Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Sư Tử Nâu

Đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Sư Tử Nâu

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhấn nút đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Sư Tử Nâu.
Tối 24/10, tại TP.HCM, lễ đón dòng dầu đầu tiên mỏ Sư Tử Nâu, khu vực mở rộng mỏ Sư Tử Vàng – Lô 15.1 đã được tổ chức. 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn nút đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Sư Tử Nâu tối 24/10
Cùng các đại biểu tiến hành nghi thức nhấn nút đón nhận dòng dầu đầu tiên mỏ Sư Tử Nâu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này, coi đây tiếp tục là bước phát triển mới của lĩnh vực cốt lõi của ngành dầu khí là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. 
Phó Thủ tướng mong muốn các đơn vị ngành dầu khí năng động, sáng tạo và quyết liệt thực hiện các dự án an toàn, hiệu quả và tìm các giải pháp kỹ thuật tăng năng suất, tăng sản lượng và phấn đấu đạt vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long hoàn thành tốt việc vận hành khai thác, quản lý mỏ và các công trình khai thác, bảo đảm khai thác các mỏ dầu khí trong Lô 15.1 an toàn, hiệu quả; tích cực triển khai thực hiện tốt các hoạt động dầu khí trong khuôn khổ hợp đồng dầu khí Lô 15.1 để có thể thu được thành công hơn nữa.
Tổng giám đốc Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), ông Đỗ Văn Khạnh cho biết, thành công của dự án này sẽ mở ra triển vọng lớn cho việc áp dụng vào thực tiễn phát triển các mỏ nhỏ và cận biên tại Bể Cửu Long và ở các khu vực khác của Việt Nam trong tương lai. 
Đồng thời tiếp tục khẳng định năng lực, vai trò chủ chốt của các kỹ sư, cán bộ người Việt Nam trong việc nắm bắt, làm chủ các dự án phát triển mỏ từ công tác lập kế hoạch đến triển khai các hạng mục công việc liên quan. Đối với PVEP, đây là mỏ thứ 7 trong kế hoạch đưa 9 mỏ mới vào khai thác trong năm 2014.
Mỏ Sư Tử Nâu nằm ngoài khơi cách Vũng Tàu khoảng 180km về hướng Đông Nam, thuộc Lô 15.1 do Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) là nhà điều hành. Đối tượng khai thác là tầng móng có cấu trúc riêng biệt, với những hệ thống nứt nẻ rất lớn ở phía Tây Nam của mỏ, được phát triển trong trung tâm của những nếp lồi lớn do ảnh hưởng của vận động kiến tạo nội tại.
Cửu Long JOC là đơn vị liên doanh giữa PVEP với các đối tác nước ngoài SK, KNOC (Hàn Quốc) và Perenco (Pháp).
Trường Giang

Ấn Độ quyết chi 13 tỷ USD nâng cấp vũ khí phòng Trung Quốc

Ấn Độ quyết chi 13 tỷ USD nâng cấp vũ khí phòng Trung Quốc

Chính phủ Ấn Độ hôm 25/10 đã quyết định thông qua các dự án vốn bị trì hoãn lâu nay trị giá 13,1 tỷ USD để hiện đại hóa số vũ khí dưới thời Liên Xô cũ và thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.
 
Động thái này đã thể hiện tham vọng của chính quyền Thủ tướng Narendra Modi nhằm nâng cấp lực lượng quân đội Ấn Độ cũng như năng lực quốc phòng nhất là sau các vụ đụng độ với Pakistan và đối đầu với quân đội Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp. 
Theo tờ Press Trust of India (PTI), Hội đồng Thu mua Quốc phòng Ấn Độ hôm 25/10 đã phê chuẩn các bản đề xuất mua sắm vũ khí trị giá 800 tỷ rupee (13,1 tỷ USD) trong cuộc họp do Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley chủ trì. 
Máy bay Dornier của quân đội Ấn Độ.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, hiện đang triển khai chương trình nâng cấp quốc phòng trị giá 100 tỷ USD. Hồi tháng Sáu, Ấn Độ cũng đã phê chuẩn các bản đề xuất mua sắm vũ khí gần 3,5 tỷ USD. 
Với vị trí là quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất trên thế giới, Ấn Độ đã giúp Mỹ chiếm vị trí là nhà cung cấp vũ khí số 1 của quốc gia này từ tay Nga. Tuy nhiên, do trong nhiều thập niên qua, quá trình thu mua vũ khí diễn ra chậm chạp cùng việc chính phủ tiền nhiệm không mua sắm khí tài, đã khiến quân đội Ấn Độ thiếu vắng nhiều vũ khí chủ chốt. 
Song, dưới sự điều hành của đảng Bharatiya Janata, Ấn Độ đã dần từng bước cải thiện lĩnh vực quân sự khi nhập khẩu tới 70% vũ khí quốc phòng. 
Hồi tháng Tám, Thủ tướng Modi còn hối thúc Ấn Độ xây dựng một đội quân mà bất cứ nước nào cũng phải “nể sợ” quốc gia Nam Á này. Ngoài ra, ông Modi kêu gọi Ấn Độ cần giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí mà cần tập trung vào nghiên cứu, thiết kế và sản xuất khí tài nội địa. 
Dẫn lời giới chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, PTI cho hay New Delhi đã phê chuẩn đề xuất đầu tư 500 tỷ rupee để sản xuất 6 tàu ngầm nội địa cho lực lượng hải quân và mua 8.356 quả tên lửa của Israel cùng 12 máy bay Dornier. Thậm chí, chính quyền của Thủ tướng Modi còn cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành quốc phòng Ấn Độ để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa quân sự. 
Ấn Độ và Pakistan đã từng xảy ra 3 cuộc chiến. Trong đó, 2 cuộc chiến liên quan tới vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir trên dãy Himalaya. Ngoài ra, chương trình hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ còn nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng lớn của quân đội Trung Quốc.  
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Press Trust of India (PTI), tờ báo lớn nhất tại Ấn Độ, đặt trụ sở tại New Delhi. 
MINH THU (lược dịch)

Ấn Độ ‘giả vờ’ đối thoại để chiếm biên giới

Báo Trung Quốc: Ấn Độ ‘giả vờ’ đối thoại để chiếm biên giới

Ấn Độ đang giả vờ quan tâm tới các cuộc đối thoại ngoại giao nhằm che giấu mục đích thực sự tăng cường sự hiện diện quân sự và củng cố quyền kiểm soát các vùng tranh chấp với Trung Quốc.
 
Theo tạp chí Xinmin Weekly tại Thượng Hải, giới bình luận chính trị Trung Quốc lâu nay cho rằng trong nhiều năm qua, Ấn Độ đã nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực Đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 2.000 km  - ranh giới tạm thời chạy dọc dãy núi Himalayas giữa Trung Quốc và Ấn Độ. 
Đây được xem là một phần trong “hành động chiến lược” nhằm giúp New Delhi giành thêm lợi thế trong các cuộc đàm phán phân chia biên giới với Trung Quốc. Trên thực tế, một số ý kiến cho rằng các cuộc đàm phán còn là chiến thuật trì hoãn giúp Ấn Độ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng kiểm soát các khu vực đang xảy ra tranh chấp. 
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp đón nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới New Delhi hôm 17/9. 
Một trong những bằng chứng được tạp chí Xinmin Weekly trích dẫn là cuộc họp lần thứ 13 về vấn đề biên giới giữa hai nước được tổ chức tại New Delhi từ ngày 7 – 8/8. Cuộc họp này được đánh giá là khá thành công khi hai bên đồng thuận thiết lập đường dây nóng. 
Tuy nhiên, ngay sau đó, Ấn Độ đã thông báo kế hoạch xây dựng một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu nằm dọc đường biên giới nước này với Trung Quốc đồng thời triển khai một đoàn xe tăng tới vùng biên giới trọng điểm Arunachal Pradesh, khu vực chính thức trở thành một bang của Ấn Độ vào tháng 2/1987. Trong khi đó, Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh là một vùng chiến lược quan trọng của quận Tawang thuộc Tây Tạng. 
Trong hơn một thế kỷ qua, mối quan hệ Trung - Ấn đã không ít lần trở nên căng thẳng xung quanh vấn đề phân chia biên giới. Điển hình, khu vực biên giới giữa hai nước từng xảy ra chiến tranh vào năm 1962. 
Tổng diện tích vùng tranh chấp giữa Trung - Ấn vào khoảng 125.000 km2 và chia thành 3 khu vực. Một nửa khu vực miền đông Arunachal Pradesh rộng khoảng 90.000 km2. Một nửa khu vực còn lại nằm dưới sự kiểm soát của Ấn Độ rộng 2.000 km2. Và khu vực phía tây thuộc quận Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát thuộc một phần khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương rộng 33.000 km2. 
Suốt 50 năm qua, Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại Arunachal Pradesh mà theo giới bình luận Trung Quốc, New Delhi đã huy động 1/3 lực lượng quân đội tới khu vực này tương đương 100.000 binh sĩ. Ngoài ra, Ấn Độ còn triển khai các chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Su-30 cùng xe tăng T-72 cũng như buộc một số sân bay trong vùng Arunachal Pradesh trao quyền kiểm soát cho quân đội. 
Song, mới đây, quan chức Trung - Ấn đã ra thông báo về hàng loạt biện pháp nhằm giảm thiểu tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới như thiết lập đường dây nóng đối thoại và tiến hành “các cuộc họp thường xuyên” giữa sở chỉ huy quân sự, các đơn vị chiến đấu gần biên giới và lực lượng biên phòng hai nước. Thậm chí, hai bên còn dự định tổ chức các cuộc họp ngay tại khu vực biên giới tranh chấp và lắp sẵn hệ thống viễn thông giữa phòng tuyến đầu biên giới hai nước. 
Một động thái khác thể hiện thiện chí giữa hai nước là khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thông cáo rằng cuối tháng trước, Bắc Kinh và New Delhi “đã đồng loạt rút quân nhằm tái thiết nền hòa bình” tại khu vực biên giới tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung chống khủng bố vào giữa tháng 11 tới. 
Binh sĩ Trung - Ấn tại LAC. 
Những biện pháp mới trên được đưa ra sau khi hàng ngàn binh sĩ Trung - Ấn cùng xuất hiện tại vùng biên giới tranh chấp. Hai hai bên còn không ngừng đổ lỗi cho nhau xây dựng đường xá cũng như đài quan sát tại khu vực này. 
Hồi tuần trước, Bắc Kinh còn bày tỏ mối quan ngại trước kế hoạch xây dựng 2.000 km đường trị giá 400 tỷ rupee (6,5 tỷ USD) tại Arunachal Pradesh. Đây được xem là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử Ấn Độ. 
Giới bình luận chính trị Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cho rằng Ấn Độ đang xâm chiếm trái phép lãnh thổ Trung Quốc trong 50 năm qua. Các nhà bình luận nhận định những nỗ lực tăng cường sự hiện diện quân sự của Ấn Độ sẽ chỉ “hoàn toàn vô ích” và khẳng định Bắc Kinh đã giành thắng lợi trong cuộc chiến Trung - Ấn năm 1962. Ngoài ra, việc Trung Quốc rút quân cũng như đơn phương tuyên bố ngừng bắn là hành động mang tính “nhân nhượng” với Ấn Độ. 
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Xinmin Weekly, tạp chí xuất bản tại Thượng Hải thuộc quản lý của Wenhui-xinmin United Press Group. Số ra đầu tiên vào tháng 1/1999. 
MINH THU (lược dịch)

Tập Cận Bình cho công bố ảnh, bài viết cũ

Tập Cận Bình cho công bố ảnh, bài viết cũ để củng cố quyền lực?


