Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Biển Đông khóa chặt tàu ngầm Trung Quốc

Biển Đông khóa chặt tàu ngầm Trung Quốc 


(Vũ khí) - Đội tàu hạt nhân Trung Quốc có quá ít cửa tiến ra Thái Bình Dương và dễ dàng bị khóa chặt ở Biển Đông.

'Hy vọng duy nhất'
Chiến lược phát triển đội tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân (SSBN) cho thấy Trung Quốc coi trọng lực lượng này như thế nào. Giới phân tích thậm chí còn nhận định SSBN đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng đối với năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc hơn bất kỳ cường quốc nào.
Bên cạnh đó, giới nghiên cứu cũng đánh giá việc sở hữu các tàu ngầm trang bị tên lửa với tầm bắn có thể vươn tới Mỹ mà không bị phát hiện khi hoạt động ngoài khơi xa trên Thái Bình Dương là "hy vọng duy nhất của Trung Quốc trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân, bởi họ có thể đe dọa trả đũa nếu bị không kích. Việc triển khai các tàu này chắc chắn sẽ phức tạp hóa các tính toán của Mỹ và có thể sẽ gây ra không ít ảnh hưởng trong thời gian tới".
Tàu ngầm lớp Hạ (Type 092) trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Hạ (Type 092) trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc
Sự hấp dẫn của SSBN là ở chỗ nó rất khó bị phát hiện và tiêu diệt, đặc biệt là khi được bố trí bí mật trong một "pháo đài" hoặc ẩn náu trong các vùng nước sâu ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và bên dưới lớp băng ở Bắc Cực.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cường quốc hạt nhân chủ chốt trong thời Chiến tranh Lạnh gồm Mỹ, Liên Xô, Pháp và Anh phát triển lực lượng tàu ngầm này với các căn cứ tàu ngầm được bố trí ở nơi có thể tiếp cận trực tiếp các khu vực thuận lợi cho việc triển khai.
Với góc nhìn này thì căn cứ tàu ngầm mà Trung Quốc đặt ở phía Nam đảo Hải Nam, nơi có các tàu ngầm cỡ lớn được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân, chính là nhân tố then chốt trong chiến lược phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc.
Một trong những tàu ngầm quan trọng bậc nhất thuộc loại này là tàu ngầm lớp Tấn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc đã sẵn sàng triển khai 3 hay 4 tàu lớp Tấn.
Một chuyên gia am hiểu về lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là Zhang Baohui thuộc Đại học Lingnan ở Hong Kong cho rằng: "Trong dài hạn, các tàu ngầm này là tất cả những gì Trung Quốc có để đảm bảo hoạt động phòng thủ vững chắc". 
Tự 'sa lầy' ở Biển Đông
Việc tập trung phát triển lực lượng SSBN cho thấy Trung Quốc đang lo sợ các tên lửa được triển khai trên đất liền có nguy cơ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mở màn của đối phương.
Trung Quốc hiện ngày càng chú trọng đến việc đảm bảo khả năng tồn tại của lực lượng hạt nhân bằng cách phân tán các hệ thống tên lửa của mình. Với các hệ thống DF-31 và DF-31A, Trung Quốc không còn phụ thuộc vào hệ thống đặt trong hầm ngầm duy nhất của họ là loại ICBM DF-5 cồng kềnh. Giờ đây, Trung Quốc còn có thể dựa vào các loại tên lửa hạt nhân cơ động sử dụng nhiên liệu rắn.
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc
Tuy nhiên, sự phát triển của lực lượng SSBN cho thấy Trung Quốc không còn tin tưởng hoàn toàn vào khả năng "sống sót" của các lực lượng hạt nhân trên đất liền. Nhưng ngay cả với SSBN, Trung Quốc cũng đang tự bộc lộ hoặc bị phát hiện ra những điểm yếu chết người không thể khắc phục khác.
Căn cứ cho lực lượng SSBN của Trung Quốc đặt tại đảo Hải Nam ở phía Bắc Biển Đông. Khu vực này tuy có mực nước khá sâu song cũng không mang lại lợi thế cho Trung Quốc.
