Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Mỹ hối thúc TQ giải quyết tranh chấp Biển Đông

Đô đốc Mỹ hối thúc TQ giải quyết tranh chấp Biển Đông

Theo AP, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear ngày 28/8 cho rằng TQ cần hỗ trợ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông mà không gây sức ép thay vì làm gia tăng căng thẳng.
 
Ông Locklear khẳng định TQ cần từ bỏ các hành động gần đây nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hầu hết toàn bộ khu vực có tầm quan trọng chiến lược này, đồng thời coi đó là những hành động khiêu khích và gây chia rẽ.
TQ, Mỹ, Biển Đông, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear 
Phát biểu với một nhóm phóng viên quốc tế, ông Locklear nói: "TQ là một nước lớn. Họ phải có trách nhiệm đi đầu trong cuộc tranh chấp này để đạt được một thỏa hiệp về những vấn đề khó khăn này với các quốc gia láng giềng".
Ngoài ra, Đô đốc Locklear cũng viện dẫn một loạt bước đi của TQ nhằm gây gia tăng căng thẳng, trong đó có cả hành động triển khai giàn khoan Hải Dương 981, tiến hành nạo vét ở các đảo và bãi đá ngầm tranh chấp, ban hành những đạo luật mới để điều hành các khu vực tranh chấp và "thiếu thiện chí hướng tới các diễn đàn luật pháp quốc tế".

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

TQ động binh với phong trào nhà nước Hồi giáo

TQ phải sớm động binh với phong trào nhà nước Hồi giáo


Các tay súng Hồi giáo cực đoan
Các tay súng Hồi giáo cực đoan
Trung Quốc cần phải bắt đầu hành động chống lại Phong trào Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) nếu không thì họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả đáng lo ngại trong hoàn cảnh hoạt động khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan trong nước đang gia tăng. Đó là nhận định của tạp chí The Diplomat.
The Diplomat cho biết một mặt Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại phong trào Nhà nước Hồi giáo, nhưng mặt khác chính sách "bất bạo động" của Bắc Kinh tại Trung Đông đã khiến họ "nói nhiều hơn làm" đối với các nhóm Hồi giáo cực đoan tại đây.
The Diplomat phân tích với bối cảnh hiện giờ, Trung Quốc không thể khoanh tay mãi với tình hình ở Trung Đông, lảng tránh việc đối đầu với Nhà nước Hồi giáo. Bởi vì nếu để tổ chức này tiếp tục lan rộng ảnh hưởng thì nó sẽ không chỉ đe dọa lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Trung Đông mà còn tác động xấu đến an ninh nội địa.
Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng Trung Quốc là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố từ các phong trào tôn giáo cực đoan, đặc biệt là các nhóm Hồi giáo cực đoan người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Trong vài năm qua, đã có nhiều vụ khủng bố ở địa điểm trong và ngoài Tân Cương, nhắm vào dân thường và thậm chí cả đồn cảnh sát.  
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố một chiến dịch chống khủng bố kéo dài ở Tân Cương hồi tháng 5 năm nay. Người đứng đầu chính quyền địa phương, ông Trương Xuân Hiền tuyên bố phát động "chiến tranh nhân dân chống khủng bố".
Theo The Diplomat, ông Tập Cận Bình công khai nêu vấn đề chống khủng bố 22 lần trong 3 tháng kể từ sau vụ khủng bố tấn công bằng dao tại ga Côn Minh vào cuối tháng Ba khiến 33 người thiệt mạng và 140 người khác bị thương .
Với chủ nghĩa khủng bố trong nước đã là một vấn đề ngày càng đáng báo động ở Trung Quốc, phong trào Nhà nước Hồi giáo rất có thể tận dụng điều này để tuyển mộ nhiều người từ các khu vực như Tân Cương để mở rộng ảnh hưởng. Ông Ngô Tư Khoa, đặc phái viên của Trung Quốc đến Trung Đông tháng trước, tuyên bố 100 khủng bố ở Tân Cương là những kẻ được đào tạo ở Syria và Iraq.
Tháng trước, phong trào Nhà nước Hồi giáo phát đi tuyên bố chúng sẽ tìm cách trả thù những ai chống lại người Hồi giáo ở 20 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, chúng đề cập đến Trung Quốc đầu tiên. Trong clip phát trên mạng, lãnh đạo Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi đã nhiều lần nói đến Trung Quốc và Tân Cương. Baghdadi chỉ trích chính sách của Bắc Kinh đối với người Hồi giáo trong khu vực và kêu gọi tất cả người Hồi giáo tại Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi của y.
"Thực tế là, Trung Quốc đã nhận ra họ là một mục tiêu của ISIS", The Diplomat phân tích. "Trung Quốc không thể khoanh tay trước tình hình này. Nhưng nếu Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động chống khủng bố quốc tế, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả trong nước".
Anh Tú (theo WCT)

Nhật Bản tăng cường thu thập tình báo Biển Đông

Nhật Bản tăng cường nhân viên thu thập tình báo Biển Đông


(GDVN) - Do Trung Quốc và một số nước xung quanh tồn tại tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản sẽ thực thi các biện pháp như bố trí thêm cứ điểm tình báo, xây dựng mạng lưới

Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải khu vực (ảnh tư liệu).
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 28 tháng 8 đưa tin, Cục tình báo an ninh công cộng của Nhật Bản (PSIA) có kế hoạch tăng mạnh nhân viên để tăng cường mức độ chống khủng bố đối với Olympic Tokyo năm 2020. 
Ngoài ra, Cục tình báo an ninh công cộng của Nhật Bản sẽ còn tăng ngân sách, tăng cường công tác thu thập tình báo đối với đảo Senkaku, biển Hoa Đông và Biển Đông.
Được biết, Cục tình báo an ninh công cộng của Nhật Bản là cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản, phụ trách thu thập, phân tích tin tức tình báo có thể tạo ra mối đe dọa cho trị an hoặc an ninh của Nhật Bản, hiện có khoảng 1.500 nhân viên. 
Cục tình báo này có kế hoạch đến năm 2020 khi tổ chức Olympic sẽ tăng số lượng nhân viên lên khoảng 2.000 người.
Vì vậy, dự kiến sẽ trước tiên đưa thêm nội dung tăng 50 nhân viên vào yêu cầu ngân sách năm 2015. Ngoài ra, sẽ còn xin ngân sách cho việc bố trí thêm cứ điểm tình báo, trong tương lai không chỉ tăng cường thu thập tình báo đối với khu vực xung quanh đảo Senkaku, mà còn đối với khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trong vấn đề đảo Điếu Ngư, do tàu hải cảnh Trung Quốc liên tiếp xuất hiện ở vùng biển này, Cục tình báo an ninh công cộng Nhật Bản cho rằng thu thập tình báo liên quan đến động thái của các bên ở khu vực biển Hoa Đông là điều không thể thiếu.
Đầu tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam, cam kết cung cấp tàu tuần tra để Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo (ảnh tư liệu)
Đồng thời, ở khu vực Biển Đông, giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á tồn tại tranh chấp, cục tình báo này cho rằng cần thiết phải nắm chắc động thái ở Biển Đông. Vì vậy, có kế hoạch áp dụng các biện pháp như bố trí thêm cứ điểm tình báo, xây dựng mạng lưới tình báo rộng rãi.
Ngoài ra, do nước tổ chức Olympic rất dễ bị xác định là mục tiêu tấn công khủng bố, vì vậy, để nắm chắc các động thái của tổ chức và nhân vật có thể đe dọa việc tổ chức Olympic năm 2020, cơ quan tình báo này cũng đưa ra phán đoán là tăng cường mạng lưới tình báo. 
Dự kiến sẽ xin ngân sách 3 tỷ yên (khoảng 178 triệu nhân dân tệ) để tăng cường khả năng thu thập tình báo trong và ngoài Nhật Bản.
Cục tình báo an ninh công cộng Nhật Bản năm 1952 được thành lập với quy mô khoảng 1.700 người. Khi tổ chức Olympic Tokyo vào năm 1964, số người đạt đỉnh cao khoảng 2.000 người, sau đó từng bước giảm nhân viên, năm 2003 giảm đến 1.486 nhân viên, những năm gần đây số lượng nhân viên tăng giảm hầu như không thay đổi.
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực

TQ chưa có thời cơ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông

Hoàn Cầu: TQ chưa có thời cơ lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông


(GDVN) - Ở Biển Đông, quốc gia và tình hình liên quan rất nhiều, phân chia quyền lợi phức tạp hơn, hiện không phải là thời cơ tốt nhất để lập Khu nhận biết phòng không.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 28 tháng 8 đưa tin, do các nước hoạt động trên biển ngày càng dồn dập, việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển, trên không đa phương và song phơng có tính cấp bách ngày càng rõ rệt.
Gần đây, các phương tiện truyền thông Nhật Bản liên tục cho biết, trên bầu trời biển Hoa Đông, máy bay chiến đấu Trung Quốc đánh chặn máy bay cùng loại của Quân đội Mỹ từng "nhiều lần áp sát bất thường" máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Ngày 25 tháng 8, tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng cho biết, khu nhận biết phòng không do Hàn Quốc mở rộng vào tháng 12 năm 2013 và khu nhận biết phòng không của các nước láng giềng chồng lấn một phần; để tránh xảy ra xung đột quân sự ngẫu nhiên với các nước láng giềng, Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán tiếp với Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Hãng Yonhap Hàn Quốc ngày 25 tháng 8 cho biết, khu vực Leodo về phía nam trong Khu nhận biết phòng không Hàn Quốc chồng lấn một phần với khu nhận biết phòng không của hai nước Trung Quốc, Nhật Bản. 
Từ tháng 12 năm 2013 trở đi, máy bay không rõ chủng loại khác nhau đã lần lượt bay qua khu chồng lấn hơn 10 lần. Trước đó, truyền thông Hàn Quốc cũng từng nhiều lần tuyên bố "máy bay quân sự Trung Quốc, Nga xâm nhập Khu nhận biết phòng không Hàn Quốc".
Trung Quốc vừa cho máy bay chiến đấu đánh chặn một chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon ở Biển Đông (ảnh minh họa)
Trang mạng "Chosun Ilbo" Hàn Quốc tháng 5 từng cho biết, khu vực diễn tập của cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển-2014" giữa Trung Quốc và Nga chồng lấn một phần Khu nhận biết phòng không Hàn Quốc. 
Đối với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã triệu tập Tùy viên quân sự Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, yêu cầu "thông báo trước khi tiến hành diễn tập quân sự ở khu nhận biết phòng không".
Báo Trung Quốc dẫn một chuyên gia quân sự giấu tên ngày 27 tháng 8 trả lời phỏng vấn "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, khu nhận biết phòng không đã gia tăng độ khó cho xây dựng bộ quy tắc trên biển, trên không giữa các nước.
Theo chuyên gia này, các nước liên quan đến Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông còn tương đối ít, chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc, còn coi là tương đối đơn giản. Nhưng, ở Biển Đông, quốc gia và tình hình liên quan rất nhiều, phân chia quyền lợi phức tạp hơn. Vì vậy "hiện nay, có thể không phải là thời cơ tốt nhất để lập Khu nhận biết phòng không Biển Đông".
Giáo sư Kim Xán Vinh, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và Mỹ tiến hành đàm phán quy tắc trên biển, trên không là tín hiệu tích cực để tránh xảy ra xung đột quân sự bất ngờ, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ không từ bỏ mô hình cố hữu của mình, nhưng đều hy vọng vẽ ra "ranh giới đỏ cần thiết và có lợi" cho hành vi của hai bên.
Máy bay quân sự, tàu chiến cùng giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc tham gia chiến dịch xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam (ảnh tư liệu).

Nếu ở gần tàu, máy bay của TQ hãy ghi lại video


"Nếu ở gần tàu, máy bay của TQ hãy ghi lại video làm bằng chứng"


(GDVN) - Một khi các chiến thuật được áp dụng trong “trận chiến tam cạnh” của Trung Quốc thành công nó sẽ làm các đối thủ muốn kiện, tố cáo TQ nhụt trí.


Bàn về sự kiện máy bay chiến đấu J-11 của quân đội Trung Quốc hôm 19/8/2014 đã thực hiện hành vi áp sát, khoe vũ khí mang theo để ngăn chặn và đe dọa 1 chiếc máy bay trinh sát P-8 của Mỹ ngày 19/8/2014 khi chiếc máy bay do thám này đang hoạt động trên vùng trời gần đảo Hải Nam trên Biển Đông một chuyên gia quân sự của Mỹ có tên James R. Holmes đã tư vấn rằng Mỹ và các đồng minh (Nhật Bản, Philippines) của mình cần chụp ảnh, quy phim lại các hành vi như vậy để công bố trực tiếp cho thế giới những gì đang diễn ra. 

 
Nhà phân tích James R. Holmes
James R. Holmes hiện là một chuyên gia phân tích quốc phòng của tạp chí Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản. Ông James R. Holmes cũng là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học chiến tranh hải quân Mỹ.

James R. Holmes chuyên nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề liên quan đến chiến lược hàng hải của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng như lịch sử quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ.

James R. Holmes cũng là đồng tác giả của cuốn sách mang tên “Ngôi Sao Đỏ trên Thái Bình Dương” – một trong những cuốn sách viết về ngoại giao nổi tiếng xuất bản ở Mỹ năm 2010. Tác giả James R. Holmes cũng là một cựu sỹ quan có kinh nghiệm chiến đấu trên biển của Hải quân Mỹ.

Trong bài viết mang tên “phơi bày sự khiêu khích của Trung Quốc” đăng trên bản điện tử của tạp chí Học giả ngoại giao, chuyên gia James R. Holmes viết rằng “Ánh sáng mặt trời là chất tẩy rửa tốt nhất khi giải quyết với những đối tượng muốn biết sự chắc chắn, tự do và sự thật”.

“Nếu 1 bức ảnh có giá trị bằng 1 ngàn lời nói thì 1 đoạn video sẽ có trọng lượng lớn hơn nhiều. Hãy lựa chọn cách biểu đạt hiệu quả này để phơi bày chứng cớ một khi muốn xóa tan đi những điều huyền hoặc” – nhà phân tích James R. Holmes đã nói như vậy khi bàn về việc Trung Quốc và Mỹ đổ lỗi cho nhau trong sự kiện máy bay J-11 của Bắc Kinh thực hiện hành vi áp sát máy bay trinh sát P-8 của Washington.

Theo ông James R. Holmes, trong một cuộc xung đột về tường thuật (có thể hiểu là khẩu chiến) tương tự như những gì vừa mới diễn ra trên Biển Đông, người phát ngôn nào có chứng cỡ rõ, mạnh hơn sẽ thắng đối thủ còn lại. Trong bối cảnh vừa qua, nếu có một đoạn video để chứng minh thì chắc chắn dư luận sẽ hiểu, thấy rõ ai là kẻ thua cuộc”.

James R. Holmes cho rằng đó cũng là lý do vì sao trang thông tin của Đại học chiến tranh hải quân Mỹ đã khuyên rằng bất kỳ lực lượng trên biển, trên không nào trên thế giới khi hoạt động gần tàu thuyền, máy bay của Trung Quốc đều nên ghi lại video để sử dụng khi cần thiết.

Chuyên gia này khuyên rằng Mỹ và đồng minh phải ghi lại tất cả dư liệu liên quan đến các vụ đối đầu với các đơn vị của quân đội Trung Quốc, điều này phải được đảm bảo. Không chỉ có vậy, phải ghi lại các dữ liệu thông tin bằng video khi hoạt động gần lực lượng hải cảnh, tàu buôn, các công ty năng lượng thậm chí là khi tiếp xúc gần các tàu cá của TQ.

Ông James nói: “Kể cả khi giao thiệp, hoạt động với các tổ chức quân sự, phi quân sự của Trung Quốc cũng cần phải ghi lại các thông tin video bởi những tổ chức, hiệp hội kể cả phi quân sự cũng là những cánh tay dài của một TQ đang muốn vươn tầm trở thành cường quốc biển”.

Tác giả này nhận định hiện Trung Quốc đang tiến hành 1 cuộc chiến trên các mặt trận gồm pháp lý, truyền thông và tâm lý để chống lại các đối thủ của mình tại châu Á, đặc biệt là đối thủ ngoài khu vực là Hoa Kỳ.

Một ví dụ được bài viết chỉ ra chứng minh rằng TQ đang tiến hành một “cuộc chiến tam cạnh” trên các mặt trận như đã để cập ở trên đó là Bắc Kinh vẫn luôn khăng khăng tuyên bố rằng “TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với vùng Biển Đông”, TQ cũng thường xuyên đưa tàu thuyền, máy bay quân sự, phi quân sự tiến hàm giám sát các khu vực mà TQ cho là của mình.

Đáng chú ý là TQ hành động như thể là mình bị bắt nạt, ngược đãi khi Philippines tiến hành hoạt động xua đuổi các tàu cá, tàu công vụ của TQ ra khỏi các vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền và cả khi Philippines quyết định trình đơn kiện TQ lên Tòa án luật biển quốc tế.

Nhà phân tích James R. Holmes nói rằng một khi các chiến thuật được áp dụng trong “trận chiến tam cạnh” của Trung Quốc thành công nó sẽ làm các đối thủ muốn kiện, tố cáo TQ nhụt trí.

Thủ đoạn này của Bắc Kinh được James R. Holmes cho là một trong những chiến thuật cổ điển rất truyền thống của Trung Quốc (pháp lý, truyền thông và tâm lý chiến).

Ngoài ra, theo tác giả bài bình luận, TQ có vẻ rất tâm đắc với chiến thuật “nói nhiều thành quen” vốn được sử dụng khá triệt để hệ thống truyền thông của nước này.

James R. Holmes diễn giải chiến thuật này bằng việc cắt nghĩa như sau “có những người sẽ tin vào câu chuyện mà bạn bịa ra thông qua việc nói đi nói lại thật nhiều lần”.

Đô đốc Turner Joy, người từng dẫn đầu phái đoàn của Liên Hợp Quốc tham gia các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa hai miền Triều Tiên kể lại kinh nghiệm cho biết các đại diện đến từ TQ và đối tác luôn đạt được mục đích của mình thông qua các tuyên bố nhàm chán, lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt.

Đô đốc Turner Joy cho biết các “sứ thần” đến từ TQ luôn nhắc đi nhắc lại các yêu cầu của mình, đôi khi có những điều kiện lạ lùng khó hiểu và chỉ chịu dừng lại khi các đối thoại viên của Liên Hợp Quốc yêu cầu họ không nói nữa.

Chuyên gia Mỹ James R. Holmes nói rằng thực tế trong những biến cố xảy ra thời gian gần đây trên hai vùng biển là Biển Hoa Đông và Biển Đông, các quan chức vào giới học giả của TQ đã không thể bịa đặt ra sự thật, thường xuyên bị vạch trần khi nói rằng tàu TQ bị tàu Việt Nam, Mỹ hay Nhật Bản đe dọa vì thực tế bên cạnh việc các phát ngôn viên của những nước này thường xuyên xuất hiện kịp thời, họ còn có những hình ảnh, video làm bằng chứng chứng minh, bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, sai trái từ TQ.