(GDVN) - Chiến dịch xuất bản các bài báo, bài phát biểu của Tập Cận Bình nhằm giúp ông củng cố vị trí, quyền lực trong đảng. Trên thực tế Tập Cận Bình đã mạnh hơn...

Ông Tập Cận Bình xuống thăm một nhà máy tại quận Hà Phố, Ninh Đức, Phúc Kiến năm 1988.
Bưu điện Hoa Nam ngày 26/10 đưa tin, các bức ảnh được chụp cách đây 20 năm về các hoạt động đi thăm nông trại, nhà máy và ăn tối với một gia đình dân tộc thiểu số Trung Quốc của ông Tập Cận Bình thời trẻ đang được công bố trực tuyến.
Cuốn tiểu luận về xóa đói giảm nghèo do ông Bình chắp bút và luận án tiến sĩ của ông cũng được tái bản. Động thái này được các học giả xem như nhằm củng cố quyền lực của ông trong đảng Cộng sản Trung Quốc.
Những bức ảnh này được chụp giữa năm 1988 và 1990, trong khoảng thời gian Tập Cận Bình làm Bí thư Ninh Đức, một thành phố thuộc tỉnh Phúc Kiến nghèo và lạc hậu so với phần còn lại của tỉnh này. Những bức ảnh xuất hiện lần đầu trong cuốn sách tổng hợp khoảng 20 bài tiểu luận và bài giảng của ông về xóa đói giảm nghèo.
Cuốn sách này có các chủ đề bao gồm: Chung chiến hào, hiểu quần chúng, trách nhiệm người lãnh đạo, nông nghiệp và báo chí đã được tái bản hồi tháng 8 vừa qua và hiện có sẵn trên trang web của tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhật báo Phúc Kiến mới đây xuất bản bài xã luận kêu gọi học tập sách xóa đói giảm nghèo có thể đóng vai trò quan trọng giúp người Trung Quốc hiểu được những ý tưởng, chiến lược và quan điểm điều hành đất nước cũng như phong cách làm việc của Tập Cận Bình.
Trần Huệ Vinh, một trợ lý giáo sư chính trị đại học Giao thông Thượng Hải cho biết, phiên bản mới của cuốn sách là một phần trong chiến dịch xuất bản các bài báo, bài phát biểu của Tập Cận Bình nhằm giúp ông củng cố vị trí, quyền lực trong đảng. Trên thực tế Tập Cận Bình đã mạnh hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào.
Nó cũng nhằm mục đích thúc đẩy các ý tưởng, quan điểm của Tập Cận Bình phổ biến trong công chúng và khuyến khích các quan chức chính phủ tìm hiểu ý tưởng của mình trong việc quản lý, điều hành đất nước.
Nội dung luận án tiến sĩ của Tập Cận Bình năm 2001 tại đại học Thanh Hoa cũng đã được tái bản sau khi tờ Tin tức Bắc Kinh có bài phân tích về nó hồi tháng 7. Luận án tiến sĩ của ông Bình nghiên cứu về kinh tế thị trường ở nông thôn Trung Quốc.
Tập Cận Bình nói chuyện với các cựu chiến binh.
Tập Cận Bình vác cuốc xuống 1 trang trại ở Ninh Đức.
Tập Cận Bình ăn tối với một gia đình dân tộc thiểu số.
Tập Cận Bình làm việc với chính quyền cấp dưới thuộc thành phố Ninh Đức.

Trung Quốc lo sợ Mỹ tăng cường phòng thủ tên lửa

Trung Quốc lo sợ Mỹ tăng cường phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản


(GDVN) - Mỹ thành lập một trung đội radar phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương, sẽ triển khai 2 tàu khu trục Aegis... đối phó Bắc Triều Tiên, TQ, Nga.

Mỹ thành lập trung đội radar phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương
Hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 22 tháng 10 đưa tin, trung đội phòng thủ tên lửa 14 Lục quân Mỹ cùng ngày tổ chức lễ thành lập ở căn cứ Kyougamisaki của Lực lượng Phòng vệ Trên không, thành phố Kyōtango, Kyoto. Trung đội này chủ yếu phụ trách sử dụng radar X-band cảnh báo sớm phòng thủ tên lửa.
Radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo X-band Mỹ
Tại buổi lễ, Chuẩn tướng Lục quân Mỹ Eric Sanchez đọc diễn văn cho biết: "Sẽ tích cực cống hiến cho an ninh tập thể của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Theo tiết lộ của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trạm thông tin Kyougamisaki của Quân đội Mỹ sẽ được bố trí nhiều nhất khoảng 160 người, bao gồm khoảng 20 binh sĩ Quân đội Mỹ và các nhân viên kỹ thuật dân sự.
Sau khi kết thúc buổi lễ, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kenji Harada cho biết, triển khai radar X-band "giúp cho chúng tôi có năng lực ứng phó tên lửa bay đến từ bên kia biển Nhật Bản. Dưới sự hiểu biết và phối hợp của người dân địa phương, Chính phủ sẽ tích cực áp dụng các biện pháp an ninh".
Theo bài báo, vài chục người dân địa phương đã tiến hành phản đối ở xung quanh căn cứ, kêu to "không được làm mất an toàn và sự yên tâm của người dân".
Mỹ bắt đầu lắp radar X-band ở Nhật Bản
Hãng Itar-Tass Nga ngày 21 tháng 10 cũng đưa tin, Quân đội Mỹ từ ngày 21 tháng 10 bắt đầu lắp hệ thống radar phòng thủ tên lửa mới ở Nhật Bản. Công tác lắp ráp được tiến hành ở căn cứ thông tin Quân đội Mỹ tại thành phố Kyōtango, Nhật Bản, duyên hải biển Nhật Bản.
Radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo X-band Mỹ
Hệ thống này sẽ khởi động trang bị trong năm nay, đến tháng 12 tới chính thức đưa vào vận hành. Vì vậy, trong vùng trời dưới 6.000 m ở bán kính 6 km xung quanh căn cứ đã bị cấm bay. Trọng lượng bộ kiện chính của hệ thống radar này là 34 tấn. Bức xạ điện từ của hệ thống này là 8 - 12 gigahertz.
Được biết, hệ thống này có thể phát hiện tên lửa đạn đạo ngoài 4.000 km, đồng thời tiến hành theo dõi và phán đoán chính xác thật giả của đầu đạn. Mỹ đã sử dụng loại hệ thống radar cơ động này ở thành phố Tsugaru, tỉnh Aomori, miền bắc Nhật Bản. Như vậy, hiện nay, có 2 radar X-band được triển khai ở Nhật Bản.
Bài báo cho biết, việc triển khai hệ thống radar cảnh báo sớm này thứ nhất là ứng phó với chương trình tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhưng nó cũng có thể dùng để nhằm vào Nga và Trung Quốc.
Trung Quốc phản đối Mỹ triển khai radar ở Nhật Bản
Hãng tin Reuters Anh ngày 23 tháng 10 đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cho biết, một hệ thống radar X-band (sóng ngắn) ngày 21 tháng 10 đã được chuyển tới một cơ sở thông tin của Quân đội Mỹ tại khu vực Kyoto, phía tây Nhật Bản. Hệ thống này dự kiến sẽ hoàn toàn đưa vào sử dụng trước cuối năm 2014.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh
Đối với vấn đề này, ngày 24 tháng 10, Chính phủ Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ tên là Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo rằng: "Quốc gia cá biệt thúc đẩy triển khai phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương, muốn có an ninh đơn phương, không có lợi cho lòng tin và sự ổn định chiến lược của khu vực, không có lợi cho hòa bình, ổn định của Đông Bắc Á".
Theo bà Oánh, quốc gia liên quan không nên lợi dụng cớ để "làm việc tổn hại cho lợi ích an ninh của nước khác". Bà Oánh cho rằng, hoạt động liên quan của radar phòng thủ tên lửa "rất đáng quan ngại".
Hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm 2 tàu khu trục Aegis tại Nhật Bản
Theo tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc, Hải quân Mỹ tuyên bố, 2 tàu khu trục có năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ được triển khai trên tuyến đầu Nhật Bản.
Hai tàu chiến có hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis này là tàu khu trục USS Benfold (DDG-65) và USS Milius (DDG-69), hiện đều đậu ở cảng chính tại San Diego, California.
Tàu khu trục Aegis USS Benfold (DDG-65) Hải quân Mỹ
Hai tàu chiến này sẽ trở thành một phần của "lực lượng hải quân triển khai tuyến đầu" tại Yokosuka, Nhật Bản.
Tàu khu trục USS Benfold (DDG-65) sẽ triển khai ở Nhật Bản vào mùa hè năm 2015, còn tàu khu trục USS Milius (DDG-69) sẽ triển khai vào mùa hè năm 2017.
Khi báo cáo sự kiện thay đổi căn cứ lần này, Hải quân Mỹ cho biết: "Động thái này đã trực tiếp xác nhận thông cáo tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Khi đó, ông Chuck Hagel tuyên bố, Hải quân Mỹ cam kết trước năm 2017 sẽ điều thêm 2 tàu chiến có năng lực phòng thủ tên lửa đến bảo vệ Nhật Bản".
Hải quân Mỹ cho biết, hai tàu khu trục này sẽ hoàn thành tất cả nâng cấp hiện đại hóa trung hạn trước khi thay đổi căn cứ. Chúng sẽ trang bị hệ thống tác chiến Aegis Baseline 9 mới nhất, hệ thống này có năng lực tác chiến trên và dưới biển cũng như phòng thủ tên lửa đạn đạo. Những nâng cấp khác sẽ bao gồm lắp đài chỉ huy tích hợp hoàn toàn, đài điều khiển thiệt hại, cải tiến thiết bị máy móc và bố trí nhà bếp cao cấp, thiết bị tính toán hàng thương mại.
Hải quân Mỹ cho biết: "Là một phần của hệ thống tác chiến Aegis, mỗi tàu chiến sẽ trang bị hệ thống bắn thẳng đứng MK-41 để bắn nhiều loại tên lửa dẫn đường và có năng lực triển khai các hành động tác chiến phòng thủ và tấn công đối với máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và các mục tiêu trên bờ".
Ngoài điều 2 tàu chiến này tăng cường lực lượng tác chiến tiền duyên cho Hạm đội 7, Hải quân Mỹ còn có kế hoạch điều 1 tàu khu trục Aegis tới Nhật Bản.
Tàu khu trục Aegis USS Milius (DDG-69) trong biên đội tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69)

