Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Thủ đoạn "cắt hàng ngàn vết nhỏ" ở Biển Đông của TQ

Trung Quốc và thủ đoạn "cắt hàng ngàn vết nhỏ" ở Biển Đông


(GDVN) - Kelly lưu ý, với thủ đoạn này của Trung Quốc ở Biển Đông, đối thủ của Bắc Kinh có thể "chết bởi hàng ngàn vết cắt nhỏ".

Lính Trung Quốc, hình minh họa.
The Diplomat ngày 4/12 đăng bài phân tích của Robert E. Kelly, giáo sư quan hệ quốc tế khoa Khoa học chính trị đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc bình chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á năm 2015, trong đó căng thẳng Biển Đông và sự hung hăng của Trung Quốc xếp vị trí số 2.
Tháng cuối năm 2014 là khoảng thời gian các nhà quan sát và giới phân tích khắp nơi bình chọn các sự kiện ưu tiên của năm theo các tiêu chí khác nhau, phần lớn mang màu sắc chủ quan của từng người nên đúng hay sai, hơn hay kém do cảm nhận của người đọc. Kelly đưa ra danh sách 5 sự kiện tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á với tiêu chí có thể làm tăng hoặc giảm mức độ cam kết của Mỹ đối với khu vực.
Thứ nhất, cuộc chiến không mong muốn chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) dù muốn dù không đã ảnh hưởng đến chiến lược Mỹ xoay trục sang châu Á. Mặc dù là người ủng hộ mạnh mẽ chiến lược này, nhưng Kelly cho biết ông vẫn hoài nghi về khả năng của Hoa Kỳ để thực hiện chiến lược, đặc biệt là những cam kết đối với khu vực.
Mỹ muốn duy trì quyền bá chủ tập trung trong 4 khu vực: Mỹ - La tinh theo học thuyết Monroe, châu Âu thông qua khối NATO, Trung Đông - vịnh Ba Tư và Đông Á. Ở 3 khu vực sau này, Washington đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ: Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Trung Quốc.
Thế giới đơn cực không có nghĩa là Mỹ trở thành Đấng toàn năng, vì vậy cần thiết cho Washington để sắp xếp thứ hạng các cam kết phát triển với mỗi thử thách mới. Và mỗi một cuộc chiến tranh mới của Mỹ ở Trung Đông càng đẩy châu Á lại gần Trung Quốc hơn.
Thứ hai, căng thẳng Biển Đông và sự hiếu chiến ngày một gia tăng của Trung Quốc. Đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm qua là hung hăng mới hay không. Một số quan điểm lưu ý rằng, tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là mới, chỉ có sức mạnh và sự hung hăng của Bắc Kinh là mới.
Nhưng theo Kelly, những cuộc tranh luận này đang được giải quyết bởi Tập Cận Bình. Dưới sự lãnh đạo của ông Bình, Trung Quốc đã kiểm soát được 3 xung đột lớn trong vòng chưa đầy 1 năm. Phần lớn các quan điểm đều đồng ý rằng Trung Quốc đang xử lý thận trọng, khôn ngoan vấn đề Biển Đông thông qua lực lượng "ngư dân" và "tàu công vụ".
Bắc Kinh chắc hẳn đã rút được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô nên rất sợ bị cô lập hay bao vây bởi một liên minh khắc nghiệt dẫn đến phá sản nền kinh tế. Vì vậy Bắc Kinh thường xuyên sử dụng áp lực nhẹ như việc cải tạo (bất hợp pháp) một số bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Tuy nhiên Kelly lưu ý, với thủ đoạn này của Trung Quốc ở Biển Đông, đối thủ của Bắc Kinh có thể "chết bởi hàng ngàn vết cắt nhỏ". Nếu Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục, các nước Đông Nam Á có thể tìm kiếm được một số phản ứng với thủ đoạn nham hiểm này.
Thứ ba, vấn đề quyền chỉ huy lực lượng quân sự liên hợp trên bán đảo Triều Tiên đang gây tranh cãi. Nếu như chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Hyun trước đây đòi lại quyền chỉ huy lực lượng quân sự từ Mỹ như dấu hiệu của sự độc lập quốc gia khỏi Washington, thì chính quyền Hàn Quốc ngày nay đang trì hoãn điều này với lo ngại nếu rút quyền chỉ huy khỏi tay Mỹ sẽ làm giảm cam kết bảo trợ an ninh của Washington với Seoul.
Trong cam kết rộng rãi của Mỹ đối với an ninh Hàn Quốc, Bộ Tư lệnh liên hợp do Mỹ chỉ huy đã giúp nền quốc phòng Hàn Quốc giảm đáng kể chi phí, đồng thời cũng giảm đáng kể áp lực đối với quân đội nước này. Thời hạn chuyển giao quyền chỉ huy 10 năm đã qua, được gia hạn đến năm 2020 nhưng nó gần như chắc chắn có thể trì hoãn khi cần thiết.
Thứ tư, các cuộc cãi vã liên tục giữa 2 đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Á, Nhật Bản và Hàn Quốc về vấn đề lịch sử khiến 2 nước này không thể làm việc cùng nhau, rõ ràng có lợi cho các đối thủ của Mỹ trong khu vực, bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga.
2014 là một năm "khủng khiếp" cho mối quan hệ Nhật - Hàn khi Nhật Bản kiên quyết không thay đổi lập trường về vấn đề phụ nữ Hàn Quốc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong chiến tranh và vấn đề không có khả năng được cải thiện trong thời gian tới.
Thứ năm là báo cáo về nhân quyền Bắc Triều Tiên được đưa ra bởi Liên Hợp Quốc chứ không phải Mỹ nên mang tính trung lập hơn. Nó tạo ra áp lực rất lớn và bất ngờ cho Bình Nhưỡng và người bảo trợ - Trung Quốc. Bắc Kinh có thể buộc phải công khai phủ quyết nỗ lực chỉ trích hay trừng phạt Bình Nhưỡng gây ra bối rối rất lớn cho Trung Quốc đang trong quá trình tìm kiếm uy tín toàn cầu.
Trong khi đó Bình Nhưỡng có rất ít "bạn bè" ngoài Trung Quốc, nếu khoảng cách giữa Triều Tiên với nước láng giềng này tiếp tục gia tăng cuối cùng có thể buộc Triều Tiên phải thay đổi bởi vì họ không thể tồn tại mà hông có viện trợ từ bên ngoài.

Từ Tài Hậu khai ra hơn 100 tướng tá chạy chức

Từ Tài Hậu khai ra hơn 100 tướng tá Trung Quốc chạy chức?


(GDVN) - Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu được ông Dương Hằng Quân ví như "điều kì diệu hiếm thấy trên thế giới, ví dụ điển hình cho đặc sắc Trung Quốc"

Từ Tài Hậu khi còn đương chức Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương quyền sinh quyền sát.

Tờ The Diplomat ngày 3/12 đăng bài phân tích của Dương Hằng Quân, một nhà nghiên cứu độc lập, tiến sĩ, nhà văn, đã từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc và là một thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington. Ông Quân bình luận, việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận trực tuyến so sánh Trung Quốc với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, Dương Hằng Quân cho biết ông luôn nghi ngờ về các cơ chế khuyến khích quan chức cấp cao Trung Quốc từ chức như người Mỹ.
Một số quan chức chính phủ Trung Quốc nói với Dương Hằng Quân rằng, kể từ khi chính quyền Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức Trung Quốc ở các địa phương đã trì hoãn hoạt động, "giấu mình chờ thời", lặng lẽ quan sát thời cuộc. Chiến dịch đả hổ đập ruồi của Tập Cận Bình có thể bắt giữ những quan chức vi phạm pháp luật, nhưng không thể làm gì đối với những cán bộ đang thụ động, trì hoãn chính sách chỉ để nghe ngóng.
Ông Quân cho rằng không có vấn đề gì với hệ thống chính trị hay hình thức của một chính phủ, nhưng sẽ luôn có một bộ phận quan chức lãnh đạo có những vấn đề cá nhân hoặc không đồng ý với chính sách của các nhà lãnh đạo hàng đầu. Trong trường hợp này, tất cả những gì phải làm là nộp đơn từ chức, có một hệ thống cho phép các quan chức bước xuống khỏi vị trí lãnh đạo. Chuck Hagel từ chức bề ngoài là vì "lý do cá nhân", nhưng thực tế mọi người đều thấy rằng ông có nhiều điểm bất đồng đối với chính sách của Nhà Trắng khiến ông trở nên cô đơn trong các cuộc họp an ninh quốc gia.
Đảng Dân chủ của ông Obama mất mát lớn trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, trong đó điều này thường có nghĩa là một số quan chức cấp cao sẽ từ chức. Và đây là thời điểm tốt cho Chuck Hagel bước xuống vũ đài chính trị, với sự từ chức của ông, Tổng thống Obama có thêm không gian để mang lại không khí mới cho bộ máy chính quyền. Ở Mỹ, từ chức không có nghĩa là kết thúc sự nghiệp chính trị của một quan chức. Họ có thể đạt được một vị trí mới khi họ có cơ hội, có lẽ là khi một chính quyền mới bước vào hoạt động.
Các cựu quan chức có thể chuyển sang kinh doanh hoặc thành lập một trung tâm nghiên cứu - tư vấn. Các chính khách cao tuổi, có kinh nghiệm sâu sắc có thể ngồi nhà viết hồi ký, ví như cự Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Đó là sự lựa chọn khá tốt, trong mỗi chính quyền Tổng thống Mỹ đều có các quan chức từ chức với "lý do cá nhân", nhưng thực tế là lý do chính trị và sự khác biệt quan điểm. Nói chung các nhà lãnh đạo hàng đầu sẽ lịch sự ca ngợi người xin từ chức, trong khi người từ chức sẽ không gây rắc rối trong chính quyền khi từ bỏ quyền lực. Những cuốn hồi ký sẽ được xuất bản vài năm sau đó.
Ông Chuck Hagel từ chức Bộ trưởng Quốc phòng do bất đồng chính sách với Nhà Trắng.
Dương Hằng Quân bình luận, đó là dấu hiệu của một nền văn minh chính trị khi các quan chức có thể được thăng chức và phải từ chức một cách tự do. Để so sánh, Trung Quốc thực sự cần phải hoàn thiện hệ thống của mình trong vấn đề này. Bắc Kinh nên cho phép một số quan chức sẵn sàng từ chức và bước xuống, đặc biệt là trong thời điểm có sự thay đổi lớn về chính sách lãnh đạo. Trong một thời gian dài đã có luật bất thành văn ở Trung Quốc là chức vụ được xem như gia tài. Những người muốn có quyền lực và trở nên giàu có không phải điều gì sai quấy, bởi tư tưởng ấy đã có ở Trung Quốc hàng ngàn năm nay.
Mọi người đều muốn cả quyền lực được phát huy và trở nên giàu có, đó là bản chất của con người. Những người nắm giữ quyền lực, sinh mạng chính trị của người khác và tích lũy được tài sản khổng lồ nhờ nó như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu được ông Dương Hằng Quân ví như "điều kì diệu hiếm thấy trên thế giới, ví dụ điển hình cho đặc sắc Trung Quốc". Truyền thông Trung Quốc đưa tin về 2 quan chức cấp huyện xin từ chức, một là Chu Huy, một trợ lý tòa án huyện Bình Dương thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, người kia là một bí thư huyện Bình Giang tỉnh Hồ Nam.
Bài phát biểu sau khi từ chức của Chu Huy đã được lan truyền trên mạng, người ta chia sẻ cho nhau đọc như một sự lạ. "Sau khi đơn xin từ chức của tôi được chấp nhận, tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Suy nghĩ đó đã ám ảnh trong đầu tôi hơn 6 tháng, cuối cùng rồi cũng thành hiện thực như tôi mong muốn". Nhưng thật không may, họ chỉ là 2 quan chức cấp thấp. Giả sử Chu Vĩnh Khang hay Từ Tài Hậu xin từ chức rồi về mở ngân hàng hay phát triển công nghiệp dầu mỏ, họ sẽ không làm hại đến hệ thống chính trị và quân đội.
Một người bạn nói với Dương Hằng Quân rằng, Từ Tài Hậu khá trung thực và hợp tác chứ không "cứng đầu" như Chu Vĩnh Khang. Ông Hậu đã ghi ra danh sách 100 quan chức đến nhà ông mua quân hàm, chức vụ. Bây giờ người dân Trung Quốc đang rất tò mò muốn biết những ai có tên trong danh sách đó.
Thực sự mong muốn hay tính tò mò này của dư luận cho thấy sự thiếu hiểu biết về chính trị Trung Quốc, ông Quân bình luận. Người ta nên đặt câu hỏi ai KHÔNG có tên trong danh sách. Từ Tài Hậu là Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương phụ trách mảng chính trị - cán bộ, một khi đã nhận hối lộ thì thử hỏi bao nhiêu cấp dưới dám không biếu Hậu một cái gì đó? Trừ khi họ là người được ủng hộ mạnh mẽ hơn cả Từ Tài Hậu, còn nếu đã là cấp dưới thì không thể không có quà biếu hay lợi ích nào đó cho Hậu. Logic tương tự đúng với Chu Vĩnh Khang, chỉ có 2 đối tượng không phải biếu quà ông Hậu, ông Khang, một là các quan chức ngang hoặc cao cấp hơn, hai là quan chức quá bé, không có cửa để "chạy".
Ngay bây giờ một số quan chức cấp thấp hiếm hoi ở Trung Quốc từ chức có lẽ là vì họ không thể chịu được áp lực hoặc không muốn đánh mất mình trong chốn quan trường. Nhưng chỉ khi nào những quan chức tham nhũng bắt đầu từ chức thì chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình mới thực sự hiệu quả. Dĩ nhiên Bắc Kinh nên cho phép họ từ chức. Những người không muốn tiếp tục không phải lo lắng về việc từ chức, sẽ có những người đủ năng lực và muốn làm việc thay thế họ.