Quan hệ Việt-Trung đã bị một "cú sốc"



Ông Tập Cận Bình: Quan hệ Việt-Trung đã chịu một "cú sốc nghiêm trọng"


(GDVN) - Ông Tập Cận Bình cho rằng, tranh chấp giữa những người láng giềng cạnh nhau là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng cả hai cần phải có quyết định chính trị đúng.


 
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 28/8 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hội kiến với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh - Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam nên có những bước đi thích hợp để giải quyết bất đồng về vấn đề Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình cho rằng, tranh chấp giữa những người láng giềng cạnh nhau là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng cả hai cần phải có quyết định chính trị đúng đắn để quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển đúng hướng. Về những căng thẳng thời gian vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh rằng quan hệ Việt - Trung "đã chịu một cú sốc nghiêm trọng".

"Điều quan trọng là thái độ và phương pháp chúng ta sử dụng để giải quyết bất đồng giữa hai bên", Bưu điện Hoa Nam dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc cho biết. "Trung Quốc và Việt Nam cần phải tập trung vào việc duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và loại bỏ tất cả những trở ngại, giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan."

Trong cuộc họp trước đó giữa ông Lê Hồng Anh với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Sơn cho biết lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ có thêm các chỉ thị để thúc đẩy sự phát triển của quan hệ song phương.

Tân Hoa Xã hôm 27/8 dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc khẳng định: "Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên sang Trung Quốc để tham dự một cuộc họp cấp cao giữa hai bên cho thấy mong muốn của Việt Nam để cải thiện quan hệ song phương", ông Tập Cận Bình đã nói với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh rằng ông coi trọng thông điệp này từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

"Tôi hy vọng Việt Nam sẽ nỗ lực hợp tác với Trung Quốc để đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng của sự phát triển", ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, đặc biệt là việc "đưa ra các quyết định chính trị quan trọng, chính xác trong những tình huống khẩn cấp".

Ông Tập Cận Bình cũng cam kết rằng Trung Quốc sẽ "tiếp tục tuân thủ chính sách định hương quan hệ với Việt Nam một cách thân thiện, hợp tác" để tăng cường mối quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai nước. Ông Bình cũng nhấn mạnh hai bên cần trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, giải quyết bất đồng một cách thỏa đáng, trong đó cần thực hiện sự đồng thuận đã đạt được trong cuộc hội đàm giữa ông Lưu Vân Sơn với ông Lê Hồng Anh.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn.
Tuy nhiên bản tin của Tân Hoa Xã và truyền thông Trung Quốc khi nói về thỏa thuận 3 điểm đạt được giữa ông Lưu Vân Sơn và ông Lê Hồng Anh đã có những khác biệt, dễ khiến dư luận hiểu lầm. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, điểm thứ 3 trong thỏa thuận 3 điểm này được thể hiện rất rõ, rằng:
"Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông."

Nhưng bản tin của Tân Hoa Xã đã không thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung này mà đưa tin một cách chung chung, dễ gây hiểu lầm cho dư luận 2 nước cũng như khu vực và quốc tế. Cụ thể: "Theo một thỏa thuận 3 điểm đạt được giữa ông Lưu Vân Sơn và ông Lê Hồng Anh, Trung Quốc và Việt Nam sẽ nghiêm túc thực hiện một hướng dẫn cơ bản cho việc giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết tháng 10/2011".

"Hai bên đồng ý tìm kiếm các giải pháp mà cả hai phía chấp nhận được bằng cách tập trung vào việc sử dụng tốt nhất các cuộc đàm phán biên giới song phương, nghiên cứu và thảo luận về hoạt động thăm dò chung trên Biển Đông, tránh các hoạt động có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp trong khi bảo vệ sự ổn định đại cục của mối quan hệ song phương và hòa bình ở Biển Đông".

Bản tin của Tân Hoa Xã đã rất mập mờ và dễ gây hiểu lầm ở chỗ "tập trung vào đàm phán song phương", "thảo luận về hoạt động thăm dò chung ở Biển Đông" mà không nói gì đến phạm vi vùng biển cụ thể, đồng thời đã bỏ mất nội dung quan trọng rằng các "giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển".

Tàu hải cảnh TQ vào Trường Sa

Đang xác minh tin tàu hải cảnh TQ vào Trường Sa

Trước thông tin phóng viên đặt ra về việc vào ngày 19/8, TQ đã điều 10-12 tàu hải cảnh vào khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin này.



TQ, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Ấn Độ
Tàu hải cảnh TQ. Ảnh: wordpress

Ông Lê Hải Bình khẳng định, VN có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hoạt động của các bên tại hai khu vực này mà không được phép của VN đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

Trả lời thông tin Ấn Độ đang xem xét việc thăm dò 5 lô dầu khí ở khu vực thuộc chủ quyền VN ở Biển Đông và việc ký kết hợp tác về quốc phòng VN - Ấn Độ trong chuyến thăm VN sắp tới của Tổng thống Ấn Độ, ông Lê Hải Bình nói: "VN hoan nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí VN với đối tác nước ngoài nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN. Ấn Độ cũng có quan hệ với VN về khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN. Sau kết quả rất tốt đẹp của chuyến thăm Ngoại trưởng Ấn Độ tới VN vừa qua, hai bên đang tích cực chuẩn bị trao đổi cấp cao”.
Thái An

Hải quân Trung Quốc lập phát ngôn viên riêng

Hải quân Trung Quốc lập phát ngôn viên riêng


Bà Hình khi không trang điểm
Bà Hình khi không trang điểm
Quân chủng Hải quân Trung Quốc vừa chính thức ra mắt phát ngôn riêng của họ để phục vụ cho công tác đối ngoại và tuyên truyền. Trước đó, quân đội Trung Quốc (PLA) chỉ có phát ngôn viên chung là ông Cảnh Nhạn Sinh còn giờ Quân chủng Hải quân có riêng người đảm nhiệm công việc này.
Trong hai phát ngôn viên đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, đáng chú ý có bà Hình Quảng Mai. Bà Hình đang giữ lon đại tá và là Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Hải quân thế giới của Viện Nghiên cứu Hải quân PLA. Bà Hình cũng là phụ nữ đầu tiên giữ vai trò phát ngôn viên trong PLA.
Bà Hình vừa lần đầu tiên xuất hiện chính thức tại một cuộc họp báo trên tàu hậu cần số 88 ở tỉnh Sơn Đông hôm 26.8 khi Trung Quốc kỷ niệm 120 năm Chiến tranh Trung - Nhật. Đó là cuộc hải chiến mà Hải quân nhà Thanh dù đông nhưng chuốc thất bại thảm hại trước hải quân Nhật.
Ông Trương Quân Xã, một đại tá PLA và là đồng nghiệp của bà Hình tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA, cho biết bà Hình vốn không hay trang điểm nhưng trong lần ra mắt là phát ngôn viên, bà đã chịu khó làm việc này. Thay vì mặc đồng phục quân sự thường như các phát ngôn viên khác của quân đội Trung Quốc, bà Hình mặc trang phục mùa hè của Hải quân PLA cho dịp này.
 Bà Hình sau khi trang điểm
Bà Hình là người gốc Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông và có bằng tiến sĩ luật. Ngoài vai trò tại Viện Nghiên cứu Hải quân PLA và Hải quân Trung Quốc, bà cũng là Phó Tổng thư ký phụ trách Quân sự Quốc tế của Hiệp hội Khoa học Quân sự Trung Quốc và là thành viên của Hiệp hội Luật Quốc tế Trung Quốc, Hội Luật Biển Trung Quốc và Hội Luật quân sự Trung Quốc .
Bà Hình cũng đã nhiều lần đại diện cho Trung Quốc tại các hội nghị và diễn đàn về các vấn đề hàng hải và an ninh. Bà đã xuất bản hơn 40 báo cáo nghiên cứu và hoàn thành hơn một trăm dự án tư vấn chiến lược hải quân. Nói chung, bà Hình được đồng nghiệp đánh giá rất cao trong vai trò phát ngôn viên của quân chủng Hải quân.
Việc Hải quân Trung Quốc dùng phát ngôn viên riêng cũng là cách làm "giảm tải" cho ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng.
Trong thời gian qua, Trung Quốc có nhiều tranh chấp lãnh hải với các láng giềng nên hầu như ngày nào cũng có chuyện. Tốt nhất là để một người chuyên trả lời các vấn đề liên quan đến hải quân thì sẽ "chuyên tâm" hơn.  
Anh Tú (theo WCT)

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Tập Cận Bình cử đặc phái viên sang Nhật

Ông Tập Cận Bình cử đặc phái viên sang Nhật hạ nhiệt căng thẳng?


Ông Tập Cận Bình cử đặc phái viên sang Nhật hạ nhiệt căng thẳng?