Lo TQ, Ấn Độ chuyển sang 'hai gọng kìm'

Lo TQ lấn sân, Ấn Độ chuyển sang 'hai gọng kìm'

Nếu trước kia Ấn Độ chỉ xem biển Đông như "một phương án dự trù" thì trước sự trỗi dậy của TQ, cường quốc này mới tăng tốc việc triển khai chính sách Hướng Đông, với chiến lược "hai gọng kìm".LTS:Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (27-29/10/2014) đang thu hút nhiều quan tâm. Kế hoạch này đã được thông báo trong chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ hồi tháng 9, dự kiến nhấn mạnh đến nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, hợp tác quốc phòng, đến triển khai tiếp tục các dự án dầu khí giữa hai bên tại biển Đông. Ngoài ra, chuyến đi chắc hẳn sẽ được dư luận quốc tế đặt trong bối cảnh một nước Ấn Độ trỗi dậy dưới thời tân Thủ tướng Narendra Modi.
Vị tân Thủ tướng Ấn Độ được so sánh với Shinzo Abe của Nhật, Tony Abbott của Úc, là một lãnh đạo thuộc cánh hữu, thiên về đề cao chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại, và cứng rắn hơn trong tiếp cận quốc phòng. Dù chỉ mới đảm nhận cương vị, nhưng các bước hợp tác của tân Thủ tướng N. Modi với Nhật, Úc, Trung Quốc, Mỹ đã tạo nhiều ấn tượng tích cực. Từ chính sách hướng Đông đã trải qua gần 3 thập kỷ, đến việc can thiệp sâu hơn để tạo thế cân bằng lực lượng tại biển Đông... đã cho thấy những tín hiệu hợp tác Việt Nam - Ấn Độ dường như đang chuẩn bị vào một "giai đoạn vàng".
Ấn Độ và chính sách hướng Đông
Tuyến đường biển nối liền giữa Ấn Độ Dương và biển Đông đã trở thành tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới ngay từ thời cổ xưa. Nhiều tên gọi khác nhau đã được ví von như "con đường tơ lụa trên biển", "con đường hồ tiêu" hay "con đường hương liệu". Mối quan hệ gắn bó lâu đời với khu vực Đông Nam Á trong quá khứ đã góp phần định hình nên tư duy "Hướng Đông" của Ấn Độ trong thời hiện đại.
Bắt đầu từ thập niên 1950, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã cụ thể hoá định hướng trên. Xác định vai trò "đầu não thế giới" của con đường biển dẫn ra Thái Bình Dương, ông Neru cho rằng "Ấn Độ không thể không đóng một vai trò quan trọng ở khu vực này".
Đến năm 1994, Thủ tướng Ấn Độ Narasimha Rao tuyên bố Châu Á - Thái Bình Dương là "tấm ván bật" để tiến vào thị trường toàn cầu. Và Đông Nam Á là điểm quan trọng đầu tiên. Từ nhận thức đó, Ấn Độ đã là một trong những cường quốc bên ngoài khu vực có sự hiện diện về thương mại - văn hoá cũng như tạo được sự gắn kết về lợi ích sớm nhất tại biển Đông.
Ban đầu Ấn Độ chỉ xem biển Đông như "một phương án dự trù" để đảm bảo tiêu chuẩn cho sự phát triển của một cường quốc hàng hải của thế giới với khả năng kiểm soát an ninh hàng hải ở các vùng biển kế cận. Phải đến đầu những năm 2000, khi sự trỗi dậy của Trung Quốc đã lan ảnh hưởng sang tận khu vực Nam Á - "sân nhà" của Ấn Độ, cường quốc này mới tăng tốc việc triển khai chính sách Hướng Đông.
Mục tiêu chính là chuyển từ thế "chủ động phòng ngự" sang "chủ động tiến công" với chiến lược "hai gọng kìm". Một mặt, Ấn Độ nâng cấp một loạt quan hệ song phương và đa phương với Nhật Bản, Hàn Quốc. Mặt khác, New Delhi đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khối ASEAN cũng như các thể chế hợp tác liên khu vực Nam Á - Đông Á. Chính sách Hướng Đông cũng từ đó chuyển từ các trụ cột về hợp tác kinh tế - văn hoá sang các nội dung hợp tác về chính trị - an ninh trong "kỷ nguyên chứng kiến sự trỗi dậy của thời đại biển".
Đến tháng 04/2004, Ấn Độ công bố "học thuyết biển (India's Maritime Doctrine)", xác định sẽ nâng tầm kiểm soát an ninh từ khu vực Ấn Độ Dương, thông qua tuyến hàng hải huyết mạch để đến các vùng biển xa hơn của châu Á. Tháng 8/2005, lần đầu tiên Ấn Độ triển khai lực lượng hải quân ở biển Đông, đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia có vị thế quan trọng trong khu vực từ năm 2005 đến 2012, thường được gọi là giai đoạn 2 của chính sách Hướng Đông.
Ấn Độ, biển Đông, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hướng Đông, Trung Quốc, Narendra Modi
Ngày 4/6/2013, đội tàu khu trục của hải quân Ấn Độ đã đến Đà Nẵng. Ảnh: Báo Lao động
Việt Nam như một cầu nối
Trong bức tranh tổng thể của chính sách hướng Đông của Ấn Độ, vị trí chiến lược của Việt Nam được xem như một cầu nối. Sau khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược năm 2007, Việt Nam đóng vai trò "trục liên kết chính" trong "hành lang hợp tác Ấn Độ - Việt Nam - Nhật Bản", giúp Ấn Độ đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh hàng hải trên tuyến đường từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Trong trục đó, biển Đông trở thành cầu nối hàng hải tối quan trọng.
Đến năm 2014, dưới sự dẫn dắt của Chính phủ Liên minh Dân chủ quốc gia do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, Ấn Độ tiếp tục  hoàn thiện những mục tiêu Hướng Đông trong thế "chủ động tiến công". Một trong những phương châm là chuyển từ "chính sách Hướng Đông" thành "Hành động phía Đông". Với phương châm này, Thủ tướng Narendra Modi đang cố gắng thể hiện làm "đậm màu" các đường lối trước đó, và tạo nên dấu ấn riêng của mình.
Để đối trọng với "con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy "hành lang kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" với cầu nối huyết mạch là biển Đông. Vùng biển này đồng thời cũng trở thành mục tiêu chung trong chính sách đảm bảo an ninh hàng hải của hai quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới là Mỹ và Ấn, như Tuyên bố chung Mỹ - Ấn vừa ký kết ngày 30/9 vừa qua.
Sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của biển Đông cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược kiểu mẫu với Việt Nam đã thúc đẩy Chính phủ mới của Ấn Độ có những bước đi quyết liệt. Khẳng định nhất quán quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vẫn còn nhiều tiềm năng, liên tiếp các chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ từ năm 2012. Gần đây nhất là chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ vào tháng 8/2014 và chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ ngay sau đó. Hai chuyến đi này đã chứng tỏ vai trò đối tác chính trị - an ninh quan trọng đặc biệt của Việt Nam trong chiến lược "viễn giao cận công" của người Ấn.
Quan trọng hơn, bất chấp sự phản đối công khai của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn duy trì khoản tín dụng lên đến 100 triệu USD trong lĩnh vực an ninh hàng hải cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cường quốc đang lên của khu vực Nam Á này vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí (đã bắt đầu từ những năm 1980) tạo các lô nằm trong vùng biển mà Trung Quốc vẫn tự nhận là "vùng tranh chấp".
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee ngày 18/9 thậm chí còn lên tiếng khẳng định các lô dầu khí đang hợp tác cùng thăm dò khai thác vì mục tiêu thương mại, và đều hoàn toàn nằm trong vùng biển của Việt Nam, chứ không phải là vùng tranh chấp như quan điểm của Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ lập trường ủng hộ Việt Nam của Ấn Độ trong vấn đề biển Đông - một động thái rất hiếm gặp trong các phát ngôn chính thức từ các cường quốc khác.
Như vậy, với những bước chuyển mình tích cực, Ấn Độ đang hoàn thiện dần chính sách "kiềm toả hoà bình" Trung Quốc với những bước củng cố về đối nội lẫn đối ngoại, trong khu vực lẫn liên khu vực. Trong sách lược đẩy mạnh tư duy Hướng Đông của Ấn Độ, mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, vốn vẫn được ví như "bầu trời sáng trong không một gợn mây", với những tương đồng trong quá khứ, lẫn hiện tại, tạo ra những kỳ vọng hứa hẹn cho tương lai. Trong thế "ngoạ hổ - tàng long", sự phát triển của mối quan hệ Việt - Ấn được kỳ vọng trở thành chìa khoá trọng yếu cho quá trình giải quyết ôn hoà các xung đột ở khu vực theo đúng chủ trương hòa bình của Việt Nam và tư duy "bất bạo động" của người Ấn.
Lục Minh Tuấn (ĐH KHXH&NV, Tp. HCM)

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Chôm chôm Việt nam... đen thui tại siêu thị Mỹ!

Nông sản Việt "xuất ngoại":Chôm chôm... đen thui tại siêu thị Mỹ!

 Ngay đến gạo là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam, ai cũng tự hào nhưng tự hào nỗi gì khi không có thương hiệu?

