Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

"Củ cà rốt" ngăn cản ASEAN thống nhất về vấn đề Biển Đông

"Củ cà rốt" ngăn cản ASEAN thống nhất về vấn đề Biển Đông


(GDVN) - Bắc Kinh muốn làm chậm mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Naypyidaw, Myanmar.

Bloomberg News ngày 14/11 đưa tin, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á ở Naypyidaw, Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi các nước không làm thay đổi thực trạng các bãi đá, rặng san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Đây cũng là câu trả lời bằng văn bản của Thủ tướng gửi Bloomberg News sau khi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Việt Nam đang theo đuổi các cuộc đàm phán để xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông trong khi công khai phản đối các hành động (xâm phạm chủ quyền Việt Nam) của Trung Quốc và tìm kiếm mối quan hệ hợp tác kinh tế, quốc phòng gần gũi hơn với Mỹ và các cường quốc khác như Nhật Bản, Ấn Độ.
Alexander Vuving, một nhà phân tích châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tân Nghiên cứu an ninh Hawaii cho rằng Việt Nam đang nỗ lực cân bằng ảnh hưởng, bởi có những yếu tố cạnh tranh và hợp tác trong chiến lược. Cách tiếp cận này một mặt là để ngăn chặn Trung Quốc (bành trướng, xâm phạm lãnh thổ - PV), mặt khác cũng để trấn an Trung Quốc về ý định hòa bình của mình.
Cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Obama diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung xấu đi sau vụ Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam. Theo giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc, Việt Nam đang tìm cách đảm bảo (xác nhận) rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chiến lược tái cân bằng sang châu Á.
Tuong Vu, một giáo sư khoa học chính trị tại đại học Oregon nói với Bloomberg News qua điện thoại, nếu không có các tổ chức quốc tế hoặc một bên quyền lực thứ 3 tham gia vào vấn đề Biển Đông, Trung Quốc sẽ dễ dàng (tìm cách) khống chế Việt Nam. Bắc Kinh muốn làm chậm mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Theo Alexander Vuving, nếu Việt Nam hướng trọng tâm vào quan hệ với Trung Quốc trong khi phải bảo vệ lợi ích chủ quyền và kinh tế của mình sẽ "gây nguy hiểm" cho ngoại giao của Việt Nam.
Tờ The Wall Street Journal ngày 12/11 bình luận, trong bối cảnh gần đây Trung Quốc thực hiện thủ đoạn tiếp cận kết hợp "cây gậy và củ cà rốt" ở Biển Đông với một chính sách sẵn sàng "thưởng" cho đối tác trong khu vực bằng cách hợp tác thương mại và phát triển quan hệ sâu sắc hơn sẽ khó có thể hình thành một mặt trận thống nhất đối phó, ngăn chặn các hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Philippines đã từng hy vọng sự hung hăng của Trung Quốc trong vụ giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam sẽ khiến các nước láng giềng lo ngại và thống nhất hơn trong đối phó. Nhưng với những gì diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á tuần này ở Myanmar, khả năng này đã giảm xuống nhanh chóng.

Trung Quốc biến rác thải thành đồ chơi, trẻ em "lãnh đạn"

Ảnh: Trung Quốc biến rác thải thành đồ chơi, trẻ em "lãnh đạn"


(GDVN) - Rác thải nhựa mua tận trời Tây đã biến thành các món đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng đủ màu sắc với giá cả rất rẻ.