Quan chức cấp cao Campuchia: Trung Quốc đã luôn "giúp đỡ bạn bè"

Quan chức cấp cao Campuchia: Trung Quốc đã luôn "giúp đỡ bạn bè"


(GDVN) - Ek Sam Ol nói ông hoan nghênh sự thành công và tiến bộ của Trung Quốc vì họ "đã luôn hỗ trợ các nước bạn bè của mình phát triển kinh tế, xã hội".

Ông Ek Sam Ol.
Tân Hoa Xã ngày 3/12 đã có bài phỏng vấn một số học giả Campuchia nhân ngày Hiến pháp Trung Quốc 4/12 lần đầu tiên được tổ chức. Bắc Kinh xem đây là cơ hội thúc đẩy nhận thức về pháp trị, một quan điểm mới được thông qua tại hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua.
Ek Sam Ol, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Campuchia nói với Tân Hoa Xã, lễ kỷ niệm sẽ nâng cao nhận thức của công chúng về việc hiểu và tôn trọng Hiến pháp để phát huy các quyền của người dân và thúc đẩy nền pháp trị ở Trung Quốc. "Chúng tôi ủng hộ lễ kỷ niệm ngày Hiến pháp cũng như ý nghĩa của Hiến pháp đối với việc quản lý và phát triển quốc gia của Trung Quốc".
Quốc hội Trung Quốc đã quyết định lấy ngày 4/12 làm ngày Hiến pháp trong bối cảnh tăng cường thực hiện quản lý nhà nước theo pháp luật, thúc đẩy các nguyên tắc pháp luật đi vào đời sống thực tiễn. Bản Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc được thông qua ngày 4/12/1982 trên phiên bản của Hiến pháp 1954.
Tinh thần chủ yếu của Hiến pháp Trung Quốc nêu bật một số khái niệm cốt lõi bao gồm thừa nhận tính tối cao của Hiến pháp, quyền dân chủ của người dân, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, tư pháp độc lập, nhân quyền, pháp quyền và vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Ek Sam Ol nói: "Dưới mái nhà của Hiến pháp cũng như sự lãnh đạo sáng suốt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, tôi đã nhìn thấy Trung Quốc đạt được những thành công lớn trong sự phát triển quốc gia, mang lại hòa bình, ổn định, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân Trung Quốc".
Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp Campuchia Ek Sam Ol nói ông hoan nghênh sự thành công và tiến bộ của Trung Quốc vì họ "đã luôn hỗ trợ các nước bạn bè của mình phát triển kinh tế, xã hội". Trung Quốc đang là nhà đầu tư và nhà viện trợ lớn nhất của Campuchia hiện nay - PV.
Pou Sothirak, giám đốc điều hành Viện Hòa bình và hợp tác Campuchia thì bình luận, ngày Hiến pháp nên được xem như cam kết của Trung Quốc để trở thành quốc gia có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng quốc tế. Điều này gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới bên ngoài rằng Trung Quốc hiện đại là "chân thành và sẵn sàng nắm chắc nguyên tắc dân chủ và pháp quyền."
Joseph Matthews, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đại học Asia Euro tại Phnom Penh bình luận, cuộc chiến chống tham nhũng Trung Quốc tiến hành gần đây cho thấy Bắc Kinh muốn cải thiện hình ảnh của mình như một quốc gia minh bạch và có trách nhiệm, được điều chỉnh bởi các quy tắc của pháp luật.

"Sói đội lốt cừu", TQ không muốn Việt Nam đi chệch quỹ đạo

Lowy: ""Sói đội lốt cừu", TQ không muốn Việt Nam đi chệch quỹ đạo"


(GDVN) - Cơ quan nghiên cứu Australia coi TQ là "sói đội lốt cừu", hành động cực đoan, gây ra làn sóng "chống Hoa", dịu giọng là để Việt Nam không thoát khỏi quỹ đạo...

Đá Chữ Thập (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 2 tháng 12 năm 2014)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 2 tháng 12 đưa tin, Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Australia ngày 28 tháng 11 có bài viết cho rằng, do hành vi "cực đoan" (bành trướng) của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á luôn coi Trung Quốc là con "sói đội lốt cừu".
Sự thực Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) đường băng ở đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) có thể sẽ làm cho các nước Đông Nam Á đoàn kết lại phản đối Bắc Kinh, việc lập ra cái gọi là "vùng nhận dạng phòng không" cũng sẽ như vậy.
Ngày 25 tháng 11, 2 tàu hộ vệ Việt Nam đã thăm Philippines, hai bên sẽ triển khai hoạt động tuần tra hòa bình liên hợp ở quần đảo Trường Sa, đúng vào thời điểm tròn 1 năm Trung Quốc tuyên bố vẽ ra (cái gọi là) “vùng đặc quyền kinh tế Biển Đông”. Từ đó, các nước Đông Nam Á đều rất lo ngại Bắc Kinh sẽ xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông như thế nào.
Một năm trôi qua, tình hình Biển Đông đã lại gia tăng khả năng nổ ra các sự cố lớn, tính toán nhầm và xung đột nghiêm trọng, mặc dù thường cùng nhau thảo luận, nhưng giữa các nước ASEAN hoàn toàn “không đoàn kết”. Tháng 5 năm 2014, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ra Tuyên bố chung, bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng".
Tháng 11, Hội nghị Cấp cao ASEAN vẫn bày tỏ "chúng tôi vẫn quan ngại", tiếp tục chủ trương "tầm quan trọng của bảo vệ hòa bình và ổn định", bao gồm "tự do hàng hải trên biển, trên không của Biển Đông". Một văn kiện dự thảo trước hội nghị cấp cao đề cập xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử" (COC), nhưng, thông qua đàm phán 10 năm vẫn chưa đạt được thỏa thuận chính thức.
Theo bài báo, ASEAN “thiếu đoàn kết”, các nước Đông Nam Á tiếp tục chiến đấu đơn độc. Tháng 3 năm 2014, Philippines đã đệ trình lên tòa án trọng tài La Hay nội dung tuyên bố dài 4.000 để kiện Trung Quốc. Tháng vừa qua, Manila cũng tuyên bố trước năm 2017 mua sắm quốc phòng phải đạt 2 tỷ USD. Đồng thời, tại Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh gần đây (một diễn đàn về tương lai Biển Đông lấy "châu Á của người châu Á" làm nền tảng, không mời Mỹ), Philippines mạnh mẽ yêu cầu tránh xung đột, xây dựng lòng tin.
Việt Nam cũng đã áp dụng lập trường cứng rắn. Tháng 5, Tập đoàn dầu khí quốc gia hải dương Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, đã làm trào dâng làn sóng phản đối ở Việt Nam. Tiếp theo, phong trào "chống Hoa" lại bất ngờ dừng lại, quan chức cấp cao hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã ngồi lại, bắt tay nhau, đã đạt được thỏa thuận hợp tác mới.
Trong thời khắc quan trọng dừng triển khai giàn khoan, Bắc Kinh có thể muốn tránh để Việt Nam "thoát ly khỏi quỹ đạo của Trung Quốc". Nhưng, về lịch sử, Việt Nam luôn "không tin tưởng vào Trung Quốc".
Đá Chữ Thập (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 2 tháng 12 năm 2014)
Tháng 9 và tháng 10 năm 2014, Việt Nam bắt đầu mở rộng nền tảng hữu nghị với các nước khác. Từ sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, Việt Nam đã xích lại gần hơn với  Mỹ.
Theo bài báo: Để đáp trả sự kiện giàn khoan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Ấn Độ, hội đàm với Thủ tướng Modi; trước đó Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến thăm Việt Nam, đã ký kết rất nhiều thỏa thuận hợp tác, bao gồm cung cấp 2 lô thăm dò dầu mỏ cho Ấn Độ ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
Bài viết cho rằng: "Trên thực tế, thỏa thuận này là để Ấn Độ đứng về phía Việt Nam khi Việt Nam xử lý vấn đề tranh chấp lãnh thổ".
Bắc Kinh mở rộng (bất hợp pháp) công trình ở quần đảo Trường Sa, làm leo thang tình hình. Từ tháng 8, Bắc Kinh bắt đầu nạo vét lòng biển ở đá Chữ Thập, "vây biển, tạo đất". "Đất khai khẩn" dài 3 km này có thể giúp cho Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) một đường băng có quy mô tương đối.
Mặc dù từ năm 2013 Trung Quốc đã "khai khẩn" (bất hợp pháp) đất ở đá Gaven và đá Châu Viên, nhưng theo hình ảnh vệ tinh, đến nay, "đất khai khẩn" của đá Chữ Thập là mảnh đất lớn nhất, cũng là mảnh đất "khai khẩn" thích hợp cho xây dựng đường băng sân bay.
Phương án mở rộng đá chữ Thập (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 2 tháng 12 năm 2014)
Những nước chủ trương chủ quyền khác đối với quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia) đều có sân bay ở các quy mô khác nhau ở "khu vực tranh chấp" (trên thực tế, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược, rồi gây ra tranh chấp). Trung Quốc mặc dù chưa có sân bay, nhưng hải quân hiện đại ở đảo Hải Nam “có năng lực điều động lực lượng quân sự rất cao”.
Philippines chính thức tiến hành phản đối về việc Trung Quốc “khai khẩn” (mở rộng) đá Chữ Thập. Là "tàu sân bay không chìm", xây dựng (bất hợp pháp) sân bay trên đảo có nghĩa là muốn lập ra (cái gọi là) "Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông" (một cách bất hợp pháp). Từ tháng 11 năm 2013 đến nay, mối quan ngại này đã không ngừng được nhắc tới.
Hành động (bất hợp pháp) này của Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy các nước ASEAN tăng cường đoàn kết. Vì vậy, để làm yên mối lo ngại này, Bắc Kinh đã cung cấp 20 tỷ USD khoản vay phát triển tại Hội nghị Cấp cao ASEAN (trong đó phần lớn khoản vay cung cấp cho Myanmar và Campuchia), khoản vay được cấp cho những nước này (không bao gồm Indonesia) thông qua Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á.
Theo nhận định của bài báo: Do hành vi "cực đoan" của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á sẽ luôn coi Trung Quốc là "sói đội lốt cừu", đặc biệt là Việt Nam và Philippines.  Việc xây dựng (bất hợp pháp) đường băng máy bay sẽ thúc đẩy mọi người cùng phản đối Bắc Kinh, việc xây dựng "Vùng nhận dạng phòng không" cũng sẽ như vậy.