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam thẳng thắn nói với Đất Việt khi bàn về những "người khổng lồ" của nông sản Việt.
Không thấy bóng dáng thương hiệu nông sản Việt trên thế giới
Vài năm nay trái chôm chôm Việt Nam đã tìm được đường sang Mỹ khiến nhiều nhà vườn và doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây rất hào hứng. Tuy nhiên, chuyến đi Mỹ mới đây của PGS.TS Nguyễn Minh Châu khiến ông buồn nhiều khi chứng kiến thân phận trái cây Việt.
"Nếu như trái chôm chôm đỏ tươi thì tôi có thể tự hào mà khoe rằng trái cây nước tôi đấy, đằng này vỏ của chúng đen thui, sắp hỏng nằm chỏng chơ khiến tôi xấu hổ. Người trồng chôm chôm ở Việt Nam có lẽ cũng chẳng biết trái cây của mình ra sao trên đất Mỹ".
Tương tự, ông Châu cố gắng đi tìm gạo Việt Nam nhưng chỉ thấy toàn gạo Thái Lan với đủ các loại.
"Ai cũng tự hào gạo là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam nhưng tự hào nỗi gì khi không có thương hiệu? Nông sản Việt chưa có thương hiệu trên thế giới, cái người ta vẫn quảng cáo chỉ là mấy thương hiệu ở phạm vi nội địa may mắn cạnh tranh khá hơn so với các sản phẩm khác cùng loại".
Theo ông Nguyễn Minh Châu, nông sản Việt chưa có thương hiệu tầm thế giới
Theo ông Nguyễn Minh Châu, nông sản Việt chưa có thương hiệu tầm thế giới
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho rằng, nông sản Việt yếu toàn bộ từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, tiếp thị, xuất khẩu.
"Người trồng thì không quan tâm đến chất lượng và thương hiệu, hễ cái gì bán được thì cứ trồng, hoặc thấy ai trồng cây gì hiệu quả thì bắt chước trồng theo. Hậu quả là mỗi khi thị trường biến động, cung vượt cầu, thì nông dân sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu thiệt hại.
Lực lượng marketting không nắm được đối thủ, người mua, giá cả, bán khi nào... Hễ bên kia có người mua thì doanh nghiệp bên này lập tức thu gom rồi đem xuất theo kiểu buôn chuyến, giá cả tự định, càng rẻ càng thiệt cho đất nước bởi bán rẻ thì mua rẻ, chỉ chết nông dân. Biết bao lần doanh nghiệp Việt bị dọa hoặc bị kiện bán phá giá vì bán quá rẻ.
Thậm chí một bao gạo của Việt Nam chẳng biết có bao nhiêu loại gạo được trộn vào. Họ chẳng cần uy tín, chỉ cốt sao cho bán được hàng lần này và hy vọng (chứ không chắc chắn) lần sau cũng bán được", ông Châu chỉ rõ.
Vì không có thương hiệu nên nông sản Việt luôn phụ thuộc vào một thị trường, hễ họ tạm ngừng nhập khẩu là nông sản Việt, từ thanh long, dưa hấu... đến cà chua chất đống ngoài ruộng, bỏ thối hoặc cho trâu bò ăn.
Ông Châu trăn trở: "Từ rất lâu rồi cứ nói về chiến lược xây dựng thương hiệu cho các nông sản hàng đầu như  gạo, tiêu, điều, cà phê... nhưng bàn chỉ để bàn mà thôi, Việt Nam vẫn giữ nguyên quy trình trồng, thu hoạch rồi bán thô nguyên liệu. Dù có lợi thế về vùng nguyên liệu, khí hậu, dù vẫn tăng số lượng xuất khẩu... nhưng nông sản Việt phát triển không hề bền vững, Việt Nam vẫn chưa tạo ra được một thương hiệu nông sản uy tín nào trên bản đồ xuất khẩu nông sản thế giới".
Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết, trừ... đất, nông dân?
Học New Zealand làm thương hiệu
Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, để nông sản Việt phát triển bền vững nhất thiết phải xây dựng thương hiệu. "Tuy nhiên thương hiệu không phải tự nhiên mà có. Đó là sự nỗ lực, đòi hỏi một thời gian rất dài, 10 năm, 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa và ai cũng phải tuân thủ mục tiêu ấy", ông Châu nói.
Muốn vậy, cần thu về một mối từ khâu sản xuất, tiếp thị, đến khâu xuất khẩu. “Phải có sự liên kết phối hợp giữa nông dân với nhau, nông dân với doanh nghiệp. Nhà nước giữ vai trò quản lý, khâu nối, ngoài việc hỗ trợ nông dân làm VietGAP, GlobalGAP cần có định hướng cho doanh nghiệp; không để xuất khẩu cạnh tranh thiếu lành mạnh, giành giật thị trường, khách hàng của nhau bằng cách giảm giá, giảm chất lượng sản phẩm tiếp diễn. Song song đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông cùng nâng chất lượng nông sản, tăng khả năng cạnh tranh”.
PGS.TS Lê Minh Châu cho rằng Việt Nam không nhất thiết phải làm thương hiệu ồ ạt tất cả các loại nông sản mà hãy bắt đầu từ 1, 2 mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê.
"Mô hình xuất khẩu trái cây của New Zealand rất đáng học tập. New Zealand chỉ có 2 công ty chuyên xuất khẩu trái cây nhưng là hai thương hiệu lớn của thế giới. New Zealand xác định táo và kiwi là sản phẩm chủ lực quốc gia, vì vậy chính phủ đã giao nhiệm vụ xuất khẩu táo cho Công ty Enza, còn kiwi thì do Công ty Zespri đảm nhiệm. Các công ty này ký hợp đồng với nông dân và nông dân phải tuân thủ quy trình sản xuất của họ”.
"Đây là mô hình rất thành công, không có chuyện mạnh ai nấy làm và tranh giành xuất khẩu chỉ vì lợi ích riêng", ông Châu nhấn mạnh.
Thành Luân

Nhập từ cái cúc áo... Việt Nam còn phụ thuộc

Thoát Trung: Nhập từ cái cúc áo... Việt Nam còn phụ thuộc!

 Dù muốn hay không Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và chiếm tỉ trọng lớn trong thời gian tới...

'Không nên bỏ trứng vào một giỏ'
PV:- Thưa ông, trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu Quốc hội đã nhiều lần đề cập đến mối lo làm sao giảm bớt sự lệ thuộc về kinh tế từ Trung Quốc. Báo cáo tình hình KTXH tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII vừa rồi của Chính phủ cũng kêu gọi đa dạng hóa và không để phụ thuộc vào một thị trường. Tại sao kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như vậy để đến nỗi chúng ta phải canh cánh mối lo này mãi, thưa ông?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ rất lâu và đặc biệt hơn những nước khác vì nhiều lý do. Thứ nhất, do gần đường biên giới, vận chuyển dễ dàng, nhanh gọn; thứ hai, vì hàng hóa của Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu mua của Việt Nam, chất lượng cũng phù hợp nên Việt Nam mua nhiều hàng của Trung Quốc nhiều hơn, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu đầu vào như máy móc nông nghiệp, phân bón, giống, sắt, thép...
Sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông cùng những biến động bất ổn về thị trường kinh tế thế giới, chính phủ cũng như Quốc hội đã nhiều lần đặt vấn đề về đa dạng hóa thị trường để tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường trong đó có thị trường TQ.
Ngành dệt may đang nhập hầu hết cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
Ngành dệt may đang nhập hầu hết cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
Việc thực hiện đa dạng hóa thị trường thế nào trước hết là trách nhiệm của DN trong việc chủ động tìm kiếm, mở rộng, khai thác nhiều thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo điều kiện cho DN mở rộng, quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vấn đề chuyển đổi của DN theo hướng đa dạng hóa thị trường còn rất chậm.
Nó phụ thuộc vào năng lực maketing, khả năng quảng bá, mở rộng thị trường của DN đó. Thứ hai là, phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm của DN đó như giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn sẽ xâm nhập thì trường dễ hơn.
Từ những hạn chế như vậy mà việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường của DN VN đang gặp rất nhiều khó khăn.
PV:- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới đây cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là nông sản có dấu hiệu giảm nhẹ và vẫn bị phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể,  9 tháng qua, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,7 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tương tự, Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng với 292 nghìn tấn, chiếm tới 42% lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt nam từ phân bón đến máy móc thiết bị, phụ tùng...
Như vậy dù mong muốn cải thiện cán cân thươn mại để bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhưng thực tế buôn bán với thị trường này lại không hề thay đổi, và theo hướng Việt Nam ngày càng thất thế hơn. Ông có thể nói gì về điều này trong bối cảnh, việc thoát Trung đã được đặt ra khá cấp thiết sau sự kiện giàn khoan? Cái khó của Việt Nam là gì?
ĐBQH Bùi Đức Thụ:- Thứ nhất, cao su và một số mặt hàng khác của Việt Nam sản xuất ra là phải có thị trường. Nếu không tiêu thụ được nó sẽ tác động ngược trở lại khiến nền sản xuất bị co hẹp lại. Nếu thị trường không có mà tiếp tục sản xuất giá sẽ bị giảm đột ngột, khiến hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam rơi vào tình trạng như vừa qua như vừa qua: nông dân phải chặt bỏ hàng loạt cao su, thanh long đổ cho bò, dưa hấu vứt đầy đường... Trong điều kiện Việt Nam chưa mở rộng được thị trường sang các nước thì phải duy trì thị trường hiện tại là thị trường Trung Quốc để tiêu thụ sản phẩm đó cũng là tất yếu.
Còn câu chuyện làm sao để mở rộng được thị trường sang các nước là câu hỏi lớn, phải có sự hỗ trợ của nhà nước và quan trọng hơn cả là nội lực tự thân của chính mỗi doanh nghiệp. 
Về mối quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc phải hiểu thế này, trong phát triển đầu tư kinh tế Việt Nam phát triển ở trình độ thấp, đi sau các nước rất nhiều do đó Việt Nam cần phải huy động nhiều thị trường nhất là thị trường quốc tế. Đồng thời cũng phải thu hút các nguồn lực, Trung Quốc là một trong những đối tác của Việt Nam, và cũng đóng góp một phần rất lớn trong phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.
Trong thương mại, kinh doanh mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng phải được nhìn nhận một cách khách quan, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhưng ngược lại cũng nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều.
Theo thống kê hiện nay, Việt Nam đang nhập siêu từ TQ hơn 10 tỷ đô la trong 1 năm, do đó tôi cho rằng căng thẳng về chính trị hay ngoại giao nhưng về kinh tế Trung Quốc không thể không tính đến.
Về phía Việt Nam, chỉ đạo điều chỉnh quan hệ thương mại theo hướng đa phương hóa, không phụ thuộc một thị trường là đúng. Việt Nam không nên bỏ trứng vào một giỏ để giảm thiểu những rủi ro.
Tuy  nhiên, thực hiện được đến đâu nó còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có khả năng tiếp thị, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh sản phẩm, phụ thuộc vào khả năng tổ chức quảng bá cũng như nhiều yếu tố khác.
Đó chính là cái khó của Việt Nam cũng là cái khó chung của mọi quốc gia. Nhưng đối với Việt Nam là một nền kinh tế thấp kém, sức cạnh tranh hàng hóa không cao, thì việc xâm nhập thị trường lại càng khó khăn hơn so với các nước.
Nhập từ cái cúc áo...
PV:- Thậm chí, một chuyên gia trong ngành nông nghiệp vừa chỉ rõ "động thái lạ" từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc: trong khi xuất khẩu trì trệ (do Trung Quốc không nhập khẩu) thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lại vẫn tăng rất mạnh: máy móc nông nghiệp, giống, phân bón... Có thể thấy được cảnh báo gì từ "động thái lạ" này thưa ông khi trong trường hợp này, nông nghiệp của chúng ta dường như đã bị phụ thuộc Trung Quốc cả khâu đầu vào, cả khâu tiêu thụ?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Việc giảm XNK vào một thị trường Trung Quốc nếu dùng biện pháp hành chính nó sẽ mâu thuẫn với những cam kết thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng như xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu mà Việt Nam đã ký kết, mà Việt Nam cũng là một trong những thành viên của WTO. Việt Nam muốn hạn chế chỉ có thể nâng cao hàng rào kỹ thuật nhằm điều tiết hoạt động XNK, hạn chế tình trạng nhập khẩu ồ ạt tránh sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái tràn vào thị trường nội địa. Để làm được việc này, bắt buộc mọi quy định phải được đặt trên vấn đề lợi ích. 
Phải thừa nhận hàng hóa của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vừa qua là máy móc, thiết bị kỹ thuật đầu vào cho sản xuất, ngay cả phân bón, giống má… nhưng ngành hàng này Trung Quốc và một số nước ASEAN đang có lợi thế, chất lượng cũng đảm bảo, giá cả hợp lý. Máy móc chất lượgg  không cao nhưng giá phù hợp, công năng sử dụng hợp lý nên vẫn được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận.
Nếu bây giờ ngăn cản được việc này, buộc các DN Việt Nam phải tiêu thụ các sản phẩm của những nhà cung cấp khác và phải chấp nhận giá cao hơn, công năng sử dụng không đa dạng hóa, đứng ở góc độ quyền của người tiêu dùng họ không chấp nhận như vậy. Đứng ở góc độ nào đó phải nói rằng hàng hóa của Trung Quốc phù hợp với sức mua, đáp ứng được công năng, yêu cầu của người tiêu dùng, đó là lợi thế của hàng hóa Trung Quốc.
Vì vậy, dù muốn hay không muốn việc nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức DN Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và chiếm tỉ trọng lớn.
PV:- Như vậy, dùng từ "phụ thuộc" trong trường hợp này đã đúng chưa? Trong nền kinh tế Việt Nam, có trường hợp này bị phụ thuộc tương tự như nông nghiệp nữa không, thưa ông?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Phụ thuộc phải xem thế nào được gọi là phụ thuộc, nếu xét trên tổng kim ngạch XNK, năm 2014 dự kiến xuất khẩu 148 tỷ đô, nhập là 146,5 tỷ đô, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay sẽ chạm ngưỡng 15 tỉ đô la Mỹ, còn nhập khẩu từ Mỹ là 40 tỉ đô la. Như vậy, tỉ trọng XNK của Việt Nam với thị trường Trung Quốc cũng chỉ chiếm một tỉ trọng nhất định, đứng ở góc độ đó không thể nói là phụ thuộc.
Nhưng đứng ở từng ngành hàng cá biệt như nguyên vật liệu dệt may, cao su, lúa gạo thì XNK Việt Nam đã phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và đang chiếm tỉ trọng lớn. 
Đó là trong nông nghiệp, còn trong công nghiệp nhẹ như dệt may, nhuộm Việt Nam cũng đang phụ thuộc vào Trung Quốc và chủ yếu phải nhập nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như bông, sợi, thậm chí như cái cúc áo phần lớn chúng ta cũng đang nhập từ Trung Quốc.
Từ bối cảnh đó, Việt Nam đã đặt ra định hướng một mặt đa dạng hóa thị trường, mặt khác Quốc hội cũng mong muốn có định hướng nội địa hàng hóa những mặt hàng trong nước, ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong kỳ họp Quốc hội lần này, một trong những kiến nghị sẽ được trình ra Quốc hội là xem xét ưu đãi về thuế với các ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Thoát Trung phụ thuộc vào nỗ lực của các DN
PV:- Nhìn tổng thể nền kinh tế, liệu ông có thể đánh giá, doanh nghiệp thuộc khu vực nào có nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc nhiều nhất? Vì sao lại như vậy? Nhìn vào nỗ lực của các doanh nghiệp đó, ông có đề xuất giải pháp gì để việc "thoát Trung" không còn là "ý chí" mà phải biến thành hành động cụ thể và có hiệu quả?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Nỗ lực thoát Trung của riêng từng lĩnh vực chỉ cần nhìn vào tỉ trọng nguyên nhiên vật liệu là thấy lĩnh vực nào nỗ lực thoát trung nhiều nhất.
Nhưng quan trọng là phải có bước đi cụ thể, DN phải xâm nhập được vào thị trường mới có hiệu quả hơn; sản xuất hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu thì phải có chính sách đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cho DN sản xuất mặt hàng này.
Tất cả các giải pháp này hầu hết đã được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo, tuy nhiên để nó đi vào thực tiễn và mang lại hiệu quả thì phải chờ thêm thời gian. Nhưng, để có chuyển động tích cực trước hết phải phụ thuộc vào nội lực tự thân của doanh nghiệp, phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu của quốc tế. Nhà nước chỉ làm bệ đỡ trong hỗ trợ DN vè chính sách.
Hiện nay khu vực tư nhân cũng thể hiện một số nỗ lực đi đầu trong việc thoát Trung nhưng phải nhấn mạnh rằng, kinh tế của Việt Nam có xuất phát điểm thấp, lại đi sau các nước nên cả khu vực tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước đều tham gia quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế chậm.
Trong số 148 tỷ đô la xuất khẩu năm 2013-2014, 2/3 thuộc về DN FDI, khu vực sản xuất trong nước chỉ chiếm 1/3. Cả nước dự kiến thặng dư xuất siêu khoảng từ 1,5-2 tỷ đô, trong khi đó khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 10 tỷ đô. Như vậy có nghĩa khu vực sản xuất trong nước lại đang đi nhập siêu còn khu vực nước ngoài lại tích cực xuất siêu.
Điều này đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh cũng khả năng xâm nhập, mở rộng thị trường đối với hàng hóa của Việt Nam là hết sức hạn chế.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Hiếu Lam