Trung Quốc đã có dấu hiệu xuống nước để hạ nhiệt trong lúc quan hệ với Nhật có nguy cơ leo thang căng thẳng. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gửi đặc phái viên sang Nhật để bàn về chuyện giảm căng thẳng.
Nhiều khả năng bà Lý Tiểu Lâm, con gái út của Cựu chủ tịch nước Lý Tiên Niệm sẽ đóng vai trò đặc phái viên của ông Tập Cận Bình. Ông Lý Tiên Niệm từng giữ chức Chủ tịch Trung Quốc giai đoạn 1983–1988, sau đó là chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc Trung Quốc và được coi là một trong Bát đại nguyên lão (cùng Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, Trần Vân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Vương Chấn, Tống Nhiệm Cùng).
Bà Lý Tiểu Lâm là bạn thân của ông Tập Cận Bình khi còn thơ ấu và đang là Chủ tịch hiệp hội quan hệ hữu nghị với nước ngoài của Trung Quốc. Mối quan hệ của bà Lý Tiểu Lâm với các quan chức Nhật cũng khá tốt.
 Bà Lý Tiểu Lâm
Bà Lý Tiểu Lâm đã từng gặp ông Shinzo Abe một ngày trước khi ông nhậm chức Thủ tướng Nhật. Bà cũng từng làm việc với ông Taro Aso, phó thủ tướng Nhật và ông Masahiko Komura, phó chủ tịch đảng cầm quyền tại Nhật (LDP) hồi mùa xuân năm ngoái. Nhìn chung, bà Lý Tiểu Lâm là người thích hợp hơn cả để nhận trọng trách sang Nhật hàn gắn quan hệ hai nước lúc này.
Nếu chuyến đi của bà Lý Tiểu Lâm tốt đẹp thì sẽ mở ra triển vọng một cuộc gặp mặt "dễ chịu" giữa ông Abe và ông Tập Cận Bình vào tháng 11 bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Bắc Kinh.
Kể từ khi Abe lên nắm quyền trở lại hồi năm 2012, vẫn chưa có cuộc gặp gỡ chính thức giữa lãnh đạo Nhật - Trung. Nguyên nhân chủ yếu là do sự căng thẳng quanh vấn đề quần đảo Senkaku và sự tức giận của Trung Quốc với việc hồi cuối năm ngoái, ông Abe tới thăm đền thờ Yasukuni, vốn được xem là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trước đây.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt. Gần đây nhất, hồi giữa tháng 8, Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đã nói với một nhóm các nhà lập pháp Nhật Bản tại Bắc Kinh rằng hai nước bây giờ nên "bỏ qua những bất đồng nhỏ vì lợi ích  chung" và cả hai bên cần phải nỗ lực thực hiện để hàn gắn quan hệ song phương.
Đầu tháng này, lần đầu tiên kể từ khi chính phủ của ông Abe được thành lập vào năm 2012, bộ trưởng ngoại giao của hai nước đã tổ chức đàm phán bên lề Diễn đàn khu vực ASEAN. Còn vào cuối tháng Bảy, cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã gặp bí mật với ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh và thảo luận về khả năng tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật và Chủ tịch Trung Quốc.

Anh Tú (theo SMCP)

Diễn đàn Biển ASEAN

Diễn đàn Biển ASEAN bàn về Biển Đông

- Một trong những nội dung quan trọng của diễn đàn là thảo luận những diễn biến hiện nay liên quan đến an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 hôm nay ở Đà Nẵng, ông Nguyễn Vũ Tú, Phó trưởng đoàn quan chức cấp cao Việt Nam tại ASEAN (SOM) nhấn mạnh: Hợp tác về biển đang ngày càng trở thành một trong những lĩnh vực ưu tiên của các quốc gia thành viên ASEAN, giữa ASEAN và các đối tác, đặc biệt trong bối cảnh tình hình và các sự cố trên các vùng biển trong khu vực ngày càng phức tạp và khó đoán định.
ASEAN, Biển Đông, hàng hải, UNCLOS
Ông Nguyễn Vũ Tú, Phó trưởng SOM Việt Nam, phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Chung Hoàng
"Diễn đàn Biển ASEAN từ khi mới bắt đầu đã ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin trong hợp tác và an ninh biển", ông Nguyễn Vũ Tú nói.
Sau các lần tổ chức ở Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia, lần thứ 5 này, Đà Nẵng, một trong những thành phố phát triển nhanh nhất của Việt Nam, có vinh dự đăng cai.
Diễn đàn Biển ASEAN lần thứ 5 có hai mục tiêu: thúc đẩy hợp tác biển thông qua các cuộc đối thoại và tham vấn mang tính xây dựng; tăng cường vai trò và đóng góp của diễn đàn đối với hòa bình, ổn định, an ninh an toàn biển cũng như tự do hàng hải trong khu vực.
Diễn đàn sẽ có các phiên thảo luận về hợp tác cứu hộ cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên biển, hợp tác nghề cá bình đẳng...
Đặc biệt, diễn đàn sẽ thảo luận về các thách thức và cách tiếp cận của ASEAN liên quan đến các diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Diễn đàn có sự tham dự của các nhà ngoại giao, chuyên gia và học giả đến từ các quốc gia thành viên ASEAN.
Ngày mai (28/8) sẽ diễn ra Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng với một trong các nội dung quan trọng là thảo luận kết quả 20 năm thực hiện Công ước luật Biển của LHQ (UNCLOS) trong khu vực.
Ngoài đại diện các nước thành viên ASEAN còn có đại biểu đến từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Chung Hoàng

Úc mua máy bay sẵn sàng can dự Biển Đông

Australia mua máy bay tuần tra P-8A sẵn sàng can dự ở Biển Đông?


(GDVN) - Một khi Australia tham gia xung đột ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông thì những máy bay này sẽ phát huy vai trò then chốt.

Sắm lô máy bay tuần tra Poseidon đầu tiên của Mỹ
Trang mạng "Sydney Morning Herald" Australia ngày 26 tháng 8 cho biết, Australia đã tiếp tục tiến một bước hướng đến mục tiêu thành lập cụm máy bay tuần tra trên biển P-8 Poseidon ứng dụng công nghệ tiên tiến. Chính phủ nước này tuyên bố đã ký với Mỹ thỏa thuận mua lô 4 máy bay P-8A đầu tiên.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon do Mỹ chế tạo
Bài báo cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston ngày 26 tuyên bố, Hải quân Mỹ đã thực hiện hợp đồng đầu tiên liên quan đến máy bay P-8A. Còn Australia giao khoản tiền đầu tiên 159 triệu USD cho Mỹ để sản xuất máy bay.
Theo bài báo, máy bay P-8A có thời gian hoạt động liên tục dài, sẽ thay thế máy bay tuần tra P-3 Orion đang từng bước lão hóa, đồng thời sẽ dùng để theo dõi vùng biển duyên hải phạm vi rộng lớn phía bắc lục địa này. Australia cuối cùng sẽ mua 8 máy bay P-8A Poseidon.
Bài báo dẫn lời Thượng nghị sĩ Johnston cho biết: "Những máy bay có công nghệ tiên tiến này sẽ nâng cao rõ rệt khả năng theo dõi vùng biển duyên hải của Australia".
Theo bài báo, máy bay P-8A Poseidon chuyên dùng cho tác chiến săn ngầm và tấn công trên biển.
Trong khi đó, một khi Australia tham gia vào bất cứ cuộc xung đột nào ở châu Á như chiến tranh trên Biển Đông hoặc biển Hoa Đông thì những máy bay này sẽ phát huy vai trò mang tính then chốt.
Tình hình căng thẳng của Biển Đông và biển Hoa Đông gần đây liên tục leo thang do tranh chấp lãnh thổ.
Bài báo cho rằng, một chiếc máy bay Trung Quốc vào tuần tra đã tiến hành bay áp sát một chiếc máy bay P-8A của Hải quân Mỹ ở vùng trời quốc tế trên Biển Đông, Washington coi đây là "hành vi khiêu khích gây quan ngại sâu sắc".
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ
Chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc này nhiều lần chủ ý bay áp sát máy bay trinh sát của Mỹ, có lúc khoảng cách áp sát này chưa đến 10 m.
Hành động này không chỉ đã gây tức giận cho Washington, mà còn thể hiện tình hình căng thẳng do Trung Quốc hung hăng với yêu sách lãnh thổ (bất hợp pháp) của họ với một số nước láng giềng.
Theo bài báo, chính quyền Australia của Thủ tướng Tony Abbott vào tháng 2 từng tuyên bố, Australia sẽ chi khoảng 4 tỷ USD mua 8 máy bay tuần tra P-8A Poseidon. Những máy bay này sẽ hiệp đồng, hợp tác với máy bay trinh sát không người lái Triton - loại máy bay có thể bay cự ly dài.
Chính quyền Tony Abbott còn cho biết có ý định mua máy bay trinh sát không người lái Triton.
Bài báo dẫn lời thượng nghị sĩ Johnston cho biết, những khả năng trinh sát được tăng cường này sẽ "bảo đảm an ninh tài nguyên biển rất quan trọng của chúng ta, trong đó có tài nguyên năng lượng ở duyên hải miền bắc Australia".
Tăng khả năng tác chiến điện tử cho tàu khu trục lớp Hobart
Theo mạng “Công nghệ Hải quân” ngày 26 tháng 8, Hải quân hoàng gia Australia đã lắp hệ thống tác chiến điện tử mới cho tàu khu trục lớp Hobart để nâng cao khả năng dò tìm và theo dõi.
Liên minh tàu khu trục phòng không Australia dùng một bộ ăng ten tác chiến điện tử trang bị cho cột buồm của tàu khu trục Hobart, để nó ở điểm cao nhất của toàn tàu, giúp nó có được phạm vi tìm kiếm lớn hơn.
Tàu khu trục phòng không lớp Hobart Hải quân Australia (tưởng tượng)
Tổng giám đốc Stevie Tiffin của một công ty thành viên Liên minh tàu khu trục phòng không Australia cho biết: "Hệ thống tác chiến điện tử mới nhất là một trong những công nghệ then chốt của hải quân Australia, đây là một hệ thống bị động, có thể phân rõ địch ta trong vài giây.
Hệ thống này cũng sẽ lắp ở tàu hộ vệ lớp Anzac và tàu tấn công đổ bộ đa năng, sẽ tăng cường rõ rệt phạm vi dò tìm của tàu chiến, nâng cao ưu thế chiến thuật cho hải quân".
Hệ thống tác chiến điện tử của tàu khu trục phòng không có mục đích ứng phó với tàu chiến hoặc mục tiêu bay lướt biển của địch, như máy bay hoặc tên lửa hành trình, đã tăng cường khả năng nhận biết tình hình của hải quân, đã tiếp tục nâng cao khả năng cảnh báo sớm các mối đe dọa.
Stevie Tiffin nói thêm: "Hệ thống tác chiến điện tử đã mở rộng phạm vi nhận biết các mối đe dọa, có thể dò tìm được hệ thống thông tin và radar tiên tiến.
Cung cấp đầy đủ thời gian phản ứng cho thuyền viên, nâng cao khả năng kiểm soát chiến trường. Đồng thời hệ thống tác chiến điện tử cũng đã nâng cao khả năng phòng ngự tổng thể cho tàu chiến".