Chiến tranh tương lai:Làm sao để địch lại đối phương với quân bị đông?

Chiến tranh tương lai:Làm sao để địch lại đối phương với quân bị đông?


(GDVN) - "Số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều..."

Báo Học giả ngoại giao trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả T. X. Hammes trong đó đề cập khuyến nghị quân đội Mỹ vì sao nên cân nhắc lại chiến lược mua sắm, trang bị vũ khí của mình, đặc biệt là xu hướng chuyển từ nhiều sang ít và thông minh hóa, tinh gọn hóa...
F-22 của quân đội Mỹ
Theo tác giả T. X. Hammes, mặc dù công nghệ hiện đại là một ưu thế mang lại hiệu quả cấp số nhân cho sức mạnh quân sự của một quốc gia nhưng nó không hoàn toàn có thể mang lại chiến thắng quyết định trên chiến trường.
T. X. Hammes đưa ra một ví dụ có tính chất minh họa rằng một nhà thám hiểm với trang bị là một khẩu súng 6 nòng sẽ gặp phải khó khăn nghiêm trọng nếu phải đánh nhau với những thành viên (nhiều hơn 6) của một bộ lạc đông người đang giận dữ với trang bị vũ khí thô sơ như những ngọn giáo.
Tuy nhiên, nếu nhà thám hiểm được trang bị thêm nhiều khẩu súng 6 nòng + với một số loại hỏa lực giắt lưng nữa thì anh ta vẫn có thể duy trì lợi thể đáng kể trước những chiến binh của bộ lạc rừng sâu.
Điều mà T. X. Hammes muốn lưu ý là khi số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề khó giải quyết, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều lần lượng vũ khí mà nhà thám hiểm được mang theo.
TheoT. X. Hammes, thảm cảnh này cũng có thể hoàn toàn xảy ra đối với sức mạnh quân đội của một nước như Mỹ. Nếu gặp phải đối thủ đông hơn với những vũ khí kém thông minh, kém chính xác hơn mình.
Chuyên gia phân tích này cũng lấy một ví dụ khác thức thời hơn đó là máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Mỹ. Loại chiến đấu cơ tàng hình tân tiến nhất nhì thế giới này hiện nay của Mỹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự như tình cảnh của nhà thám hiểm mà T. X. Hammes có nhắc đến ở phía trên.
Về mặt lý thuyết cũng nhưng những thử nghiệm được chứng minh gần đây của quân đội Mỹ, 1 chiếc chiến đấu cơ F-22 có thể đấu với khoảng 10 máy bay chiến đấu phải lực kém hơn nó.
Tuy nhiên, đứng trước khả năng giao chiến với tỷ lệ 1:10 hoặc nhiều hơn 10 đối thủ F-22 đương nhiên sẽ gặp phải vấn đề nan giải đầu tiên đó là nhanh chóng hết đạn, hết vũ khí mà nó có thể mang theo 1 lần cất cánh.
Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tiêu diệt được 10 máy bay đối thủ rồi mà vẫn còn đối thủ chưa bị tiêu diệt trong khi F-22 đã hết đạn thì ưu thế tốc độ, khả năng “tàng hình” vẫn cho phép nó trốn thoát được vòng vây của kẻ thù.
Ưu điểm trên của F-22 là rất đáng chú ý, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ chi phí để sản xuất, duy tu một chiếc máy bay chiến đấu như F-22 lại quá đắt đỏ, để trang bị cho quân đội cơ bản đủ F-22 để ứng phó với các cuộc chiến tranh lớn không phải là điều dễ dàng cho dù nước Mỹ rất giàu có, tiềm lực cũng rất mạnh.
Khuynh hướng của quân đội Mỹ bắt đầu nhấn mạnh việc mua sắm các hệ thống vũ khí đắt tiền bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970, thời điểm nước Mỹ bắt đầu phải đối mặt với ưu thế lớn về số lượng vũ trang của quân đội Liên Xô.
Trong những năm 1970, Lầu Năm Góc bắt đầu chiến lược bù đắp lại điểm yếu của mình bằng các tập trung vào việc mua sắm các hệ thống vũ khí công nghệ cao, tối tân nhất thế giới.
Chính quyết định này của quân đội Mỹ là động lực để các nhà chế tạo của nước này nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra nhiều kết cấu, hệ thống vũ khí hết sức thành công, đáng chú ý nhất đó là các loại chiến đấu cơ F-15; f-16; F-18, xe tăng chiến trường chủ lực Abram, xe chiến đấu Bradley…
Kể từ đó trở đi, nước Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi sách lược mua sắm và trang bị các loại vũ khí công nghệ cao và sau này thành quả là sự ra đời của các chiến đấu cơ như F-22 và F-35.
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của T. X. Hammes, chi phí cao hiện nay lại là vấn đề luôn chạy trước khả năng của các loại vũ khí, khí tài được bỏ tiền ra phát triển.
Chính thực tế này lại trở thành rào cản ngược kìm hãm việc mua sắm và trang bị vũ khí mới trong quân đội Mỹ.
Thực tế đã chứng minh điều này, ban đầu, Lầu Năm Góc có kế hoạch mua tổng cộng 750 chiếc F-22 nhưng dần dần phải cắt xuống còn 187 chiếc.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Không quân Mỹ cũng chịu một số phận tương tự. Từ khi được phát triển đến nay, quân đội Mỹ mới chỉ mua được 22 chiếc so với kế hoạch ban đầu là 132 oanh tạc cơ.
Khi quân đội Mỹ phải đối mặt với thảm cảnh cắt giảm ngân sách, giảm số lượng trang bị mua sắm, Đô đốc Jonathan Greenert – Tư lệnh các chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ gần đây cũng đã buộc phải lên tiếng, ông cũng đã tuyên bố một cách khác thức khác để quân đội Mỹ vẫn có cơ hội để mua được các hệ thống vũ khí mang tính tương lai.
Đô đốc Jonathan Greenert nhấn mạnh rằng thay vì mua sắm nhiều hệ thống, kết cấu vũ khí mới, quân đội Mỹ nên đầu tư vào các loại vũ khí mạnh (đạn, tên lửa…) cho những hệ thống vũ khí còn sử dụng tốt.
Đô đốc Jonathan Greenert cũng là một trong những tướng lĩnh của quân đội Mỹ bắt đầu phản đối khuynh hướng mua các hệ thống vũ khí đắt tiền, năng lực cao nhưng chỉ được số lượng ít.
Theo T. X. Hammes, trong tình cảnh hiện nay, nếu ngân sách tiếp tục có xu hướng bị cắt giảm, việc cân nhắc lại chính sách mua sẵm vũ khí vốn ăn sâu vào các nhà hoạch định quân sự Mỹ là điều cần thiết, kịp thời. Ít hơn vấn có thể giành phần thắng nhưng quân đội đó phải được trang bị tinh gọn, thông minh và rẻ hơn nếu không phải là quân đội đông như bộ lạc được lấy ví dụ ở phần trên.
Ngày nay, những tiến bộ vượt bần về công nghệ chế tạo người máy, trí tuệ nhân tạo, hóa học, sinh học, vật liệt nano đã và đang thay đổi việc tính toán, cân nhắc kể cả về tính hiệu quả lẫn chi phí mua sắm trong việc hoạch định chiến lược xây dựng một lực lượng quân sự “tinh gọn, thông minh, chi phí rẻ” để địch lại các đối thủ “đông quân, đông vũ khí kém hiện đại” cũng như mô hình quân đội nan giải “ít, đắt” như hiện nay nước Mỹ đang phải đối mặt.

Trung Quốc xác nhận bắt nữ Thiếu tướng tham nhũng đầu tiên

Trung Quốc xác nhận bắt nữ Thiếu tướng tham nhũng đầu tiên


(GDVN) - Tờ Tin tức Tài chính cho biết, dư luận còn đang đồn rằng có một con hổ lớn khác trong quân đội đang bị đánh, hàng loạt tướng lĩnh dính vào tham nhũng bị điều tra.

Cao Tiểu Yên khi còn đeo quân hàm Đại tá.
Tân Hoa Xã ngày 4/12 dẫn nguồn tin tờ Tin tức Tài chính Trung Quốc cho biết, cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc đang "hừng hực khí thế" khi thêm một viên tướng nữa "ngã ngựa", nhưng lần này là một nữ Thiếu tướng. Cao Tiểu Yên, Phó Chính ủy đại học Kỹ thuật điện tử quân sự là nữ Thiếu tướng đầu tiên của quân đội Trung Quốc bị bắt vì tham nhũng từ đại hội 18.
Tin tức Tài chính cho biết, bà Yên bị bắt ngày 27/11 do các cáo buộc về tham nhũng. Việc Phó Chính ủy bị bắt vì tội nhận hối lộ trong dự án xây dựng công trình đã được cơ quan điều tra thông báo trong phạm vi hẹp của trường này. Ngay trong tối hôm đó, nhà riêng của bà Yên tại viện Quân y 309 cũng đã bị lục soát.
Theo một nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính, bà Yên bị bắt do nhận hối lộ trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần kỹ thuật của viện Quân y 309. Trước đó cũng đã có một số sĩ quan khác bị bắt, bao gồm một Trưởng phòng Quản lý dự án.
Tư liệu công khai cho biết, Cao Tiểu Yên năm nay 57 tuổi, người Thạch Lầu tỉnh Sơn Tây, nhập ngũ năm 17 tuổi vào biên chế 1 đơn vị của đại quân khu Lan Châu. Năm 1984 Cao Tiểu Yên được cử đi học tại đại học Quân y số 4. 12 năm sau Cao Tiểu Yên theo chồng vào Bắc Kinh và chuyển công tác về Cục Chính trị, Viện Nghiên cứu khoa học hậu cần thuộc Tổng cục Hậu cần.
Cuối năm 2005, Cao Tiểu Yên được bổ nhiệm làm Chính ủy Quân y viện 309, đến năm 2012 Cao Tiểu Yên được thăng chức Phó Chính ủy đại học Kỹ thuật điện tử quân sự Trung Quốc, thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng, là một trong số ít nữ sĩ quan giữ quân hàm cấp tướng ở Trung Quốc.
Hiện tại, truyền thông công khai của Trung Quốc cho biết, ngoài Từ Tài Hậu, Thượng tướng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương bị bắt vì tham nhũng còn có các sĩ quan cấp tướng khác cũng bị bắt, gồm: Dương Kim Sơn, Trung tướng, Phó Tư lệnh quân khu Thành Đô; Diệp Vạn Dũng, Thiếu tướng, Phó Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên; Cốc Tuấn Sơn, Trung tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.
Tờ Tin tức Tài chính cho biết, dư luận còn đang đồn rằng có một con hổ lớn khác trong quân đội đang bị đánh, hàng loạt tướng lĩnh dính vào tham nhũng bị điều tra. Tuy nhiên Bắc Kinh không đính chính, phủ nhận hay khẳng định những điều này.

