Sức mạnh quân sự Nhật không thua kém Trung Quốc
Tuy sở hữu hệ thống vũ khí không nhiều nhưng vũ khí Nhật lại có nền quốc phòng quy mô nhất tại châu Á với các loại vũ khí hiện đại.
Mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng"
Mỹ ngày 18/11 đăng bài viết "Nhật Bản sẽ đặt trọng điểm quan tâm vào
nâng cấp tên lửa Patriot PAC-3 và tàu khu trục lớp Atago".
Bài
viết cho rằng, kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản được
tiến hành xoay quanh việc tăng cường tàu khu trục Aegis và nâng cấp
tên lửa Patriot, để chống lại mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Hai
tàu khu trục tên lửa lớp Atago là những tàu chiến lợi hại nhất của
Nhật, được trang bị tên lửa đất đối không SM-2, tên lửa đánh chặn SM-3,
tên lửa chống tàu ngầm ASROC. Ngoài ra tàu khu trục này còn có tám tên
lửa chống tàu SSM-1B và nhiều loại vũ khí khác. Tàu khu trục lớp Atago
còn có thể chở theo máy bay trực thăng SH-60 Seahawk.
Là
phiên bản cải tiến của tàu khu trục lớp Kongo, tàu Atago được trang bị
hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis nhằm đối phó với nguy cơ tấn công tên
lửa từ CHDCND Triều Tiên. Chính phủ Nhật xác định Trung Quốc cũng là một
mối đe dọa tên lửa nên đang đóng thêm hai tàu Atago khác.
![]() |
Nhật Bản sẽ bổ sung 2 tàu khu trục Aegis lớp Atago. |
Như
vậy, Nhật có tổng cộng tám tàu khu trục có khả năng đánh chặn tên lửa
đạn đạo, và đây là một lá chắn phòng không cực kỳ vững vàng. Nếu xung
đột với láng giềng nổ ra, hạm đội tàu có hệ thống Aegis của Nhật thừa
sức che chắn để ngăn phóng tên lửa đạn đạo tấn công các tàu và căn cứ
quân sự của Nhật và Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tàu Atago còn có khả năng trở thành lá chắn phòng không để bảo vệ các quần đảo Senkaku và Ryukyu mà Trung Quốc nhòm ngó.
Cải
tiến tàu Aegis là sản phẩm phụ trong các động thái gần đây của Chính
phủ Nhật Bản (cho phép tiến hành tự vệ tập thể hạn chế).
Bên
cạnh đó, theo trang mạng này, điều quan trọng hơn lúc này của Nhật Bản
là phát triển năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu hạn chế để phá hủy bãi
bắn tên lửa của địch. Đợi đến sau khi máy bay chiến đấu tấn công liên
hợp F-35 đi vào hoạt động, họ sẽ có năng lực này.
Quan
trọng hơn sẽ là vai trò của khoảng 42 máy bay chiến đấu F-35 (những
máy bay này sẽ phân thành các tốp) và 3 máy bay tiếp dầu trên không do
Lực lượng Phòng vệ Trên không mua sắm - những máy bay này sẽ giúp cho
Nhật Bản có năng lực nhất định để tiến hành tấn công đánh đòn phủ đầu
đối với bãi bắn tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Giáo
sư Chris Hughes, nhà nghiên cứu vấn đề Nhật Bản và chính trị quốc
tế, Đại học Warwick cho rằng, phải đặt việc Nhật Bản không ngừng tăng
cường năng lực Aegis vào bối cảnh lớn của quyết định mang tính lịch sử
đưa ra vào ngày 1/7 của nội các Nhật Bản để xem xét, quyết định này cho
phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể có hạn.
Chris
Hughes cho rằng: "Tôi không thể hoàn toàn khẳng định, vai trò phòng thủ
tên lửa đạn đạo của Nhật Bản trên thực tế phải chăng sẽ chuyển biến lớn
như vậy. Vai trò hiện nay của họ chính là bảo vệ Nhật Bản và các căn cứ
của Mỹ không bị đe dọa mang tính cục bộ bởi tên lửa đạn đạo tầm trung
đến từ CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc".
Trước
mắt, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên
(những mối đe dọa này chủ yếu dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung Unha
và Musudan), nhưng thiếu đối sách.
Narushige
Michishita cho rằng, nếu những hệ thống tên lửa này trở nên tiên tiến
hơn, thì hầu như có thể khẳng định sự lựa chọn tiếp theo của Nhật Bản sẽ
là một loại phòng thủ lớp thứ ba dựa trên hệ thống phòng thủ khu vực
tầm cao đoạn cuối.
Ông nói: "Nếu chúng tôi cần một
loại hệ thống 3 lớp, thì hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối sẽ
là một cách tốt. Một quả tên lửa SM-3 Block IIA là rất quý. Nếu chúng
tôi chuyển rất nhiều nguồn lực vào một hệ thống khác, thì có thể lãng
phí tiền. Điều quan trọng nhất là, SM-3 Block IIA đáng tin cậy".
Bộ
Quốc phòng Nhật Bản cũng đang có kế hoạch lắp một thiết bị dò tìm tên
lửa hồng ngoại cho một vệ tinh trinh sát mang tính thử nghiệm do Cơ quan
phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản chế tạo.
Hành
động này hoặc là cho thấy Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm vũ trụ độc lập, hoặc chính là tiến hành bổ sung đối với hệ
thống hồng ngoại vũ trụ không ngừng phát triển của Mỹ.
![]() |
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo. |
Thống
kê cho thấy Nhật là nước có lực lượng vũ trang được trang bị tốt thứ
sáu thế giới với ngân sách quốc phòng 60 tỉ USD năm 2013.
So
sánh tương quan trực tiếp Trung - Nhật thì Trung Quốc chiếm ưu thế hoàn
toàn khi đo đếm những con số tuyệt đối với ngân sách quốc phòng 188 tỉ
USD.
Về số quân thường trực, Nhật chỉ có 247.000 so
với 2,3 triệu của Trung Quốc. Theo chỉ số lực lượng quân sự toàn cầu
(Flobal Firepower Index), thứ tự nhất, nhì, ba lần lượt là Mỹ, Nga,
Trung Quốc, trong khi Nhật chỉ xếp thứ 10.
“Nhật sở
hữu lực lượng hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á” - tiến sĩ
Larry M. Wortzel, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu rủi ro và chiến lược
châu Á, phân tích - Tốt nhất là đừng gây sự với họ”. Và Tokyo đang sở
hữu nhiều loại vũ khí “khủng” đủ sức khiến Trung Quốc lo sốt vó.
Tuyết Minh (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét