Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

​Trung Quốc đầu tư lãng phí 6.800 tỉ USD


​Trung Quốc đầu tư lãng phí 6.800 tỉ USD


TT - Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấyTrung Quốc đầu tư lãng phí tới 6.800 tỉ USD trong khoảng thời gian từ năm 2009-2013.
Một “thành phố ma” hoang vắng ở Trung Quốc - Ảnh: Business Insider
Con số tương đương 50% tổng đầu tư của nền kinh tế trong giai đoạn này.
Theo báo Financial Times, báo cáo chấn động này là tác phẩm của chuyên gia Xu Ce thuộc Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc và Wang Yuan từ Viện Kinh tế vĩ mô Trung Quốc.
Họ cho biết nguyên nhân chính gây ra tình trạng lãng phí lớn là chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức, công tác kiểm soát các dự án đầu tư yếu kém và nạn tham nhũng tràn lan.
Hậu quả của nạn đầu tư lãng phí là các “thành phố ma” với những khu chung cư không người ở, những tuyến quốc lộ dở dang, nhiều nhà máy thép đắp chiếu, nợ xấu của chính phủ leo thang...
Các dự án đầu tư lãng phí nhất tập trung trong ngành sản xuất ôtô và thép. Đây cũng là hai ngành công nghiệp được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Trung Quốc cũng đầu tư dữ dội vào các dự án đất đai trong những năm gần đây. Tuy nhiên doanh số và giá căn hộ sụt giảm mạnh trong năm nay dẫn tới nguy cơ bong bóng địa ốc nổ tung. Các ngành công nghiệp hỗ trợ địa ốc như vật liệu xây dựng, ximăng, kính... cũng rơi vào khủng hoảng.
Tình hình càng trở nên tồi tệ do nhiều quan chức trực tiếp phụ trách đầu tư đút tiền nhà nước vào túi riêng.
Financial Times dẫn lời chuyên gia Jonathan Anderson - người sáng lập Hãng tư vấn Emerging Advisors Group - ước tính trong năm năm qua, khoảng 1.000 tỉ USD đã bị biển thủ tại Trung Quốc do tình trạng quản lý yếu kém.
“Từ năm 2009, chính quyền trung ương đã xóa bỏ mọi hạn chế về tín dụng đối với các chính quyền địa phương. Không có ai giám sát, các quan chức địa phương tha hồ biển thủ công quỹ thông qua hợp đồng với các nhà cung cấp, bạn bè, người thân” - chuyên gia Anderson nhấn mạnh.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong thời gian qua. Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu đạt GDP 7,5%, thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên giới chuyên gia nhận định tác động của tình trạng đầu tư kém hiệu quả có thể khiến GDP Trung Quốc sụt giảm thấp hơn.
D.KIM THOA

Biểu tình khắp nước Mỹ


Biểu tình khắp nước Mỹ

TT - Hôm qua, hàng chục ngàn người Mỹ đã biểu tình ở nhiều thành phố khắp cả nước để phản đối vụ cảnh sát da trắng không bị truy tố dù đã bắn chết thanh niên da đen.
Một người biểu tình da màu phản ứng với nữ cảnh sát da trắng trong đêm biểu tình thứ hai ở Emeryville, California đêm 25 rạng sáng 26-11 - Ảnh: Reuters  

Hôm qua, hàng chục ngàn người Mỹ đã biểu tình rầm rộ ở nhiều thành phố khắp cả nước để phản đối vụ cảnh sát da trắng không bị truy tố dù đã bắn chết thanh niên da đen.
 
 
 
Theo báo New York Times, tại thành phố New York, hàng ngàn người đã đổ ra đường phố, giương cao những biểu ngữ như “Giơ tay rồi, đừng bắn” và “Sinh mạng người da đen cũng đáng giá”.
Họ chặn dòng giao thông tại một số con đường đông đúc nhất ở khu Mahattan. Quảng trường Thời Đại cũng chật cứng người biểu tình và cầu Brooklyn bị tắc nghẽn. Nhà chức trách cho biết đã bắt giữ một số người gây rối loạn và cản trở giao thông.
Các cuộc biểu tình tương tự cũng nổ ra ở hàng chục thành phố trên khắp nước Mỹ, thủ đô Washington DC, các thành phố bờ đông như Atlanta, Philadelphia và Baltimore cho đến nhiều đô thị bờ tây như Oakland và Seattle.
Tại Portland và Denver, bạo động đã xảy ra, buộc cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.
Người lái xe phản ứng với những người biểu tình chặn đường  ở Seattle ngày 25-11 - Ảnh: Reuters
Nóng bỏng nhất vẫn là thành phố Ferguson thuộc bang Missouri, nơi xảy ra vụ sĩ quan Darren Wilson xả súng bắn chết Michael Brown hôm 9-8. AFP cho biết hôm qua bạo động tiếp tục nổ ra.
Hàng trăm thanh niên giương cao biểu ngữ “Chúng tôi sẽ không bị bịt miệng” và “Không có công lý, không có hòa bình” rồi diễu hành đến trước Sở Cảnh sát Ferguson. Lực lượng an ninh đẩy lùi họ về phía tòa thị chính. Tại đây, một số xe cảnh sát bị đốt trụi.
Từ thủ đô Washington DC, Tổng thống Barack Obama khẳng định phải truy tố những kẻ phá hoại. “Có nhiều cách tích cực để thể hiện sự thất vọng. Đốt nhà, đốt xe và phá hủy tài sản là hành vi đe dọa tính mạng người khác. Không gì có thể biện minh cho hành động đó. Đó là những hành vi phạm tội” - ông Obama nhấn mạnh.
Dù vậy, ông Obama cũng thừa nhận các cộng đồng thiểu số ở Mỹ đang bức xúc vì sự phân biệt đối xử của cảnh sát. Ông cho biết đã ra lệnh cho Bộ trưởng tư pháp Eric Holder thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng lòng tin với các cộng đồng thiểu số và “đảm bảo hoạt động thực thi và bảo vệ pháp luật diễn ra một cách công bằng”.
Cũng trong hôm qua, rất nhiều chuyên gia luật đã lên tiếng chỉ trích việc bồi thẩm đoàn thành phố Ferguson quyết định không truy tố sĩ quan Wilson vì cho rằng anh này đã tự vệ chính đáng.
Chuyên gia luật Sunny Hostin của Hãng CNN đánh giá lời khai của Wilson là “không đáng tin cậy”. Bà Hostin cho biết trong lời khai của Wilson có rất nhiều điểm mâu thuẫn, ví dụ việc anh ta bị đấm hai cú cực mạnh vào mặt nhưng bức ảnh cảnh sát chụp anh ta sau vụ xả súng cho thấy Wilson chỉ bị một vết bầm nhỏ trên má phải.
Các chuyên gia luật khác cũng chỉ ra rằng Wilson đã thể hiện rõ thái độ căm ghét cộng đồng nơi nạn nhân Brown sinh sống trong lời khai. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao công tố viên Robert McCulloch không hề chất vấn Wilson mà để anh ta tự do thoải mái đưa lời khai một chiều cho bồi thẩm đoàn.
Thay vì mở cuộc điều tra rồi trình bày vụ việc lên bồi thẩm đoàn và đưa ra đề nghị cáo trạng, ông McCulloch đổ dồn khối bằng chứng và tài liệu khổng lồ lên bàn bồi thẩm đoàn, buộc họ mày mò suốt ba tháng.
Báo Los Angeles Times dẫn lời giáo sư Ronald Sullivan, giám đốc Viện Công lý hình sự Harvard, đánh giá có những dấu hiệu cho thấy công tố viên McCulloch không muốn truy tố sĩ quan Wilson và mượn tay bồi thẩm đoàn để ra quyết định gây tranh cãi trên.
Luật sư của gia đình nạn nhân Brown cũng lên tiếng chỉ trích công tố viên McCulloch và cho rằng quy trình ra quyết định không truy tố sĩ quan Wilson là “sự đổ vỡ”.
Hiện chính quyền liên bang Mỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc điều tra riêng về vụ xả súng ở Ferguson. Gia đình Brown cũng có thể đâm đơn kiện dân sự Wilson.
Người da đen dễ trở thành mục tiêu 
Theo khảo sát của báo USA Today, ít nhất 70 sở cảnh sát trên toàn quốc bắt người da đen nhiều gấp 10 lần người da trắng. Nghiên cứu của Hãng ProPublica cho biết thanh niên da đen có nguy cơ bị cảnh sát bắn chết cao gấp 21 lần người da trắng.
Hồi tháng 9, một bồi thẩm đoàn ở Ohio cũng từ chối truy tố một sĩ quan cảnh sát vì bắn chết một thanh niên da đen cầm súng hơi trong siêu thị Wal-Mart.
HIẾU TRUNG

Đông Nam Á không chấp nhận bị bắt nạt


Đông Nam Á không chấp nhận bị bắt nạt

TTO - Trước những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường đầu tư để cải thiện sức mạnh quốc phòng, đặc biệt là trên mặt biển.