Biển Đông sẽ tiếp tục là điểm nóng "thống trị" năm 2015

Biển Đông sẽ tiếp tục là điểm nóng "thống trị" năm 2015


(GDVN) - Rút lại các yêu sách lãnh thổ vô lý có thể bị xem như một sự sỉ nhục lớn đối với các lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng theo đuổi tầm nhìn xưng hùng xưng bá.

Lính hải quân Trung Quốc, hình minh họa.
Tờ Business World Online ngày 3/12 đăng bài phân tích của Standard & Poor's (S&P), một công ty phân tích tài chính Mỹ bình luận, căng thẳng Biển Đông và khủng hoảng Ukraine sẽ vẫn là những rủi ro địa chính trị lớn nhất trong năm 2015. Sức mạnh chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc có khả năng tiếp tục ăn sâu vào mối quan hệ quyền lực đang lên đối với một số nước láng giềng trong thời gian khá dài.
Trong báo cáo về những rủi ro địa chính trị xung quanh vấn đề chủ quyền trong năm 2015, S&P đánh giá, thỉnh thoảng sẽ có những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhiều khả năng xảy ra trong tương lai gần. Bắc Kinh có thể tiếp tục các hoạt động thăm dò (phi pháp) mới  ở Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ trong khu vực cũng có khả năng tiếp tục kéo dài căng thẳng trong mối quan hệ giữa nước này với một số nước láng giềng khu vực.
Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan vẫn đang bị kẹt trong một cuộc tranh cãi về các phần của Biển Đông được cho là có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt.
Tờ The Conversation ngày 3/11 bình luận, Trung Quốc chính thức đòi "chủ quyền" (vô lý và phi pháp) từ năm 2010, nhưng ngay từ những năm 1974 (thực tế là từ 1956) Trung Quốc đã đánh chiếm (xâm lược) quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa (đều thuộc chủ quyền Việt Nam), nhảy vào tranh chấp nhóm đảo Senkaku ở Hoa Đông với Nhật Bản và nhiều lần xâm nhập khu vực Arunachal Pradesh của Ấn Độ vốn đã bị Bắc Kinh chiếm 1/3 kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1962.
Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc về quân sự, nhưng New Delhi đã nhanh chóng củng cố phòng thủ, nhất là từ vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân năm 1998 vốn được Washington miêu tả là hành động này nhằm vào Pakistan. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ sau đó nói với tác giả bài báo của The Conversation rằng, đó là tín hiệu dành cho Trung Quốc. Vì vậy trong thời gian tới, hoặc là Trung Quốc sẽ phải từ bỏ rất nhiều nếu không phải là tất cả các yêu sách lãnh thổ vô lý mà Bắc Kinh đưa ra, hoặc là phải đối mặt với xung đột.
Rút lại các yêu sách lãnh thổ vô lý có thể bị xem như một sự sỉ nhục lớn đối với các lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng theo đuổi tầm nhìn xưng hùng xưng bá trong khu vực. Có lẽ Bắc Kinh nghĩ rằng các quốc gia khác ở châu Á sẽ mang lại hòa bình bằng cách khúm núm trước sức mạnh của Trung Quốc. Và Trung Nam Hải tưởng tượng rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đang giảm dần và sẽ phải rút khỏi khu vực châu Á - Thái BÌnh Dương, nhưng điều này không chính xác.
Nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi những yêu sách đã tuyên bố, họ sẽ phải chiến đấu với nó. Nhưng chiến tranh sẽ là một thảm họa với Bắc Kinh vì nó có thể đốt cháy các lợi ích kinh tế tích lũy được trong vài chục năm qua. Trung Quốc sẽ chọn chiến tranh và (bành trướng) lãnh thổ hay hòa bình và thịnh vượng ngày càng tăng? Chắc chắn Bắc Kinh không thể có cả hai.
Sự lựa chọn của Trung Quốc có vẻ như hiển nhiên, nhưng thực tế lại không chắc chắn. Bởi ưu tiên chính trị trong nước của Trung Quốc cung cấp động lực cho bành trướng. Sử dụng "vinh quang trong khiêu khích với nước ngoài để đánh lạc hướng dư luận bất bình trong nước là thủ đoạn quen thuộc" của Bắc Kinh, The Conversation lưu ý.
Liên quan đến Biển Đông và vai trò của Ấn Độ, tờ Times of India ngày 4/12 dẫn lời Đô đốc Robin Dhowan, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ cho biết, hải quân có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Ấn Độ "phát triển mà không bị cản trở" ở bất cứ nơi nào, từ vịnh Ba Tư đến eo biển Malacca. Times of India nhắc lại rằng, Trung Quốc đã tỏ ra khó chịu trước hoạt động hợp tác thăm dò dầu khí Ấn - Việt trong vùng biển Việt Nam ở Biển Đông, thậm chí còn từng tìm cách ngăn chặn tàu hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam trước đây.
Tuy nhiên tuyên bố chung Mỹ - Ấn trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của Thủ tướng Narendra Modi, hai bên đã lần đầu khẳng định rõ mối quan ngại về việc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế, bao gồm Biển Đông.
Ở những nơi khác theo S&P cuộc khủng hoảng có hệ thống ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới là xung đột giữa Nga và Ukraine. Trong năm 2015 căng thẳng giữa Nga và phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine sẽ vẫn ở mức cao sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và Kiev tiếp tục cáo buộc Moscow hậu thuẫn lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.
S&P cho biết: "Chúng tôi tin rằng mong muốn của Nga giữ Ukraine trong phạm vi ảnh hưởng của mình là mạnh hơn việc phương Tây tạo điều kiện cho Kiev tăng tốc quá trình kinh tế và chính trị thân phương Tây của họ. Chúng tôi tin rằng Liên minh châu Âu có nhiều điều để mất nếu leo thang hơn nưa cuộc khủng hoảng Ukraine".
Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong năm tới bao gồm các cuộc giao tranh ở Trung Đông do sự xuất hiện của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria cũng như cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ giữa Israel và Palestine. Phong trào vũ trang châu Phi và các mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng có thể là nguồn gốc căng thẳng trong những năm tới trong khi ổ dịch Ebola ở Tây Phi sẽ được giới hạn ở các nước châu Phi.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Tình nhân của quan tham Trung Quốc đi tù 5 năm

Tình nhân của quan tham Trung Quốc đi tù 5 năm

Tòa án Trung Quốc tuyên án phạt 5 năm tù đối với người tình của một cựu quan chức hàng đầu ngành đường sắt, vì tội giúp ông này nhận tiền hối lộ.
 
a sĩ Luo Fei (áo trắng) trước khi dự phiên xét xử tại Tòa án Nhân dân Trung cấp số hai Bắc Kinh hồi đầu tháng 11/2013. Ảnh: Imagine China
Ca sĩ Luo Fei (áo trắng) trước khi dự phiên xét xử tại tòa án ở Bắc Kinh hôm 7/11/2013. Ảnh: dfic
Một tòa án ở Bắc Kinh hôm 2/12 tuyên phạt nữ ca sĩ Luo Fei 5 năm tù. Cô bị buộc tội giúp Zhang Shuguang cất giấu khoảng 330.000 USD tiền hối lộ, theo China Daily.
Zhang từng là phó kỹ sư trưởng thuộc Cục Giao thông Vận tải của Bộ Đường sắt Trung Quốc. Ông lĩnh án tử hình hồi tháng 10 vì tội tham nhũng nhưng được hoãn thi hành án hai năm.
Việc kết án Zhang chỉ là một trong số hàng loạt bế bối liên quan tới các quan chức thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc. Cơ quan này bị giải thể hồi tháng 3/2013 sau một vụ tai nạn của hai tàu cao tốc, gây thương vong lớn. Liu Zhijun, cựu bộ trưởng Đường sắt, sau đó lĩnh án tử hình hoãn thi hành 4 tháng, vì tội tham nhũng và lạm dụng chức quyền.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần cảnh báo nạn tham nhũng đang gây ảnh hưởng tới niềm tin của công chúng vào đảng Cộng sản. Trong nhiều vụ việc điều tra tham nhũng, các báo báo cho thấy lối sống xa hoa của một số quan chức, thường có liên quan tới một hoặc nhiều nhân tình.
Theo China Daily, Zhang Shuguang thừa nhận có giao cho Luo Fei một công việc với mức lương hàng tháng, mua cho cô một chiếc xe hơi và nhiều đồng hồ.
Các chuyên gia pháp lý nhận định việc kết án Luo Fei cho thấy Bắc Kinh đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống các quan chức tham nhũng và những người thân cận với họ.
zhang-5577-1417654998.jpg
Ông Zhang Shuguang (giữa). Ảnh: SCMP
Vũ Hoàng

Trung Quốc điều tra em trai cựu chánh văn phòng trung ương đảng

Trung Quốc điều tra em trai cựu chánh văn phòng trung ương đảng

Bắc Kinh phát hiện em trai ông Lệnh Kế Hoạch, chánh văn phòng trung ương đảng thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, có mối liên hệ với một quan chức ngành chứng khoán mới bị bắt.
 
TQ-9532-1417593558.jpg
Ông Lệnh Kế Hoạch. Ảnh: Reuters
South China Morning Post dẫn nguồn tin giấu tên hôm nay cho biết, ông Lệnh Hoàn Thành (Ling Wancheng), đang bị điều tra trong một vụ việc mới, có liên quan đến Li Liang, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ nhà đầu tư tại Cơ quan Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Ông Lệnh Hoàn Thành từng là doanh nhân thành đạt và là em trai út trong số 5 anh em của ông Lệnh Kế Hoạch, cựu chánh văn phòng trung ương đảng thời ông Hồ Cẩm Đào.
Giới chức trách Trung Quốc đang tăng cường điều tra tham nhũng với gia đình ông Lệnh Kế Hoạch. Ông này từng có sự nghiệp thăng tiến nhanh chóng và có ảnh hưởng lớn trong giới quan chức Trung Quốc. Tuy nhiên con đường hoạn lộ của ông đình lại năm 2012, sau vụ tai nạn xe hơi Ferrari của con trai ông.
Hồi tháng 8, các nhà điều tra chống tham nhũng cũng bắt giữ ông Lệnh Chính Sách, người anh cả của ông Lệnh Kế Hoạch vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ chỉ tội tham nhũng. Ông Lệnh Chính Sách bị cách chức Phó Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Sơn Tây. Sau đó, ông Vương Kiện Khang, anh rể của ông Lệnh Kế Hoạch và là phó Chủ tịch thành phố Vận Thành ở tỉnh Sơn Tây, cũng bị bắt giữ.
Từng là cánh tay phải của Hồ Cẩm Đào, ông Lệnh Kế Hoạch dù không phải là thành viên của bộ chính trị, nhưng được cho là có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn hơn vị trí của mình. Lệnh Kế Hoạch từng giữ các vai trò tương đương bộ trưởng, như chủ tịch Mặt trận Thống nhất Lao động (UFWD), phó chủ tịch của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) và là thành viên của Ủy ban Trung ương của đảng.
Việc điều tra Lệnh Hoàn Thành có thể dẫn đến điều tra Lệnh Kế Hoạch, "hổ" lớn tiếp theo bị "sờ gáy" sau vụ điều tra cựu Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, theo South China Morning Post.
Khánh Lynh

Obama bị đồng loạt 17 bang kiện

Obama bị đồng loạt 17 bang kiện

Liên minh gồm 17 bang ở Mỹ hôm qua kiện Tổng thống Obama vượt quá quyền hạn khi ra sắc lệnh nới lỏng trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp.