Hải quân TQ "Tây tiến", tàu sân bay sẽ đến Địa Trung Hải?

Hải quân TQ tăng tốc "Tây tiến", tàu sân bay sẽ đến Địa Trung Hải?


(GDVN) - Trung Quốc thúc đẩy vững chắc chiến lược "Tây tiến", tàu chiến đã đến vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải và Biển Đen, đang chế tạo 2 tàu sân bay... đòi đọ với Mỹ.

Biên đội hộ tống tốp 17 Hải quân Trung Quốc đến thăm Iran (ảnh tư liệu)
Tờ "Tuần san kinh tế Nhật Bản" ngày 18 tháng 10 có bài viết cho rằng, tàu chiến Hải quân Trung Quốc đã xuất hiện ở eo biển Hormuz, bao gồm tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" (tàu Trường Xuân) và tàu hộ vệ mới nhất (tàu Thường Châu). Những tàu chiến này của Hải quân Trung Quốc vào sáng ngày 20 tháng 9 đã cập cảng Bandar Abbas, miền nam Iran, sau đó tập trận chung với Hải quân Iran.
Theo bài báo, tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc phù hợp với lợi ích quốc gia của Iran. Trong bối cảnh bị Âu-Mỹ trừng phạt vì phát triển hạt nhân, tăng cường quan hệ với Trung Quốc và Nga không những có thể tránh bị hoàn toàn rơi vào cô lập trong cộng đồng quốc tế, mà còn tạo ra sự kiềm chế đối với các nước Âu-Mỹ.
Mặt khác, đối với Trung Quốc thì có lợi ích gì? Đây là chuyến thăm hữu nghị đầu tiên đối với Iran của Hải quân Trung Quốc, hơn nữa là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tiến vào vịnh Ba Tư.
Bài báo cho rằng, "Tây tiến" là con đường đã định của Hải quân Trung Quốc. Ngay từ tháng 1 năm 2009, Trung Quốc đã lấy danh nghĩa tấn công cướp biển, đã điều biên đội hộ tống tới vùng biển Somalia. Khởi đầu từ đó, tháng 7 năm 2012 hạm đội Trung Quốc lại lấy danh nghĩa thăm hữu nghị đi xuyên qua Địa Trung Hải, đến Biển Đen. Đây cũng là lần đầu tiên tàu chiến Hải quân Trung Quốc tiến vào Biển Đen.
Tàu khu trục tên lửa Trường Xuân số hiệu 150, thuộc biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc đến thăm Iran
Khi Nhật Bản dành toàn bộ mối quan tâm vào biển Hoa Đông, Trung Quốc đã từng bước thúc đẩy vững chắc chiến lược "Tây tiến" - Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một phương thức diễn tả: "một vành đai và một con đường", trong đó "một vành đai" chỉ "vành đai kinh tế con đường tơ lụa", còn "một con đường" chỉ "con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21".
Khi thăm Kazakhstan vào tháng 9 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất cùng xây dựng "vành đai kinh tế con đường tơ lụa", trong thời gian thăm Đông Nam Á vào tháng 10 cùng năm, ông lại kêu gọi thực hiện sáng kiến "con đường tơ lụa trên biển". "Một vành đai và một con đường" bắt đầu từng bước thúc đẩy theo các chính sách cụ thể.
Theo bài báo, vận tải đường biển sở dĩ trở thành phương thức vận tải có ưu thế nhất hiện nay, một trong những lý do chính là không cần vượt qua biên giới quốc gia. Vận tải trên đất liền phải bảo đảm có quan hệ hữu nghị với các nước dọc tuyến đường, tình hình an ninh nội bộ các nước cũng phải ổn định.
Nhưng, Trung Quốc vẫn thúc đẩy xây dựng "vành đai kinh tế con đường tơ lụa" trong tình hình hoàn toàn không thỏa mãn những điều kiện này, nguyên nhân chủ yếu là điều này liên quan đến năng lượng và tài nguyên khoáng sản cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực lục địa Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Thường Châu số hiệu 549 thuộc biên đội hộ tống tốp 17 Hải quân Trung Quốc đến thăm Iran (ảnh tư liệu)
Bài báo cho rằng, đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vấn đề trong nước mới là vấn đề được ưu tiên xem xét. Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, xây dựng các đô thị kinh tế quan trọng ở khu vực nội địa là vấn đề cấp bách. Cùng với việc phát triển kinh tế khu vực nội địa, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Trung Á cũng có lợi cho ngăn chặn hoạt động khủng bố ở trong nước của Trung Quốc.
Hơn nữa, để tạo dựng được tình hình khu vực có lợi cho Trung Quốc ở các khu vực như Trung Đông, Trung Quốc cũng cho rằng cần thiết phải thể hiện sự hiện diện quân sự của họ. Vì vậy, phải có một lực lượng hải quân có thể vươn ra bên ngoài. Trong đó, sự hiện diện của tàu sân bay chác chắn là nổi bật nhất.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc hiện nay sở hữu tàu sân bay huấn luyện Liêu Ninh, nghe nói ít nhất còn có 2 tàu sân bay đang chế tạo. Để hình thành biên đội tàu sân bay, việc chế tạo tàu khu trục và tàu hộ vệ cũng tương đối nhanh chóng.
Đến khoảng năm 2025, có lẽ sẽ nhìn thấy cảnh biên đội tàu sân bay Hải quân Trung Quốc tới lui tuần tra ở Địa Trung Hải và chạm mặt với tàu chiến Quân đội Mỹ ở vịnh Ba Tư. Cảnh tượng Mỹ-Trung đấu nhau hiện diện quân sự sẽ nhanh chóng mở ra.
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh tư liệu)

Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 50 tàu ngầm

Báo Mỹ: Hải quân Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 50 tàu ngầm


(GDVN) - Trung Quốc hiện có khoảng 50 - 60 tàu ngầm, đã triển khai tàu ngầm ở Ấn Độ Dương và tác chiến liên hợp cùng hạm đội, đe dọa các đối thủ.