Tạp chí Tồn tại số 34 thuộc tờ QQ News, Trung Quốc có một loạt phóng sự ảnh về sự "hồi sinh" của rác thải nhựa khắp nơi trên thế giới đổ về và biến thành đồ chơi cho trẻ em và vật dụng giá rẻ. Ngược lại, môi trường ô nhiễm và sức khỏe người dân bị đe dọa là những hậu quả thảm khốc mà những người dân nghèo Trung Quốc đang phải gánh chịu từ nền sản xuất công nghiệp giá rẻ đặc biệt này.
Trong hình là một bãi rác trong trung tâm phân loại rác California, Hoa Kỳ. Sau khi được phân loại đơn giản, thủy tinh và kim loại được thu gom xử lý, còn lại toàn bộ rác thải nhựa và giấy sẽ được ép lại và xuất sang Trung Quốc.
Giám đốc kinh doanh trung tâm này nói rằng, xuất rác thải nhựa sang Trung Quốc vừa có thị trường lớn, lại được trả giá cao gấp đôi và bản thân họ cũng không biết người Trung Quốc mua rác này về làm gì.
Ruồi bâu lên đầu lên mặt một đứa trẻ của một công nhân nhà máy chế biến rác thải ở miền Bắc Trung Quốc. Đứa bé được phụ huynh cõng theo trên lưng vào kho rác nồng nặc mùi xú uế, ruồi nhặng bu đầy.
Những thân phận công nhân nghèo ở đây không đủ tiền để gửi con đi nhà trẻ, họ phải mang theo con vào kho rác. Ngày mưa nước đen chảy thành dòng, ngày nắng mùi hôi thối nồng nặc.
Rác thải là thứ hỗn hợp và phức tạp, mất nhiều công sức để phân loại nên không thể dùng máy móc mà chỉ có thể dùng sức người. Nhiều người dân nghèo ở nông thôn nhờ các điểm thu gom xử lý rác thải như thế này mà có công ăn việc làm, trong khi một số giàu lên nhờ nghề chế biến rác.
Những đống rác khổng lồ nhập khẩu từ phương Tây đã góp phần nuôi sống nhiều gia đình đói khổ, nhưng cũng mang đến cho họ không ít bệnh tật.
Cho con bú ngay giữa đống rác thải. Vừa làm vừa có thể trông con, thậm chí bọn trẻ cũng được người lớn huy động tham gia phân loại rác.
Cái gọi là "ngành công nghiệp phế liệu" ở Trung Quốc hầu hết đều tồn tại và phát triển ở quy mô hộ gia đình. Trong khi lợi nhuận của "công nghiệp đồng nát" chỉ tập trung vào tay một số người, những hộ sản xuất nhỏ lẻ như thế này và các tiểu thương buôn bán rác thải chỉ kiếm "bạc cắc". 
Như người phụ nữ trong ảnh là chủ cơ sở phân loại và sơ chế rác cũng phải trực tiếp làm. Sau mỗi mẻ nghiền rác, chị luôn có cảm giác bỏng rát mũi.
Một cái ao bị vây quanh bởi rác trong "tiểu khu công nghiệp chế biến rác" ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc nước biến thành màu đỏ vì ô nhiễm. Mặc dù địa phương cũng đã hô hào tổ chức xử lý ô nhiễm nguồn nước, nhưng chẳng có thứ sinh vật nào sống được ở ao nước như thế này.
Trong quá trình xử lý, tái chế rác thải nhựa các xưởng tái chế phải khai thác một lượng lớn nước ngầm nhưng đồng thời cũng xả ra một lượng tương đương nước thải độc hại.
Những con sông, con suối xung quanh các khu làng nghề tái chế rác trở thành sông chết. Không sinh vật nào có thể sống được trong dòng nước đen ngòm và nặng mùi này, nhưng nó lại đang góp phần cho GDP của địa phương.
Ngoài ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, các làng nghề thu gom tái chế rác thải ở Trung Quốc còn gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí.
Trong khi đó hầu hết các lao động tham gia nghề độc hại này không có bất cứ thiết bị phòng độc nào, dù đơn giản nhất như khẩu trang, găng tay và kính mắt. Các công nhân ở đây cho biết, ngửi rác quanh năm suốt tháng quen rồi, mũi họ giờ chỉ nhận biết được mùi rác.
Những đứa trẻ thiếu may mắn con cái công nhân nghèo được bố mẹ mang theo vào phân loại rác từ khi còn bú mẹ đã nhiễm đủ thứ bệnh về da, về hô hấp. Đứa trẻ trong ảnh không phải trường hợp cá biệt, mà đại đa số trẻ em ở các làng nghề tái chế rác đều gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Một cậu bé bật khóc vì giẫm phải vật nhọn khi đang chạy chơi trong kho rác. Những đống rác thải cao ngồn ngộn luôn ẩn chứa hiểm họa khôn lường nên hầu hết các công nhân ở đây tay ai cũng có sẹo. Trẻ con chơi trong kho rác không giẫm phải mới lạ.
Trong những đống rác thải nhựa này không hiếm rác thải y tế độc hại. Những chiếc bơm kim tiêm đã qua sử dụng lại vô tình trở thành món đồ chơi ưa thích của con nhà nghèo.
Chúng không biết rằng chính cái gọi là "đồ chơi" chúng đang cầm trên tay có thể chứa những mầm bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của mình.
Bản thân các nhà xưởng tái chế rác cũng tiêu điều không khác gì rác, vô cùng rách nát và nguy hiểm. Hàng năm đều xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong các xưởng tái chế rác ở Trung Quốc. Có những công nhân mất đi cả bàn tay khi đang làm việc.
Hỏa hoạn còn là nỗi sợ kinh hoàng hơn với những ngôi làng chuyên tái chế rác. Nhựa là chất liệu rất dễ cháy, một khi bén lửa xung quanh bốn bề đều là nhựa thì hậu quả khôn lường.
Đằng sau bệnh tật và cái chết dần chết mòn của những người dân nghèo ngày ngày phân loại và sơ chế rác, rác thải nhựa mua tận trời Tây đã biến thành các món đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng đủ màu sắc với giá cả rất rẻ.
Điều ngạc nhiên là, trong số đơn đặt hàng những món đồ chơi này có cả Anh, Nhật Bản, New Zealand, Ý, và thậm chí cả Mỹ.
Trong hình ảnh là các sản phẩm giá rẻ nguồn gốc từ rác thải do Trung Quốc sản xuất tràn ngập một góc siêu thị ở California, Hoa Kỳ, nơi rác thải được phân loại và xuất bán sang Trung Quốc.