Quân đội Indonesia đang triển khai bốn chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64E trên quần đảo Natuna để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc xâm lấn - Ảnh: Global Security
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách quốc phòng các nước Đông Nam Á tăng 5% lên 35,9 tỉ USD vào năm 2013 và dự kiến chạm mức 40 tỉ USD vào năm 2016. SIPRI cho biết chi tiêu quốc phòng của khu vực đã tăng hơn hai lần kể từ năm 1992.
“Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề ưu tiên của các chính phủ trong khu vực Đông Nam Á - báo New York Times dẫn lời nhà phân tích Jon Grevatt của IHS Jane’s - Các hành động của Trung Quốc đã buộc khu vực phải tính toán kỹ lưỡng việc bảo vệ lãnh thổ”. Do đó, các nước Đông Nam Á quyết đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng.
Indonesia quyết bảo vệ quần đảo Natuna
Ngay từ trước khi lên nắm quyền, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đặt mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 1,5% GDP.
Quan điểm của Jakarta là biển Đông không phải là "ao nhà" của Trung Quốc và cần phải bảo vệ tự do hàng hải.
“Indonesia muốn đối phó với mối đe dọa từ bên ngoài - Bloomberg dẫn lời chuyên gia Tim Huxley thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược (IISS - Singapore) - Quan điểm của Jakarta là biển Đông không phải là "ao nhà" của Trung Quốc và cần phải bảo vệ tự do hàng hải”.
Trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng Indonesia tăng lên 7,1 tỉ USD. Theo kế hoạch phát triển lực lượng phòng vệ tối thiểu, Indonesia đang tìm mua 274 tàu chiến, 10 đội máy bay chiến đấu và 12 tàu ngầm động cơ diesel-điện vào năm 2014. Hiện tại Indonesia đang sở hữu ba tàu ngầm lớp Chang Bogo và hai tàu ngầm lớp Cakra.
Tàu ngầm lớp Chang Bogo và Cakra đều được trang bị thủy lôi, mìn và cả tên lửa Sub-Harpoon. Năm 2012, hải quân Indonesia đã ký hợp đồng 1,1 tỉ USD để mua ba tàu ngầm động cơ diesel-điện Type 209/1400 của nhà sản xuất Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Chang Bogo.
Hồi tháng 3-2014, cựu tham mưu trưởng quân đội Indonesia Budiman tiết lộ Indonesia sẽ triển khai bốn máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64E của Hãng Boeing cùng một số chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 trên quần đảo Natuna, bởi bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc cũng liếm vào quần đảo này. Đây là khu vực có mỏ khí đốt 1.300 tỉ m3, thuộc vào loại lớn hàng đầu thế giới.
Trực thăng Apache AH-64E là loại trực thăng tấn công được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng, giá mỗi chiếc vào khoảng 35,5 triệu USD. Nó được trang bị tên lửa Hellfire hùng mạnh, rốc két Hydra 70 và hệ thống rađa Longbow có khả năng nhắm bắn các mục tiêu ngoài khơi.
“Chúng tôi có nghĩa vụ duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Để làm được điều đó, chúng tôi phải có sức mạnh quân sự” - Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsoeddin từng khẳng định.
Singapore nhỏ bé nhưng hùng mạnh
Chỉ là một quốc gia nhỏ bé với 5,3 triệu dân nhưng Singapore là cường quốc quân sự hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo nghiên cứu của SIPRI, Singapore chiếm 4% tổng nhập khẩu vũ khí toàn cầu từ năm 2008-2012 và là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ năm thế giới. Hiện Singapore chi tới 25% ngân sách cho quốc phòng.
Chi tiêu quốc phòng Singapore tăng vọt từ 600 triệu USD hồi thập niên 1980 lên 12 tỉ USD năm 2013.
“Mối lo ngại lớn nhất đối với quốc gia nhỏ như Singapore là bị các cường quốc bắt nạt và sự bất ổn do xung đột giữa các cường quốc tạo ra. Chi tiêu quốc phòng của Singapore phản ánh điều đó” - chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược (IISS) William Choong cho biết.
Một tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Formidable của Singapore. Đây là loại tàu chiến tên lửa hiện đại nhất Đông Nam Á - Ảnh: Global Security
Nhà phân tích Michael Raska thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam đánh giá Singapore muốn chuẩn bị tốt để đối phó với nguy cơ khủng hoảng bùng lên vì tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.
Ngoài ra, Singapore còn phải bảo vệ an ninh trên eo biển Malacca, tuyến giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới.
Theo Hãng FlightGlobal, Singapore có không quân lớn nhất Đông Nam Á với đội ngũ phi công được huấn luyện và trang bị tốt nhất
Không quân Singapore sở hữu các loại máy bay chiến đấu mạnh mẽ như F-16 và F-15, trực thăng tấn công Apache và máy bay không người lái hiện đại.
Chính quyền Singapore cũng đang hỏi mua loại máy bay chiến đấu tàng hình siêu hiện đại F-35 của Mỹ.
Hải quân Singapore cũng thuộc loại hùng mạnh nhất khu vực.
Hiện tại hải quân Singapore sở hữu bốn tàu ngầm lớp Challenger có chiều dài 50m, được trang bị ngư lôi cùng hai tàu ngầm lớp Archer động cơ diesel-điện, dài 60,5m, vũ khí chính cũng là ngư lôi. Cả hai loại tàu ngầm này đều được trang bị hệ thống rađa và siêu âm hiện đại.
Năm ngoái, Singapore đã ký hợp đồng mua thêm hai tàu ngầm tấn công Type 218SG của Hãng quốc phòng Đức ThyseenKrupp Marine Systems với tổng trị giá lên đến 1,36 tỉ USD.
Thiết kế của tàu Type 218SG dựa trên tàu ngầm diesel-điện Type 214 dài 65m, được trang bị ngư lôi và tên lửa.
Về lực lượng trên biển, hải quân Singapore được trang bị sáu tàu khu trục nhỏ tàng hình lớp Formidable, được trang bị máy bay trực thăng Sikorsky S-70B, tên lửa chống tàu Harpoon và tên lửa đất đối không MBDA Aster 15-30.
Giới chuyên gia đánh giá đây là loại tàu chiến hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngoài ra hải quân Singapore còn có sáu tàu hộ tống lớp Victory có tốc độ rất nhanh và sở hữu tên lửa chống tàu và đối không.
Malaysia, Philippines  nỗ lực cải tổ
So với Indonesia và Singapore, Malaysia chi tiêu quốc phòng thấp hơn nhiều. Có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc nhưng Malaysia tỏ ra khá lặng lẽ.
Nhưng vào năm 2007 Malaysia đã lập căn cứ hải quân ở vịnh Sepanggar để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông.
Từ năm 2007-2009, Malaysia đã tiếp nhận hai tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp sản xuất, được trang bị tên lửa chống tàu Exocet, trị giá 1,1 tỉ USD.
Hai tàu này đều được triển khai ở căn cứ tại vịnh Sepanggar. Trên mặt biển, hải quân Malaysia sở hữu 14 tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống.
Chính quyền Malaysia đang đặt mua sáu tàu hộ tống lớp Gowind, được thiết kế để chiến đấu gần bờ có trang bị tên lửa đất đối không và có thể chở một trực thăng. Dự kiến những chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 2018.
Một tàu ngầm lớp Scorpene của hải quân Malaysia - Ảnh: Global Security​
Điểm đặc biệt là với tàu lớp Gowind, Malaysia đang nỗ lực phát triển vũ khí nội địa. Hãng quốc phòng Malaysia Boustead Heavy Industries Corporation đang hợp tác với nhà thầu Pháp DCNS theo hợp đồng trị giá 2,8 tỉ USD để sản xuất sáu chiếc tàu này. Tất cả đều được sản xuất trong nước.
Trong khi đó, không quân của Malaysia khá yếu ớt. Trong thập niên 1990 Malaysia mua 16 máy bay chiến đấu MiG-29N của Nga và tám chiếc F/A-18D của Mỹ, nhưng chừng đó là không đủ để hỗ trợ các hạm đội hải quân trên biển Đông.
Để cải thiện, Malaysia mới đây đã mua thêm 18 chiếc Su-30MKM. Tháng 9-2014, quân đội Malaysia tập trận trên biển Đông và lần đầu tiên khoe chiến đấu cơ Su-30MKM phóng tên lửa Kh-31.
Đối với Philippines, nhu cầu hiện đại hóa quân đội còn khẩn cấp hơn do cả không quân và hải quân đều rất yếu ớt.
Năm 2013, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ký luật đầu tư 1,8 tỉ USD để hiện đại hóa quân đội nhằm đối phó với nguy cơ bị Trung Quốc “bắt nạt” trên biển Đông.
Tháng 7-2014, ông trình ngân sách quốc phòng 2,6 tỉ USD, cao hơn 30% so với năm 2013.
Năm 2011, Philippines nhận hai tàu tuần tra lớp Hamilton từ Mỹ. Cuối năm nay, Hàn Quốc sẽ chuyển giao tàu hộ tống cũ lớp Po Hang được trang bị tên lửa chống tàu cho Manila.
Chính quyền Philippines cũng ký hợp đồng mua 12 máy bay tấn công FA-50 và tám trực thăng Bell 412 từ Hàn Quốc.
Tháng 2-2014, Manila công bố kế hoạch mua hai tàu khu trục nhỏ với tổng trị giá 400 triệu USD. Tháng 5, Philippines mở thầu mua sáu máy bay hỗ trợ trị giá 114 triệu USD và gói thầu khác mua trực thăng chống tàu ngầm trị giá 121 triệu USD.
Sau đó, nước này đặt mua thêm hai máy bay tuần tra trị giá 136 triệu USD. Tháng 7-2014, Manila ký hợp đồng 92 triệu USD với công ty Indonesia PT PAL để mua hai tàu đổ bộ.

Philippines từ chối thả ngư dân, bất chấp áp lực của Trung Quốc

Philippines từ chối thả ngư dân, bất chấp áp lực của Trung Quốc

BizLIVE - Bắc Kinh đã yêu cầu Manila thả chín ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ, vì khai thác hải sản tại vùng biển tranh chấp, cách đảo Palawan của Philippines hơn 100 km về phía Tây. Nhưng hôm 27/11/2014, chính quyền Philillipines chính thức bác bỏ đòi hỏi nói trên của Trung Quốc, theo tin RFI.

Philippines từ chối thả ngư dân, bất chấp áp lực của Trung Quốc
Ngư dân Trung Quốc bị tư pháp Philippines kết án do tội đánh bắt rùa biển - REUTERS /Liezel Chiu
 
Phát ngôn viên của Tổng thống, ông Herminio Coloma, tuyên bố các ngư dân bị kết án hôm thứ Hai vừa rồi, vì tội đánh bắt rùa biển thuộc loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, sẽ được trả tự do sau khi nộp tiền phạt.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng ra thông báo, nhấn mạnh rằng tư pháp Philippines hoàn toàn độc lập khi xét xử các ngư dân Trung Quốc và chính phủ « phải tôn trong quyết định của tòa án ».
Hồi đầu tuần, Tòa án thị trấn Puerto Princesa, đảo Palawan, đã ra phán quyết buộc các ngư dân Trung Quốc phải trả mỗi người 100.000 đô la tiền phạt, do tội đánh bắt trái phép, và tổng cộng 2.730 USD, do xâm phạm loài động vật quý. Nếu các ngư dân không nộp tiền phạt, họ sẽ bị phạt tù sáu tháng đối với mỗi tội danh.
Các bị cáo bị bắt giữ từ tháng 5/2014, nhưng việc Bắc Kinh từ chối cử luật sư hoặc thông dịch viên đến giúp công dân của mình khiến thủ tục tố tụng kéo dài.
Bắc Kinh có yêu sách chủ quyền trên một khu vực bao phủ đến hơn 80% Biển Đông. Các xung đột, tranh chấp trên biển với các nước láng giềng Đông Nam Á thường xuyên xảy ra, đặc biệt với Philippines và Việt Nam.
Hồi tháng 1/2013, Philippines đã nộp đơn lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Hà Lan, bác bỏ bản đồ « đường chín đoạn » – mà Việt Nam còn gọi là « đường lưỡi bò ».
Cuối tháng 10/2014, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Tòa án có thể ra phán quyết về vụ kiện này vào đầu năm 2016.
Tòa án Liên Hiệp Quốc cũng đề nghị Trung Quốc cung cấp tài liệu phản bác các lập luận của Philippines trước ngày 15/12/2014.
CÔNG MINH

Trung Quốc sẽ khai thác 9 mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải

Trung Quốc sẽ khai thác 9 mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải

Văn Chiến

BizLIVE -

Theo tờ báo mạng Đài Loan Want China Times, hôm 28/11, Văn phòng Chính phủ Trung Quốc thông báo chương trình phát triển 9 mỏ dầu tại Biển Đông và biển Bột Hải nhằm bảo đảm nguồn năng lượng trong nước. Báo Đài Loan dự đoán, kế hoạch này "chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc xung đột với các nước láng giềng".