tag-reuters-3456-1417658681.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters.
Vụ kiện, đang do bang Texas đại diện, được đệ lên Tòa án Liên bang ở Quận Miền nam Texas. Họ cho rằng sắc lệnh mà Tổng thống Barack Obama ban hành tháng trước đã vi phạm giới hạn hiến định về quyền lực của tổng thống.
“Tổng thống đang đánh mất trách nhiệm trung thực khi thực thi các luật được Quốc hội thông qua và cố gắng viết lại luật nhập cư, hành động mà ông không có thẩm quyền thực hiện", Reuters dẫn lời ông Greg Abbott, Tổng Chưởng lý bang Texas, thành viên đảng Cộng hòa và là thống đốc đắc cử bang, nói.
Theo ông Abbott, vụ kiện không yêu cầu bồi thường thiệt hại mà muốn sắc lệnh được tuyên bố là bất hợp pháp. Là một bang biên giới, Texas đã phải chi hàng triệu USD cho những vấn đề liên quan đến nhập cư trái phép.
Nhiều bang trong liên minh kiện tổng thống là thành trì phe Cộng hòa, bao gồm Alabama, Idaho, Mississippi và Utah. Thống đốc bang North Carolina Pat McCrory, phe Cộng hòa, nói ông tham gia nỗ lực pháp lý này bởi "tổng thống đã vượt quá quyền hạn được quy định rõ ràng trong Hiến pháp Mỹ".
Một số thành viên bảo thủ đảng Cộng hòa trong Quốc hội đang hy vọng có thể ngăn quyết định về nhập cư của ông Obama bằng cách gắn nó với một dự luật chi tiêu phải được quốc hội thông qua.
Sắc lệnh nới lỏng trục xuất hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp được Tổng thống Obama đưa ra vào ngày 21/11 vừa qua. Theo đó, 4,7 triệu người trong tổng số 11 triệu người nhập cư không phép tại Mỹ có thể ở lại mà không phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Số này bao gồm khoảng 4,4 triệu người là cha mẹ các công dân Mỹ và cư dân thường trú hợp pháp.
Nhà Trắng trước đó cho biết sắc lệnh nằm trong quyền hạn tổng thống, đồng thời lập luận rằng câu trả lời cuối cùng trong việc thông qua cải cách nhập cư ý nghĩa này thuộc về Quốc hội.
Như Tâm

Obama: 'Ông Tập khiến láng giềng lo ngại'

Obama: 'Ông Tập khiến láng giềng lo ngại'

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực nhanh chóng, sử dụng chủ nghĩa dân tộc và gây lo ngại cho các nước láng giềng.
 
obama-8072-1417651552.jpg
Tổng thống Obama trong buổi nói chuyện với các đại diện doanh nghiệp Mỹ hôm qua. Ảnh: Reuters
"Ông ấy củng cố quyền lực nhanh hơn và toàn diện hơn hầu như bất cứ ai từ thời Đặng Tiểu Bình", ông Obama hôm qua nói, đề cập đến người lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1978 đến 1992. Tổng thống Mỹ phát biểu trong buổi gặp một nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp nước này.
Ông Obama cho rằng ai ở Trung Quốc cũng ấn tượng trước tầm ảnh hưởng của ông Tập chỉ sau một năm rưỡi đến hai năm. Tuy nhiên, điều đó cũng kéo theo những nguy cơ. "Ông sử dụng chủ nghĩa dân tộc, khiến các nước láng giềng lo ngại", Reuters dẫn lời ông Obama nói về ông Tập
Ông Obama lưu ý đến các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và một số nước lân cận. Trên Biển Đông, Trung Quốc tranh chấp với một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tại Hoa Đông, Bắc Kinh đòi chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang quản lý.
Tổng thống Mỹ cho rằng "không phải bàn cãi" về việc Trung Quốc đánh cắp thông tin thương mại trên mạng, nhấn mạnh hai nước cần tập trung giải quyết vấn đề này. Ông Obama khuyến khích các lãnh đạo công ty Mỹ lên tiếng nếu như bị đánh cắp thông tin, bất chấp khả năng họ có thể bị phạt khi hoạt động ở Trung Quốc. 
Về quan hệ Mỹ - Trung, Obama cho biết Mỹ muốn hai bên xây dựng quan hệ cùng có lợi và ông tin Mỹ có thể xử lý quan hệ với Trung Quốc theo cách hữu ích cho thế giới.
Ông Tập từng trấn an các nước về sức mạnh của Trung Quốc. Trong chuyến thăm tháng trước đến Australia, ông nói rằng "Trung Quốc giống như một anh chàng to lớn trong đám đông. Những người khác tự nhiên sẽ thắc mắc anh chàng này sẽ di chuyển và hành động như thế nào, và họ có thể lo ngại người đó có thể đẩy họ ngã, ngáng đường hoặc thậm chí là chiếm mất chỗ của họ". Tuy nhiên ông Tập cam kết Trung Quốc sẽ "không phải là mối đe dọa" mà sẽ đưa sự thịnh vượng đến châu Á Thái Bình Dương.
Khánh Lynh

Biển Đông và mặt trận thứ hai

Biển Đông và mặt trận thứ hai

Ngoại giao công chúng là "mặt trận thứ hai", là công cụ bổ trợ cho ngoại giao chính trị và ngoại giao pháp lý trong công cuộc đấu tranh trên biển Đông. 
 Bảo vệ chủ quyền biển đảo là một cuộc chiến lâu dài, và đấu tranh Biển Đông là một trong những thách thức lớn nhất về mặt an ninh cũng như đối ngoại của VN. Do đó, đưa ra được một chiến lược Ngoại giao công chúng (NGCC) hoàn chỉnh cho Biển Đông cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn dường như là đòi hỏi bắt buộc.
Mặt trận thứ hai
NGCC là thuật ngữ được bắt đầu được nhắc đến vào thập niên 1960, với cách hiểu "những hành động của chính phủ nhằm thông tin và gây ảnh hưởng đối với công chúng nước ngoài". Tác dụng của nó là cung cấp trung thực nội dung chính sách, khuyến khích sự thấu hiểu từ người tiếp nhận thông tin, từ đó phổ biến cho cộng đồng cùng hiểu.
NGCC đóng vai trò là "mặt trận thứ hai" trong đấu tranh trên biển Đông, bên cạnh ngoại giao kênh I. Đó là công cụ bổ trợ cho ngoại giao chính trị và ngoại giao pháp lý trong công cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo với Trung Quốc. Không chỉ đơn thuần là tạo hình ảnh cho quốc gia, NGCC còn góp phần giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tăng cường tính chính đáng cho chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Chủ thể xúc tiến NGCC bao gồm không chỉ các nhà lãnh đạo, giới học giả mà còn là mỗi người dân.
Một là, nó đòi hỏi các kênh chính thức, với vai trò của các nhà lãnh đạo cấp cao, cần cởi mở trong việc nêu quan điểm, lập trường của đất nước trên các phương tiện truyền thông cả trong nước lẫn quốc tế. Chẳng hạn, trong cuộc đấu tranh phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, các bài viết của Đại sứ Việt Nam trên các báo nước ngoài đều đã tạo sức vang lớn trong truyền thông và cộng đồng quốc tế. Tiêu biểu có bài viết của Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Phạm Sanh Châu đăng trên tờ The Europe phản bác lại lập luận của Đại sứ Trung Quốc. Hay bài viết Đại sứ VN tại Úc Lương Thanh Nghị đăng trên tờ The Australia, lên án hành động của phía Trung Quốc.
Hai là, mặt trận đấu tranh học thuật của các học giả. Học giả không đơn thuần chỉ là người mang những lý lẽ thuyết phục về lập trường của Việt Nam trình bày ở các hội thảo quốc tế, mà còn trở thành mạng lưới kết nối với nhiều học giả quốc tế khác, và qua đó có thể tranh thủ vận động quan điểm khách quan có lợi cho Việt Nam. Đó là các bước đi mang lại hiệu quả trong dài hạn và trung hạn.
Còn đối với những hành động hung hăng bất ngờ của Trung Quốc, các học giả cũng có thể tham gia vào công tác NGCC mang tính ngắn hạn và xử lý tình huống tức thời. Như trong khủng hoảng giàn khoan, cùng với đấu tranh trên thực địa, mặt trận đấu tranh giữa các học giả cũng rất nóng. Khi trên truyền thông xuất hiện những bài viết, lập luận thiếu khách quan, bất lợi cho VN, thì việc phản biện kịp thời, sắc bén của học giả VN sẽ rất hiệu quả, giúp công chúng nhận thức chính xác vấn đề.
Ba là, mỗi người dân đều có thể tham gia vào NGCC thông qua các công cụ hữu ích của Internet. Khả năng khuếch tán thông tin của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng là không thể phủ nhận và đó là cách tiếp cận hiện đại. Ngoài ra, một biện pháp truyền thống hơn là thực hiện ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động trao đổi công dân, các học bổng hỗ trợ, văn hóa, du lịch...
biển Đông, ngoại giao công chúng, đấu tranh thực địa, EEZ, giàn khoan, Hải Dương 981
NGCC là một mặt trận quan trọng trong đấu tranh biển Đông. Ảnh: Hoàng Sang
Về đối tượng của NGCC trong tranh chấp biển Đông, đối tượng chính chắc chắn là truyền thông quốc tế và cộng đồng quốc tế nói chung. Bên cạnh đó là cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài và kiều bào. Ở đây, NGCC sẽ kết hợp với các ban công tác người Việt Nam ở nước ngoài, truyền đạt những thông tin đầy đủ và chính xác đến các cộng đồng này. Và thông qua họ, truyền tải những thông điệp quan trọng của Việt Nam trong đấu tranh biển đảo đến người dân nước sở tại.
Một đối tượng quan trọng mà NGCC cần nhắm đến là người dân Trung Quốc. Không phải người dân Trung Quốc nào cũng có đồng quan điểm với nhà nước. Hoặc giả, nhiều người dân Trung Quốc cũng bị bưng bít thông tin và nhiệm vụ của NGCC Việt Nam là phải thực hiện "cuộc tấn công hấp dẫn" nhắm đến đối tượng này.
Một khả năng ba thời điểm
Điểm đặc biệt nhất của NGCC là vừa có tác động nhất thời, vừa có tác động trong tương lai gần, lại vừa tạo được ảnh hưởng về lâu về dài. Do đó, áp dụng NGCC thành nhóm các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là một tham khảo rất đáng lưu tâm.
Một là, về các biện pháp ngắn hạn, cách ứng phó của NGCC đòi hỏi sự nhạy bén và linh hoạt. Vì thế, đối với một Trung Quốc khó đoán và lời nói thường không đi đôi với việc làm, cần xây dựng khung các bước đi cụ thể để triển khai NGCC trong ngắn hạn. Ví dụ, khi có sự cố giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ Ngoại giao tổ chức ngay họp báo quốc tế nêu rõ quan điểm và nếu cần trình chiếu những video clip như trong vụ giàn khoan vừa qua.
Hai là, nhóm các biện pháp trung hạn cũng góp phần giải quyết xung động như trong ngắn hạn, nhưng mang tính chất chủ động hơn là phản ứng lại một động thái nào đó. Các biện pháp trung hạn bao gồm việc chú trọng truyền bá quan điểm của VN cho công chúng các nước khác, bao gồm cả các nước lớn có lợi ích tự do hàng hải và thông thương ở Biển Đông.
Trong nhóm biện pháp này, có thể kể đến việc thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, các cuộc triển lãm quốc tế về chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại VN và tại các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, nhằm để thúc đẩy sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế.
Ba là, trên căn bản, nhóm các biện pháp dài hạn không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển đảo mà hướng đến xây dựng mối quan hệ lâu dài với công chúng một quốc gia hoặc công chúng quốc tế. Chẳng hạn, VN có thể xúc tiến các biện pháp NGCC trong dài hạn kết hợp với các hoạt động ngoại giao văn hóa, cụ thể đó sẽ là các hoạt động trao đổi văn hóa và giáo dục, trao đổi công dân và các hoạt động khác nhằm truyền bá tên tuổi quốc gia.
Sự nhạy bén của NGCC góp phần giúp truyền thông quốc tế hiểu đúng về bản chất sự việc. Về lâu dài, NGCC góp phần giải quyết những khúc mắc trong đàm phán ở kênh chính thức và có thể tạo thế đứng có lợi hơn cho đất nước.
Minh Trường - An Nhiên