Asean và Trung Quốc: Cần đảm bảo an ninh, tự do hàng hải ở Biển Đông

Asean và Trung Quốc: Cần đảm bảo an ninh, tự do hàng hải ở Biển Đông


(GDVN) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 17, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã tái khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc. Các nhà Lãnh đạo hai bên hài lòng ghi nhận những kết quả quan trọng đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động 2011-2015 triển khai quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng, nhất là những thành tựu trên tất cả 11 lĩnh vực ưu tiên, bao gồm nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư, phát triển đồng lưu vực sông Mekong, giao thông, năng lượng, văn hóa, du lịch, y tế công cộng và môi trường.

Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc cũng dành thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không là lợi ích và mối quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực; theo đó cần bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tích cực quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc với những thành tựu quan trọng đã đạt được. Đánh giá cao sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình và các diễn đàn do ASEAN sáng lập. Việt Nam ủng hộ việc duy trì và tăng cường hơn nữa tham vấn và đối thoại giữa hai bên về DOC và COC.
Để đưa quan hệ hai bên tiếp tục phát triển vững chắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực phát triển quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh các chương trình hợp tác trong khuôn khổ kế hoạch hành động 2011-2015, đẩy mạnh các nỗ lực nhằm tạo môi trường hoà bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực.
Để đạt được điều này, việc tăng cường hiểu biết, củng cố và làm sâu sắc niềm tin chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng. Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm đạt mục tiêu 500 tỷ USD kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2015. Tăng cường hợp tác kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc. Đề nghị Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, góp phần thúc đẩy liên kết, kết nối ASEAN và Đông Á. Theo đó, hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc lập Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và mong rằng Ngân hàng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kết nối này của ASEAN.
Trung Quốc cần tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong các diễn đàn ASEAN sáng lập, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình; cùng xử lý và ứng phó với những thách thức toàn cầu.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và quan tâm chung của các nước trong và ngoài khu vực. Do đó, các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhất là thực hiện Điều 5 của DOC về kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm, gia tăng căng thẳng, hay thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Sự hợp tác và phát triển thịnh vượng chỉ diễn ra thuận lợi trong môi trường hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực trên cơ sở bảo đảm và củng cố được lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, bao gồm cả lòng tin chiến lược trong bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.
Hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong tham vấn vừa qua giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó có việc cam kết sẽ đề ra các biện pháp cụ thể và cơ chế nhằm bảo đảm tuân thủ Tuyên bố DOC, nhất là Điều 5 của Tuyên bố; cũng như về việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC), thống nhất xây dựng và triển khai ngay các biện pháp “thu hoạch sớm”, như lập đường dây nóng giữa hai bên nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin, ngăn ngừa sự cố, căng thẳng; đẩy mạnh thương lượng nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trung Quốc đổ tiền nuôi các tổ chức chính trị chống VN ở Campuchia


Trung Quốc đổ tiền nuôi các tổ chức chính trị chống VN ở Campuchia



Những cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia vẫn diễn ra liên tục, bất chấp sự ngăn chận từ chính quyền. 