Trung Quốc sẽ khai thác 9 mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải
Việc Trung Quốc tuyên bố khai thác dầu ở Biển Đông tiếp tục đe dọa căng thẳng leo thang trong khu vực. Ảnh Reuters 

Dẫn lại tin thông tin từ tờ Nhật báo thương mại Hồng Kông, Want China Times nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Văn phòng Quốc vụ viện Hoa lục - tức Chính phủ Trung Quốc – công bố một kế hoạch khai thác dầu lớn tại Biển Đông, với dự kiến 10.000 tấn dầu/năm trong vòng 6 năm (2014-2020).
Cho đến nay, Trung Quốc đã khai thác dầu tại nhiều khu vực ven bờ với diện tích tổng diện tích khoảng 160.000 km² tại Biển Đông, vùng biển có diện tích hơn 3 triệu km². Với sự phát triển của các phương tiện công nghệ cho phép khoan dầu tại biển sâu và áp lực của nền kinh tế khát năng lượng, Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển các giàn khoan ngoài khơi xa.
Cách nay hơn hai năm, ngày 23/06/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã loan báo mời nước ngoài đầu thầu thăm dò 9 lô dầu khí ở khu vực mà họ xác định là "vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc" ngoài Biển Đông. Các lô dầu này nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Theo Reuters cũng hồi tháng 07/2014, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc tuyên bố đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ đô la để khai thác khí đốt ở vùng nước sâu của Biển Đông.
Biển Đông là khu vực được cho là có trữ lượng lớn về dầu khí. Theo nhật báo kinh tế Pháp Les Echos, một số ước tính, đặc biệt của các công ty dầu khí và bộ ngành Trung Quốc, đưa ra các con số khổng lồ, từ 17 đến 50 tỷ tấn. Tuy nhiên, theo nhiều ước đoán từ phía Hoa Kỳ, thì trữ lượng dầu Biển Đông chỉ ở mức khoảng 1,5 tỷ tấn.
Trữ lượng này là không nhỏ, nhưng chỉ tương đương với nhu cầu dầu mỏ hiện tại của Trung Quốc trong vòng ba năm. Báo Want China Times, trong bài viết nói trên, nêu ra con số 5,22 tỷ tấn dầu có thể khai thác được tại Biển Đông, con số gần với kết quả điều tra năm 1966 của Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Á.
VĂN CHIẾN

Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy sự trỗi dậy của mình

“Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy sự trỗi dậy của mình”

BizLIVE - Về đối ngoại, Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc, về đối nội Trung Quốc muốn tái cấu trúc thành công, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết.

 

“Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy sự trỗi dậy của mình”
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh: TL

 Hai mong muốn của Trung Quốc 

Tại cuộc hội thảo khoa học quốc tế: "Trung Quốc tái cân bằng kinh tế và những tác động đa chiều đối với khu vực" do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức vào hôm qua (28/11), TS. Võ Trí Thành phân tích 2 mong muốn của Trung Quốc ở thời điểm này.

Theo đó, về đối ngoại, Trung Quốc muốn cho cả thế giới thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mong muốn này được thể hiện ở tiếng nói của Trung Quốc, cách chơi của Trung Quốc. Thể hiện ở lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự quốc tế hóa dần đồng Nhân dân tệ.

Về đối nội, ông Thành cho rằng, Trung Quốc muốn tái cấu trúc thành công, bởi hiện nay Trung Quốc đang rơi vào sự mất cân bằng.

Đó là sự mất cân bằng về tiêu dùng và đầu tư, vấn đề tăng trưởng hiệu quả, công nghệ, quản lý, thân thiện với môi trường. Trung Quốc cũng muốn tái cấu trúc một phần chính sách dân số, bảo hiểm xã hội, sinh thái… đây là chính là những vấn đề mà Trung Quốc phải ứng xử.

Ngoài ra, TS. Thành cũng phân tích xét ở khía cạnh khu vực, Trung Quốc gắn liền với 3 đặc trưng lớn là tốc độ dịch chuyển của công nghệ thông tin một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

Cùng với đó là các cuộc cách mạng về công nghệ và sự trỗi dậy của các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh những xu thế chung, các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang liên kết lại với nhau thông qua vai trò của các tổ chức như ASEAN, vai trò của ASEN + và vai trò của TPP, cùng với những yêu cầu mới của công nghệ, thương mại, gắn với hỗ trợ, nâng cao năng lực.

"Với những sáng kiến mà Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh hiện nay đang được các nước nhìn nhận một cách khá dè dặt, vì ngại sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc", TS. Thành nhận định.

Tác động của Trung Quốc 

Đặc biệt, trong phát biểu của mình TS. Thành cũng dành nhiều thời lượng để phân tích về tác động của Trung Quốc đến các nước nhất là các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Cụ thể, với các nước sẽ có xu hướng phát triển cùng chiều với Trung Quốc, sự tác động do Trung Quốc đem lại mang tính tích cực khá cao.

Với các nước sẽ phát triển theo xu thế khác biệt với Trung Quốc nhưng lại mang tính bổ sung của kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế khác.

"Điều này có thể xuất phát từ quy mô kinh tế của Trung Quốc, do dòng vốn của Trung Quốc tràn sang các nước khác. Do sự bổ sung về dân số hay do sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc hoặc chuyển dịch giữa các ngành sản xuất sang các nền kinh tế thấp hơn", TS. Thành lý giải.

Sau cùng là tác động gây ra lo ngại trong vấn đề cạnh tranh điều này tác động đến các nền kinh tế trong khu vực ASEAN, hình thành sự ứng phó đối với sự cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc. 
TÂM AN

Đấu dịu với Mỹ, TQ ‘đe’ các nước

'Đấu dịu’ với Mỹ, TQ muốn ‘đe’ các nước?

TQ muốn đưa ra thông điệp rằng, TQ và Mỹ đã có thỏa thuận thì các nước trong khu vực có thể phải ngả theo họ.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu những phân tích của ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, về mối quan hệ Trung – Mỹ, quan sát từ Hội nghị APEC và những diễn biến nội bộ gần đây của nước Mỹ.
Toan tính chiến lược
Cuộc gặp thượng đỉnh Trung - Mỹ trong khuôn khổ hội nghị APEC được hai bên chuẩn bị kỹ càng cả năm nay. TQ là nước chủ nhà APEC, hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh TQ đứng trước cơ hội trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, lãnh đạo TQ có quyền lực mạnh mẽ chưa từng thấy; TQ muốn thể hiện vai trò của mình và thể hiện dấu ấn cá nhân của ông Tập Cận Bình.
Với mối quan hệ Trung – Mỹ, đây là cuộc gặp đầu tiên của ông Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Obama tại đất TQ kể từ khi ông Tập lên nắm quyền. Cả TQ và Mỹ đều mong muốn xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa hai nước, muốn có một kênh xử lý quan hệ hai nước, làm sao như TQ  nhấn mạnh là ko để xảy ra xung đột hai bên.
Lý thuyết và thực tiễn trước đây cho rằng, giữa cường quốc đang lên và một cường quốc đã được khẳng định thì chuyện xung đột là ko tránh khỏi. Nhưng hiện tại, TQ cho rằng chuyện này có thể tránh được và nó phụ thuộc vào việc xử lý quan hệ giữa hai nước. Ông Tập Cận Bình muốn thể hiện mình là người lắng nghe, muốn thế giới thấy TQ có thể đạt được thỏa thuận với Mỹ, có thể đi theo các thỏa thuận quốc tế (ví dụ như việc ký kết với Mỹ thỏa thuận giảm lượng khí thải sau năm 2030).
Trong cuộc gặp thượng đỉnh hai bên, TQ muốn thổi phồng các điểm tương đồng giữa hai bên. Điều này cho thấy Bắc Kinh rất cần một không khí hợp tác thuận lợi với Mỹ. Qua đó TQ muốn đưa ra thông điệp rằng, TQ và Mỹ đã có thỏa thuận thì các nước trong khu vực có thể phải ngả theo họ.
Giữa bối cảnh Obama gặp nhiều khó khăn sau bầu cử giữa kỳ, khi đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng viện, Bắc Kinh muốn tận dụng lợi thế này để thúc đẩy các chính sách.
Mỹ, Trung Quốc, Bắc Kinh, APEC, TPP, Obama
Ảnh: Washingtontimes
Trong khi đó Mỹ lại nói nhiều tới khác biệt. Thứ nhất, Mỹ cần nhấn mạnh sự khác biệt ở nhiều vấn đề như chiến lược, hàng hải, quan hệ của TQ với láng giềng... Washington khẳng định đây là các điểm mà hai bên chưa có sự tương đồng.
Thứ hai, TQ muốn nhấn mạnh tới việc phân chia ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh tuyên bố “khu vực này đủ rộng, có đủ không gian cho cả Mỹ và TQ”. Nhưng trên thực tế là muốn đẩy Mỹ sang phía đông TBD, còn Trung Quốc nắm giữ Tây TBD. Về đối nội có nhiều cách thức tuyên truyền chống ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Về đối ngoại, TQ nhấn mạnh một “trật tự châu Á cho người châu Á”.
Ngay tại Hội nghị APEC lần này, khi Mỹ ra sức thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Trung Quốc cũng không ngại ngần nỗ lực cho một kế hoạch đối trọng với TPP. Đó là hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) - một khu vực thương mại tự do mới được Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ.
Điều đó khiến Mỹ lo ngại. Mỹ không muốn nêu bật các điểm đồng vì cho là nó có thể góp phần thể hiện rõ mong muốn của TQ trong việc xây dựng trật tự riêng ở khu vực.
Thứ ba là Mỹ lo ngại các nước đồng minh trong khu vực trước mối quan hệ Trung - Mỹ. Họ muốn trấn an các nước về cam kết sẽ không thỏa hiệp các lợi ích của Mỹ tại đây. Đây là các lý giải hiện nay trong khu vực.
Đó cũng là lý do trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, Obama đã nhấn mạnh TQ cần là một người chơi có trách nhiệm trong khu vực cũng như toàn cầu.
Nghĩa là, trong quan hệ Trung-Mỹ nhìn từ quan điểm của Washington, các điểm tương đồng nếu có lợi vẫn thúc đẩy, chẳng hạn như kinh tế. Còn khi khác biệt về lợi ích thì phải vẫn đấu tranh kiên quyết và không nhân nhượng.
Với TQ, tổng thống Mỹ sẽ “yếu” hay “mạnh”?
Về chính sách đối ngoại, có thể Tổng thống Mỹ sẽ mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn. Cho tới nay Obama chưa để lại di sản gì, và một trong những điểm ông bị công kích nhiều là chính sách đối ngoại. Gần đây, Obama đã ra quyết định triển khai thêm 1.500 binh sĩ Mỹ tại Iraq (gấp đôi số quân hiện có) để giúp Iraq chống IS. Trước đây, ông tuyên bố không triển khai thêm quân và giờ thì quyết định ngược lại.
Trong đối sách với Nga hay TQ, Obama cũng bị chê là mềm yếu. Khi đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện, họ sẽ công kích điều này nhiều hơn. Và để chứng tỏ, ông Obama sẽ có những bước đi quyết đoán, cứng rắn hơn.
Chiến lược xoay trục về châu Á cũng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Bởi đảng Cộng hòa chủ trương tăng ngân sách quốc phòng để đối phó với các nguy cơ đe dọa Mỹ ở khắp nơi. Trong chủ trương tăng ngân sách sẽ có việc gia tăng hiện diện, tăng sức mạnh quân sự ở khu vực.
Đồng sàng dị mộng
Trong khi Mỹ tỏ ra không mấy mặn mà thì TQ lại tỏ ra hào hứng với việc thiết lập "quan hệ cường quốc kiểu mới".  
Quan hệ kiểu mới mà TQ diễn giải là mối quan hệ không đối đầu, có thể hợp tác được; là quan hệ khu vực và toàn cầu do Trung - Mỹ dẫn dắt. TQ gọi là quan hệ cường quốc kiểm mới hay G2 quyết định mọi vấn đề.
Mỹ lại hiểu khác. Washington nhất trí hai nước cũng có ảnh hưởng, nhưng thế giới sẽ còn nhiều nước khác có ảnh hưởng, vai trò với các vấn đề quốc tế. Theo Mỹ, quan hệ kiểu mới cũng phải tính tới lợi ích của đồng minh, của các nước chứ ko chỉ đơn thuần G2. Trong mối quan hệ ấy, các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, có trách nhiệm giải quyết vấn đề chung toàn cầu.
Rõ ràng, không nên phóng đại một cách quá mức quan hệ kiểu mới vừa thiết lập giữa TQ và Mỹ. Mặc dù hai bên đồng ý về sự cần thiết phải thiết lập một khuôn khổ quan hệ mới, nhưng việc TQ dùng thuật ngữ "quan hệ cường quốc kiểu mới", còn Mỹ lại nói về "mô thức hợp tác kiểu mới" cho thấy sự  "đồng sàng dị mộng " giữa hai nước này, cũng như việc hai bên hầu như chưa nhất trí được về nội hàm quan hệ kiểu mới và họ sẽ phải làm việc nhiều hơn mới ra được các chi tiết cụ thể.
Có hai điểm đáng chú ý. Một là, TQ chỉ đặt vấn đề xây dựng quan hệ "cường quốc kiểu mới" với Mỹ, chứ không phải với bất kỳ nước lớn nào khác như Ấn Độ, Nga hay Nhật Bản. Bằng cách này, TQ tự xếp mình ngang hàng với Mỹ, và cùng với Mỹ xây dựng một dạng "trật tự mini" để xử lý quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và toàn cầu. Hai là, cách giải thích về quan hệ đối tác kiểu mới cũng hoàn toàn khác nhau.
Về lâu dài, các cạnh tranh này giữa TQ và Mỹ sẽ ít có chiều hướng giảm mà sẽ ngày càng gia tăng, do sức mạnh giữa một cường quốc đang trỗi dậy là TQ và một cường quốc đã được thiết lập là Mỹ ngày càng thu hẹp. Xét trong bối cảnh đó, thỏa thuận giữa hai nước về việc xây dựng "khuôn khổ quan hệ mới" thực chất chỉ là tạm "đông cứng" các bất đồng đang âm ỉ giữa họ với nhau, chứ không phải và không thể giải quyết được chúng một cách căn bản và lâu dài.
Minh Tâm(ghi)