TQ khoe tài liệu chứng minh "chủ quyền Biển Đông"

TQ khoe 45 kg tài liệu chứng minh cái gọi là "chủ quyền Biển Đông"


(GDVN) - Báo TQ nói như vậy, nhưng không đưa ra một bằng chứng nào, hơn nữa tuyên truyền TQ đang có nhiều cơ hội, dùng "võ mồm" đe dọa Biển Đông.

Tướng "học giả" Trung Quốc: Doãn Trác
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 8 có bài viết tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, từ thời Tây Hán của nước này đã “có mấy trăm bản ghi chép về các đảo, đá ở Biển Đông, như thời ‘ngũ đại thập quốc’”, rằng, Trung Quốc “có tổng cộng 45 kg tài liệu lịch sử chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền Hoàng Sa, các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc” (?).
20 năm tới vẫn là thời kỳ cơ hội chiến lược của Trung Quốc?
Về môi trường an ninh hiện nay của Trung Quốc, bài báo dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, về quân sự, so với các đối thủ chủ yếu như Mỹ, Trung Quốc vẫn ở vào thế “địch mạnh ta yếu”.
“Trung Quốc cần áp dụng thế phòng ngự chiến lược, nhưng Trung Quốc cũng cần chuẩn bị đánh thắng một cuộc chiến tranh thông tin hóa cường độ cao trên các phương hướng chiến lược quan trọng như eo biển Đài Loan, Biển Đông”.
Doãn Trác cho rằng, Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược toàn cầu sẽ là một tiến trình lịch sử lâu dài. Trước hết, sự thay đổi của môi trường kinh tế, chính trị Mỹ là 2 nhân tố cơ bản lớn dẫn đến chuyển trọng điểm chiến lược sang hướng Đông.
Thứ hai, sự trỗi dậy của EU và việc chống lại Nga sẽ làm chậm rất lớn tiến trình chuyển trọng điểm chiến lược sang hướng Đông của Mỹ.
Thứ ba, kiểm soát khu vực tài nguyên chiến lược vẫn là mục tiêu ưu tiên trong bố cục chiến lược toàn cầu của Mỹ. “Trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ đang chuyển sang hướng Đông, nhưng hiện nay vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang”.
Theo Doãn Trác, trong giai đoạn tới vẫn sẽ là thời kỳ cơ hội chiến lược của Trung Quốc và nó sẽ kéo dài tới năm 2030.
Kinh tế và ngoại giao: Không gian chính mở rộng chiến lược
Doãn Trác cho rằng, bá quyền kinh tế từng bước mất đi, khả năng kiểm soát vùng đệm giảm rõ rệt, chiến lược liên minh từng bước mất hiệu lực – đây là 3 điểm yếu quan trọng của chiến lược “sử dụng 2 đại dương, kiểm soát 2 châu lục, chèn ép Trung-Nga, xưng bá toàn cầu” của Mỹ.
Theo Doãn Trác, hai phương diện kinh tế và ngoại giao chính là không gian chủ yếu để Trung Quốc mở rộng lợi ích chiến lược. Lấy kinh tế làm ví dụ, Trung Quốc và Mỹ “lấy đối đầu làm phụ, hợp tác làm chính”, trong khi đó, Trung Quốc muốn phát triển một thể chế kinh tế thị trường hoàn thiện, đồng thời hòa nhập với kinh tế thế giới, bao gồm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoàn thiện.
Trung Quốc tấn công Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Doãn Trác cho rằng: “Kinh tế Mỹ đang dần dần suy giảm, trong khi đó kinh tế Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng, đây chính là nền tảng thượng tầng của thời kỳ cơ hội chiến lược (của Trung Quốc).
Bá quyền của Mỹ trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, ý thức hệ được xây dựng trên cơ sở bá quyền trong lĩnh vực kinh tế của họ. Vì vậy, không chỉ là Trung Quốc, sự phát triển của các nước như Ấn Độ, Brazil, Nga đều sẽ đẩy nhanh mất đi bá quyền kinh tế của Mỹ, từ đó làm lung lay cơ bản bá quyền của họ”.
Nhưng, Doãn Trác cũng cho rằng, cho dù Mỹ đã mất đi bá quyền về kinh tế, vị trí số một về quân sự của họ vẫn có thể duy trì rất nhiều năm. “Vì vậy, trên 3 phương diện chính trị, kinh tế và ý thức hệ, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn ‘lấy đối kháng làm chính’. Trung Quốc cần áp dụng thế phòng ngự chiến lược hoặc giấu mình”.
Vấn đề Biển Đông: Dùng vũ lực
Doãn Trác dùng luận điệu xuyên tạc cho rằng Trung Quốc là người “quản lý và thực thi chủ quyền sớm nhất” các hòn đảo ở Biển Đông; đồng thời dùng “hỏa lực mồm” đe dọa: “Nếu hiện nay dùng vũ lực để đáp trả vũ lực, có gì không đúng?”.
“Cho dù ngày mai hạ lệnh chúng ta sử dụng vũ lực thu hồi 43 đảo, đá bị chiếm, chúng ta đương nhiên có khả năng này. Hơn nữa, bất kể về luật pháp quốc tế hay Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, chúng ta đều có lý” (?). - luận điệu được Doãn Trác và truyền thông TQ tuyên truyền.
Đây là một lý lẽ cùn, ví nếu “có lý”, “đúng luật” thì Trung Quốc đã không phải cử những loại “chuyên gia, học giả” như Doãn Trác hay bộ máy truyền thông khổng lồ của nước này giương giọng đe dọa vũ lực như vậy.
Nếu Trung Quốc “có lý” về luật pháp quốc tế và công ước như Doãn Trác nói, hơn nữa Trung Quốc lại là “nước lớn”, việc tham gia vụ kiện của Philippines sẽ có lợi hơn nhiều, giải quyết sớm và Trung Quốc “có lý” sẽ chiến thắng, chẳng phải mệt mỏi phát triển quân sự...
Nếu “có lý”, Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp quốc tế, không nên dùng vũ lực. Nếu có sử dụng vũ lực thì cũng đừng mơ là dễ thắng!
Doãn Trác còn cho rằng, Biển Đông là khu vực quan trọng “chơi cờ” giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước láng giềng, không thể loại trừ sự can thiệp quân sự của Mỹ. Trung Quốc hoàn toàn không phải là “không đánh”, mà cần tiến hành “đáp trả chiến lược”, đây vừa là sách lược vừa là chiến lược.
Như vậy, Doãn Trác gián tiếp thừa nhận, Biển Đông liên quan đến lợi ích sống còn, chiến lược của nhiều bên, nhiều nước kể cả trong và ngoài khu vực sẽ không cho phép Trung Quốc thích làm gì thì làm.
Bài báo còn giới thiệu sơ qua về “chuyên gia” Doãn Trác: tốt nghiệp Đại học Paris, Pháp, lớp chỉ huy hợp thành Học viện chỉ huy hải quân, khoa hải quân Học viện quân sự Pháp; từng thực tập trên tàu sân bay, biết tiếng Pháp, tiếng Anh, đã xuất bản nhiều sách trong đó có Sổ tay trang bị hải quân nhiều nước. Hiện gần 70 tuổi, vẫn làm chủ nhiệm Ủy ban tư vấn chuyên gia thông tin hóa hải quân, lon Thiếu tướng.
Doãn Trác cùng với La Viện, Trương Triệu Trung, Đỗ Văn Long v.v… nổi lên trên truyền thông Trung Quốc với những quan điểm xuyên tạc đánh lừa dư luận liên tục, thường xuyên, dùng “võ mồm” để đe dọa thiên hạ…
Nhưng bản thân các “chuyên gia, học giả” và truyền thông Trung Quốc cũng lúc thì phát biểu dồn dập, lúc thì im lặng khó hiểu về vấn đề Biển Đông. Điều này phản ánh chính sách sử dụng “dư luận chiến” của Trung Quốc với rất nhiều chiêu trò, mục tiêu cuối cùng là phục vụ tham vọng chiếm trọn Biển Đông.

Mỹ do thám tàu ngầm hạt nhân TQ

Hoàn Cầu: Mỹ thả thiết bị do thám tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông


(GDVN) - Một số chuyên gia Trung Quốc cho biết Mỹ đang tìm cách do thám các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bố trí ở Hải Nam.

P-8 Hải quân Mỹ, hình minh họa.

