bố của Liên minh châu Âu (EU) về tình hình ở Biển Đông và tỏ ra hết sức lo ngại trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông do phía Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam và mong muốn các bên giải quyết bằng con đường hòa bình vấn đề này./.

Máy bay trinh sát Mỹ lại xuất hiện

Máy bay trinh sát Mỹ lại xuất hiện ở khu vực giàn khoan Trung Quốc

Sơn Bách (Vietnam+) 
 
Máy bay và tàu Trung Quốc ở khu vực Hoàng Sa (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)

Theo thông tin mới nhất vừa được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cập nhật chiều 2/7, trong ngày hôm nay, máy bay Mỹ tiếp tục xuất hiện trên khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981).
Đây là lần thứ hai các tàu Việt Nam đang hoạt động trên biển Hoàng Sa ghi nhận sự xuất hiện của máy bay Mỹ.

Cụ thể, trong ngày 2/7, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục ghi nhận máy bay EP-3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 ở độ cao khoảng 3.000m.

Ngoài ra, tính tới 16 giờ ngày 2/7, lực lượng Cảnh sát biển cũng phát hiện 4 lần máy bay Trung Quốc bay qua khu vực giàn khoan.

Đáng chú ý, trong số này có cả máy bay chiến đấu J11 bay ở độ cao khoảng 3.000m. Ngoài ra, cảnh sát biển cũng phát hiện 2 lần máy bay Y-8X từ Lĩnh Thủy xuống khu vực giàn khoan và ngược lại; một lần máy bay trực thăng không rõ số hiệu từ Du Lâm xuống khu vực giàn khoan và bay về Du Lâm.

Cùng ngày, phía Trung Quốc đã sử dụng 118 tàu hoạt động quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.

Cụ thể, theo ghi nhận từ thực địa có tới 6 tàu quân sự (trong đó có 2 tàu hộ vệ tên lửa không rõ số hiệu, 2 tàu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 751, 756 và 2 tàu quét mìn số hiệu 840, 843). Trung Quốc cũng huy động 42 tàu hải cảnh; 3 tàu hải giám; 2 tàu hải tuần; 17 tàu kéo; 15 tàu vận tải; 33 tàu cá.

Như vậy so với ngày 1/7, Trung Quốc đã tăng thêm 1 tàu tên lửa tấn công nhanh và 1 tàu hải cảnh.

Trong ngày các tàu Cảnh sát biển tiếp tục nhận lệnh cơ động, tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, quay phim, chụp ảnh lấy tư liệu đấu tranh ngoại giao.

Khi các tàu CSB 9001, 9002, 8003, 4032, 4033, 4034 tiến gần vào giàn khoan khoảng từ 10- 11,5 hải lý thì tàu của Trung Quốc, với số lượng vượt trội so với phía Việt Nam, tổ chức thành các nhóm tàu (mỗi nhóm từ 4-8 tàu các loại) trên các hướng tiếp cận để ngăn cản quyết liệt, bật còi uy hiếp, phun nước, sẵn sàng đâm va ở khoảng cách gần nhất là 40m đối với tàu CSB 4033, không cho tàu Việt Nam tiếp cận gần giàn khoan.

Cũng trong ngày, theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, vị trí của cả hai giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và giàn khoan Nam Hải 09 đều không thay đổi./.

TQ ngày càng ngang ngược

2 tháng giàn khoan trái phép: TQ ngày càng ngang ngược

Những hình ảnh về diễn biến trên thực địa Biển Đông trong suốt 2 tháng qua cho thấy hành động ngang ngược của TQ ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và ngày càng trở nên nguy hiểm.
 
Hôm nay, tròn 2 tháng TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống bao gồm cả các máy bay quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. TQ vẫn chưa dừng lại các hành động trái phép và hành động hung hăng trên khu vực này.

Hành động của TQ đã đi ngược lại Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 mà TQ là 1 bên tham gia, đi ngược lại tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC và các thỏa thuận cấp cao giữa 2 nước. 