TQ dùng tàu ngầm đáp trả việc Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam

TQ dùng tàu ngầm đáp trả việc Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam?


(GDVN) - Bài báo cho rằng, Trung Quốc dùng tàu ngầm hiện diện ở Ấn Độ Dương để đáp trả Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam, thậm chí Pakistan có thể hỗ trợ TQ.

Tàu ngầm lớp Tống Trung Quốc cập cảng Colombo
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 26 tháng 11 dẫn tờ "Bình luận Âu-Á" Tây Ban Nha ngày 24 tháng 11 đăng bài viết của nhà nghiên cứu cấp cao Felix, Viện nghiên cứu chính sách ngoại giao Mỹ cho rằng, trong tương lai Trung Quốc có khả năng sẽ điều nhiều tàu ngầm hơn đến Ấn Độ Dương với tần suất dồn dập hơn. Đối với Ấn Độ, làm thế nào để ứng phó với tàu ngầm Hải quân Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương là một vấn đề rất thực tế.
Bài viết cho rằng, để ứng phó với lực lượng trên biển Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy, Hải quân Ấn Độ sẽ cần trang bị 40 - 48 máy bay tuần tra trên biển tầm xa, những máy bay tuần tra này có thể phân thành 5 hoặc 6 phi đội, mỗi phi đội bao gồm 8 máy bay.
Trong đó, 3 phi đội triển khai ở Bộ tư lệnh hải quân miền đông, điều động từ trạm hàng không hải quân Rajali hoặc trạm hàng không hải quân Utkrosh, xây dựng lá chắn tác chiến săn ngầm ở phía tây eo biển Malacca, eo biển Sunda và khu vực lân cận eo biển Lombok, một phi đội khác hỗ trợ hành động của hạm đội mặt nước Hải quân Ấn Độ.
Bộ tư lệnh hải quân Biển Đông và miền tây Hải quân Ấn Độ cũng sẽ lần lượt nhận được 2 hoặc 3 phi đội máy bay tuần tra trên biển, giám sát hoạt động tàu ngầm xâm nhập vào vùng biển Sri Lanka và tuyến đường phía tây khu vực duyên hải Ấn Độ.
Tháng 12 năm 2013, một chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc tiến hành tuần tra sẵn sàng chiến đấu công khai trong thời gian 2 tháng tại Ấn Độ Dương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận loại hoạt động này. Khi đó, rất nhiều người cho rằng đây chỉ là một hành động tương đối hiếm có.
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Nhưng, trong 2 tháng qua, “hai chiếc tàu ngầm khác” sau khi thăm Sri Lanka 5 ngày, hầu như đã tiến hành nhiệm vụ tương tự ở Ấn Độ Dương. Ngày 19 tháng 9, một chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hỗn hợp diesel-điện lớp Tống và tàu chi viện tàu ngầm Trường Hưng Đảo Type 926 cập cảng container quốc tế Colombo tiếp dầu nghỉ ngơi, sau đó tàu ngầm khởi hành đến vịnh Aden tham gia hoạt động chống cướp biển quốc tế.
Sau 6 tuần, ngày 31 tháng 10, lại có 1 tàu ngầm Trung Quốc và tàu chi viện tàu ngầm Trường Hưng Đảo cập cùng 1 cảng tiếp dầu, nghỉ ngơi. Do thiếu hình ảnh có liên quan, cho nên chuyến thăm cảng Colombo lần này có phải cùng một chiếc tàu ngầm lớp Tống trước đó hay không còn chưa rõ.
Dù thế nào, hai chuyến thăm này ám chỉ trong tương lai Trung quốc có thể sẽ điều nhiều tàu ngầm hơn đến Ấn Độ Dương với tần suất dồn dập hơn. Đương nhiên, nhà cầm quyền Ấn Độ cảm thấy căng thẳng đối với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương.
Nhưng, điều làm cho Ấn Độ bất an hơn là, mặc dù New Delhi đã lên tiếng phản đối, nhưng Sri Lanka vẫn hoan nghênh những tàu ngầm này của Trung Quốc. Sau khi tàu ngầm Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng Colombo, New Delhi đã bày tỏ quan ngại đối với vấn đề này.
Colombo cho rằng, sự bất an của Ấn Độ hoàn toàn không có lý, đồng thời cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc cũng không khác gì với 230 tàu chiến nước ngoài khác thăm Sri Lanka trong năm 2014.
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Rất nhiều nhà quan sát Ấn Độ cho rằng, sự "cự tuyệt" của Sri Lanka cho thấy họ sẵn sàng hơn trong việc lấy lòng Trung Quốc. Một số người thậm chí cho rằng, Sri Lanka đã đi ngược lại thỏa thuận hòa bình đã ký kết với Ấn Độ vào năm 1987, bởi vì, trong thỏa thuận này, Colombo đồng ý, cảng của họ "không thể cung cấp cho bất cứ nước nào dùng cho mục đích quân sự trong tình hình gây thiệt hại cho lợi ích của Ấn Độ".
Về nguyên nhân thực sự tàu ngầm Trung Quốc thăm cảng Colombo, một số người phỏng đoán, hành động này của Trung Quốc là để đáp trả việc "Ấn Độ tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam", dù sao, hai nước Trung Quốc và Việt Nam tồn tại “tranh chấp chủ quyền lãnh thổ” (do Trung Quốc xâm lược gây ra) ở Biển Đông.
Ấn Độ đã trở thành đối tác huấn luyện quân sự chủ yếu của Việt Nam, cung cấp linh kiện, phụ tùng cho tàu chiến Việt Nam, đồng thời cung cấp huấn luyện điều khiển tàu ngầm cho binh sĩ Việt Nam. Trên thực tế, trước khi tàu ngầm Trung Quốc thăm cảng Colombo, Ấn Độ và Việt Nam vừa mới ký kết một thỏa thuận tiếp tục làm chặt chẽ hơn hợp tác quân sự Ấn-Việt.
Thăm cảng cũng đã làm trầm trọng hơn một mối lo ngại của Ấn Độ: Trung Quốc có kế hoạch thông qua phát triển quan hệ quân sự và kinh tế với toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương để bao vây Ấn Độ.
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Các nhà bình luận Ấn Độ thường cho rằng, Trung Quốc mở rộng các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cảng biển ở khu vực Ấn Độ Dương chính là biểu hiện của kế hoạch bao vây Ấn Độ của Trung Quốc, kế hoạch này gọi chung là chiến lược "chuỗi ngọc trai". Điều đáng chú ý là, cảng container quốc tế Colombo mà tàu ngầm Trung Quốc đến thăm chính là một trong những dự án xây dựng này.
Không còn nghi ngờ gì nữa, tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương sẽ làm phức tạp hóa cục diện trên biển của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Để giảm mối nguy hiểm đến từ tàu ngầm tấn công diesel-điện Trung Quốc, Hải quân Ấn Độ sẽ tăng cường cường độ theo dõi đối với tàu chi viện tàu ngầm Trung Quốc và cảng biển ở khu vực Ấn Độ Dương - tàu ngầm Trung Quốc cần định kỳ cập cảng tiếp tế ở các cảng của khu vực Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, mối đe dọa của tàu ngầm tấn công hạt nhân Trung Quốc lớn hơn, bởi vì chúng không cần tiếp dầu. Dưới sự hỗ trợ của thông tin tình báo kịp thời, những tàu ngầm này có thể sẽ đe dọa hoạt động hàng hải của toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương.
Hiện nay, Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu tiến hành chuẩn bị cho loại khả năng này. Tuy nhiên, những năm gần đây, kế hoạch của Hải quân Ấn Độ đã gặp phải một loạt tai nạn trên biển, sự cố gây thiệt hại nhất xảy ra vào tháng 8 năm 2013, khi đó, một chiếc tàu ngầm lớp Kilo đã bị nổ, khiến cho 18 thủy thủ thiệt mạng.
Đồng thời, những nỗ lực tiếp tục mua sắm tàu chiến mới và tân trang tàu chiến hiện có của Hải quân Ấn Độ tiếp tục trì hoãn. Từ năm 2005 đến năm 2010, trong 152 chương trình của Hải quân Ấn Độ có 112 chương trình bị trì hoãn. Trong đó có rất nhiều trang bị tác chiến dùng cho thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm. Nhưng, những trang bị săn ngầm này cũng quan trọng.
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Đối với thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm ở vùng biển rộng lớn, năng lực dò tìm tầm xa và chống tàu ngầm do thám rất quan trọng. Đối với Ấn Độ, điều may mắn là, vị trí địa lý đã đóng vai trò hỗ trợ ở mức độ nhất định. Thông qua các tuyến đường hẹp được tạo ra bởi quần đảo Indonesia, có thể xâm nhập Ấn Độ Dương từ phía đông.
Trong đó, tuyến đường quan trọng nhất là eo biển Malacca, eo biển Sunda và eo biển Lombok. Những eo biển này là tuyến đường trực tiếp nhất từ căn cứ Á Long xâm nhập Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Quốc. Đương nhiên, Hải quân Ấn Độ muốn theo dõi những eo biển này.
Tuy nhiên, Hải quân Ấn Độ cũng phải chú ý sườn phía tây. Cùng với việc Mỹ rút khỏi Afghanistan, là "đồng minh trong mọi điều kiện thời tiết" của Trung Quốc, Pakistan đã xây dựng quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Gần đây, người phát ngôn quân đội Pakistan thậm chí cho biết: "Kẻ thù của Trung Quốc chính là kẻ thù của Pakistan".
Tuy bình luận này nhằm vào là các phần tử cấp tiến ở Tân Cương, nhưng cũng đã gây ra lo ngại cho Ấn Độ. Vì vậy, Hải quân Ấn Độ cũng cần thiết sở hữu nguồn lực tác chiến săn ngầm, làm tốt chuẩn bị ứng phó tàu ngầm Trung Quốc - loại vũ khí có thể lấy cảng của Pakistan làm căn cứ, 5 tàu ngầm lớp Agosta do Pháp chế tạo hiện có của Pakistan thậm chí sẽ lên đường hỗ trợ Trung Quốc.
Thông qua những nhân tố chiến lược này sẽ có thể đánh giá được năng lực hàng không tác chiến săn ngầm cần có để thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Có thể suy đoán, Hải quân Ấn Độ sẽ cần thành lập ít nhất 2 lá chắn tác chiến săn ngầm, thực hiện nhiệm vụ tuần tra ven bờ phía đông và phía tây khu vực này, đồng thời cần duy trì đầy đủ nguồn lực dự phòng để chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào.
Tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Nếu như tỉ lệ sẵn sàng chiến đấu là 75% thì có thể dự đoán Hải quân Ấn Độ sẽ cần 40 - 48 máy bay tuần tra trên biển tầm xa, những máy bay tuần tra này có thể phân làm 5 - 6 phi đội, mỗi phi đội bao gồm 8 máy bay.
Không ai nói tác chiến săn ngầm trên biển sẽ trở nên đơn giản và rẻ tiền. Nhưng, môi trường chiến lược châu Á không ngừng thay đổi đã bắt đầu buộc Ấn Độ phải đánh giá lại những nguồn lực cần thiết cho việc duy trì vị thế của họ ở Ấn Độ Dương. Do các bước hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc rất nhanh, cho nên, Ấn Độ cần huy động nguồn lực săn ngầm nhanh hơn.