Tàu ngầm Type 039 lớp Tống, Hải quân Trung Quốc
Mạng tin tức Học viện Hải quân Mỹ ngày 21 tháng 10 có bài viết đưa tin, học giả Thomas Mahnken, Học viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế cao cấp, Đại học John Hopkins Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang không ngừng nâng cao năng lực tác chiến dưới nước (tàu ngầm), đồng thời đầu tư vốn lớn cho trang bị dưới nước, bộ cảm biến, thậm chí lĩnh vực nghiên cứu địa lý biển.
Thomas Mahnken cho rằng, xây dựng năng lực tác chiến dưới nước (biển) là một phần trong cuộc chạy đua hiện đang được tiến hành ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, mục đích là tăng cường năng lực điều động lực lượng và chống tiếp cận trên biển, cuộc chạy đua này không chỉ liên quan đến Trung Quốc và Mỹ, hơn nữa còn liên quan đến các nước khác ở khu vực này.
Bài viết cho rằng, hiện nay các nước trên thế giới ngày càng lệ thuộc vào hạ tầng cơ sở dưới biển - các loại cáp viễn thông, khai thác khoáng sản và nhiên liệu - thúc đẩy quân đội ngày càng quan tâm đến năng lực dưới biển.
Chuyên gia Dean Cheng thuộc Quỹ di sản Mỹ (Heritage Foundation) nói thêm rằng, trong tư tưởng chỉ đạo chiến lược quân sự điều chỉnh gần đây, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố, "vùng biển (của Trung Quốc) là lãnh thổ màu xanh", Trung Quốc sẽ không thể "từ bỏ Tây Tạng hoặc Hồng Kông".
Theo Dean Cheng, Trung Quốc hoàn toàn không dừng lại ở hiện đại hóa quân sự rộng mở các nền tảng của họ - phát triển công nghệ tàng hình, vũ khí bọc thép mới, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, tàu tấn công nhanh, chiến đấu mặt biển cùng với năng lực chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR). Dean Cheng cho rằng: "Trung Quốc hiện có khoảng 50 - 60 tàu ngầm, hiện nay tàu ngầm của họ lần đầu tiên hoạt động ở Ấn Độ Dương, hơn nữa tàu ngầm của Trung Quốc sẽ không độc lập tác chiến".
Tàu ngầm lớp Kilo Hải quân Trung Quốc
Dean Cheng nói, những đầu tư đó là một phần của "sứ mệnh lịch sử mới" của Trung Quốc, loại "sứ mệnh" này có mục đích bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc coi là rất quan trọng đối với trọng tâm kinh tế của họ, đồng thời đưa trung tâm sản xuất của Trung Quốc từ vùng núi nội địa chuyển tới khu vực duyên hải.
Ông chỉ ra, trong tiếng Trung từ "đe dọa" cũng có nghĩa là "uy hiếp". Ông còn cho rằng, khu vực duyên hải của Trung Quốc còn dễ bị tấn công đường không, đây chính là nguyên nhân Trung Quốc đầu tư phát triển công nghệ "chống can thiệp/chống tiếp cận khu vực" (A2/AD).
Chuyên gia Ivan Montgomery, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng, đối mặt với các hành động quân sự của Trung Quốc như triển khai tấn công đường không và tên lửa, thực hiện mục tiêu phong tỏa trên biển, Đài Loan, nơi cách khu vực duyên hải Trung Quốc chỉ khoảng 100 dặm Anh, nằm trong tình cảnh khó khăn.
Ivan Montgomery chỉ ra, tàu ngầm từng được cho là vũ khí phòng thủ và uy hiếp khá yếu, nhưng Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm, trong đó 2 tàu ngầm là tàu cũ tiếp nhận của Mỹ vào thập niên 40 của thế kỷ trước, hiện nay chủ yếu dùng để huấn luyện. 2 tàu ngầm diesel-điện khác do Hà Lan chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước.
Mặc dù hơn 10 năm trước Mỹ đồng ý chế tạo 8 tàu ngầm diesel-điện cho Đài Loan, nhưng nhà máy đóng tàu Mỹ đã không còn chế tạo tàu ngầm diesel-điện, châu Âu cũng không muốn mạo hiểm phá hoại quan hệ với Trung Quốc mà chế tạo tàu ngầm cho Đài Bắc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc
Montgomery cho rằng, mặc dù Đài Loan cho biết họ tìm cách tự chế tạo tàu ngầm, nhưng lại đối mặt với vấn đề chi phí. Hiện nay chế tạo 4 tàu ngầm cần khoảng 5 tỷ USD, trong khi đó, hiện nay, chi phí cho binh sĩ quân đội thực hiện theo chế độ "tình nguyện" (bỏ chế độ nghĩa vụ) đang không ngừng tăng lên.
Montgomery còn nghi ngờ Đài Loan phải chăng có thể chống lại Trung Quốc một cách có hiệu quả, phải chăng có thể đào tạo nhân viên tàu ngầm của họ với tốc độ đủ nhanh, làm cho họ có thể sử dụng thành thạo tàu ngầm trong chiến đấu.
Trong các cuộc tấn công đảo, tàu ngầm Đài Loan có thể sẽ chỉ mang theo "tải trọng tương đối có hạn, hơn nữa do bến cảng bị phá hoại, nên có khả năng không thể tiếp tục bổ sung đạn dược".
Montgomery cho rằng, để phòng thủ Đài Loan tốt hơn, đầu tư phát triển tàu ngầm cỡ nhỏ và tàu lặn dưới nước không người lái có thể là một sự lựa chọn sáng suốt.
Dean Cheng cho rằng, về cách thức phát triển công nghiệp tàu ngầm, kinh nghiệm của Ấn Độ có thể sẽ đem lại một bài học cho Đài Loan.
Chuyên gia Iskander Lachmann, Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Washington cho rằng, để tiến hành chế tạo tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa đạn đạo ở nhà máy đóng tàu tại Mumbai và các cảng khác trong điều kiện được nước ngoài thiết kế và viện trợ, Ấn Độ đã đưa ra thời gian biểu 10 năm.
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 Hải quân Trung Quốc
Ông chỉ ra, cùng với việc nhận thức được sự hiện diện của tàu ngầm động cơ hạt nhân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương ngày càng tăng lên, Ấn Độ còn coi nước láng giềng Pakistan là đối thủ cạnh tranh quân sự chủ yếu của họ. Pakistan sở hữu 5 tàu ngầm, nhưng còn đang tìm cách mua 6 tàu ngầm của Trung Quốc.
Tuy chiến lược Hải quân Ấn Độ yêu cầu trang bị 24 tàu ngầm, nhưng hải quân của họ vẫn tập trung vào phát triển năng lực tác chiến "lấy tàu sân bay làm trung tâm". Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có 11 tàu ngầm có thể thực hiện nhiệm vụ quân sự, 15 năm qua không được trang bị thêm tàu ngầm mới. Lachmann còn chỉ ra, trong tương lai thách thức tác chiến trên và dưới mặt biển mà Ấn Độ phải đối mặt có khả năng sẽ tăng lên.

“Đất dụng võ” lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc chính là Biển Đông

“Đất dụng võ” lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc chính là Biển Đông


(GDVN) - TQ đang chế 2 tàu sân bay nội, muốn quyết chiến với Mỹ, ưu tiên triển khai ở Biển Đông, vì ở đây an toàn hơn các nước khác và phục vụ các mục tiêu của TQ...