Sau các loạt biểu tình đòi Việt Nam nhìn nhận đã cướp đất của Campuchia xưa, mới đây tình hình còn căng thẳng hơn khi Đảng viên CNRP Campuchia kêu gọi Mỹ giúp chiếm đảo Phú Quốc, Việt Nam. Rất nhiều nhà bình luận thời sự tin rằng đằng sau các cuộc gây rối với Việt Nam hiện nay ở Campuchia, đều do sự tổ chức và tài trợ của Trung Cộng. Ngay trong nước Campuchia, sự nghi ngờ có sự can thiệp của Trung Cộng cũng đang lan nhanh trong giới chính trị và dân chúng. Rất nhiều người tin rằng đảng Đối lập CNRP của Sam Rainsy đang nhận tiền của Trung Cộng để hoạt động theo chiều hướng cực đoan. Chính ông thủ tướng Hun Sen cũng lên tiếng cảnh báo rằng CNRP đã bắt đầu một cuộc chiến tranh thầm lặng, và đang chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?! Soung Sophorn, 27 tuổi và là ứng cử viên duy nhất của CNRP tại tỉnh Pailiin trong cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia tháng 7 năm ngoái. "Các đảng viên trẻ muốn tham gia cuộc chiến chống IS và đã sẵn sàng hy sinh bản thân mình, đó là lựa chọn riêng của chúng tôi", Soung Sophorn nói với Bưu điện Phnom Penh ngày hôm qua. "Sau khi loại bỏ các phần tử khủng bố IS, tôi sẽ yêu cầu Hoa Kỳ loại bỏ người Việt khỏi đảo Phú Quốc", Sophorn nghênh ngang tuyên bố và gọi đảo Phú Quốc của Việt Nam là Kohtral. "Chúng tôi đã chuẩn bị để chết cùng nhau trong cuộc chiến chống IS", 2 đảng viên trẻ của CNRP tuyên bố ủng hộ quan điểm này của Sophorn. Vài tháng trước, đảng CNRP cũng yêu cầu chính quyền Campuchia phải kiểm tra dân số để tìm ra có bao nhiêu người Việt Nam đang sống trên nước này. Vì vậy, từ cuối tháng Tám, việc điều tra dân số người gốc Việt được tiến hành, đầu tiên là từ khu vực Biển Hồ. Rất nhiều người lo ngại rằng trước khi những cuộc tranh chấp thật sự có thể diễn ra giữa Việt Nam và Campuchia, thì kiều dân Việt sẽ là những nạn nhân đầu tiên. 

  (Nguyễn Khanh) Nguồn: SBTN (vietinfo.eu)