Bưu điện Hoa Nam ngày 28/8 đưa tin, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng sở dĩ chiếc máy bay do thám P-8 của Hải quân Mỹ bị chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc ngăn chặn trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông ở phía Đông đảo Hải Nam là vì Hoa Kỳ đã cố tình thả thiết bị do thám tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xuống mặt biển.
Chiếc J-11 đã áp sát máy bay P-8 có lúc chỉ trong khoảng cách 10 mét và nhào lộn, phơi bụng khoe vũ khí uy hiếp máy bay Mỹ. Động thái được Lầu Năm Góc xem như hết sức nguy hiểm nhưng Trung Quốc lại cho rằng họ chẳng làm gì sai, đó chỉ là phản ứng với "hoạt động do thám quy mô lớn, thường xuyên trong khu vực gần Trung Quốc".
Tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một chuyên gia quân sự giấu tên nói rằng phi công Trung Quốc đã thông qua một loạt các "hướng dẫn ngăn chặn tiêu chuẩn" sau nhiều năm chạm trán với máy bay Mỹ.
Nguồn tin của Hoàn Cầu nói rằng có thể máy bay Mỹ đã thả xuống một thiết bị tiến hành do thám dưới nước. Nếu điều này xảy ra, các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bố trí ở Hải Nam sẽ bị đe dọa. Sau đó chiến đấu cơ được điều động để "phản ứng với hành động khiêu khích nghiêm trọng của Washington".
Mặc dù Lầu Năm Góc không lập tức trả lời yêu cầu bình luận về những thông tin này và cũng chưa tiết lộ thông tin nhiệm vụ của chiếc P-8 hải quân Mỹ, một số chuyên gia Trung Quốc cho biết Mỹ đang tìm cách do thám các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bố trí ở Hải Nam.
Doãn Trác, một viên Thiếu tướng hải quân Trung Quốc nghỉ hưu cho biết nhiệm vụ của P-8 là một phần trong nỗ lực lâu dài từ phía Mỹ để theo dõi các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Biển Đông cũng như các tàu vũ trang khác.
Trung Quốc đã triển khai 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Type 094 mang tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân tại một căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam trong tháng này, theo các bức ảnh đang lan truyền trên những diễn đàn quân sự online ở Trung Quốc.

Duy trì đại cục

Duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung

- Chiều 27/8, tại Đại lễ đường nhân dân TQ, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, đặc phái viên của Tổng bí thư đã có cuộc hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình.
Ông Lê Hồng Anh khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn coi trọng và mong muốn cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân TQ không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai bên càng cần tăng cường hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định, để tập trung xây dựng phát triển, nâng cao đời sống nhân dân ở mỗi nước.
Lê Hồng Anh, Tập Cận Bình, TQ, Biển Đông
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, đặc phái viên của Tổng bí thư và Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: THX

Đặc phái viên của Tổng bí thư đề nghị lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường chỉ đạo để quan hệ hai Đảng, hai nước sớm khôi phục và phát triển lành mạnh, ổn định trên mọi lĩnh vực; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan hữu quan tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, nghiêm túc thực hiện Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ, kiểm soát tốt tình hình và giải quyết ổn thoả mọi tranh chấp bất đồng trên biển, duy trì hoà bình, ổn định trên Biển Đông, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản, lâu dài của nhân dân hai nước, đóng góp vào hoà bình, ổn định, phồn vinh của khu vực.
Ông Lê Hồng Anh đã chuyển lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trân trọng mời Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sớm thăm lại VN.
Tổng bí thư, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ hết sức coi trọng phát triển quan hệ với VN, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với VN và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ VN cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển; nhất trí lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tăng cường quan tâm, chỉ đạo, duy trì quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định; chỉ đạo thực hiện tốt các nhận thức chung nhằm khôi phục và phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước mà lãnh đạo hai bên đã thống nhất trong chuyến thăm lần này.

Ông Tập Cận Bình cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và bày tỏ sẽ sang thăm lại VN vào thời gian thích hợp.
Hòa bình ở Biển Đông
Trước đó, sáng 27/8, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã hội đàm với ông Lưu Vân Sơn, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư TƯ đảng Cộng sản TQ.
Ông Lê Hồng Anh khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân VN là hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Đảng, Nhà nước và nhân dân TQ. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước cần tăng cường trực tiếp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, đáp ứng lợi ích căn bản và lâu dài của hai nước và của khu vực.
Lê Hồng Anh, Tập Cận Bình, TQ, Biển Đông
Ông Lê Hồng Anh hội đàm với ông Lưu Vân Sơn. Ảnh: VOV
Về vấn đề trên biển, đặc phái viên của Tổng bí thư nêu rõ trước khó khăn, căng thẳng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung vừa qua, lãnh đạo cấp cao hai nước cần trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan hữu quan của mỗi bên tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận cấp cao và Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ, kiên trì đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển theo tinh thần dễ trước khó sau, cố gắng tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển; đồng thời gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.
Đặc biệt, cần kiểm soát tốt những bất đồng trên biển; tránh để xảy ra tình hình phức tạp ảnh hưởng quan hệ hai nước; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và xu hướng phát triển tốt đẹp quan hệ hai Đảng, hai nước.
Ông Lưu Vân Sơn khẳng định TƯ đảng Cộng sản TQ hết sức coi trọng chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh; mong muốn và tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao hai Đảng lần này sẽ phát huy vai trò quan trọng nhằm xử lý ổn thoả những vấn đề tồn tại giữa hai nước, thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Không mở rộng tranh chấp
Kết thúc hội đàm, hai bên nhất trí về 3 nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới:
Thứ nhất, lãnh đạo hai Đảng, hai nước tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.
Thứ hai, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại...
Thứ ba, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển VN-TQ, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hoà bình, ổn định trên Biển Đông.

H.Anh - H.Nhì - Đ.Yên - Nguồn clip: VTV

Hơn 30.000 tấn chân gà TQ nhiễm độc

Trung Quốc: phát hiện hơn 30.000 tấn chân gà nhiễm độc


Ảnh: CNN
Ảnh: CNN
Ngày 26.8 (giờ địa phương), hãng tin CNN dẫn nguồn tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết nhà chức trách nước này vừa thu giữ hơn 30.000 tấn chân gà bị nhiễm hoá chất khử trùng và tẩy trắng. 
Có 38 người đã bị bắt về tội sản xuất các mặt hàng nhiễm độc, 11 người khác được cho biết là đối tượng nghi can.
Hình ảnh trên các trang web tin tức của Trung Quốc cho thấy có một lớn chứa đầy chân gà được ngâm trong một dung dịch, mà chính quyền Trung Quốc nói đó là hydrogen peroxide.
Đây là một hợp chất hóa học không màu được sử dụng để khử trùng và tẩy trắng. Nếu con người tiêu thụ phải thực phẩm có chất này sẽ bị ói mửa và gặp các vấn đề dạ dày khác, nhưng ở nơi phát hiện nó được sử dụng để làm cho chân gà trông trắng hơn, sạch hơn trước khi bán ra thị trường. 
Theo Tân Hoa Xã, loại hàng nhiễm độc này được phát hiện đầu tiên ở Vĩnh Gia thuộc tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Nhưng kết quả cuộc điều tra sau đó cho thấy hydrogen peroxide đã được sử dụng trong 9 nhà máy ở tỉnh Giang Tô, An Huy, Hà Nam và Quảng Đông, gây ảnh hưởng đến một số thương hiệu nổi tiếng của chân gà được bán trong các cửa hàng.
Trước thông tin này, khắp các trang mạng ở Trung Quốc, hàng loạt người dùng đang bày tỏ phản ứng cực kỳ kinh hãi và thất vọng.
Một người nói: "Hôm qua tôi đã ăn rất nhiều món này, bây giờ tôi chỉ muốn nôn ra hết!".
Người khác bình luận: "Kể từ bây giờ, xin vui lòng cho chúng tôi biết những gì có thể ăn được!".
Các món ăn chế biến từ chân gà rất phổ biến ở Trung Quốc, nó được bán rất nhiều như dạng thực phẩm đóng gói. 
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc biết thông tin này. Hồi tháng 7.2013, cảnh sát đã tịch thu 20 tấn chân gà hết hạn từ một nhà kho thịt đông lạnh của một cơ sở trong nước.
ANH THƯ (theo CNN)

Động thái gần đây của quân đội TQ

Báo Nhật nói về các biến đổi, động thái gần đây của quân đội TQ


(GDVN) - Yomiuri Shimbun cho biết việc thành lập thêm lực lượng mới trực thuộc quân đội Trung Quốc do Quân ủy trung ương Trung Quốc quyết định.

Báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin cho biết, quân đội Trung Quốc đang tiến hành chuẩn bị cho kế hoạch thành lập một lực lượng mới đó là lực lượng không gian.

Ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc
Bước đi của Trung Quốc được báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho rằng đó là động thái chuẩn bị của Bắc Kinh cho khả năng đáp trả quân đội Mỹ trong các tình huống khẩn cấp.

Một khi được chính thức thành lập, Lực lượng tác chiến không gian sẽ là thành phần chủ lực thứ 5 của quân đội Trung Quốc bên cạnh 4 quân chủng khác gồm Hải, Lục,Không quân cũng như Lực lượng pháo binh 2.

Yomiuri Shimbun cho biết việc thành lập thêm lực lượng mới trực thuộc quân đội Trung Quốc do Quân ủy trung ương Trung Quốc quyết định.

Đầu năm nay, Chủ tịch Trung Quốc, kiêm chủ tịch Quân ủy trung ương của nước này là ông Tập Cận Bình đã lại một lần nữa nhấn mạnh khả năng TQ sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực quân sự hóa vũ trụ để đối phó với Mỹ và Nhật Bản.