Tháng 12 năm 2013, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc thử nghiệm trên Biển Đông (ảnh chinamil)
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23 tháng 10 dẫn tờ "Kanwa Asian Defense" Canada (báo này do 1 tổng biên tập gốc Hoa làm chủ) ngày 22 tháng 10 có bài viết cho rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng chế tạo tàu sân bay nội địa thứ hai ở Thượng Hải.
Hiện nay nhà máy đóng tàu Giang Nam Thượng Hải đang chuẩn bị chế tạo tàu sân bay nội địa thứ hai. Sau khi chế tạo xong, tàu sân bay này và 1 tàu sân bay nội địa khác chế tạo ở Đại Liên sẽ cung cấp 2 tàu sân bay có chức năng đầy đủ, sẵn sàng chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay được cho là trang bị công nghệ cao nhất trong trang bị quân sự hiện đại, xây dựng một lực lượng có thể bảo vệ lợi ích ở nước ngoài và an ninh biên giới biển của Trung Quốc đã trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách trong xây dựng quốc phòng của Trung Quốc. Như vậy, tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai sẽ phát triển như thế nào? Nên triển khai ở đâu?
Động cơ hạt nhân và máy phóng là sự lựa chọn cuối cùng
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được tiết lộ cho đến nay có 2 thông tin: Một là thép tấm của tàu sân bay đầu tiên đã cắt, sẽ trực tiếp chế tạo 2 chiếc, đồng thời chế tạo ở nhà máy đóng tàu Đại Liên và nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải. Hai là tàu khu trục tên lửa 052D - "lá chắn bảo vệ" của tàu sân bay Trung Quốc đã hoàn thiện.
Hiện nay, tàu chiến Type 052D đã khởi công ở nhà máy đóng tàu Giang Nam ít nhất có 7 chiếc, đã có tàu Côn Minh số hiệu 172 đưa vào hoạt động (biên chế cho Hạm đội Nam Hải, triển khai ở Biển Đông).
Có 5 chiếc khác đang chế tạo hoặc lắp ráp. Chiếc thứ 7 đã bắt đầu chế tạo. Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Đại Liên cũng khởi công một chiếc Type 052D. Cuối cùng tàu khu trục Type 052D rốt cuộc cần chế tạo bao nhiêu chiếc thì hiện còn chưa xác định.
Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Theo báo chí nước ngoài, Trung Quốc hiện nay đã khởi công 2 tàu sân bay. Trong khi đó chương trình tàu sân bay nội địa Trung Quốc được thực hiện phân thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, khi thiết kế và chế tạo tàu sân bay mới, trực tiếp sao chép tàu sân bay Varyag, tiến hành cải trang đối với những bộ phận vốn không cần thiết, nhưng về kết cấu bộ phận chính không thay đổi. Loại này sẽ áp dụng tua-bin hơi nước, trọng tải tương đồng với tàu Liêu Ninh, có thể mang theo 20 - 30 máy bay chiến đấu J-15.
Chiếc tàu sân bay này chủ yếu chế tạo ở nhà máy đóng tàu Đại Liên, bởi vì nhà máy đóng tàu Đại Liên trước đây từng có kinh nghiệm cải tạo tàu Varyag, hơn nữa máy bay hải quân J-15 cũng đã thích ứng với cất cánh kiểu nhảy cầu, tất cả chiến thuật và nhân viên đều huấn luyện theo phương thức nhảy cầu của tàu Liêu Ninh.
Điều gây quan tâm nhất là kế hoạch giai đoạn tiếp theo của tàu sân bay Trung Quốc. Tham vọng tương lai của Hải quân Trung Quốc tuyệt đối không phải là vùng biển xung quanh. Vì vậy, tàu sân bay thế hệ tiếp theo chắc chắn sẽ lớn hơn, để mang theo nhiều máy bay chiến đấu hơn, sức chiến đấu lấy tàu sân bay của Quân đội Mỹ làm tiêu chuẩn. Cho nên, trọng tải tàu sân bay tương lai của Trung Quốc phải đạt 90 - 100 nghìn tấn, đồng thời sử dụng động cơ hạt nhân và máy phóng.
Trước đây có nhà phân tích phương Tây dự đoán, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ sử dụng động cơ hạt nhân tương đồng với tàu sân bay động cơ hạt nhân Ulyanovsk chưa hoàn thành của Liên Xô cũ. Theo kế hoạch, tàu sân bay Ulyanovsk sẽ là tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên của Moscow, lượng giãn nước đạt 85.000 tấn. Nhưng, giống như tàu sân bay Varyag, tàu sân bay này chưa hoàn thành chế tạo, thân tàu bị dỡ bỏ vào năm 1992.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh
Phát triển tàu sân bay chính là để quyết chiến với Mỹ
Trong tương lai, xung đột trên biển giữa hai nước Trung-Mỹ sẽ không ngừng. Vì vậy, Trung Quốc nếu như phát triển lâu dài tàu sân bay tương tự Liêu Ninh sẽ không thể cạnh tranh với Hải quân Mỹ. Nguyên nhân như sau: nếu trọng tải giãn nước rất nhỏ, thì không có năng lực chống chọi với Quân đội Mỹ trong tương lai, lượng giãn nước nhỏ thì mang được ít máy bay, không thể tiến hành đối đầu với Mỹ.
Thứ hai, phương thức cất cánh bằng máy phóng đã giải quyết sức chiến đấu của máy bay hải quân, có lợi cho trang bị đầy đủ các loại máy bay hải quân cho tàu sân bay (máy bay cảnh báo sớm, máy bay săn ngầm, máy bay vận tải), hơn nữa như vậy mới có thể tiến hành quyết đấu với tàu sân bay của Mỹ.
Tàu sân bay tương lai có thể sẽ ưu tiên triển khai ở Biển Đông
Tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh hiện nay của Trung Quốc đã triển khai ở quân cảng Thanh Đảo. Căn cứ này cách bờ biển Hàn Quốc chỉ có 600 km, cách Nagasaki Nhật Bản 1.000 km, như vậy, tàu sân bay của Hạm đội 7 không cần đi ra cửa thì tàu sân bay Liêu Ninh đã nằm trong phạm vi tấn công của nó.
Tuy triển khai tàu sân bay ở Thanh Đảo, tạo thuận lợi cho phi công huấn luyện, đồng thời cách nhà máy đóng tàu không xa, vì vậy khi xuất hiện bất thường thì có thể trực tiếp chạy vào nhà máy đóng tàu tiến hành nâng cấp, sửa chữa. Điều này có nghĩa là, huấn luyện của tàu Liêu Ninh căn bản không rời khỏi biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông.
Nhưng, nhưng căn cứ quân sự này cách Mỹ, Nhật, Hàn, Đài quá gần, huấn luyện bình thường của tàu Liêu Ninh đều khó tránh bị theo dõi, kiểm soát. Trong tương lai, lựa chọn căn cứ tàu sân bay phải xem xét môi trường xung quanh.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ)
Nhìn vào tình hình hiện nay, “đất dụng võ” lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc chính là Biển Đông. Căn cứ ở Tam Á, đảo Hải Nam của Hải quân Trung Quốc hoàn toàn có thể làm “ngôi nhà” vĩnh viễn của tàu sân bay Trung Quốc. Ở đây đã triển khai rất nhiều tàu chiến mặt nước và tàu ngầm.
Trong khi đó, điều quan trọng nhất là, tàu sân bay mới triển khai ở đây có thể thuận lợi cho biên đội tàu chiến cỡ lớn vươn ra biển sâu. Trong chuỗi đảo thứ nhất bị Mỹ phong tỏa chặt chẽ, từ Biển Đông có thể thuận lợi tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong khi đó, khởi hành từ căn cứ Tam Á, nơi neo đậu tàu sân bay hiện nay, không đến 2 ngày đủ để “chọc thủng” Tây Thái Bình Dương, thâm nhập đại dương.
Đồng thời, binh lực Quân đội Mỹ ở xung quanh vùng biển Tam Á hiện tương đối yếu, trong khi đó, sau khi Hải quân Trung Quốc triển khai cụm chiến đấu tàu sân bay ở đây, có thể đe dọa Nhật Bản ở hướng đông, đe dọa các nước xung quanh Biển Đông ở hướng nam, tiến đến Ấn Độ Dương ở hướng tây, bảo vệ tuyến đường dầu mỏ yếu ớt của Trung Quốc.
Đồng thời, Biển Đông lại là trận địa phản kích tàu ngầm hạt nhân chiến lược duy nhất hiện nay của Trung Quốc. Vùng biển tuần tra của tàu ngầm tên lửa đạn đạo Trung Quốc phải được bảo vệ chu đáo để đề phòng tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ xâm nhập Biển Đông, Trung Quốc cần bảo đảm an toàn trận địa phóng tàu ngầm hạt nhân tên lửa ở Biển Đông.
Hơn nữa, biên đội tàu sân bay có năng lực tác chiến đa chiều trên không, trên mặt biển, dưới mặt biển, như vậy có thể bảo vệ trận địa phản kích hạt nhân cuối cùng của Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân John Warner SSN-785 lớp Virginia, Mỹ hạ thủy ngày 10 tháng 9 năm 2014
“Phối hợp (trái phép) đảo Phú Lâm, đảo Chữ Thập, đảo Gạc Ma mở rộng tuần tra”
Bài báo cho răng, tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng có thể mang theo 20 máy bay chiến đấu J-15, máy bay này có thể mang theo 8 quả tên lửa không đối không, tuần tra 2 giờ ở khu vực cách tàu sân bay 200 km, có thể duy trì cảnh giới trên không trong thời gian tương đối dài.
Như vậy có thể triển khai (bất hợp pháp) máy bay cảnh báo sớm KJ-200 ở các sân bay như đảo Phú Lâm, “đảo Chữ Thập”, “đảo Gạc Ma” (đang bị Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp để phục vụ mưu đồ ăn cướp trong tương lai), đồng thời, thông qua biện pháp tiếp dầu trên không cho máy bay này, tăng cường khả năng ở lại trên không (bất hợp pháp) cho nó ở quần đảo Trường Sa. Còn máy bay trực thăng Z-18 sẽ nâng cao năng lực tác chiến biển xa cho Hải quân Trung Quốc.
Biên đội tàu sân bay sớm hoàn thành
Nhìn vào tình hình trang bị của Hải quân Trung Quốc hiện nay, hình thức biên đội tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc cần giống như biên đội tàu sân bay độc lập của Mỹ: Lấy tàu sân bay và tàu tiếp tế tổng hợp làm trung tâm, ngoài ra còn có 2 tàu khu trục tên lửa phòng không Type 052D, 4 tàu hộ vệ đa năng Type 054A, 2 tàu ngầm hạt nhân Type 093.
Máy bay trực thăng săn ngầm Z-18F Trung Quốc
Phòng thủ ngoại vi của biên đội này do máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm của tàu sân bay phụ trách, dựa vào thông lệ thường thì máy bay cảnh báo sớm sẽ cách tàu sân bay 100 km, bay cao 9.000 m, có thể đẩy phạm vi cảnh báo sớm của biên đội về phía trước khoảng 300 - 400 km, có thể nâng cao hiệu quả phạm vi cảnh báo sớm đối không của biên đội, TQ sẽ tranh thủ đủ thời gian cho triển khai hệ thống phòng thủ của nó.
Như vậy, tàu sân bay Trung Quốc và biên đội của nó sẽ tiến hành khảo sát thực địa đối với hệ thống chỉ huy biên đội trong môi trường thực tế, để binh sĩ biên đội làm quen với các hệ thống liên quan, làm quen và nắm chắc trang bị và trình tự hoạt động liên quan, đặt nền tảng cho sớm hình thành năng lực tác chiến.
Tín hiệu vươn ra đại dương
Bài báo cho rằng, khi sức mạnh quốc gia tổng hợp hiện nay của Trung Quốc có thể hỗ trợ cho nhiều tàu sân bay, Trung Quốc cần sớm để tàu sân bay của mình hình thành năng lực tác chiến. Đồng thời phát triển nhiều tàu sân bay. Hơn nữa, hiện nay, số lượng và chất lượng tàu sân bay của Trung Quốc đều khó đáp ứng được nhu cầu quốc phòng và “bảo vệ quyền lợi biển”, chỉ hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện. Muốn làm cho Trung Quốc sớm xông ra vùng biển xung quanh, con đường phát triển tàu sân bay của Trung Quốc còn xa.
Trung Quốc thông qua chế tạo tàu sân bay có thể thúc đẩy phát triển hạm đội và máy bay hải quân (như triển khai máy bay chiến đấu J-31 cho tàu sân bay), có thể thúc đẩy phục hưng toàn bộ công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc, tiến tới thúc đẩy toàn bộ công nghiệp dân tộc Trung Hoa “bay lên”. Do đó có thể thấy, Trung Quốc tích cực phát triển tàu sân bay nội địa không chỉ là bảo đảm cho “an ninh lãnh thổ” của Trung Quốc, mà sẽ còn gây ra ảnh hưởng quan trọng đối với dân tộc Trung Hoa.
Máy bay cảnh báo sớm cỡ nhỏ KJ-200 Trung Quốc
Trong khi đó, đối với Hải quân Trung Quốc, điều này chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường “vạn lý trường chinh”, làm thế nào tổ chức xây dựng tốt, sử dụng tốt, phát huy năng lực tác chiến tối đa của biên đội tàu sân bay này là vấn đề quan trọng hàng đầu cần xem xét của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.