Trung Quốc đổ tiền nuôi các tổ chức chính trị chống VN ở Campuchia Cập nhật lúc 25-10-2014 20:16:26 (GMT+1) Những cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia vẫn diễn ra liên tục, bất chấp sự ngăn chận từ chính quyền. Sau các loạt biểu tình đòi Việt Nam nhìn nhận đã cướp đất của Campuchia xưa, mới đây tình hình còn căng thẳng hơn khi Đảng viên CNRP Campuchia kêu gọi Mỹ giúp chiếm đảo Phú Quốc, Việt Nam. Rất nhiều nhà bình luận thời sự tin rằng đằng sau các cuộc gây rối với Việt Nam hiện nay ở Campuchia, đều do sự tổ chức và tài trợ của Trung Cộng. Ngay trong nước Campuchia, sự nghi ngờ có sự can thiệp của Trung Cộng cũng đang lan nhanh trong giới chính trị và dân chúng. Rất nhiều người tin rằng đảng Đối lập CNRP của Sam Rainsy đang nhận tiền của Trung Cộng để hoạt động theo chiều hướng cực đoan. Chính ông thủ tướng Hun Sen cũng lên tiếng cảnh báo rằng CNRP đã bắt đầu một cuộc chiến tranh thầm lặng, và đang chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam. Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?! Soung Sophorn, 27 tuổi và là ứng cử viên duy nhất của CNRP tại tỉnh Pailiin trong cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia tháng 7 năm ngoái. "Các đảng viên trẻ muốn tham gia cuộc chiến chống IS và đã sẵn sàng hy sinh bản thân mình, đó là lựa chọn riêng của chúng tôi", Soung Sophorn nói với Bưu điện Phnom Penh ngày hôm qua. "Sau khi loại bỏ các phần tử khủng bố IS, tôi sẽ yêu cầu Hoa Kỳ loại bỏ người Việt khỏi đảo Phú Quốc", Sophorn nghênh ngang tuyên bố và gọi đảo Phú Quốc của Việt Nam là Kohtral. "Chúng tôi đã chuẩn bị để chết cùng nhau trong cuộc chiến chống IS", 2 đảng viên trẻ của CNRP tuyên bố ủng hộ quan điểm này của Sophorn. Vài tháng trước, đảng CNRP cũng yêu cầu chính quyền Campuchia phải kiểm tra dân số để tìm ra có bao nhiêu người Việt Nam đang sống trên nước này. Vì vậy, từ cuối tháng Tám, việc điều tra dân số người gốc Việt được tiến hành, đầu tiên là từ khu vực Biển Hồ. Rất nhiều người lo ngại rằng trước khi những cuộc tranh chấp thật sự có thể diễn ra giữa Việt Nam và Campuchia, thì kiều dân Việt sẽ là những nạn nhân đầu tiên. (Nguyễn Khanh) Nguồn: SBTN (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
Trung Quốc đổ tiền nuôi các tổ chức chính trị chống VN ở Campuchia Cập nhật lúc 25-10-2014 20:16:26 (GMT+1) Những cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia vẫn diễn ra liên tục, bất chấp sự ngăn chận từ chính quyền. Sau các loạt biểu tình đòi Việt Nam nhìn nhận đã cướp đất của Campuchia xưa, mới đây tình hình còn căng thẳng hơn khi Đảng viên CNRP Campuchia kêu gọi Mỹ giúp chiếm đảo Phú Quốc, Việt Nam. Rất nhiều nhà bình luận thời sự tin rằng đằng sau các cuộc gây rối với Việt Nam hiện nay ở Campuchia, đều do sự tổ chức và tài trợ của Trung Cộng. Ngay trong nước Campuchia, sự nghi ngờ có sự can thiệp của Trung Cộng cũng đang lan nhanh trong giới chính trị và dân chúng. Rất nhiều người tin rằng đảng Đối lập CNRP của Sam Rainsy đang nhận tiền của Trung Cộng để hoạt động theo chiều hướng cực đoan. Chính ông thủ tướng Hun Sen cũng lên tiếng cảnh báo rằng CNRP đã bắt đầu một cuộc chiến tranh thầm lặng, và đang chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam. Tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 22/10 đưa tin, ít nhất khoảng 50 đảng viên trẻ của đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) và nhóm người ủng hộ đang yêu cầu đại sứ quán Mỹ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông do Washington dẫn đầu. Đổi lại, nhóm này hy vọng Mỹ sẽ giúp chúng chống lại Việt Nam và đánh chiếm đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam?! Soung Sophorn, 27 tuổi và là ứng cử viên duy nhất của CNRP tại tỉnh Pailiin trong cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia tháng 7 năm ngoái. "Các đảng viên trẻ muốn tham gia cuộc chiến chống IS và đã sẵn sàng hy sinh bản thân mình, đó là lựa chọn riêng của chúng tôi", Soung Sophorn nói với Bưu điện Phnom Penh ngày hôm qua. "Sau khi loại bỏ các phần tử khủng bố IS, tôi sẽ yêu cầu Hoa Kỳ loại bỏ người Việt khỏi đảo Phú Quốc", Sophorn nghênh ngang tuyên bố và gọi đảo Phú Quốc của Việt Nam là Kohtral. "Chúng tôi đã chuẩn bị để chết cùng nhau trong cuộc chiến chống IS", 2 đảng viên trẻ của CNRP tuyên bố ủng hộ quan điểm này của Sophorn. Vài tháng trước, đảng CNRP cũng yêu cầu chính quyền Campuchia phải kiểm tra dân số để tìm ra có bao nhiêu người Việt Nam đang sống trên nước này. Vì vậy, từ cuối tháng Tám, việc điều tra dân số người gốc Việt được tiến hành, đầu tiên là từ khu vực Biển Hồ. Rất nhiều người lo ngại rằng trước khi những cuộc tranh chấp thật sự có thể diễn ra giữa Việt Nam và Campuchia, thì kiều dân Việt sẽ là những nạn nhân đầu tiên. (Nguyễn Khanh) Nguồn: SBTN (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.