Việc phải đi qua các điểm "thắt cổ chai" để tiến vào Thái Bình Dương đã đặt các tàu ngầm của Trung Quốc vào thế bất lợi, bởi lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh dễ dàng phát hiện và theo dõi các SSBN của Trung Quốc khi chúng tiến vào Thái Bình Dương, hoặc phong tỏa chúng bằng cách thả thủy lôi.
Trong khi gặp khó khăn trong việc “tiến ra biển lớn”, các SSBN của Trung Quốc cũng dễ dàng bị “giam lỏng” trong khu vực phía Bắc Biển Đông. Mỹ đang có một loạt hệ thống từ căn cứ cho tới vũ khí đã triển khai tại khu vực để làm tốt mục tiêu này.
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ
Hiện nay, các SSBN được Trung Quốc bố trí trong một quần thể hang động trên đảo Hải Nam. Giới phân tích đánh giá mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là kiểm soát chặt chẽ các đầu đạn hạt nhân và bảo vệ lực lượng này. Tuy vậy, cách bố trí như hiện nay đang gây cho Trung Quốc 2 khó khăn về mặt chiến lược dù có sở hữu một lực lượng SSBN hùng hậu:
Một là, nếu ở trong các hang động quá lâu, lực lượng SSBN của Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ bị vô hiệu hóa bởi một cuộc tấn công của Mỹ
Hai là, nếu SSBN rời khỏi các hang động này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng thì Trung Quốc vô tình (hoặc cố ý) đánh tín hiệu về một sự leo thang và sẽ bị bao vây bởi các tàu ngầm tấn công của Mỹ.
Dù trong trường hợp nào thì lực lượng SSBN của Trung Quốc hiện cũng đang bị Mỹ theo dõi chặt chẽ và tìm cách khóa chặt và thực tế là Mỹ có đủ khả năng khóa chặt với những lý do nêu trên.
Nên nhớ rằng trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện có các hệ thống tên lửa đạn đạo Trident D-5 có thể phóng từ tàu ngầm (đã được triển khai khắp nơi) vào các mục tiêu ở cự ly tới hơn 7.000 km trên đất liền.
Trung Quốc bất an
Vụ việc tiêm kích Su-27 Trung Quốc “múa bụng” khoe vũ khí trước mũi P-8 Poseidon của Mỹ hôm 19/8 đã cho thấy Trung Quốc bất an như thế nào khi bị Mỹ nhắm tới hạm đội tàu ngầm triển khai ở phía Nam đảo Hải Nam. Những vụ việc tương tự sẽ còn tiếp diễn, thậm chí thường xuyên hơn nữa khi truyền thông nhà nước Trung Quốc công khai khả năng này sau vụ 19/8.
Máy bay do thám P-8A của Mỹ
Máy bay do thám P-8A của Mỹ
Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo, dẫn lời Thiếu tướng Hải quân Trương Triệu Trung, thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đề xuất Bắc Kinh cần có những hành động ngăn chặn quyết liệt hơn đối với hoạt động do thám của Mỹ. Ông này nói: "Những gì chúng ta làm chưa đủ sức răn đe. Con dao găm thẳng vào cổ họng là lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất. Kể từ bây giờ, chúng ta phải áp sát hơn nữa máy bay do thám của Mỹ".
Theo đánh giá thì chiến lược phát triển SSBN cho thấy Trung Quốc vẫn không hài lòng với kho vũ khí hạt nhân nhỏ bé của mình. Tuy nhiên, quy mô đầu tư hiện nay của Trung Quốc không thực sự giải quyết được vấn đề. Chương trình SSBN đặt rất nhiều trứng vào một giỏ, và không có thuốc chữa bách bệnh nào cho các vấn đề liên quan đến khả năng sống sót, đặc biệt là khi tính đến những bất lợi về mặt địa lý của Trung Quốc.
Có một điều đáng lo ngại là bất kể "hổ" hay "chó" khi bị nhốt chặt lâu ngày sẽ sinh hung tính và sẵn sàng "cắn quàng" mọi thứ xung quanh!
Bảo Minh

TQ muốn hoàn thành "bành trướng" trước khi có phán quyết vụ kiện

TQ muốn hoàn thành "bành trướng" trước khi có phán quyết vụ kiện


(GDVN) - Dư luận Philippines gần đây công bố và đặc biệt quan ngại về hoạt động lấn biển phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cần xác minh.