Bài báo nói về Đại tướng Phùng Quang Thanh của Tân Hoa xã

Bài báo nói về Đại tướng Phùng Quang Thanh của Tân Hoa xã


(GDVN) - Bài viết phân tích chi tiết cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Phùng Quang Thanh, chỉ ra những nỗ lực của ông trong xây dựng hiện đại hóa và ngoại giao quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Tân Hoa xã ngày 24 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh: Trước đây chống Mỹ cứu nước, nay lôi kéo Mỹ hỗ trợ" Bên cạnh một số thông tin tiểu sự đáng chú ý về Bộ trưởng QP Việt Nam, bài báo đăng trên Tân Hoa xẫ cũng đưa kèm theo một số bình luận võ đoán. 
Bài viết được Tân Hoa xã dẫn nguồn "Tân Dân vãn báo" – một tờ báo tổng hợp do thành ủy Thượng Hải – Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp lãnh đạo. Để hiểu rõ những hoạt động liên quan truyền thông nhà nước Trung Quốc và mối quan tâm, chú ý của những người, tổ chức đứng đằng sau nó, báo GDVN xin chuyển dịch và đăng tải lại phần lớn nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo.
Theo bài viết, những năm gần đây, bên ngoài rất quan tâm đến các động thái quân sự của Việt Nam, đặc biệt là ở phương hướng Biển Đông, Quân đội Việt Nam không chỉ ra sức tiến hành xây dựng "cứ điểm quan trọng" ở các đảo đá (bài báo lu loa cho là "đã xâm chiếm" bất chấp thực tế đây là các đảo trong vùng chủ quyền của Việt Nam), triển khai các vũ khí như xe tăng, pháo và tên lửa chống hạm, mà còn tích cực tìm kiếm cải thiện quan hệ với Mỹ để mua sắm trang bị quân sự quan trọng của họ.
Theo bài báo, là một phần trong sự nghiệp "đổi mới mở cửa quân sự", gần 400.000 binh sĩ Việt Nam đang dựa vào yêu cầu chính quy hóa do Chính phủ đưa ra, từng bước thúc đẩy xây dựng hiện đại hóa, tìm cách xây dựng một "lực lượng vũ trang không thể coi thường" mang tính khu vực. Trong khi đó, người cầm lái dẫn dắt đổi mới quân sự của Việt Nam chính là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đương nhiệm.
Thể hiện tài năng trong chiến tranh chống Mỹ
Theo bài báo, ông Phùng Quanh Thanh, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949 tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội), năm 1967 gia nhập Quân đội nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt), năm 1968 gia nhập Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong các tướng lĩnh đương nhiệm của Quân đội Việt Nam, kinh nghiệm chiến đấu thực tế của ông Phùng Quang Thanh phong phú nhất, vào thập niên 60 của thế kỷ trước, ông từng tham gia chiến đấu ở Quảng Trị, Nam Lào trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa có chuyến thăm Trung Quốc
Khi là chiến sĩ, ông Phùng Quang Thanh đã thể hiện rất dũng cảm, năm 1971 nhờ có chiến công ông đã nhận được danh hiệu "Anh hùng diệt Mỹ", đảm nhiệm đại đội trưởng đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320A Bắc Việt. Chính vào năm này, đã diễn ra "Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào" làm cho cuộc đời ông Phùng Quang Thanh có sự chuyển ngoặt quan trọng.
Theo bài báo, năm 1970, Campuchia xảy ra "chính biến", "chính quyền mới Campuchia thân Mỹ" có ý định cắt đứt đường tiếp tế quan trọng của Bắc Việt đi qua cảng Sihanoukville, Campuchia. Mỹ và Nam Việt (VNCH) tích cực viện trợ quân sự cho chính phủ mới Campuchia. Ngày 9 tháng 2 năm 1971, lữ đoàn nhảy dù 3 Nam Việt đã chiếm lĩnh cao điểm 543 - điểm cao khống chế Đường 9, "Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào" nổ ra.
Để giữ vững tuyến đường tiếp tế chiến lược quan trọng này, Quân đội Bắc Việt đã có phản ứng nhanh, điều tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 tối cùng ngày đã giành lấy “gò đồi vô danh” cách cao điểm 543 chưa đến 3.000 m về phía nam. Sau đó, hai bên diễn ra đánh giằng có quyết liệt.
Trong lúc máy bay địch ném bom như rải thảm, ông Phùng Quang Thanh khi đó là đại đội trưởng đại đội 9 đã phát hiện quân Nam Việt có ý đồ nhảy dù xuống gò đồi vô danh, lập tức hạ lệnh cho đại đội phản kích, đồng thời thông báo cho ban chỉ huy tiểu đoàn.
Tình hình khi đó rất bất lợi cho Quân đội Bắc Việt, để tránh tập kích đường không, quân Bắc Việt phần lớn ẩn náu trong đường hầm, trận địa bên ngoài đã bị lực lượng nhảy dù Nam Việt chiếm lĩnh, nhưng ông Phùng Quang Thanh dẫn đầu xung phong, dẫn dắt binh sĩ đánh đuổi lực lượng nhảy dù Nam Việt khỏi gò đồi vô danh.
Tác chiến ngoan cường của đơn vị ông Phùng Quang Thanh đã tranh thủ thời gian để quân tiếp viện đến. Ngày 11 tháng 2, Quân đội Bắc Việt, dưới sự yểm trợ của xe tăng, đã phát động phản công đối với cao điểm 543 mà quân Nam Việt chiếm đóng, đại đội của ông Phùng Quang Thanh làm tiên phong, họ đã xé rào dây thép gai do quân Nam Việt bố trí, đội mưa bom bão đạn, xông vào chiều sâu trận địa của địch, dùng "dao" chiến đấu và đã tiêu diệt được lực lượng tinh nhuệ của Nam Việt, cuối cùng buộc rất nhiều quân Nam Việt trong đó có lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 Nguyễn Văn Thọ đầu hàng.
Tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quạng Thanh chào đón người đồng cấp Mỹ Leon Panetta đến thăm Việt Nam
"Chiến công mở đường một bước lên mây"
Bài báo đặt vấn đề như vậy, cho rằng, sau khi giành được chiến công trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông Phùng Quang Thanh được trao tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang", các học viện nhà trường quân sự trong và ngoài nước cũng tới tấp mở rộng cánh cửa chào đón ông.
Tháng 6 năm 1971, ông Phùng Quang Thanh học ở Trường sĩ quan Lục quân Bắc Việt. Năm 1972, ông quay trở lại chiến trường, đảm nhiệm tiểu đoàn trưởng. Tháng 8 năm 1974, ông Phùng Quang Thanh được gọi về Hà Nội, vào học ở Học viện quân sự Bắc Việt (nay đổi thành Học viện Lục quân Đà Lạt).
Từ năm 1977 đến năm 1989, ông Phùng Quang Thanh trước sau đã đảm nhiệm chỉ huy cấp trung đoàn, sư đoàn. Năm 1989, ông Phùng Quang Thanh được cử đến học tại Học viện quân sự Voroshilov, Liên Xô. Từ tháng 8 năm 1991 đến tháng 8 năm 1993, ông Phùng Quang Thanh quay trở lại sư đoàn 312 làm sư đoàn trưởng.
Cuối năm 1993, ông Phùng Quang Thanh bước vào Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam, làm phó Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, năm 1994 được thăng hàm Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1997, ông Phùng Quang Thanh được đào tạo ngắn hạn ở Học viện chính trị quân sự Việt Nam, tháng 12 cùng năm, được thăng làm Tư lệnh Quân khu 1, năm 1999 được thăng hàm Trung tướng.
Tháng 5 năm 2001, ông Phùng Quang Thanh đảm nhiệm Tổng tham mưu trưởng, năm 2003 được thăng hàm Thượng tướng. Tháng 8 năm 2006, ông Phùng Quang Thanh trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, tháng 6 năm 2007 được thăng hàm Đại tướng.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (ảnh tư liệu)
Tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ
Đưa ra quan điểm như vậy, bào báo cho rằng, sau khi lên làm Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2006, ông Phùng Quang Thanh luôn nỗ lực điều chỉnh cơ cấu quân đội quá lớn, rất nhiều đơn vị tác chiến của Quân đội Việt Nam chuyển sang đảm nhiệm xây dựng sản xuất và đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị.
Cùng với việc một số cơ cấu tổ chức tác chiến bị xóa bỏ, lực lượng quân chính quy của Việt Nam đã từ 455.000 quân cắt giảm xuống khoảng 385.000 quân. Cắt giảm nhân viên đã tiết kiệm rất nhiều chi tiêu cho Quân đội Việt Nam, Quân đội Việt Nam cũng từng bước đi lên "con đường tinh binh" (tinh gọn).
Ngoài ra, ông Phùng Quang Thanh còn ra sức thúc đẩy hiện đại hóa trang bị quân sự. Căn cứ vào các quy hoạch phát triển như "Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới", Việt Nam đã rõ ràng lấy phương thức "mua sắm nước ngoài" làm chính để cải thiện hiện trạng trang bị quân sự lạc hậu. Những năm gần đây, Việt Nam trước sau đã nhập khẩu các trang bị hiện đại hóa như tên lửa phòng không, radar cảnh giới, máy bay chiến đấu, xe tăng chiến đấu của các nước như Nga, Hàn Quốc, Czech.
Đồng thời, ông Phùng Quang Thanh rất coi trọng hoạt động ngoại giao quân sự, tích cực mở rộng phạm vi và độ sâu hợp tác quân sự đối ngoại của Việt Nam.
Năm 2012, khi tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ở "Trụ sở quân sự Hà Nội" (K2000), ông kêu gọi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đồng thời cho biết "điều này sẽ có lợi cho bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước". Ông còn cho biết, một khi phía Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm, nhu cầu cấp bách nhất của Việt Nam là mua rất nhiều linh kiện để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí trang bị (do Mỹ chế tạo) đã thu được trong chiến tranh.
Tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey
Gần đây, có quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ, Mỹ đang tích cực cân nhắc hủy bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, quyết định liên quan sẽ chính thức đưa ra vào cuối năm 2014, lô vũ khí đầu tiên bán cho Việt Nam có thể bao gồm máy bay trinh sát P-3 Orion, để tăng cường năng lực giám sát và phòng thủ tuyến đường bờ biển cho Việt Nam.
Thông tin này được tiết lộ đã lập tức gây chú ý rộng rãi cho dư luận. Có phương tiện truyền thông phương Tây phân tích cho rằng, Mỹ và Việt Nam - 2 cựu thù 40 năm trước hầu như sắp bước vào thời kỳ trăng mật.
Tuy nhiên, bài báo cho rằng, Mỹ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam chỉ là nhu cầu của chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", và không có nghĩa là Mỹ sẽ kết nạp Việt Nam thành "nước đối tác", càng không có nghĩa là Việt Nam sẽ sà vào vòng tay của Mỹ.
Theo tuyên truyền của bài báo, trên thực tế, do hai nước Mỹ-Việt tồn tại khác biệt lâu dài về ý thức hệ, chế độ chính trị và ý thức hệ của hai nước có sự khác biệt rõ rệt, làm cho hai nước Mỹ-Việt tất yếu tồn tại vấn đề "không đủ lòng tin". Việt Nam chỉ muốn thông qua "ngoại giao cân bằng" để tạo được mọi điều kiện thuận lợi và giành lấy một số lợi ích giữa Mỹ và các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.