Liên tục leo thang bằng những hành động vũ lực trên biển, cố tình đâm va, làm hỏng các tàu thực thi pháp luật của VN, thậm chí đâm chìm tàu cá của VN. 

Ngoài ra, mới đây TQ còn đưa thêm các giàn khoan tới Biển Đông làm gia tăng căng thẳng trên thực địa. Đồng thời công bố bản đồ khổ dọc với tuyên bố chủ quyền phi lý, ôm trọn các đảo trên Biển Đông. 

Những hành động liên tục làm gia tăng căng thẳng của TQ đã khiến dư luận thế giới bất bình và được cho là đẩy tình hình an ninh khu vực vào tình thế hết sức nguy hiểm.

Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trần Việt Thái nhận định: “Nếu nhìn bức tranh tổng thể hơn từ phía TQ, có thể nói họ đang có những tính toán khá chiến lược và bài bản không chỉ với Biển Đông mà còn có chiến lược gọi là “Chấn hưng Trung Hoa”, hai mục tiêu 100 năm tức đến 2021 nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản TQ để xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, đến 2049 là 100 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành 1 nước phát triển đầy đủ, họ đang đi theo hướng đó và hướng ra biển, xây dựng TQ thành cường quốc biển”.

Trước sự việc, quan điểm nhất quán của VN, chủ trương đấu tranh toàn diện, phát huy sức mạnh trên cả thực địa, chính trị, ngoại giao, tuyên truyền đối ngoại với tinh thần hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, kiềm chế không để xảy xung đột, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế với mục tiêu cao nhất là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
H.Nhì - D.Tiến - Nguồn clip: VTV

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Chủ động phương án ứng phó tình huống xấu

Thủ tướng: Chủ động phương án ứng phó tình huống xấu

- Nhấn mạnh giữ quan hệ hợp tác bình thường, cùng có lợi với TQ, song Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chủ động tính toán các phương án ứng phó phù hợp khi xảy ra các tình huống xấu.


Phát biểu kết luận phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực cao nhất, bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết tâm, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu đã đề ra từ đầu năm.
TQ, ngư dân, tàu cá, cảnh sát biển, kiểm ngư
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: VGP

“Chính phủ không thay đổi định hướng điều hành, không điều chỉnh mục tiêu chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Để ứng phó với những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội do tình hình phức tạp trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh chủ trương VN xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các quan hệ kinh tế đều dựa trên nguyên tắc thị trường, bình đẳng, cùng có lợi.
“VN hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế trên thế giới chứ không phụ thuộc vào bất cứ nền kinh tế nào” - Thủ tướng khẳng định. Thủ tướng yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy nhanh tiến độ Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
“Các biện pháp bảo đảm nền kinh tế VN không phụ thuộc vào một thị trường nhất định đã được nêu ra trong nội dung Đề án tái cơ cấu nền kinh tế” - Thủ tướng cho biết.

Đẩy mạnh hỗ trợ ngư dân sửa tàu cá
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cùng với việc triển khai quan hệ hợp tác bình thường, cùng có lợi với TQ, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chủ động tính toán các phương án ứng phó phù hợp khi xảy ra các tình huống xấu; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; tận dụng, khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại, cam kết quốc tế; khuyến khích tiêu dùng nội địa, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN”, phát triển vùng nguyên liệu và chủ động về nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo hàng loạt các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm.
 Trong đó, yêu cầu các ngành đẩy nhanh tiến độ giải ngân và đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, chú trọng giải phóng mặt bằng, tái định cư, bố trí vốn đối ứng.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; triển khai các biện pháp hiệu quả khơi thông, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và hỗ trợ cho ngư dân đóng mới, sửa chữa tàu cá.
Cụ thể, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chi hỗ trợ 16.000 tỷ đồng cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư.
Tăng cường quản lý giá cả, thị trường; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và người dân như thuế, hải quan, tín dụng, đất đai...
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quốc phòng an ninh; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển đảo; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định TPP, các Hiệp định thương mại tự do VN - EU, VN - Hàn Quốc và với các đối tác khác.
Linh Thư