Gần đây hoạt động "ra sức mở rộng đảo, đá ngầm ở Biển Đông" (lấn biển) của Trung Quốc đã trở thành trung tâm chú ý của dư luận Philippines.
Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thay đổi nhanh chóng trong thời gian qua (nguồn mạng "Quan sát" Trung Quốc)
Từ ngày 28 tháng 8 trở đi, Tổng thống, Bộ Ngoại giao Philippines liên tiếp thể hiện thái độ, tiến hành phê phán hoạt động lấn biển của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước liên quan ủng hộ kế hoạch "Ba bước đi" do Philippines đưa ra, ngăn chặn các hành động của Trung Quốc.
Tờ "Philippine Daily Inquirer" cho biết, trả lời phỏng vấn báo chí ngày 28 tháng 8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thúc giục Trung Quốc "làm dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông".
Ông tuyên bố, đã nhận được thông tin tình báo có liên quan, Trung Quốc tiếp tục tiến hành hoạt động lấn biển ở Biển Đông, xây dựng đảo và các địa mạo khác ở đá ngầm, "trong vấn đề biên giới, đảo có quyền lợi, đá ngầm thì không".
Bài viết dẫn lời giáo sư Jay Batongbacal, Học viện Luật biển và Các vấn đề biển, Đại học Philippines cho rằng, đối với Philippines, Trung Quốc thông qua hoạt động lấn biển để đoạt lấy lãnh thổ là một vấn đề lớn, "một khi hoàn thành, những cơ sở xây mới này sẽ được dùng để tăng cường các hoạt động nhằm vào tàu và máy bay của Philippines".
Tờ "Philippines Star" ngày 29 tháng 8 cho rằng: "Hoạt động khai khẩn đá ngầm của Trung Quốc ngày càng hùng hục".
Theo bài báo, ngoài lấn biển xây đảo nhỏ ở đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), kế hoạch lấn biển của Trung Quốc còn tiến hành hừng hực khí thế ở 3 đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 cho thấy đã có sự thay đổi rất lớn
Một quan chức an ninh Philippines cho rằng: "Thông qua theo dõi trên không gần đây, quan chức an ninh phát hiện hoạt động lấn biển của Trung Quốc đang triển khai ở đá Gaven, đá Kennan và đá Châu Viên".
"Trong thời điểm nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi đang bận rộn tranh luận, ở Biển Đông, chúng tôi đang từng bước mất đi 'lãnh thổ' do Trung Quốc gặm nhấm".
Bài báo này cho rằng, ở đá Gaven, tháng 5 năm 2014 đã theo dõi được Trung Quốc đã xây dựng một công trình nhỏ, 1 tháng sau, Trung Quốc điều nhiều tàu lấn biển, xây dựng một đảo nhỏ nhân tạo. Tháng 7 năm 2014, đá Gaven bị phát hiện đã biến thành một đảo nhỏ hình con diều.
Ở đá Kennan, vào tháng 4 thấy Trung Quốc đang nạo vét luồng lách ở khu vực xung quanh. 3 tháng sau, khu vực này đã biến thành một đảo nhỏ nhân tạo hình cột gôn (golf), trên đảo còn có một bãi đáp máy bay trực thăng.
Hoạt động giám sát hàng không ngày 29 tháng 6 phát hiện Trung Quốc vẫn đang tăng cường hoạt động ở đá Kennan, điều gây chú ý nhất là tăng số lượng thiết bị thi công và vật liệu, container đã trở thành nơi ở của công nhân.
Ở vùng biển đá Châu Viên, Quân đội Philippines cho biết, hoạt động tuần tra trên không tháng 5 phát hiện một số tàu Trung Quốc, hình ảnh chụp từ trên không ngày 29 tháng 7 phát hiện ở đá ngầm này đang tiến hành xây dựng, diện tích đất đã mở rộng, trên đất được lấn mới đã xây dựng một bến tàu nửa kín.
Hình ảnh đá Châu Viên ngày 19 tháng 7 năm 2014 do mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 đăng tải
Theo bài viết, ở đá Gạc Ma, hoạt động lấn biển của Trung Quốc đã hoàn thành và bắt đầu xây dựng công trình hạ tầng. Các thiết bị hạng nặng và vật liệu thi công như giàn giáo ống tuýp xuất hiện ở trên biển, còn có một tàu cỡ lớn mang theo cần trục (máy trục) đang xây dựng bến tàu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 29 tháng 8 lên tiếng phê phán rằng, Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động lấn biển ở Biển Đông là để hoàn thành "kế hoạch bành trướng" và chiếm lấy các đảo giàu tài nguyên dầu khí trước khi có phán quyết vụ kiện trọng tài.
Tờ "Manila Standard Today" Philippines ngày 31 tháng 8 cho rằng, vào ngày 30 tháng 8, Philippines thúc giục tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông xem xét kế hoạch "Ba bước đi" của phía Manila, lập tức ngăn chặn Trung Quốc xây dựng công trình ở "khu vực tranh chấp" (Trung Quốc xâm lược, ăn cướp, nhảy vào tranh chấp).
Theo bài báo, hiện nay Philippines đang chiếm 8 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam đã kiểm soát (có chủ quyền) đối với 29 đảo, đá ngầm - bài báo nhận vơ là "của Trung Quốc". Philippines và Việt Nam đóng quân lâu dài ở khu vực này, đồng thời tiến hành hoạt động khai thác năng lượng, nhưng truyền thông phương Tây luôn "thờ ơ".
Bài báo cho rằng, năm 2013, sau khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành "một số hoạt động xây dựng cần thiết" (bất hợp pháp) ở Biển Đông, các nước phương Tây bắt đầu đưa ra "đề nghị đóng băng hành vi ở Biển Đông" và Trung Quốc đã "từ chối".
Hình ảnh đá Gaven ngày 18 tháng 7 năm 2014 trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014
Có lẽ bài báo nhắc tới đề nghị đóng băng các hành vi khiêu khích ở Biển Đông do Mỹ đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2014 tổ chức ở Myanmar vừa qua.
Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị này, tuyên bố thẳng thừng, vô trách nhiệm rằng nó không "khách quan, công bằng và mang tính xây dựng", "gây ra phiền phức và bất đồng mới", lo ngại nó "cản trở thực hiện DOC và tham vấn COC, gây thiệt hại cho lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN"...
Trung Quốc tiếp tục khăng khăng với "đàm phán song phương", coi đó là phương thức hiệu quả và khả thi nhất (có lợi nhất cho Trung Quốc, ép láng giềng nhượng bộ trên thế mạnh).
Như vậy, lập trường của Trung Quốc vẫn không thay đổi, những "phát hiện" lấn biển phi pháp của Trung Quốc do Philippines công bố như trên cần xác minh cụ thể và kiên quyết đáp trả.