Ấn Độ hiện đại hóa hải quân để kiềm chế Trung Quốc

Ấn Độ hiện đại hóa hải quân để kiềm chế Trung Quốc

Ấn Độ đang tăng tốc chương trình hiện đại hóa hải quân và dựa vào các nước láng giềng, để hạn chế hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các động thái dưới biển, Reuters đưa tin.
Ấn Độ, đẩy mạnh, hiện đại hóa, hải quân, kiềm chế, TQ

Chỉ vài tháng sau một cuộc đối đầu dọc biên giới tranh chấp phân chia Ấn Độ và Trung Quốc ở Himalaya, tàu ngầm Trung Quốc đã xuất hiện ở Sri Lanka, quốc đảo nằm ngoài khơi bờ biển phía nam Ấn Độ. Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ với Maldives - quần đảo ở Ấn Độ Dương.
Các động thái của Trung Quốc phản ánh quyết tâm tăng cường sự hiện diện của nước này ở Ấn Độ Dương - vùng biển mà Trung Quốc nhập khẩu 4/5 nhu cầu về dầu của nước này.
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu đẩy mạnh tiến trình đóng 6 tàu ngầm thông thường chạy bằng diesel trị giá 8,1 tỷ USD, bên cạnh 6 tàu ngầm tương tự mà hãng DCNS của Pháp đang lắp đặt tại cảng Mumbai, để thay thế hạm đội tàu có tuổi đời 30 năm.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên mà Ấn Độ tự đóng, được trang bị tên lửa có đầu đạn hạt nhân và sẽ chạy thử trong tháng này, dự kiến gia nhập hạm đội vào cuối 2016. Trong thời điểm này, Ấn Độ đang bàn bạc với Nga để thuê tàu ngầm hạt nhân thứ hai, giới chức hải quân Ấn Độ cho biết.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã đặt hàng tập đoàn công nghiệp Larsen & Toubro - nơi đóng thân tàu ngầm thứ nhất của nước này, sản xuất thêm hai tàu ngầm hạt nhân nữa.
Hải quân Ấn Độ hiện có 13 tàu ngầm cũ kỹ chạy bằng điện-diesel, một nửa trong số này sẵn sàng hoạt động. Năm ngoái, một trong các tàu ngầm của Ấn Độ chìm sau một số vụ nổ và hỏa hoạn khi đậu ở Mumbai.
Trung Quốc ước tính có 60 tàu ngầm thông thường và 10 tàu ngầm chạy bằng hạt nhân, gồm 3 tàu được trang bị vũ khí hạt nhân.
  • Hoài Linh

Renaud Girard - Hai bộ mặt của ngoại giao Trung Quốc

Renaud Girard - Hai bộ mặt của ngoại giao Trung Quốc

Đường lối chính trị quốc tế của Trung Quốc có hai bộ mặt. Bộ mặt thứ nhất luôn luôn xuất hiện trên màn hình của CNN, của BBC và của France 24. Đó là bộ mặt của một Trung Quốc đóng một vai quan trọng trong giàn nhạc tấu quốc tế, một Trung Quốc đã leo lên ngang tầm chính trị với Hoa Kỳ. Trung Quốc này hiện thân trong ba hình ảnh biểu hiệu của cuộc họp thượng đỉnh Apec (Asia Pacific Economic Cooperation, diễn đàn của những nước bao quanh Thái Bình Dương hiện nắm trong tay 64% sản xuất của cải trên thế giới), họp ở Bắc Kinh từ ngày 9 đến ngày 11-11-2014.

Hình ảnh biểu hiệu thứ nhất: Người ta thấy chủ tịch Tập Cận Bình mở nụ cười đầy vinh quang trên khán đài, giữa 21 vị đứng đầu nước và chính phủ, tự đặt bên phải mình Barack Obama, bên trái mình Vladimiir Poutine. Cách đây 45 năm, ngược lại, Mỹ đứng giữa Liên Xô và Trung Quốc, khi đó là 2 anh em thù địch nhau trong thế giới cộng sản và chính Kissinger là người đã cảnh cáo điện Cẩm Linh là phải chôn sâu cái dự định sử dụng bom nguyên tử chiến thuật trong cuộc tranh chấp đất đai trên sông Oussouri giữa biên giới Nga với Trung Quốc. Bây giờ lại chính là Trung Quốc cho thế giới thấy mình là hình ảnh một trung gian có thể làm giảm sự căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Hình ảnh thứ hai biểu dương sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc khi người ta thấy 2 vị chủ tịch của 2 nước mạnh nhất thế giới cùng nhau ký một "thỏa ước lịch sử" nhằm hãm phanh lại sự mất điều hòa khí hậu, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều không ai dính dáng gì đến cái công ước quốc tế Kyoto quyết định về vấn đề này: Trung Quốc vẫn thuộc vào những nước mới nổi, không bắt buộc phải hạn chế sự gây ra CO2; Mỹ thì không chịu ký.
Hình ảnh thứ ba biểu hiện óc đế vương của Trung Quốc là cái bắt tay lạnh lùng của Tập Cận Bình với thủ tướng Shinzo Abe Nhật bản, đã từ 3 tháng nay xin được gặp mặt họ Tập. Tỏ ra ta đây rộng lượng, Trung Quốc đã bằng lòng tiếp thủ tướng Nhật vì dầu sao trong thượng đình Thái Bình Dương mà không có Nhật thì cũng hơi loạn. Cách đây 30 năm, khi Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình bắt đầu canh tân kinh tế, Trung Quốc chỉ biết nói ngọt ngào với gã khổng lồ về kỹ thuật và tiền tài là Nhật Bản thời bấy giờ. Bây giờ đế quốc Trung tâm (Empire du Milieu) không cần đế quốc Mặt trời Mọc (Empire du Soleil - Levant) nữa, và tìm đủ mọi cách để nói cho biết. Trong sự đấu tay nhau, Tokyo đã phải là người chịu nhương bộ, vì nước Nhật hiện nay có số tăng trưởng âm và dễ bị kích động trước sự lấn biển của Trung Quốc.
Có được số dự trữ tiền tệ quan trọng nhất thế giới, và năm 2013 trở thành cường quốc chế tạo đồ lớn nhất hành tinh, Trung quốc là một khổng lồ. Nhưng ngoại giao lại đi rất chậm so với kinh tế vì Trung Quốc luôn luôn từ chối đóng một vai trò trong giàn nhạc các quốc gia (mà bây giờ người ta gọi bằng một tên hơi nhập nhằng là "cộng đồng quốc tế") : đó là bộ mặt thứ hai của Trung Quốc, một bộ mặt có hơi hướng chính trị nhiều hơn và "cùng nhịp điệu" với hệ thống độc đảng, theo chủ nghĩa quốc gia tự tôn và hoang tưởng (nationaliste et paranoiaque).
Về quyền trên mặt biển, sự Trung Quốc từ chối không chịu chơi sòng phẳng quá là hiển nhiên. Trung Quốc luôn luôn có sự tranh chấp tiềm tàng với tất cả những nước chung quanh biển Hoa đông và biển Hoa Nam, tự cho mình có chủ quyền trên bất cứ một hòn đá nổi nào. Khoảng mặt biển được Trung Quốc coi là dưới sự kiểm soát của mình, đi đến tận bờ biển Indonêsia!
Trung Quốc không chịu đặt những sự phân tranh về đất đai của mình dưới sự trọng tài của Tòa án Quốc tế La Haye. Trung Quốc chỉ lo tăng phần đất đai của mình (son pré carré). Trung Quốc muốn mình lớn nhất châu Á. Không những vậy mà còn muốn đưa con mắt nhìn phần xa xăm còn lại trên thế giới (un regard lointain sur le reste du monde). Ngày 11-11 vừa rồi ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã làm ra vẻ tổ chức một G2 về khí hậu với Mỹ. Thật ra chỉ một sự thỏa thuận giả vờ (un simulacre d'accord) với Mỹ. Trung Quốc chả cam kết gì một cách cụ thể hết, chỉ nói là sẽ giới hạn mức cao nhất của CO2 bắt đầu từ... 2030.
Về tài chính và tiền tệ, hệ thống lý tưởng của Trung Quốc không phải là hệ thống đã được tuần tự thiết lập từ những thỏa thuận ở dảo Jamaique năm 1976, với những tài khoản vốn liếng được công bố công khai, với những đồng tiền có thể chuyển đổi được (convertibles), tỉ giá được thả nổi, và tất cả được ngự trị bởi đồng đô la , cũng là đồng tiền dự trữ và để trao đổi.Trung Quốc không muốn đồng yuan của mình được "quốc tế hóa"quá mau chóng khiến không còn làm chủ được đồng tiền của mình nữa và muốn giữ toàn quyền định giá đồng tiền của mình. Nói một cách tổng quát, đường lối về chính trị ngoại giao của Trung Quốc là ngoại giao phải phục vụ sự ổn định của chế độ trong nước. Bởi vậy đứng sau cái gọi là sự quyết tâm đạt được một trật tự quốc tế công bằng hơn, Trung Quốc từ chối tất cả mọi thỏa hiệp nhiều bên (multilatéraux) mà Trung Quốc không góp phần tạo ra. Trung Quốc có hai mặt của Janus: vừa hô to là muốn gia nhập vào hệ thống quốc tế, đồng thời cũng muốn giữ nguyên tình trạng một siêu cường tự cho mình là trung tâm (égocentrique) và tự co dúm lại (crispée).
Renaud Girard (Le Fgaro 2-12-2014)
Phong Uyên dịch

Lần đầu tiên trong lịch sử Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông

Lần đầu tiên Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông

Với số phiếu ủng hộ tuyệt đối, sáng 4/12 (giờ VN), Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết tìm giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông. 


Mỹ, TQ, Biển Đông, Hoa Đông, giàn khoan
Nghị quyết của Hạ viện Mỹ lên án các hành động khiêu khích của TQ ở Biển Đông và Hoa Đông. Ảnh: wordpress
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hạ viện Mỹ thông qua một nghị quyết liên quan tới vấn đề Biển Đông và Hoa Đông. Nghị quyết H.Res-714 cho thấy mối quan tâm ngày càng sâu sắc của các nhà lập pháp Mỹ đối với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp trong khu vực, trong đó có Biển Đông. 
Trước đó, nghị quyết H.Res-714 do hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Eni Faleomavaega bảo trợ đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua ngày 20/11.
Nghị quyết một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ với tự do hàng hải và sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế; nêu bật tầm quan trọng của các vùng biển khu vực với sự ổn định, thịnh vượng và an ninh khu vực cũng như thương mại toàn cầu. 
Nghị quyết khẳng định, dù Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền trong các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông hay Hoa Đông, Mỹ vẫn có một lợi ích trong việc các nước tranh chấp tìm kiếm giải pháp ngoại giao hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; trong tự do hàng hải và hàng không ở các vùng biển này; trong dòng chảy thương mại tự do; không áp chế, đe dọa hay sử dụng vũ lực.
Nghị quyết lên án các hành động khiêu khích của TQ ở Hoa Đông và Biển Đông như: lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông; chặn tàu, đe dọa, làm hư hại tàu; cắt cáp tàu thăm dò ở Hoa Đông và Biển Đông; mời thầu thăm dò dầu khí trong khu vực 200 hải lý thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN; hạ đặt giàn khoan trái phép.
Về hành động hạ đặt giàn khoan trái phép, nghị quyết nêu rõ: "Ngày 1/5/2014, tập đoàn dầu khí nhà nước TQ - CNOOC - đã hạ đặt giàn khoan nước sâu Hai Yang Shi You 981 ở vùng biển VN và triển khai hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự để hỗ trợ cho các hành động khiêu khích này và nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng cách sử dụng vũ lực".
Nghị quyết kêu gọi ASEAN, các đồng minh, bạn bè của Mỹ và các nước có tranh chấp cùng nhau nỗ lực tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, thông qua việc thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế trong đảm bảo các quyền và tự do của các quốc gia ở khu vực châu Á-TBD; nhấn mạnh TQ cần hành xử trách nhiệm; tôn trọng luật pháp, chuẩn mực và các thể chế quốc tế vì an ninh và hòa bình khu vực.
Thái An

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Trung Quốc: 1 nữ Thiếu tướng bị bắt, 3 tướng tự sát

Trung Quốc: 1 nữ Thiếu tướng bị bắt, 3 tướng tự sát


(GDVN) - Ở Trung Quốc hiện nay dám "trảm tướng" nhiều như vậy ngoài Tập Cận Bình ra không có nhân vật thứ 2.