Đánh bom khủng bố ở Tân Cương, 15 người chết

Đánh bom khủng bố ở Tân Cương, 15 người chết

Một vụ đánh bom khủng bố xảy ra ở Tân Cương, Trung Quốc, khiến 15 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương.
 
tan-cuong-2-9264-1400738948-1-3018-14172
Hiện trường một vụ nổ lớn hồi tháng 5 ở Tân Cương khiến hàng chục người thiệt mạng. Ảnh minh họa: QQ
Một nhóm quá khích chiều qua ném các thiết bị gây nổ và tấn công người dân bằng dao trên phố ở Shache, Tân Cương, Xinhua dẫn tin từ giới chức địa phương cho biết hôm nay.
Vụ tấn công khiến 4 dân thường thiệt mạng, 14 người khác bị thương. Cảnh sát tuần tra có mặt lúc đó nổ súng tiêu diệt 11 tên trong nhóm thủ phạm. Sau khi xảy ra hỗn loạn, cảnh sát thu giữ các vật liệu nổ, dao và rìu la liệt ở hiện trường. Những người bị thương được kịp thời đưa đến bệnh viện.
Cũng tại Shache hồi tháng 7 một nhóm khủng bố dùng dao và rìu giết hại 37 người trong một vụ tấn công. Tòa án địa phương tuyên tử hình 12 tên khủng bố và 15 người khác có liên quan, sau đó cho hoãn thi hành hai năm.
Các cuộc tấn công ở Tân Cương, khu vực tự trị của người Duy Ngô Nhĩ, trong những năm gần đây khiến hàng trăm người chết. Mâu thuẫn sắc tộc khiến nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ tấn công bạo lực.
Cơ quan lập pháp Tân Cương hôm qua thông qua quy định cấm những người mặc hoặc ép người khác dùng quần áo hoặc mang logo có liên quan đến những kẻ theo tôn giáo cực đoan, theo China Daily.
Trung Quốc hôm 25/11 thông báo nước này tiêu diệt hơn 100 nhóm khủng bố ở khu tự trị Tân Cương sau 6 tháng triển khai chiến dịch trấn áp các phần tử cực đoan gây bất ổn. Nhà chức trách còn đóng cửa hơn 170 "khu đào tạo tôn giáo" và bắt gần 240 người. Chiến dịch trấn áp khủng bố do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng cuối tháng 5, sử dụng "các biện pháp cực kỳ cứng rắn và phương thức đặc biệt" để tiêu diệt những tên quá khích. Dự kiến chiến dịch này kéo dài trong một năm. 

Phe ủng hộ độc lập giành chiến thắng ở Đài Bắc

Phe ủng hộ độc lập giành chiến thắng ở Đài Bắc

 
ko-1204-1417267620.jpg
Ông Ko Wen-je tuyên bố giành chiến thắng hôm nay. Ảnh: Reuters
Với số phiếu hơn 700.000, ông Ko trở thành tân thị trưởng của Đài Bắc, so với số phiếu của đối thủ Sean Lien thuộc Quốc dân đảng (KMT) là hơn 500.000 phiếu, theo Focus Taiwan.
"Chúng tôi chúc mừng ông Ko. Tôi xin lỗi vì không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này", Reuters dẫn lời ông Sean nói sau khi kết quả được công bố.
Chiến thắng của ông Ko, với sự ủng hộ của đảng Dân tiến (DPP), được các nhà phân tích đánh giá là sự thất bại của đảng cầm quyền KMT. Cuộc bầu cử này vốn được xem là cuộc trưng cầu dân ý về chính sách của KMT với Bắc Kinh.
Trước cuộc bỏ phiếu, giới quan sát đánh giá ông Ko đang giành được sự ủng hộ của người dân hơn Sean. Cuộc thăm dò công bố đầu tháng này cho thấy các ứng viên của DPP dẫn trước các thành viên của KMT, dù khoảng cách không lớn. Những người chỉ trích cho rằng KMT quá thân thiết với Bắc Kinh, họ không ủng hộ thỏa thuận thương mại mà KMT đưa ra với Bắc Kinh, điều khiến Đài Loan sẽ bị phụ thuộc nhiều hơn về kinh tế.
Đảng KMT đánh mất hai thành lũy là Đài Bắc và Đài Trung, vốn có những người ủng hộ trong suốt 20 năm qua. Ông Ko, một bác sĩ phẫu thuật quyết định chuyển sang sự nghiệp chính trị đầu năm nay, tham gia cuộc bầu cử với lời hứa đem lại nhiều thay đổi cho người dân Đài Loan. Hau Lung-bin, thị trưởng cũ của Đài Bắc, sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng sau, sau khi nắm giữ vị trí trong 8 năm liên tiếp.
Kết quả bầu cử cuối cùng sẽ được công bố vào 20h địa phương. Gần 20.000 ứng viên ứng cử Đài Loan vào hơn 11.000 vị trí thuộc 9 cấp trong chính quyền. Hơn 18 triệu cử tri đủ tiêu chuẩn đã đăng ký bỏ phiếu.
Ngay sau khi có kết quả sơ bộ, ông Jiang Yi-huahngười đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan cho biết người đứng đầu Đài Loan Ma Ying-Jeou đã chấp nhận đơn từ chức của ông. 
Với kết quả cuối cùng, KMT đánh mất sự ủng hộ ở nhiều thành phố quan trọng, lãnh đạo Đài Loan Ma Ying-Jeou thừa nhận đảng này đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử hôm nay. Tuy nhiên phát ngôn viên của Quốc dân đảng tuyên bố ông Ma sẽ không từ chức.

Trung Quốc đặt Trường Sa vào chiến lược quân sự

Trung Quốc đặt Trường Sa vào chiến lược quân sự

Theo chuyên gia về an ninh, việc một sĩ quan Trung Quốc công khai xác nhận hoạt động xây dựng ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để hỗ trợ radar, thu thập tình báo cho thấy rõ giá trị chiến lược của Trường Sa đối với quân đội Bắc Kinh.
 
chuthap-4402-1417163624.jpg
Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở bãi đá Chữ Thập hôm 14/11. Ảnh: IHS Jane's
Đánh giá việc sĩ quan cấp cao Trung Quốc tuyên bố mục đích bồi đắp một số đá thuộc Trường Sa, chuyên gia Brumo Hellendorff thuộc Nhóm Nghiên cứu và Thông tin Hòa bình và An ninh, Bỉ, cho rằng Bắc Kinh "đang nêu bật giá trị chiến lược của quần đảo này và rộng hơn là của Biển Đông đối với quân đội Trung Quốc", ông nói khi trao đổi với VnExpress.
Ông Jin Zhirui, một sĩ quan cao cấp thuộc Tổng bộ quân chủng Không quân Trung Quốc, hôm 22/11 xác nhận Bắc Kinh cần thiết lập căn cứ hạ tầng ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để hỗ trợ hệ thống radar và thu thập tình báo. Tờ Asahi Shimbun nhận định việc một quan chức quân đội có kinh nghiệm hoạt động trong không quân như Jin đứng ra giải thích trực tiếp trước báo giới nước ngoài về những động thái trên Biển Đông là "một điều bất thường".
Sĩ quan Jin còn dẫn chứng vụ tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia là một ví dụ cho thấy sự cần thiết cần tăng cường năng lực radar ở khu vực.
Theo Hellendorff, Trung Quốc cố gắng thể hiện quan điểm của mình là không gây hấn, thế nhưng những hành động của nước này đang phá hủy tính nguyên trạng ở Biển Đông và tác động tiêu cực tới việc xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan.
"Tuyên bố này chỉ là một trong nhiều diễn biến tương tự, cho thấy mối nguy rằng các nhà lập chính sách Trung Quốc đang ngày càng chỉ biết mình trong việc thiết kế và thực hiện các chính sách ở Biển Đông", ông Hellendorff nói.
Tạp chí chuyên về thông tin quốc phòng IHS Jane's cho biết, ba tháng qua Trung Quốc sử dụng các tàu hút bùn để xây dựng một hòn đảo có chiều dài 3.000 m và rộng từ 200 đến 300 m trên bãi đá Chữ Thập. Các hình ảnh vệ tinh trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 cho thấy rõ hoạt động bồi đắp này.
Tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Trường An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Australia cho rằng quan chức Trung Quốc nói trên "đang nói thật" về việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đá thuộc Trường Sa, đó là nhằm để thu thập tin tình báo của các nước láng giềng.
"Tôi không nghĩ là Trung Quốc sẽ nghe theo Mỹ hay bất kỳ ai, họ sẽ tiếp tục thực hiện các dự án cải tạo này ở Biển Đông", ông Buszynski viết trong email gửi VnExpress.
Giới quan sát cho hay bên cạnh đá Chữ Thập, Trung Quốc đang xây dựng quy mô lớn ở một loạt đá khác như Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Ken Na, Tư Nghĩa, Én Đất và đá Lạc. Các bãi đá này nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động khai hoang của Bắc Kinh ở Biển Đông thu hút mạnh sự chú ý của dư luận thế giới hồi tháng 6 năm nay, khi Philippines công bố báo cáo cho thấy các tàu Trung Quốc thực hiện việc đào đắp. Manila nêu nghi ngại Bắc Kinh đang xây dựng đường băng ở bãi Gạc Ma.
"Bằng cách ít quan tâm đến nhận thức và phản ứng tiềm ẩn của các nước láng giềng, với niềm tin tự tạo rằng càng kiểm soát nhiều khu vực này thì càng tốt cho an ninh khu vực, Bắc Kinh đang liều lĩnh gia tăng căng thẳng leo thang", ông Hellendorff nói.
Việt Anh

Cả khu vực sẽ sát cánh nếu Trung Quốc áp đặt ADIZ trên Biển Đông

Cả khu vực sẽ sát cánh nếu Trung Quốc áp đặt ADIZ trên Biển Đông

Nếu Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, chắc chắn cả khu vực sẽ buộc phải sát cánh, để xây dựng một mặt trận chung, chống lại sự bành trướng của nước này.
 