Máy bay Mỹ 2 lần bay qua khu vực giàn khoan

Máy bay Mỹ 2 lần bay qua khu vực có giàn khoan TQ


Trong khoảng thời gian từ khoảng 8h30 đến gần 13h ngày 30/6, tại khu vực TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã xuất hiện 2 máy bay của Mỹ bay qua.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN, từ 8h35 phút đến 10h34 phút ngày 30/6, các tàu Cảnh sát biển VN làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa đã phát hiện máy bay EP3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou) ở độ cao khoảng 200m.
TQ., giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, cảnh sát biển, Hoàng Sa
Máy bay và tàu TQ trên Hoàng Sa. Ảnh: Vietnam+

Sau đó, từ 10h46 phút tới 12h56 phút cùng ngày, Cảnh sát biển tiếp tục phát hiện máy bay RC135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m.
Ngoài ra, lực lượng chấp pháp trên biển VN cũng phát hiện một máy bay cánh bằng không rõ số hiệu khác bay ở độ cao 200m.
Cũng theo thông tin tổng hợp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong ngày 30/6, TQ đã sử dụng 118 tàu bảo vệ, 5 tàu chiến, 41 tàu hải cảnh, 3 tàu hải giám, 18 tàu kéo, 15 tàu vận tải và 33 tàu cá hoạt động xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.
Các tàu Cảnh sát biển mang số hiệu 9001, 9002, 8003, 4032, 4033, 4034 của VN vẫn kiên trì cơ động, tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để tổ chức tuyên truyền, quay phim chụp ảnh khẳng định chủ quyền.
Đáng chú ý, khi các tàu Cảnh sát biển tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 từ khoảng cách 10-11 hải lý, các tàu TQ đã tổ chức thành các nhóm từ 4-9 tàu các loại bật còi uy hiếp, sẵn sàng đâm va, ngăn cản các tàu của ta trên các hướng ở khoảng cách gần nhất từ 200-300m, không cho lực lượng tàu của ta tiếp cận gần giàn khoan.
Cũng theo ghi nhận từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển VN, trong ngày 30/6, vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 và giàn khoan Nam Hải 09 đều không có sự thay đổi.
Theo Vietnam+