Cao Tiểu Yên.
Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 31/11 đưa tin, gần đây trên mạng internet ở Trung Quốc đại lục liên tục lan tràn thông tin Cao Tiểu Yên, Thiếu tướng, Phó Chính ủy đại học Kỹ thuật điện tử quân sự Trung Quốc bị bắt vì tham nhũng, nhà riêng của  bà ở khu tập thể quân y viện 309 cũng bị lục soát.
Hiện chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản ứng nào xung quanh thông tin này. Nếu bà Yên bị bắt thì đây là sĩ quan cấp tướng thứ 8 của Trung Quốc bị điều tra tham nhũng, và là nữ Thiếu tướng đầu tiên bị bắt. Nhiều tờ báo tiếng Hoa hải ngoại đã đưa tin về vụ này. Nguồn tin của Đa Chiều cho biết Cao Tiểu Yên đã bị bắt và giao cho Viện kiểm sát quân sự điều tra hôm 27/11.
Năm 2012 Cao Tiểu Yên được điều động từ vị trí Chính ủy Quân y viện 309 trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc về làm Phó Chính ủy đại học Quân sự Trịnh Châu và thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng. Bà Yên sinh năm 1957, nhập ngũ năm 1974 và chủ yếu công tác trong ngành quân y.
Liên quan đến cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc, Đa Chiều cho biết hôm 28/11 Thường vụ Hội đồng nhân dân tỉnh Cát Lâm ra thông báo số 29 cho biết, Tống Ngọc Văn, một đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tử vong nên tư cách đại biểu tự nhiên kết thúc. Văn bản này không nói nguyên nhân tại sao ông ta chết, trong khi giới truyền thông người Hoa hải ngoại đưa tin, Tống Ngọc Văn đã thắt cổ tự vẫn do bị điều tra liên quan đến vụ Từ Tài Hậu.
Nếu thông tin này được xác nhận, thì Tống Ngọc Văn là một sĩ quan cấp tướng thứ 3 của Trung Quốc phải tự tử trong nửa cuối năm 2014. Tống Ngọc Văn được thăng hàm Thiếu tướng kể từ tháng 7/2010 khi đang là Chủ nhiệm Chính trị quân khu tỉnh Cát Lâm và khi chết đang là Phó Chính ủy.
Trước đó, ngày 13/11 Mã Phát Tường, Phó Đô đốc (Trung tướng hải quân), Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc đã nhảy lầu tự vẫn tại tòa nhà 100 khu Đông thuộc tổng hành dinh Bộ Tư lệnh hải quân Trung Quốc. Trước khi chết, ông Tường được cho là bị yêu cầu lên gặp Ủy ban Kiểm tra kỷ luật quân chủng để làm việc.
Sớm hơn, ngày 2/9 Khương Trung Hoa, Chuẩn Đô đốc (Thiếu tướng hải quân), Chủ nhiệm Cục Trang bị hạm đội Nam Hải cũng đã nhảy lầu tự vẫn từ một khách sạn ở Châu Sơn, Chiết Giang. Nguyên nhân tự vẫn của tướng Hoa hiện vẫn chưa rõ.
Truyền thông người Hoa hải ngoại trước đó loan tin, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Quân ủy trung ương đã "phụng mệnh" điều tra 8 Thiếu tướng bao gồm Lưu Tranh - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Uyển Thế Quân - Phó Tư lệnh quân khu tỉnh Hồ Bắc, Khấu Thiết, Tư lệnh Quân khu tỉnh Hắc Long Giang;
Vương Ái Quốc - Chủ nhiệm Thông tin liên lạc đại Quân khu Thẩm Dương, Vu Thiện Quân - Trưởng phòng Bảo vệ nội bộ Tổng cục Chính trị, Lưu Bân - Trưởng đoàn Văn công đại Quân khu Bắc Kinh, Tống Ngọc Văn - Phó Chính ủy quân khu tỉnh Cát Lâm và Mã Phát Tường - Phó Chính ủy hải quân.
Đa Chiều bình luận, với một vài sĩ quan cấp tướng Trung Quốc nhảy lầu tự vẫn mà nói rằng đó là một "trào lưu" hay làn sóng e hơi quá, nhưng ở Trung Quốc hiện nay dám "trảm tướng" nhiều như vậy ngoài Tập Cận Bình ra không có nhân vật thứ 2.

Nhật sẽ ký hiệp ước hòa bình với Nga bằng mọi giá

Nhật sẽ ký hiệp ước hòa bình với Nga bằng mọi giá


(GDVN) - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ông sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ phía Bắc và ký một hiệp ước hòa bình với Moscow bằng mọi giá.

Trong một cuộc họp với Thị trưởng của thành phố Nemuro ở tỉnh Hokkaido, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng ông sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ phía Bắc và ký một hiệp ước hòa bình với Moscow bằng mọi giá.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. 
"Nhiệm vụ của tôi trên cương vị một chính trị gia, Thủ tướng của đất nước là đạt được nó (một hiệp ước hòa bình) bằng mọi giá", Kyodo News dẫn lời ông Abe hôm 1/12 cho biết.

Thị trưởng thành phố Nemuro, thành phố gần nhất với quần đảo tranh chấp, Shunsuke Hasegawa bày tỏ hy vọng rằng ông Abe sẽ thành công trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nga trong nhiệm kỳ Thủ tướng của mình.

Trong tháng 10, Thị trưởng Hasegawa tiết lộ rằng cuộc đàm phán về vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nga có thể đạt được tiến bộ trong năm tới, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Nhật Bản.

Nga và Nhật Bản từng thất bại trong việc ký kết một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Kuril mà Tokyo gọi là vùng lãnh thổ phía Bắc. Quần đảo này gồm 4 đảo là Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nga.

Tháng 5/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga đã sẵn sàng tiếp tục quá trình đàm phán với Nhật Bản về quần đảo tranh chấp.

Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong tuyệt thực vô thời hạn

Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong tuyệt thực vô thời hạn

Joshua Wong, thủ lĩnh phong trào biểu tình Hong Kong, hôm qua tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn nhằm buộc chính quyền đặc khu phải đáp ứng yêu cầu cải cách bầu cử.
 
tag-reuters-6909-1417490600.jpg
Thủ lĩnh biểu tình Joshua Wong. Ảnh: Reuters.

"Đây là trách nhiệm khi sống trong thời buổi phức tạp này. Hôm nay chúng tôi sẵn sàng trả giá, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm", AFP dẫn thông tin Joshua Wong cùng sinh viên Isabella, 18 tuổi, và học sinh trung học Prince Wong, 17 tuổi, viết trên Facebook trước khi tuyên bố tuyệt thực tại khu vực biểu tình. "Tương lai của chúng ta, chúng ta sẽ giành lại nó".
Wong kêu gọi nhà chức trách Hong Kong nối lại cuộc đối thoại, vốn đang bế tắc, với sinh viên và đề nghị Bắc Kinh rút lại quyết định kiểm soát ứng viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu năm 2017.
Quyết định tuyệt thực "vô thời hạn" được Wong đưa ra vài giờ sau khi lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh cảnh báo cuộc biểu tình "không thể chấp nhận được" suốt hai tháng qua sẽ không mang lại điều gì và ám chỉ cảnh sát sắp có hành động.
"Kể từ lúc này, cảnh sát sẽ thực thi pháp luật một cách không do dự", ông Lương phát biểu trước báo giới. Đây được coi là bình luận mạnh mẽ nhất của nhà lãnh đạo Hong Kong trong những tuần gần đây.
Phong trào biểu tình đòi phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong 2017 bắt đầu từ cuối tháng 9, khiến nhiều nút giao thông chính bị tê liệt. Phong trào này vào lúc đỉnh điểm đã thu hút được hơn 100.000 người tham gia sau đó tạm lắng trong một thời gian.
Căng thẳng xuất hiện trở lại trong những ngày gần đây, sau khi tòa án tối cao ra lệnh dỡ bỏ chướng ngại vật tại một số điểm tập trung của người biểu tình. Những sinh viên giận dữ tối 30/11 đã đổ về khu vực quận Admiralty, bao vây các trụ sở của chính quyền và đụng độ với cảnh sát. Lực lượng an ninh đã phải dùng đến hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki. Ảnh: Presstv
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki. Ảnh: Press TV.

Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế
Mỹ hôm qua tiếp tục kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Hong Kong, đồng thời bày tỏ lo ngại khi một nhóm nghị sĩ Anh bị cấm đến đặc khu này.
"Chúng tôi khuyến kích giải quyết khác biệt giữa chính quyền Hong Kong và người biểu tình bằng đối thoại hòa bình", bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi người biểu tình thể hiện quan điểm một cách hòa bình và chính quyền Hong Kong kiềm chế".
Bà Psaki cho biết Washington lo ngại trước thông tin về việc Bắc Kinh từ chối cho phép phái đoàn nghị sĩ Anh tới Hong Kong. "Chúng tôi hy vọng các thành viên quốc hội Anh có thể đi lại tự do như họ mong muốn", bà nói.
Trong cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Doanh, tuyên bố quốc gia bên ngoài không có quyền "can dự" vào Hong Kong và gọi nỗ lực đi lại của các chính trị gia Anh là "công khai đối đầu".
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh Richard Ottaway khẳng định họ có "quyền" tới Hong Kong để đánh giá việc thực hiện Tuyên bố Trung - Anh ký năm 1984, cơ sở để Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc. "Chúng tôi có quyền tìm hiểu xem liệu Trung Quốc đã thực hiện các cam kết của họ hay chưa", ông nói.
Như Tâm

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Tập Cận Bình kêu gọi thúc đẩy ngoại giao hòa hoãn

Tập Cận Bình kêu gọi thúc đẩy ngoại giao hòa hoãn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi chính phủ mở rộng các chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại thông qua hợp tác và ngoại giao.
 
article-769f9c50-8f6b-4977-b5f-5820-5169
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), được tổ chức tại Bắc Kinh từ 9-11/11. Ảnh: AFP
Trong một bài phát biểu về chính sách phát triển cuối tuần này, Chủ tịch Tập nhấn mạnh Trung Quốc nên "thúc đẩy biện pháp hòa bình đối với các vấn đề khác biệt và tranh chấp giữa các quốc gia thông qua đối thoại và tham vấn, đồng thời phản đối việc cố ý đe dọa bằng vũ lực".
"Chúng ta ủng hộ việc xây dựng một hình thức quan hệ quốc tế mới, được củng cố bằng hợp tác theo tư duy cùng thắng", Xinhua dẫn lời ông Tập nói, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo nhằm thảo luận về chính sách đối ngoại. Theo đó, Trung Quốc đấu tranh cho quan điểm xây dựng "một tầm nhìn mới đề cao an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững". Ông Tập nhấn mạnh việc nâng cao quyền lực mềm, giới thiệu một hình ảnh Trung Quốc tốt đẹp và truyền đạt thông điệp của Trung Quốc đến với thế giới.
Theo Reutersbình luận của ông Tập là dấu hiệu mới nhất cho thấy Trung Quốc đang áp dụng chính sách ngoại giao hòa giải hơn và giải quyết những mối lo ngại cho rằng sự phát triển kinh tế của quốc gia này có thể kéo theo hành động quân sự và ngoại giao cứng rắn hơn.
Trước đó, Trung Quốc thể hiện cố gắng xoa dịu quan hệ với Việt Nam, Philippines và Mỹ tại hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), diễn ra hồi đầu tháng này tại Bắc Kinh.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền 90% Biển Đông, chồng lấn vào vùng biển của nhiều nước ASEAN, bao gồm Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam, nơi được cho là có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn và là tuyến đường giao thương quan trọng. 
Washington tuần trước kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hành động xây dựng đảo trên Biển Đông, trong đó có đảo đủ lớn để thiết lập đường băng cho máy bay. Tuy nhiên, Bắc Kinh phản bác rằng Washington "không có quyền" được bình luận về việc này và gọi lời yêu cầu ngừng xây dựng của Mỹ là "vô trách nhiệm".
Thùy Linh

Quan chức Nga: Chiến tranh Trung-Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian

Quan chức Nga: Chiến tranh Trung-Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian


(GDVN) - Mặc dù Trung-Mỹ gần đây đạt được thỏa thuận về cơ chế lòng tin, nhưng chính điều đó phản ánh khả năng xung đột tiềm tàng giữa Trung-Mỹ, nhắc nhở hai bên...