South-China-Sea-Vietnam-011-8198-1417171
Các quốc gia trong khu vực có khả năng thiết lập một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc nếu nước này tuyên bố ADIZ trên Biển Đông. Ảnh: Alamy
Ankit Panda, chuyên gia phân tích từ Diplomat, ngày 27/11 bày tỏ quan điểm của ông quanh việc Trung Quốc đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, đồng thời liệt kê những trở ngại mà Bắc Kinh sẽ gặp phải nếu ôm tham vọng làm điều tương tự với Biển Đông, trong bài phân tích với tiêu đề: "Một năm sau khi tuyên bố ADIZ, điều gì chờ đợi Trung Quốc".
Đã một năm kể từ khi Trung Quốc đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên một khu vực rộng lớn thuộc biển Hoa Đông. Bắc Kinh đưa ra quyết định này tại thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng bởi những tranh chấp xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Hiện tại tranh cãi vẫn chưa dứt khiến đôi bên tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ xung đột. Những câu hỏi từng được đặt ra về việc tại sao Trung Quốc lựa chọn cách thiết lập ADIZ và điều này sẽ đưa an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như quan hệ Trung - Nhật tới đâu, đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Mặt khác, nhiều nghi vấn mới lại hình thành, trong đó, liệu Trung Quốc có tiếp tục áp đặt ADIZ trên Biển Đông hay không là câu hỏi khiến giới phân tích quan tâm hơn cả.
Bắc Kinh thời gian gần đây gửi đi nhiều tín hiệu gây nhiễu quanh khả năng thiết lập ADIZ trên Biển Đông. Một tướng quân đội cấp cao Trung Quốc từng kêu gọi thực hiện nước đi này với lý do "điều đó cần thiết cho lợi ích lâu dài của quốc gia". Trái lại, các phát biểu từ Bộ Ngoại giao lại nhấn mạnh Bắc Kinh không hề có ý định thiết lập ADIZ trên Biển Đông.
Những tuyên bố chủ quyền phi lý hiện nay khắc họa khá rõ nét tham vọng về một mức độ kiểm soát tối đa của Bắc Kinh tại khu vực. Nếu áp đặt ADIZ, Trung Quốc sẽ phải lo lắng về vấn đề thi hành nó như thế nào dù hải quân và không quân nước này hiện được xem như lực lượng mạnh mẽ nhất trong vùng, cả về số lượng và chất lượng.
Khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, các nước như Nhật Bản và Mỹ không những phớt lờ mà còn thể hiện sự thách thức. Nhiều chuyến bay dân sự của Tokyo và các chiến đấu cơ ném bom B-52 của Washington vẫn qua lại vùng trời này mà không cần khai báo hay xin phép Bắc Kinh.
Nếu lập ADIZ ở Biển Đông và gặp phải những phản ứng tương tự từ Việt Nam, Philippines hay các bên liên quan, Trung Quốc sẽ chỉ phơi bày một sự thật rằng Bắc Kinh không đủ khả năng để quản lý những khu vực mà nước này tuyên bố làm chủ một cách vô lý và phi pháp. Hơn nữa, những lợi thế về pháp lý mà Trung Quốc tìm kiếm ở ADIZ tại Hoa Đông sẽ khó đạt được hơn đối với Biển Đông.
Trong khi Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chưa thể thống nhất một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC),  việc tuyên bố ADIZ trong khu vực là một hành động kém khôn ngoan về chiến lược của Bắc Kinh. Nó chỉ khiến các quốc gia có liên quan trong tranh chấp chủ quyền nỗ lực hơn nữa hoặc tiến tới xây dựng một mặt trận thống nhất để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Trong khi triển vọng về một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông vẫn còn rất xa vời, điều quan trọng hơn mà Bắc Kinh nên thực hiện là đưa ra lời giải thích rõ ràng về việc thiết lập ADIZ trên Hoa Đông. Hành động này vấp phải rất nhiều phản đối cũng như sự hoài nghi quanh tính đúng đắn về mặt pháp lý của nó. Ủy ban Đánh giá Quan hệ Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) từng nhấn mạnh yêu cầu này trong một bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ. Bắc Kinh tương lai vẫn phải tiếp tục giải quyết vấn đề liên quan đến ADIZ ở Hoa Đông trong quan hệ ngoại giao song phương với những cường quốc cùng chia sẻ lợi ích tại khu vực, đặc biệt là Mỹ.
ADIZ-china-2143-1417171748.jpg
Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc đưa ra trên biển Hoa Đông (màu đỏ). Ảnh: Japan Ministry of Defense.
Vũ Hoàng (theo Diplomat)

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Trung Quốc mừng hụt vì thông tin Nga bán S-400


Trung Quốc mừng hụt vì thông tin Nga bán S-400

 Chỉ trong ngày 26/11, truyền thông Nga khiến thế giới bất ngờ khi đưa tin Nga đã bán tổ hợp S-400 cho Trung Quốc nhưng ngay sai đó đã cải chính lại.

Ngày 26/11, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự (FSMTC) khẳng định nước này chưa ký kết hợp đồng với Trung Quốc về cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Trong khi đó hãng RIA Novsoti dẫn tuyên bố của người đại diện FSMTC, phụ trách giám sát lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, nói rằng vấn đề cung cấp tên lửa mới của Nga cho Trung Quốc hiện vẫn chưa giải quyết xong.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400
Tổ hợp tên lửa phòng không S-400
Tuy nhiên cùng ngày, báo Vedomosti cùng nhiều tờ báo khác của Nga dẫn nguồn trong tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD, theo đó Trung Quốc sẽ nhận được sáu hệ thống tên lửa tiên tiến S-400.
Thông tin này là quá bất ngờ với nhiều người bởi quá trình đàm phán giữa Nga và Trung Quốc đã kéo dài trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đạt được kết quả, trước đó Nga cũng từng thông báo sẽ không xuất khẩu hệ thống S-400 cho bất cứ khách hàng nào trước năm 2016.
Báo Kommersant (Nga) dẫn lời Giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Anatoly Isaykin hồi đầu năm 2014 cho biết, do nhu cầu của Quân đội Nga còn rất lớn nên từ nay tới năm 2016, các nhà máy trong nước sẽ chỉ tập trung chế tạo S-400 theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng. Rosoboronexport cũng gửi lời xin lỗi tới các khách hàng tiềm năng đặt mua S-400 từ trước.
“Trong 2 năm qua, chúng tôi đã đàm phán với một số quốc gia quan tâm tới S-400, nhưng hiện tại chúng tôi đã phải lùi thời điểm có thể thực hiện hợp đồng. Không thể yêu cầu khách hàng ký hợp đồng từ năm 2011 mà tới tận năm 2016 mới được tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nói trên”, giám đốc Rosoboronexport cho biết. Tuy nhiên, ông A. Isaykin không hé lộ danh tính các khách hàng và các hợp đồng đặt mua S-400 đã ký.
Theo một số nguồn tin, hiện ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang lên kế hoạch ra mắt phiên bản xuất khẩu của S-400 (cắt giảm tính năng so với phiên bản nội địa).
Tuy không nói cụ thể nhưng theo một số nguồn tin, nhiều khả năng, khi S-400 được phép xuất khẩu thì Belarus và Kazakhstan mới là các quốc gia đầu tiên có S-400 theo khuôn khổ thỏa thuận thành lập khu vực phòng không hợp nhất với Nga chứ không phải là Trung Quốc.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph là hệ thống thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện tại và tương lai, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh và máy bay giám sát radar và máy bay điều khiển.
S-400 Triumph là hệ thống tên lửa phòng không có đặc điểm cấu tạo tương tự như người em S-300, bao gồm: Radar tầm xa 64N6, 76N6 và các radar mới có cự ly phát hiện lên đến 600 km; radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, tên lửa phòng không 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.
Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Ưu điểm chính của S-400 Triumph, so với S-300PM là khả năng hủy diệt mục tiêu. S-400 có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao.
S-400 Triumph được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
Ngọc Hòa

Sức mạnh quân sự Nhật không thua kém Trung Quốc

Sức mạnh quân sự Nhật không thua kém Trung Quốc

Tuy sở hữu hệ thống vũ khí không nhiều nhưng vũ khí Nhật lại có nền quốc phòng quy mô nhất tại châu Á với các loại vũ khí hiện đại.

Mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 18/11 đăng bài viết "Nhật Bản sẽ đặt trọng điểm quan tâm vào nâng cấp tên lửa Patriot PAC-3 và tàu khu trục lớp Atago".
Bài viết cho rằng, kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản được tiến hành xoay quanh việc tăng cường tàu khu trục Aegis và nâng cấp tên lửa Patriot, để chống lại mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Hai tàu khu trục tên lửa lớp Atago là những tàu chiến lợi hại nhất của Nhật, được trang bị tên lửa đất đối không SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa chống tàu ngầm ASROC. Ngoài ra tàu khu trục này còn có tám tên lửa chống tàu SSM-1B và nhiều loại vũ khí khác. Tàu khu trục lớp Atago còn có thể chở theo máy bay trực thăng SH-60 Seahawk.
Là phiên bản cải tiến của tàu khu trục lớp Kongo, tàu Atago được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis nhằm đối phó với nguy cơ tấn công tên lửa từ CHDCND Triều Tiên. Chính phủ Nhật xác định Trung Quốc cũng là một mối đe dọa tên lửa nên đang đóng thêm hai tàu Atago khác.
Nhật Bản sẽ bổ sung 2 tàu khu trục Aegis lớp Atago.
Nhật Bản sẽ bổ sung 2 tàu khu trục Aegis lớp Atago.
Như vậy, Nhật có tổng cộng tám tàu khu trục có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, và đây là một lá chắn phòng không cực kỳ vững vàng. Nếu xung đột với láng giềng nổ ra, hạm đội tàu có hệ thống Aegis của Nhật thừa sức che chắn để ngăn phóng tên lửa đạn đạo tấn công các tàu và căn cứ quân sự của Nhật và Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tàu Atago còn có khả năng trở thành lá chắn phòng không để bảo vệ các quần đảo Senkaku và Ryukyu mà Trung Quốc nhòm ngó.
Cải tiến tàu Aegis là sản phẩm phụ trong các động thái gần đây của Chính phủ Nhật Bản (cho phép tiến hành tự vệ tập thể hạn chế).
Bên cạnh đó, theo trang mạng này, điều quan trọng hơn lúc này của Nhật Bản là phát triển năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu hạn chế để phá hủy bãi bắn tên lửa của địch. Đợi đến sau khi máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 đi vào hoạt động, họ sẽ có năng lực này.
Quan trọng hơn sẽ là vai trò của khoảng 42 máy bay chiến đấu F-35 (những máy bay này sẽ phân thành các tốp) và 3 máy bay tiếp dầu trên không do Lực lượng Phòng vệ Trên không mua sắm - những máy bay này sẽ giúp cho Nhật Bản có năng lực nhất định để tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu đối với bãi bắn tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Giáo sư Chris Hughes, nhà nghiên cứu vấn đề Nhật Bản và chính trị quốc tế, Đại học Warwick cho rằng, phải đặt việc Nhật Bản không ngừng tăng cường năng lực Aegis vào bối cảnh lớn của quyết định mang tính lịch sử đưa ra vào ngày 1/7 của nội các Nhật Bản để xem xét, quyết định này cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể có hạn.
Chris Hughes cho rằng: "Tôi không thể hoàn toàn khẳng định, vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản trên thực tế phải chăng sẽ chuyển biến lớn như vậy. Vai trò hiện nay của họ chính là bảo vệ Nhật Bản và các căn cứ của Mỹ không bị đe dọa mang tính cục bộ bởi tên lửa đạn đạo tầm trung đến từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc".
Trước mắt, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên (những mối đe dọa này chủ yếu dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung Unha và Musudan), nhưng thiếu đối sách.
Narushige Michishita cho rằng, nếu những hệ thống tên lửa này trở nên tiên tiến hơn, thì hầu như có thể khẳng định sự lựa chọn tiếp theo của Nhật Bản sẽ là một loại phòng thủ lớp thứ ba dựa trên hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối.
Ông nói: "Nếu chúng tôi cần một loại hệ thống 3 lớp, thì hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối sẽ là một cách tốt. Một quả tên lửa SM-3 Block IIA là rất quý. Nếu chúng tôi chuyển rất nhiều nguồn lực vào một hệ thống khác, thì có thể lãng phí tiền. Điều quan trọng nhất là, SM-3 Block IIA đáng tin cậy".
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang có kế hoạch lắp một thiết bị dò tìm tên lửa hồng ngoại cho một vệ tinh trinh sát mang tính thử nghiệm do Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản chế tạo.
Hành động này hoặc là cho thấy Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vũ trụ độc lập, hoặc chính là tiến hành bổ sung đối với hệ thống hồng ngoại vũ trụ không ngừng phát triển của Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo.
Thống kê cho thấy Nhật là nước có lực lượng vũ trang được trang bị tốt thứ sáu thế giới với ngân sách quốc phòng 60 tỉ USD năm 2013.
So sánh tương quan trực tiếp Trung - Nhật thì Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn toàn khi đo đếm những con số tuyệt đối với ngân sách quốc phòng 188 tỉ USD.
Về số quân thường trực, Nhật chỉ có 247.000 so với 2,3 triệu của Trung Quốc. Theo chỉ số lực lượng quân sự toàn cầu (Flobal Firepower Index), thứ tự nhất, nhì, ba lần lượt là Mỹ, Nga, Trung Quốc, trong khi Nhật chỉ xếp thứ 10.
“Nhật sở hữu lực lượng hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á” - tiến sĩ Larry M. Wortzel, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu rủi ro và chiến lược châu Á, phân tích - Tốt nhất là đừng gây sự với họ”. Và Tokyo đang sở hữu nhiều loại vũ khí “khủng” đủ sức khiến Trung Quốc lo sốt vó.
Tuyết Minh (Tổng hợp)