Ngay từ tháng 4 vừa qua ông Tập Cận Bình đã thúc giục quân đội Trung Quốc thành lập một lực lượng tác chiến mới, đồng thời nói với các nhà lãnh đạo quân sự của nước này rằng họ cần có khả năng giải quyết các tình huống liên quan đến chiến tranh ngoài không gian cũng như phòng không chống địch thủ.

Gần đây nhất, vào tháng 6 vừa qua, chính ông Tập Cận Bình đã lại một lần nữa lên tiếng đánh giá về tầm quan trọng của việc nhất thế hóa các khả năng về phòng không, không quân cũng như năng lực không gian để hình thành một lực lượng không quân cực mạnh có khả năng bảo bệ cái gọi là "chủ quyền quốc gia" cũng như an ninh và sự phát triển của TQ.

Thông tin về khả năng TQ sẽ thành lập lực lượng tác chiến không gian được đưa ra trong bối cảnh có nhiều báo cáo cho thấy TQ đã thành lập, đưa vào vận hành một trung tâm chỉ huy tác chiến hợp thành nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các chiến dịch của các lực lượng trên biển, trên bộ và trên không.

Theo tạp chí Kanwa có trụ sở tại Canada (do tổng biên tập người gốc Hoa là chủ biên), trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp của quân đội TQ mới thành lập được xây dựng kiên cố dưới lòng đất, nằm trong khuôn viên của Bộ an ninh và Bộ tổng tham mưu chỉ  huy của quân đội TQ ở thủ đô Bắc Kinh.

Gần đây, có các báo cáo cho biết quân đội Trung Quốc có ý định giảm từ 7 đại quân khu xuống còn 4 để nâng cao khả năng chỉ huy, sẵn sàng tác chiến.

Hiện các thử nghiệm cho cơ cấu mới này được cho là đang được quân đội TQ tiến hành tại các quân khu Nam Kinh, Quảng Châu, Tế Nam.

Tuần trước, Cơ quan quản lý không gian quốc gia TQ đã tiến hành phóng veek tinh quan sát Trái Đất với khả năng chụp, truyền ảnh với độ phân giải cao Gaofen 2 thành công vào không gian.

Mục đích chính của vụ phóng vệ tinh Gaofen 2 là nhằm cung cấp dữ liệu quan sát Trái Đất trong thời gian thực để sử dụng trong việc cứu trợ thiên tai, theo dõi biến đổi khí hậu, quan sát địa lý, hỗ trợ nông nghiệp nhưng dưới sự quan sát của các chuyên gia quấn sự, khả năng ứng dụng cho quân sự từ dữ liệu từ những vệ tinh kiểu như Gaofen 2 là rất cao trong tương lai.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

TQ không phản đối Indonesia nâng cấp căn cứ quân sự

"TQ không phản đối Indonesia nâng cấp căn cứ quân sự Biển Đông"


(GDVN) - Indonesia đã bắt đầu nâng cấp căn cứ quân sự trên quần đảo Riau mà không bị phản đối, cho thấy Trung Quốc đã "ngầm thừa nhận" chủ quyền của Indonesia.

Quần đảo Riau (hình A) - Trung Quốc vẽ bậy "đường lưỡi bò" lấn tới tận khu vực này.
Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 19 tháng 8 dẫn lời một sĩ quan cao cấp của Hải quân Indonesia cho biết, Hải quân Indonesia đã bắt đầu nâng cấp căn cứ quân sự Lanai ở quần đảo Riau, nhằm bảo đảm bố trí hải quân ở khu vực này.
Ông nói: "Việc nâng cấp cơ sở hậu cần là để hỗ trợ cho sự hiện diện không ngừng mở rộng của hải quân ở khu vực này. Như vậy, một khi kẻ thù tạo ra mối đe dọa, chúng tôi có thể" bảo vệ chủ quyền trên biển của quốc gia". Tuy nhiên, ông không chỉ đích danh quốc gia nào (tạo ra mối đe dọa cho Indonesia).
Ngoài tăng cường nguồn lực hải quân, Quân đội Indonesia còn cho biết, sẽ tăng cường lực lượng lục quân và không quân ở khu vực này, bao gồm triển khai một biên đội máy bay chiến đấu Sukhoi ở quần đảo Riau và 4 máy bay trực thăng vũ trang Boeing AH-64E Apache.
Theo bài báo, Trung Quốc không đưa ra phản đối về kế hoạch triển khai ở khu vực này của Indonesia, điều này có thể cho thấy, Trung Quốc đã "ngầm thừa nhận chủ quyền" của Indonesia tại khu vực lãnh thổ này.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Sigma của Hải quân Indonesia (ảnh minh họa)
Trên thực tế, Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền theo yêu sách "đường lưỡi bò" bất hợp pháp.
Trung Quốc đã cố tạo ra tranh chấp - hoạt động đó không đem lại chủ quyền cho Trung Quốc.
Như một quan chức Philippines đã phát biểu, chỉ nhìn vào bản đồ là thấy yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là vô lý, bất hợp pháp.

Ấn Độ "theo dõi chặt" phát triển quân sự của Trung Quốc


Ấn Độ "theo dõi chặt" phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc


(GDVN) - Không chỉ theo dõi chặt chẽ, Ấn Độ còn áp dụng các biện pháp, xây dựng các khả năng để ứng phó với mối đe dọa do Trung Quốc trỗi dậy về quân sự gây ra.


Biên đội tàu chiến Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Trang mạng "Thời báo Kinh tế" Ấn Độ ngày 13 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Chính phủ theo dõi chặt chẽ sức mạnh quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc".
Theo bài viết, ngày 13 tháng 8 Ấn Độ cho biết, họ "theo dõi chặt chẽ" sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời sẽ áp dụng biện pháp hóa giải bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào gây ra cho an ninh của họ từ nước láng giềng này.
Trong báo cáo thường niên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng: "Ấn Độ vẫn theo dõi chặt chẽ các tác động ảnh hưởng từ việc Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực này và khu vực xung quanh, xây dựng hạ tầng cơ sở ở khu vực biên giới, Ấn Độ sẽ còn áp dụng các biện pháp cần thiết, phát triển khả năng cần thiết, xóa bỏ những ảnh hưởng tiêu cực gây ra cho an ninh của nước ta (Ấn Độ)".
Báo cáo cho biết, tranh chấp biên giới kéo dài của hai nước là một nhân tố quan trọng trong cân nhắc về an ninh của Ấn Độ.
Ngoài ra, do Trung Quốc xảy ra tranh chấp chủ quyền đảo với Nhật Bản, cản trở giao thông đường biển ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, sự căng thẳng ở châu Á-Thái Bình Dương làm cho tình hình khu vực này cũng bắt đầu căng thẳng, có thể làm cho các nước trong khu vực này phân hóa, đối lập.
Biên đội tàu chiến Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn cho biết, Ấn Độ có lợi ích chính trị, kinh tế và láng giềng hữu nghị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực châu Á-Thái Bình Dương duy trì hòa bình ổn định có quan hệ rất quan trọng đối với Ấn Độ.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng: "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, ủng hộ quyền lợi đi lại theo luật pháp quốc tế. Ấn Độ cho rằng, các nước cần kiềm chế, thông qua con đường ngoại giao giải quyết tranh chấp, không nên đe dọa sử dụng vũ lực".
Theo bài báo, trong vấn đề tình hình an ninh khu vực, báo cáo cho biết, khu vực Nam Á "vẫn bất ổn, chủ nghĩa khủng bố, hoạt động chống chính phủ và xung đột giáo phái ở các nước xung quanh ngày càng tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực".
Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn cho biết, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, Ấn Độ quyết tâm cùng tất cả các nước đối tác trong khu vực triển khai hợp tác an ninh cởi mở, trên cơ sở đối thoại.
Tàu chiến, máy bay quân sự Trung Quốc hung hăng đe dọa ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Châu Á cảm thấy căng thẳng với Trung Quốc
Trước đó, tờ “The Stars and Stripes” ngày 21 tháng 4 cũng cho rằng, Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quân sự, năm 2014 họ tuyên bố tăng 12,2% chi tiêu quân sự, điều này làm cho một số đồng minh của Mỹ ở khu vực này cảm thấy căng thẳng, trong khi khu vực này (châu Á-Thái Bình Dương) có vô số ngòi nổ xung đột tiềm tàng.
Theo bài báo, những đồng minh của Mỹ này chủ yếu là Nhật Bản, Philippines đều ngày càng lệ thuộc vào sự bảo hộ của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc – nước đang gia tăng yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) trên các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương.
Theo bài báo, các hành động quân sự hung hăng trên biển của Trung Quốc cùng với sự cắt giảm chi tiêu quân sự của Mỹ đã làm nảy sinh cảm giác này. Điều này cũng khiến cho các nước như Việt Nam, Malaysia, Myanmar… mãi tới gần đây mới bắt đầu thay đổi quan hệ chặt chẽ giữa họ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia Jonathan Holslag, Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại cho rằng, ngân sách quốc phòng muốn thực sự làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự với Mỹ thì còn phải mất rất nhiều thời gian.
Nhưng, đây không phải là điểm lo ngại chính. Tuy nhiên, các nước láng giềng Trung Quốc lại rất căng thẳng. Nhật Bản, Việt Nam và Philippines đều hiểu rõ, nếu cán cân sức mạnh này phát triển theo hướng bất lợi cho Mỹ thì họ có thể sẽ trở thành người bị hại.
Hình ảnh này được cho là máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc tập ném bom dẫn đường laser trên cao nguyên Tây Tạng
Theo chuyên gia Jonathan Holslag, Trung Quốc biết rằng, chỉ có trong tình hình Mỹ không can thiệp thì họ mới có thể “thu hồi” (ăn cướp) cái gọi là “lãnh thổ đã mất” (lãnh thổ của các nước láng giềng).
“Tôi không cho rằng, cục diện bế tắc an ninh của châu Á sẽ có kết cục hòa bình. Tất cả các tranh chấp lãnh thổ này cuối cùng đều sẽ do sức mạnh, có lẽ là sức mạnh quân sự giải quyết”.
Có lẽ vì lý do đó, các nước khác ở khu vực này đều trông đợi vào tăng cường sức mạnh quân sự của họ. Cảm giác của các nước trong khu vực về việc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự… có thể làm cho vấn đề trở nên gay go hơn.
Trong đó, theo chuyên gia Singapore, việc Trung Quốc tiếp tục mở rộng quân bị sẽ làm gia tăng sự không tin cậy giữa họ với Nhật Bản. Chắc chắn, Nhật Bản sẽ tập trung áp dụng các biện pháp ứng phó với việc tăng cường quân bị của Trung Quốc.
Có chuyên gia cho rằng, một loạt động thái về an ninh, quân sự, đối ngoại gần đây của Nhật Bản chính là phản ứng trực diện, kiên quyết, mạnh mẽ của siêu cường kinh tế, công nghệ Nhật Bản trước Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc

Lầu 5 góc thẳng thừng từ chối yêu cầu của Trung Quốc

Lầu 5 góc thẳng thừng từ chối yêu cầu của Trung Quốc


Lầu 5 góc thẳng thừng từ chối yêu cầu của Trung Quốc
Lầu Năm Góc hôm thứ Ba đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đòi Mỹ kết thúc tất cả các chuyến bay giám sát dọc theo biên giới của Trung Quốc. Trước đó, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng khi máy bay Mỹ và Trung Quốc suýt va chạm gần đảo Hải Nam hôm 19.8.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục bay trong không phận quốc tế theo cách mà chúng tôi đã làm, giống như cách mà tàu bè của chúng tôi vẫn tiếp tục qua lại trong vùng biển quốc tế", thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Thiếu tướng John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
"Mỹ là một cường quốc ở Thái Bình Dương; chúng tôi có trách nhiệm với 5 trong số 7 nước có hiệp ước liên minh với Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương", ông nói. "Chúng tôi sẽ duy trì các cam kết an ninh và muốn thực hiện điều này một cách cởi mở, minh bạch. Chúng tôi muốn chia sẻ nhiều thông tin với các đồng minh, đối tác và với cả Trung Quốc nếu có thể".
Trong khi đó, các nhà bình luận quân sự Trung Quốc thi nhau chỉ trích của quân đội Mỹ, về sự cố máy bay chống ngầm P-8 của hải quân Mỹ và máy bay Trung Quốc Su-27 suýt va chạm. Họ đều nói cần thực hiện việc chặn tích cực hơn ​​trong tương lai.
Thiếu tướng Zhang Zhaozhong từ Đại học quân sự PLA kêu gọi phải tiếp cận ngăn chặn máy bay Mỹ quyết liệt hơn. 
Trong quá khứ, máy bay của Trung Quốc thiếu khả năng kỹ thuật nên không thể tạo "đủ áp lực" với máy bay Mỹ, nhưng giờ thì mọi chuyện đã khác. Thậm chí, ông Zhang còn nói trên báo Hoàn cầu rằng Trung Quốc nên khởi động các chuyến bay giám sát gần lãnh thổ Mỹ để trả đũa.
Các quan chức quân đội Trung Quốc và cả các cựu tướng lĩnh khác cũng lên án Mỹ về chuyện thực hiện các chuyến bay giám sát Trung Quốc. Đại tá Li Li, cùng trường với ông Zhang, nói rằng Trung Quốc không thể chấp nhận nổi việc Lầu Năm Góc nói chuyến bay giám sát là một nhiệm vụ thường xuyên. Ông Li cho biết không quân Trung Quốc cần tiếp tục ngăn chặn những chuyến bay như vậy.  
Thiếu tướng nghỉ hưu Yin Zhuo thừa nhận các chuyến bay của Mỹ  tuân thủ theo luật quốc tế, nhưng có động cơ "nguy hiểm và khiêu khích". Nỗ lực quân sự của Trung Quốc để ngăn chặn các chuyến bay giám sát là "hợp lý", ông nói.
Anh Tú (theo TWFB)

Công ty Nhật tìm thấy dầu, khí đốt ngoài khơi Việt Nam

Công ty Nhật tìm thấy dầu, khí đốt ngoài khơi Việt Nam

Ảnh minh họa: Giếng dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu.
Ảnh minh họa: Giếng dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu

Công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản hôm 21/8 loan báo tìm thấy dầu và khí đốt tại giếng thăm dò thứ tư ở các lô số 05-1b và 05-1c ngoài khơi bờ biển miền nam Việt Nam.
Theo bản tin của Reuters, công ty này cho biết việc phát hiện đã được xác nhận dựa trên những vụ khoan thử nghiệm thực hiện hồi tháng Năm và tháng 8, ngoài các cuộc phát hiện ra dầu khí tại các giếng khác đã được khoan trong hai lô vừa kể. 
Hãng tin AP hôm nay trích dẫn một thông báo của công ty Idemitsu cho biết các cuộc xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định trữ lượng của mỏ dầu khí mới này.
Công ty Idemitsu và công ty khai thác Dầu Khí JX Nippon của Nhật sở hữu 35% cổ phần mỗi công ty tại các lô này, trong khi một công ty khác là Inpex Corp nắm giữ 30%.
Tập đoàn công ty X Nippon Oil & Energy đang tìm cách xây dựng các nhà máy lọc dầu và các trạm xăng tại Indonesia và Việt Nam, giữa lúc mức tiêu thụ nhiên liệu sút giảm trong nội địa. Đây được coi là dự án đầu tư chủ yếu đầu tiên trong lĩnh vực khai thác dầu bên ngoài Nhật Bản.
Mức tiêu thụ dầu của Nhật Bản đã giảm 1/5 trong thập niên qua, và được dự báo sẽ sụt giảm thêm 8% trong 5 năm tới, dựa trên một phúc trình do một ủy ban về năng lượng của chính phủ Nhật Bản đưa ra hồi tháng Ba năm nay.
Trong khi đó tại Indonesia và Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ tăng từ 1% tới 2% một năm, hai nước này với dân số lần lượt lên tới 240 triệu và 90 triệu, đang tìm cách gia tăng khả năng lọc dầu để giảm thiểu xăng dầu nhập cảng rất tốn kém. Một công ty lọc dầu Nhật Bản khác hiện đang giúp xây nhà máy lọc dầu thứ nhì của Việt Nam.
Nền kinh tế của Indonesia và Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức trên 5% trong năm nay.
Nguồn: Reuters, Upstreamonline.com

Trung Quốc lập quân chủng thứ 5 đối phó Mỹ

Trung Quốc dự định lập quân chủng thứ 5 đối phó Mỹ


Trung Quốc muốn có thêm quân chủng
Trung Quốc muốn có thêm quân chủng

Các nước hầu hết có 3 quân chủng (hải - lục - không quân) còn quân đội Trung Quốc đang có 4 quân chủng. Nhưng họ còn dự định lập quân chủng thứ năm để sẵn sàng đối phó với Mỹ trong tình huống khẩn cấp. Đây là thông tin được tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho biết.
Quân chủng thứ tư là lực lượng pháo binh số 2 Trung Quốc, thực chất là quân chủng tên lửa chiến lược được tách ra từ lục quân và do Quân ủy trung ương trực tiếp chỉ đạo.
Quân chủng thứ năm dự định được thành lập là quân chủng vũ trụ (nhiều khả năng sẽ tách từ không quân) cũng do Quân ủy trung ương trực tiếp chỉ đạo.
Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh việc phát triển các ngành không gian vũ trụ phục vụ cho mục đích quân sự.
Hồi tháng Tư, ông kêu gọi phát triển một "lực lượng chiến đấu kiểu mới" và nói với giới tướng lĩnh, rằng họ cần chuẩn bị để có thể đối phó với trường hợp khẩn cấp từ trên không và không gian vũ trụ một cách "nhanh chóng và hiệu quả".
Trong một phiên họp với sĩ quan quân đội Trung Quốc trong tháng Sáu, ông Tập cũng khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp không quân và khoa học vũ trụ để tạo ra một lực lượng không quân mạnh mẽ có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển.
Kế hoạch thành lập một Lực lượng Không gian vũ trụ ra đời giữa lúc có thông tin cho rằng Trung Quốc gần đây đã thiết lập một trung tâm chỉ huy, nhằm đẩy mạnh việc thống nhất các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên đất liền, trên biển và trên không để đối phó với các tên lửa chiến lược.
Theo tạp chí quân sự của Canada Kanwa Defense Review, chỉ huy đầu não sẽ đặt tại Bộ Tư lệnh Tây Sơn của Bộ An ninh Quốc gia và Bộ Tổng tham mưu ở Bắc Kinh.
Cơ quan quản lý không gian quốc gia Trung Quốc cũng đưa ra vệ tinh quan sát Trái đất độ phân giải Gaofen-2 vào tuần trước.
Mục tiêu chính của vệ tinh Gaofen là cung cấp hình ảnh quan sát nhanh chóng phục vụ cho cứu trợ thiên tai, phân tích khí hậu, khảo sát địa lý và hỗ trợ nông nghiệp. Dù vậy, không ít người hoài nghi vệ tinh đó sẽ được trưng dụng cho mục đích quân sự trong tương lai.
Anh Tú (theo WCT)