Thứ trưởng Bộ GTVT trần tình việc Trung Quốc trúng thầu

Thứ trưởng Bộ GTVT trần tình việc Trung Quốc trúng thầu nghìn tỷ

"Quá trình ký hợp đồng được thẩm định kỹ không dựa vào nhà thầu bỏ giá bao nhiêu, ký bấy nhiêu", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường vừa có những trả lời thẳng thắn xoay quanh việc nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu A3 dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, giá trị 1.362 tỷ mới đây.
- Thưa ông, Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa chỉ mặt các nhà thầu TQ năng lực kém nhưng vẫn trúng thầu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng công trình bị kéo dài, đội vốn, không đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, VEC vừa cho biết Công ty công trình giao thông tỉnh Giang Tô, TQ vừa trúng gói thầu A3 dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, giá trị 1.362 tỷ.
Ông bình luận thế nào trước thông tin này? Xin ông cho biết cụ thể quy trình thẩm định năng lực nhà thầu được thực hiện theo nguyên tắc nào, dựa trên cơ sở nào, thưa ông?
-Tôi cho rằng, việc một nhà thầu TQ hay nhà thầu ngoại nào khác trúng thầu tại Việt Nam là bình thường. Chính sách mời thầu của Việt Nam là bình đẳng, công khai công bằng với tất cả các nhà thầu trong nước và quốc tế.
Bất cứ nhà thầu nào khi tham gia đấu thầu đều phải được thẩm định năng lực theo đúng nguyên tắc đấu thầu của pháp luật của Việt Nam. Riêng đối với những nhà thầu nước ngoài chúng ta yêu cầu các nhà thầu này phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, khi trúng thầu và sử dụng nhà thầu phụ phải có sự đồng ý của chủ đầu tư.
Thứ hai, việc huy động vốn tại Việt Nam cũng phải đảm bảo minh bạch, rõ ràng tránh tình trạng huy động vốn từ các nhà thầu phụ nhưng không thanh toán được, dẫn tới tình trạng trì trệ, chậm tiến độ, ảnh hướng tới chất lượng của công trình.
Thứ ba, tất cả các nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong đấu thầu cũng như trong quá trình thi công. Các yêu cầu của nhà thầu nằm ngoài quy định của chủ đầu tư cũng như luật pháp Việt Nam sẽ không được chấp nhận.
 Lễ ký hợp đồng với nhà thầu gói thầu xây lắp A3,
cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
- Trước thực tế Bộ trưởng đã chỉ rõ nhà thầu không đủ năng lực, bỏ thầu giá rẻ sau đó kéo dài thời gian, đội giá công trình... ham rẻ hóa đắt. Bài toán này đã được Bộ GTVT cân nhắc, tính toán chưa, cụ thể thế nào, thưa ông?
- Tôi khẳng định, không có chuyện ham rẻ hóa đắt như dư luận vẫn nghi ngại, tất cả quá trình bỏ thầu đều được rà soát theo quy định.
Khi tiến hành ký hợp đồng, chúng ta cũng đã tiến hành thẩm định rất nghiêm ngặt về năng lực nhà thầu, quá trình huy động máy móc, thiết bị, nguồn lực thực tế chứ không đơn giản chỉ dựa vào việc nhà thầu bỏ giá bao nhiêu chúng ta ký bấy nhiêu.
- Dư luận cho rằng, hầu hết các công trình do nhà thầu TQ thi công đều bị kéo dài thời gian, đội vốn gấp nhiều lần là do cơ chế xin -cho quá dễ, thiếu thì xin, xin là cho như hiện nay? Và nếu vậy, ông có lo ngại nó sẽ trở thành tiền lệ, trong trường hợp các công trình tiếp tục đội vốn thì sẽ làm thế nào, ai bù tiền thưa ông?
- Để tránh tình trạng công trình bị kéo dài, đẩy vốn Bộ GTVT đã có quy định:
Thứ nhất, các nhà thầu ngoại khi thi công công trình trúng thầu tại Việt Nam phải sử dụng lao động phổ thông tại địa phương, phải lựa chọn nhà thầu phụ tại Việt Nam.
Thứ hai, các gói thầu xây lắp từ nay sẽ phải căn cứ theo hợp đồng. Tất cả các dự án thi công không được phép vượt tổng thầu định mức, nếu vượt tổng mức lỗi bên nào bên đó phải tự bỏ tiền ra, Bộ GTVT không chịu trách nhiệm.
Ví dụ, nếu do tư vấn thiết kế, tư vấn thiế kế chịu trách nhiệm. Lỗi do thẩm định, giám sát sẽ do đơn vị thẩm định, giám sát phải chịu trách nhiệm.

- Tại sao nhà thầu ngoại năng lực kém vẫn trúng thầu, trong khi doanh nghiệp trong nước không có cơ hội để tiếp cận. Khó khăn ở đâu, là do vướng mắc về cơ chế hay do năng lực nhà thầu nội kém, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường: Cũng không hoàn toàn là như vậy. Trong hồ sơ mời thầu, khi thi công các công trình, đặc biệt là đối với những dự án tài trợ vốn ODA thường họ đưa ra yêu cầu rất cao để lựa chọn nhà thầu.
Tôi lấy ví dụ như, giá gói thầu quá lớn, đòi hỏi phải có những công trình tương tự... những yêu cầu này rất ít nhà thầu Việt Nam có thể đáp ứng được. Do đó, hiện nay mới có tình trạng đa số các nhà thầu Việt Nam đều chấp nhận là nhà thầu phụ.
Tuy nhiên, trước thực tế này Bộ GTVT sẽ xem xét có những điều chỉnh, hạ chuẩn đầu vào tạo điều kiện cho nhà thầu trong nước có thể tham gia đấu thầu. Vì hiện tại, doanh nghiệp VN cũng đã có những doanh nghiệp đã trưởng thành nhất định.
- Xin cảm ơn ông!