Căn cứ TQ ở Trường Sa: Câu chuyện không còn của ASEAN


Căn cứ TQ ở Trường Sa: Câu chuyện không còn của ASEAN

Máy bay Trung Quốc cất cánh từ đường bằng ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa hoàn toàn có thể tấn công căn cứ Mỹ ở Australia.

Cánh tay chiến tranh vươn tới lục địa Úc
Nhiều ngày nay, truyền thông Australia liên tiếp đưa thông tin về việc lãnh thổ của quốc gia này hoàn toàn có thể bị xâm phạm trước thế lực quân sự từ châu Á, mà cụ thể là Trung Quốc.
Trang tin News của Australia nhấn mạnh: "Lãnh thổ quốc gia đang nằm trong tầm hoạt động của nhiều vũ khí mới của Trung Quốc." Trang tin này chỉ rõ việc Bắc Kinh xây dựng đường bay ở Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) hoàn toàn là cơ sở để triển khai những khí tài quân sự tới Australia.
Cụ thể, máy bay ném bom chiến lược H-6K có tầm hoạt động trong bán kinh 3.500km đủ để vươn tới Australia. Hiện tại, đường băng trên Đá Chữ Thập đang được tiến hành, dài 3km, rộng 200-300m.
Điều đáng lo ngại hơn, Trung Quốc không giấu giếm việc xây dựng những căn cứ này mà còn công khai dự án, các hình ảnh đồ họa... và mức đầu tư rơi vào khoảng 6 tỉ USD, mất 10 năm để hoàn tất. Trung Quốc đang muốn chứng tỏ với người dân trong nước và quốc tế về việc họ làm chủ những đảo đá này cũng như toàn bộ vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền (80% diện tích Biển Đông).
Đồ họa của căn cứ trên Đá Chữ Thập khi hoàn tất
Đồ họa của căn cứ trên Đá Chữ Thập khi hoàn tất
Tiếp đến, Trung Quốc liên tiếp công bố những hình ảnh về việc hiện đại hóa vũ khí, gia tăng sức mạnh quân sự, đặc biệt về không quân, hải quân. Trang tin News đặc biệt chú ý đến loại máy bay chiến lược H-6K (biến thể của máy bay ném bom Tu-16, sản xuất theo giấy phép mua của Nga).
Theo đó, những loại máy bay này khi được vũ trang tên lửa hành trình, như loại CJ-10A (tầm bắn 2.000 km), và xuất phát từ Đá Chữ Thập, sẽ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đủ để tấn công toàn lãnh thổ Australia. Các căn cứ của Mỹ trên quốc gia này chắc chắn đều trong tầm ngắm.
Đã đến lúc Mỹ cần chú tâm
Nhiều học giả phân tích, việc Trung Quốc công bố các hình ảnh, thông tin về căn cứ trên Đá Chữ Thập này không chỉ có tác dụng thể hiện sự ngự trị của họ với những đảo trên vùng biển đó, mà còn là một chiêu bài để tạo thế thượng phong với nhiều quốc gia khác trên bàn đàm phán.
Trước hết là với Mỹ, cường quốc này đã tuyên bố theo đuổi kế hoạch chuyển trục châu Á - Thái Bình Dương nhằm ngăn cản sự bành trướng, cũng như tham vọng của Trung Quốc. Washington đã thiết lập ở Biển Đông và biển Hoa Đông - cửa ngõ hướng đại dương của Trung Quốc những liên minh quân sự bền chặt, có thể liệt kê gồm các mối quan hệ Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Phiippines, Mỹ-Đài Loan, Mỹ-Hàn Quốc và xa hơn là Mỹ-Australia.
Nếu Australia tự tin vào việc mình có lãnh thổ nằm xa tầm với của các khí tài quân sự từ Trung Quốc, có lẽ đã đến lúc họ cần lo lắng về việc mình đang bị nhòm ngó và đe dọa với dã tâm rất lớn kia.
Thực tế thì Australia đã bị cuốn vào vòng xoáy tham vọng của Trung Quốc từ lúc nào không hay. Nhưng có thể chỉ ra một số dấu hiệu. Đó là khi các chiến hạm của Trung Quốc tập trận ngoài vùng biển quốc tế gần biển Australia hồi 20/2/2014. Hay hồi tháng 5/2014, các tàu chiến Trung Quốc tuần tiễu một vòng sát vùng biển các nước Indonesia, Malaysia, Australia.
Ảnh vệ tinh Airbus Defence & Space chụp ngày 14/11/2014 cho thấy Trung Quốc đã cải tạo và mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn (hơn đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng)
Ảnh vệ tinh Airbus Defence & Space chụp ngày 14/11/2014 cho thấy Trung Quốc đã cải tạo và mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn (hơn đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng)
Những dấu hiệu này khiến Australia thực sự phải cảnh giác, và Canberra đã không tiếc tiền gia tăng sức mạnh quân sự cho mình. Gần đây nhất, hải quân nước này vừa biên chế tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn HMAS Canberra và biên chế một chiếc tương tự là HMAS Adelaide vào năm 2016.
Ngoài ra, Australia cũng trang bị khu trục hạm lớp Hobart 7.000 tấn với nhiều công nghệ tương tự như lớp Aegis hiện đại của Mỹ. Quốc gia này cũng có kế hoạch mua 12 tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản để gia tăng sức mạnh cho mình.
Về không quân, Australia cũng có hợp đồng mua sắm F-35, dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất mà Mỹ chỉ xuất khẩu cho đồng minh thân cận.
Quốc gia xa xôi ở giữa Thái Bình Dương này đã bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang như những nước nhỏ bé Đông Nam Á đang phải đối diện. Australia phải lo lắng là hoàn toàn đúng đắn, bởi vừa qua, khi đón nhận tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra, hàng loạt độc giả Trung Quốc đã đăng đàn truyền thông khai hỏa dàn hỏa lực miệng đầy hiếu chiến.
Và mối nguy đến với Australia đồng nghĩa với việc Mỹ phải gánh vác cùng đồng minh trách nhiệm này.
Thời gian qua, Washington dường như đang bỏ bê sách lược mà Tổng thống Obama đề ra. Hồi tháng 4/2014, khi Chính phủ Mỹ và Quốc hội không thống nhất về vấn đề nợ công, Washington đã hủy nhiều cuộc gặp quan trọng với Đông Nam Á khiến những nước ASEAN cảm thấy bị hụt hẫng.
Lính không quân Trung Quốc trang bị bom lên máy bay H-6K
Lính không quân Trung Quốc trang bị bom lên máy bay H-6K
Mỹ đang tham gia vào Biển Đông một cách có chọn lọc và nước đôi, khi họ ủng hộ Philippines về vấn đề chủ quyền, nhưng không hứa sẽ bênh vực Manila khi hữu sự. Khác với cách Mỹ thân thiết với Nhật Bản ở Hoa Đông.
Và hiện tại, một nước Mỹ không dồi dào ngân sách, cắt giảm chi tiêu quốc phòng đang đứng trước cuộc chiến dài hơi và tốn kém với tổ chức khủng bố IS, sẽ khó lòng có thể quan tâm đến Trung Quốc đang ngày càng lộng hành.
Tuy nhiên, đã đến lúc Washington nhìn nhận vào vấn đề, rằng sự tranh chấp tại Biển Đông chỉ là bề nổi của tảng băng. Còn phần chìm, Trung Quốc sẽ không để cho họ có thêm thời gian, bởi bản thân Bắc Kinh đã sốt ruột và nôn nóng về "giấc mơ Trung Hoa" của họ.
Câu chuyện Biển Đông, Hoa Đông, hay châu Á - Thái Bình Dương không phải chỉ là vấn đề của các nước bản địa nữa. Nếu Mỹ thực sự quan tâm đến lợi ích và an nguy tương lai của thế giới, đã đến lúc cần hành động quyết liệt hơn.
  • Đỗ Phong

Nhật Bản tìm cách đánh đòn phủ đầu trước mối đe dọa tên lửa Trung Quốc

Nhật Bản tìm cách đánh đòn phủ đầu trước mối đe dọa tên lửa Trung Quốc


(GDVN) - Nhật muốn chia sẻ khó khăn với Mỹ trước mối đe dọa tại khu vực, tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo, tích cực xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vũ trụ.