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 11 tháng 11 năm 2014
Chiến tranh Trung-Mỹ chỉ là vấn đề thời gian
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 29 tháng 11 dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga đưa tin, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế Duma Quốc gia Nga, Alexei Pushkov cho rằng, trong tương lai Trung-Mỹ có thể sẽ xảy ra xung đột quân sự.
Trong cuộc họp báo ở Moscow ngày 27 tháng 11, ông Alexei Pushkov nói: "Trên phương diện chính sách ngoại giao, Trung Quốc đưa ra ngày càng nhiều yêu cầu mang tính độc lập, ngày càng ít để ý tới Mỹ. Rất nhiều người cho rằng, trải qua một khoảng thời gian, giữa Trung-Mỹ sẽ bắt đầu đối đầu chính trị không thể tránh khỏi".
Ông cho rằng, sự thực các nhà lãnh đạo Trung-Mỹ ký kết thỏa thuận đề phòng xung đột quân sự ở Bắc Kinh "rất đáng để người ta thức tỉnh".
Theo Alexei Pushkov: "Điều này có nghĩa là, họ cho rằng, các cuộc xung đột như vậy là có thể. Quả thực, có khả năng xảy ra xung đột, bởi vì máy bay trinh sát Mỹ luôn quanh quẩn ở gần không phận Trung Quốc trên bầu trời Thái Bình Dương.
Hơn nữa, Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với một số đảo ở khu vực này, những tuyên bố này đều nhằm vào đồng minh của Mỹ, ai biết tình hình sẽ phát triển như thế nào. Điều này đã có khả năng xảy ra xung đột".
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 11 tháng 11 năm 2014
Trung Quốc không minh bạch về quân sự
Trang mạng tạp chí “Chính sách ngoại giao” Mỹ vào giữa tháng 11 cũng có bài viết cho rằng, Washington và Bắc Kinh gần đây đạt được thỏa thuận quân sự là để tránh vô tình làm leo thang tình hình, cuối cùng dẫn đến cục diện làm trầm trọng hơn xung đột.
Bắc Kinh cho rằng, Mỹ tiến hành chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc, vì vậy, Trung Quốc cũng đã chuẩn bị cho sự bất trắc này.
Quan hệ căng thẳng hai nước không chỉ do Bắc Kinh nhanh chóng mở rộng ngân sách quân sự hoặc Mỹ thúc đẩy thực hiện chiến lược “tái cân bằng”, tiếp tục đầu tư ngày càng nhiều nguồn lực quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; mà vấn đề lớn nhất là sự không minh bạch của Trung Quốc.
Mặc dù quan chức Mỹ nhiều lần đề nghị, nhưng Bắc Kinh không sẵn sàng bàn về rất nhiều vấn đề quân sự quan trọng có thể giảm va chạm giữa hai bên, chẳng hạn quy mô và ý đồ tập kết lực lượng phản ứng nhanh của họ, sự phát triển công nghệ có thể làm suy yếu nghiêm trọng Hải quân Mỹ ở khu vực, sự tham gia của quân đội vào các cuộc tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Hơn nữa, có lúc Bắc Kinh cắt đứt hoàn toàn trao đổi giữa quân đội hai nước như sau khi Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vào năm 2010.
Dư luận Mỹ ngày càng không tin tưởng đối với Trung Quốc, thậm chí có chuyên gia đề nghị bố trí thủy lôi ở bờ biển Trung Quốc để phong tỏa các cảng chính của Trung Quốc và phá hủy đường dây thông tin trên biển của Trung Quốc; điều lực lượng đặc nhiệm vũ trang cho dân tộc thiểu số khu vực miền tây Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 11 tháng 11 năm 2014
Nhưng, Trung Quốc cũng đã có hành động tương tự. Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh nâng cao số lượng và chất lượng vũ khí hạt nhân để thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc với Nga và Mỹ. “Mô hình mới” quan hệ nước lớn do Trung Quốc đưa ra hầu như cũng đã loại bỏ khả năng đàm phán kiểm soát quân bị, yêu cầu Mỹ chấp nhận sự thực Trung Quốc trỗi dậy.
Cơ chế lòng tin quân sự không giải quyết triệt để vấn đề
Tờ “Tầm nhìn” Trung Quốc dẫn tờ “Điều tra toàn cầu” Canada ngày 13 tháng 11 cho rằng, từ khi lên cầm quyền, trước tiên, Barack Obama đã triển khai bao vây Trung Quốc về ngoại giao và quân sự, nhằm bảo vệ sự thống trị của Mỹ ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược “điểm tựa châu Á” của Mỹ chính thức công bố vào tháng 11 năm 2011.
Theo bài báo, Washington đã “đổ thêm dầu vào lửa” đối với tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, bao gồm tranh chấp nhóm đảo Senkaku giữa Trung-Nhật và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á.
Sau cuộc gặp giữa ông Barack Obama và Tập Cận Bình ở California vào tháng 6 năm 2013, một số khu vực tranh chấp đã xuất hiện một loạt sự kiện, những sự kiện này đều có khả năng gây ra xung đột quân sự khu vực và đe dọa sự ổn định khu vực, xung đột khu vực có thể leo thang thành chiến tranh trực tiếp giữa Trung-Mỹ.
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ đang tích cực chuẩn bị về quân sự để chống lại lực lượng trỗi dậy ở châu Á, đã chuẩn bị triển khai 60% lực lượng không quân và hải quân ở châu Á để phục vụ cho chiến lược “tác chiến nhất thể trên không, trên biển” ở khu vực. Đây là một chiến lược dựa trên tấn công tên lửa, ném bom đường không và tiến hành phong tỏa trên biển đối với Trung Quốc.
Do xung đột Trung-Mỹ chỉ là vấn đề thời gian, cho nên Washington đã nhiều lần thúc giục Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe làm dịu tình hình căng thẳng với Bắc Kinh, theo đó, gần đây, “cuộc gặp thoáng qua” giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nhật đã được tổ chức bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2014.
Những xung đột tiềm tàng này buộc hai bên phải ký kết thỏa thuận về thông báo cho nhau các hành động quân sự quan trọng và bất ngờ gặp nhau trên biển, trên không ở vùng biển quốc tế.
Tờ “Nhật báo phố Wall” cho rằng: “Trước đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn phản đối lý giải thỏa thuận đụng độ quân sự giữa Trung-Mỹ thành quan hệ thù địch giữa Mỹ và Liên Xô”.
Tuy nhiên, theo bài viết: “Trong 1 năm qua, hai bên nhận thức được họ không thể điều hòa sự giải thích khác nhau của hai bên đối với luật pháp quốc tế về các sự kiện trên biển, nhưng cũng không thể để các sự kiện bất ngờ của quân đội ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể của hai nước”.
Theo bài báo, “cơ chế lòng tin” quân sự mới không giải quyết căn bản vấn đề đối đầu giữa hai bên trước sự hung hăng của Trung Quốc. Đạt được cơ chế này là kết quả Washington nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tiến hành minh bạch hơn về quân sự. Lầu Năm Góc hy vọng hiểu sâu hơn về năng lực quân sự của đối thủ tiềm tàng.
Tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ tổ chức, năm 2014 đã cho phép Trung Quốc tham gia
Tại Bắc Kinh, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tái khẳng định sự kiên trì lâu dài của chính quyền Obama, Bắc Kinh cần hoàn toàn phục tùng khuôn khổ địa-chính trị và quân sự “Mỹ thống trị châu Á-Thái Bình Dương sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai”.
Bài học từ chiến tranh Triều Tiên
Trang mạng “Lợi ích quốc gia” Mỹ vào cuối tháng 10 cũng nhắc nhở cần ghi nhớ bài học từ chiến tranh Triều Tiên giữa Trung-Mỹ vào năm 1950, khi đó các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã khó hiểu được thông điệp từ Trung Quốc, không hiểu quan hệ phức tạp giữa Liên Xô-Trung Quốc-CHDCND Triều Tiên, hiểu nhầm đó là thể thống nhất không có bất đồng chính trị.
Về hành động quân sự, Mỹ hầu như không để ý tới sự cảnh báo xuất quân can thiệp của Trung Quốc, không thể hiểu được vai trò vùng đệm quan trọng của CHDCND Triều Tiên đối với Bắc Kinh và thực lực tổng thể của Quân đội Trung Quốc.
Về quân sự, hiện nay, tình hình chính trị, xã hội và khoa học kỹ thuật để xảy ra chiến tranh mặt đất quy mô lớn ở bán đảo Triều Tiên như trước đây không còn tồn tại. Mỹ đã quen giao chiến với các đối tượng giỏi “chiến tranh hỗn hợp”, nhưng mấy chục năm qua, Quân đội Trung Quốc đã lâu không tham chiến.
Đến nay, lực lượng mặt đất của Trung Quốc đang chuyển từ cơ giới hóa sang hậu cơ giới hóa, trong khi đó lực lượng không, hải quân đang hoàn thiện hệ thống tác chiến “chống can dự/ngăn chặn khu vực” rộng lớn nhất thế giới. Nếu tiếp tục xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ dùng phương thức chưa từng xảy ra trong chiến tranh Triều Tiên để thách thức quyền kiểm soát trên biển, trên không của Mỹ.
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông
Bài học gây chú ý nhất và có ích nhất có lẽ liên quan đến kết cục chiến tranh vụng về. Sự trao đổi giữa Trung-Mỹ không thuận lợi, cộng với mối quan tâm của hai bên đối với uy tín của đối phương, thường để cho những vấn đề tương đối nhỏ bị phóng đại, làm cho chiến tranh lan tràn tới các lĩnh vực khác. Mỹ coi đó là chiến tranh đại diện càng làm cho vấn đề phức tạp hơn.
Trong bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai, thậm chí là khi sắp xuất hiện leo thang tình hình hoặc vấn đề chính trị có liên quan đến danh tiếng, Bắc Kinh đều có thể gây chú ý toàn diện của Mỹ.
Kinh nghiệm của chiến tranh Trung-Mỹ trước đây cần phải trở thành bài học sâu sắc cho các nhà hoạch định chính sách hai nước Trung-Mỹ. Chiến tranh Triều Tiên hoàn toàn không bất ngờ, sự tính toán nhầm và trao đổi không có hiệu quả làm cho cuộc chiến tranh vượt ranh giới cần thiết.