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Công ty công trình giao thông tỉnh Giang Tô đã ký hợp đồng gói thầu có giá trị 1.362,6 tỷ đồng nói trên.

Được biết, dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, có chiều dài hơn 139 km, trong đó gồm 131,5 km cao tốc và 8,02 km đoạn tuyến nối với QL1A. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc 4 làn xe, bề rộng mặt đường 26 mét, vận tốc thiết kế đạt 120km/h. Tổng mức đầu tư của dự án là 27.968 tỷ đồng.

Gói thầu A3 thuộc Hợp phần vay vốn của Ngân hàng Thế giới, đi qua địa phận tỉnh Bình Sơn, Quảng Ngãi dài 10,6 km, được xây dựng theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe.

Ngoài phần đường, các hạng mục chính của gói thầu A3 gồm việc xây dựng 3 cầu dài 1,03 km; 14 cống hộp dân sinh, 28 cống thoát nước với tổng khối lượng đất đá đào đắp trên 1,6 triệu m3; hơn 220.000 cấp phối đá dăm; trên 111.000 tấn bê tông nhựa các loại.

Theo Đất Việt

RIMPAC 2014 giúp Trung Quốc và Mỹ hiểu nhau hơn

Tướng Mỹ: RIMPAC 2014 giúp Trung Quốc và Mỹ hiểu nhau hơn

(Kienthuc.net.vn) - Các cuộc diễn tập trong khuôn khổ RIMPAC 2014 là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc tăng tính minh bạch và hiểu nhau hơn.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris phát biểu ngày 30/6 cho hay, cuộc tập trận hải quân mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 sẽ giúp các nước ứng phó với các diễn biến bất ngờ như họ đã làm khi siêu bão Haiyan đổ bộ Philippines năm ngoái hay khi máy bay Malaysia mang số hiệu MH370 mất tích hồi tháng 3.
“Đây là những sự kiện đa phương xảy ra trong thế giới thực. Nó (tức cuộc tập trận RIMPAC) giúp chúng ta rất nhiều nếu như chúng ta cùng nhau thực hành các phương án ứng cứu giống trong các bãi diễn tập”, Đô đốc Harris phát biểu với phóng viên trong buổi họp báo về cuộc tập trận kéo dài 1 tháng ở Hawaii.
Cùng với đó, quan chức quân đội Mỹ này cũng hi vọng, các cuộc diễn tập trong khuôn khổ RIMPAC 2014 còn là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc tăng tính minh bạch và hiểu nhau hơn.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris phát biểu tại cuộc họp báo về RIMPAC 2014 ở Haiwii ngày 30/6.
 
Trung Quốc hiện trong mối căng thẳng với các nước trong khu vực Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) hay Nhật Bản do các hành vi hung hăng ngang ngược nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông của chính Trung Quốc.
Trung Quốc coi các động thái của Mỹ đối với chính sách xoay trục châu Á-Thái Bình Dương là nỗ lực để đối phó với sự mở rộng quân sự cũng như sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh. Trong khi đó, phía Mỹ liên tục khẳng định rằng, sự chuyển hướng của họ đối với khu vực này không nhằm kiềm chế Trung quốc.
Ông Harris cho biết, sự hiện diện của các nước trong cuộc tập trận RIMPAC 2014 giúp các nước đưa ra một tuyên bố rằng, họ phải cải thiện sự hợp tác với nhau bất chấp những bất đồng. Ông cho biết, “việc gia tăng rủi ro” trong khu vực có thể phá vỡ sự ổn định và ảnh hưởng tới “sự thịnh vượng chung của chúng ta”.
Từ năm 1998, Trung Quốc thường hay cử các chuyên gia quân sự tới cuộc tập trận này, tuy nhiên họ chưa bao giờ triển khai các tàu chiến tới sự kiện trên. Năm nay, nước này đã gửi 4 tàu, 2 máy bay trực thăng, 1 đơn vị biệt kích và 1 đội lặn với 1.100 binh sĩ và thủy thủ.
Thanh Nga (theo AP)