Nhật Bản sẽ bổ sung 2 tàu khu trục Aegis lớp Atago
Mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 18 tháng 11 đăng bài viết "Nhật Bản sẽ đặt trọng điểm quan tâm vào nâng cấp tên lửa Patriot PAC-3 và tàu khu trục lớp Atago" cho rằng, kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản được tiến hành xoay quanh việc tăng cường tàu khu trục Aegis và nâng cấp tên lửa Patriot, để chống lại mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Nhật Bản muốn "chia sẻ khó khăn" với Mỹ
Điều quan trọng hơn lúc này của Nhật Bản là phát triển năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu hạn chế để phá hủy bãi bắn tên lửa của địch. Đợi đến sau khi máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 đi vào hoạt động, họ sẽ có năng lực này.
Nhưng, nếu nhìn vào tương lai, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có lẽ cân nhắc dùng một loại hệ thống đã trải qua kiểm nghiệm thực tế - chẳng hạn hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) để tăng cường phòng thủ lớp thứ ba, coi đây là lớp quá độ giữa tàu khu trục Aegis và hệ thống phòng không PAC-3. Trong phạm vi phòng vệ của Nhật Bản còn có người quan tâm tới năng lực cảnh báo sớm trên vũ trụ.
Cải tiến tàu Aegis là sản phẩm phụ trong các động thái gần đây của Chính phủ Nhật Bản (cho phép tiến hành tự vệ tập thể hạn chế).
Căn cứ vào "Kế hoạch phòng vệ trung hạn" thời gian 5 năm, Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ mua sắm 2 tàu khu trục lớp Atago kiểu mới nhất (DDG-177 và DDG-178) - đơn đặt hàng sẽ đệ trình vào năm 2015 và năm 2016, 2 tàu chiến này sẽ bắt đầu biên chế vào năm 2020 đến năm 2021.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo
Tuy vẫn chưa biên chế, nhưng những cải tiến công nghệ đối với 2 tàu khu trục này đã được khởi động. Chẳng hạn, Công ty Lockheed Martin gần đây đã tuyên bố một hợp đồng trị giá tổng cộng 53,5 triệu USD để phát triển và thử nghiệm chương trình máy tính và thiết bị theo tiêu chuẩn hiện đại Aegis của Nhật Bản, từ đó tăng cường năng lực cho 2 tàu chiến lớp Atago.
Mặc dù 2 tàu mới sẽ đưa số lượng tàu khu trục Aegis trên danh nghĩa của Lực lượng Phòng vệ Biển tăng lên 8 chiếc, nhưng 2 tàu khu trục lớp Hatakaze đến lúc đó cũng nghỉ hưu.
Vì vậy, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu an ninh và quốc tế Narushige Michishita, Đại học nghiên cứu chính sách Nhật Bản cho rằng, trọng điểm ở chỗ chất lượng, chứ không phải số lượng.
Mấu chốt của tàu khu trục lớp Atago là tên lửa SM-3 Block IIA lớn hơn, năng lực mạnh hơn. Loại tên lửa này do  Công ty Raytheon và Công nghiệp nặng Mitsubishi cùng nghiên cứu phát triển, tầm bắn khoảng 2.500 km, đường kính đầu đạn sát thương lớn hơn, tính cơ động mạnh hơn, bộ cảm biến cũng cao cấp hơn.
Narushige Michishita nói: "SM-3 Block IIA sẽ có thể ứng phó mối đe dọa của CHDCND Triều Tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng còn ở chỗ, chúng cũng sẽ có năng lực nhất định để ứng phó tên lửa đến từ Trung Quốc. Đây là một bước đi tự nhiên tiến hành nâng cấp hiện đại hóa hệ thống cũ của chúng tôi".
Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Trên không sẽ dùng "thiết bị đánh chặn cải tiến phân đoạn tên lửa" (MSEI) mạnh hơn để tiến hành nâng cấp đối với 2 trong 6 hệ thống tên lửa PAC-3.
Quan trọng hơn sẽ là vai trò của khoảng 42 máy bay chiến đấu F-35 (những máy bay này sẽ phân thành các tốp) và 3 máy bay tiếp dầu trên không do Lực lượng Phòng vệ Trên không mua sắm - những máy bay này sẽ giúp cho Nhật Bản có năng lực nhất định để tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu đối với bãi bắn tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot Nhật Bản
Narushige Michishita cho rằng: "PAC-3 được coi là hệ thống dự bị được sử dụng trong tình huống vạn bất đắc dĩ, nguồn nhân lực, vật lực của Lực lượng Phòng vệ Trên không rất có hạn. Cải tiến công nghệ mà không phải tăng số lượng tên lửa một cách đơn thuần là một biện pháp tốt, nhưng (Lực lượng Phòng vệ Trên không) coi trọng máy bay chiến đấu F-35 hơn".
Máy bay chiến đấu F-35 sẽ phát huy một loại vai trò chính trị, tức là thể hiện độ tin cậy - Nhật Bản là một đối tác đồng minh. Nó cho thấy Nhật Bản có năng lực mạnh hơn, có thể tích cực chủ động tiến hành tự vệ, chứ không chỉ là ngồi chờ Mỹ tiếp viện.
Theo Narushige Michishita: "Nếu không có năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu mạnh, chúng tôi sẽ đề nghị Mỹ hết sức nỗ lực vì chúng tôi, trong khi đó điều này sẽ làm cho Mỹ đối mặt với khó khăn hơn về mặt chính trị".
Ứng phó mối đe dọa tên lửa từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên
Giáo sư Chris Hughes, nhà nghiên cứu vấn đề Nhật Bản và chính trị quốc tế, Đại học Warwick cho rằng, phải đặt việc Nhật Bản không ngừng tăng cường năng lực Aegis vào bối cảnh lớn của quyết định mang tính lịch sử đưa ra vào ngày 1 tháng 7 của nội các Nhật Bản để xem xét, quyết định này cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể có hạn.
Tên lửa Taepodong-2 của CHDCND Triều Tiên tầm bắn 6.700 km
Chris Hughes nói: "Một trường hợp giả thiết trong đó là đánh chặn tên lửa nhằm vào lãnh thổ Mỹ. Tôi cho rằng, điều này có nghĩa là tên lửa Taepodong-2 nhằm vào Guam, nhưng có thể cũng sẽ nhằm vào khu vực xa hơn.
Tôi biết có một số nhà hoạch định quốc phòng Nhật Bản nói đằng sau rằng, trường hợp này hầu như hoàn toàn không phải là thực tế, bởi vì Mỹ rất có thể sẽ tự bảo vệ mình, hơn nữa do ngay cả tên lửa SM-3 sau nâng cấp cũng không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa".
Chris Hughes cho rằng: "Vì vậy, tôi không thể hoàn toàn khẳng định, vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản trên thực tế phải chăng sẽ chuyển biến lớn như vậy. Vai trò hiện nay của họ chính là bảo vệ Nhật Bản và các căn cứ của Mỹ không bị đe dọa mang tính cục bộ bởi tên lửa đạn đạo tầm trung đến từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc".
Trước mắt, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên (những mối đe dọa này chủ yếu dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung Unha và Musudan), nhưng thiếu đối sách.
Narushige Michishita cho rằng, nếu những hệ thống tên lửa này trở nên tiên tiến hơn, thì hầu như có thể khẳng định sự lựa chọn tiếp theo của Nhật Bản sẽ là một loại phòng thủ lớp thứ ba dựa trên hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối.
Ông nói: "Nếu chúng tôi cần một loại hệ thống 3 lớp, thì hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối sẽ là một cách tốt. Một quả tên lửa SM-3 Block IIA là rất quý. Nếu chúng tôi chuyển rất nhiều nguồn lực vào một hệ thống khác, thì có thể lãng phí tiền. Điều quan trọng nhất là, SM-3 Block IIA đáng tin cậy".
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21D Trung Quốc
Điều làm cho các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đều cảm thấy lo ngại là mối đe dọa tên lửa hành trình và tên lửa "sát thủ tàu chiến" như Đông Phong -21D ngày càng tăng cường của Trung Quốc, trong khi đó tên lửa không đối không Mitsubishi AAM-4 cũ của Nhật Bản (bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1999) chỉ có năng lực đối kháng có hạn đối với vấn đề này.
Narushige Michishita cho rằng, xét tới điều này, Lực lượng Phòng vệ Biển có thể cân nhắc trong tương lai triển khai tên lửa SM-6 và hệ thống tác chiến Baseline 9C Aegis - hệ thống này có năng lực điều khiển hỏa lực-phòng không nhất thể hóa hải quân ngoài tầm nhìn.
Tìm cách xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trên vũ trụ
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang có kế hoạch lắp một thiết bị dò tìm tên lửa hồng ngoại cho một vệ tinh trinh sát mang tính thử nghiệm do Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản chế tạo.
Hành động này hoặc là cho thấy Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vũ trụ độc lập, hoặc chính là tiến hành bổ sung đối với hệ thống hồng ngoại vũ trụ không ngừng phát triển của Mỹ.
Trước đó không lâu, Nhật Bản đang xây dựng một chính sách vũ trụ mới, nó sẽ kết hợp toàn diện hơn những nỗ lực vũ trụ của quân đội với "chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia" đầu tiên đưa ra vào tháng 12 năm 2013.
Vào tháng 8 năm 2014, Đảng Tự do Dân chủ (LDP) công bố một báo cáo, Nhật Bản có kế   hoạch triển khai các loại hoạt động quân sự không gian, bao gồm tăng gấp đôi số lượng vệ tinh thuộc hệ thống thu thập tình báo vũ trụ (hiện có 4 vệ tinh) và ủng hộ Mỹ trong lĩnh vực nhận biết trạng thái vũ trụ.
Nhật Bản phóng vệ tinh do thám
Từ năm 2009 trở đi, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu tiến hành đầu tư nghiên cứu thử nghiệm mức độ thấp trên phương diện bộ cảm biến vũ trụ. Một năm đó, Nhật Bản đã hủy bỏ cam kết phát triển không gian "chỉ giới hạn ở mục đích hòa bình" đưa ra năm 1969, từ đó giúp họ có thể tiến hành nghiên cứu trên phương diện phát triển không gian quân sự mang tính phòng thủ.
Trong tuyên bố văn bản của tuần san "Tin tức Quốc phòng", Bộ Quốc phòng Nhật Bản phủ nhận có bất cứ kế hoạch nào phát triển năng lực này, đồng thời đã nhấn mạnh tính chất thử nghiệm của hệ thống này. Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu an ninh Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Imazu Hiroshi cho rằng, Nhật Bản có thể quan tâm đến cảnh báo sớm vũ trụ, nhưng chỉ trong tình hình có thể tìm được nguồn vốn bổ sung.
Imazu Hiroshi nói: "Một số người cho rằng, mua sắm vệ tinh cảnh báo sớm rất không tệ. Nhưng nó rất đắt tiền, hơn nữa chỉ là đã sao chép năng lực đã có của Mỹ. Chỉ cần vệ tinh do thám Mỹ có thể hoạt động, có lẽ hệ thống sao chép không có ý nghĩa. Chúng tôi có thể đầu tư số tiền nhiều như vậy vào lĩnh vực khác".
Chuyên gia chính sách vũ trụ Nhật Bản, Đại học Washington, Saadia Pekkanen cho rằng: "Đối với tôi, phòng thủ tên lửa đạn đạo từ trước đến nay không chỉ liên quan đến bắn rơi tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Nó ơhair được coi là một hệ thống nhất thể hóa, cung cấp bảo vệ Nhật Bản từ mặt đất tới vũ trụ".
Vệ tinh do thám Nhật Bản
Theo Saadia Pekkanen, một báo cáo trung hạn liên quan đến Đại cương phòng vệ Mỹ-Nhật sau sửa đổi cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phòng thủ tên lửa đối với hòa bình và an ninh của Nhật Bản, cho dù khi không có các cuộc tấn công vũ khí nhằm vào Nhật Bản cũng như vậy. Nhật Bản xem xét có vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của mình đã có một khoảng thời gian.
Bà nói: "Rõ ràng, Nhật Bản có quyền lợi chính đáng để giám sát hoạt động bắn tên lửa có thể có ác ý của các nước láng giềng châu Á. Hơn nữa, căn cứ vào giải thích lại đối với tự vệ tập thể, Mỹ cũng có quyền lợi này, bởi vì trong bối cảnh lớn đồng minh Mỹ-Nhật, Mỹ cũng cần dựa vào sự bảo vệ từ Nhật Bản".