Căng thẳng Biển Đông ảnh hưởng đến cả Tết Trung thu

Báo Nhật: Căng thẳng Biển Đông ảnh hưởng đến cả Tết Trung thu


(GDVN) - "Nếu chúng ta không dạy cho trẻ em tầm quan trọng của việc bảo vệ lãnh thổ, chúng tôi sẽ bị Trung Quốc cướp mất", một phụ nữ Việt Nam 34 tuổi cho biết.

Đồ chơi Trung thu năm nay mang đậm màu sắc tình yêu Tổ quốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo, hầu hết sản phẩm phục vụ cho trẻ em đều là hàng Việt Nam thay vì hàng Trung Quốc như những năm trước. Ảnh: Asahi.
Tờ Asahi ngày 5/9 đưa tin, được thúc đẩy bởi tình cảm yêu nước và chống sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, rất ít cửa hàng và các nhà bán lẻ ở Việt Nam trưng bày đồ chơi, đèn lồng và các loại hàng hóa phục vụ Tết Trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc. Thay thế cho chúng là những đồ chơi Việt Nam mang đậm dấu ấn Biển Đông.
Tết Trung thu được tổ chức hàng năm ở Việt Nam là ngày tết truyền thống của trẻ em, hàng năm thường tràn ngập bánh trung thu và đồ chơi xuất xứ Trung Quốc.
Nhưng năm nay các chủ cửa hàng đồ chơi phục vụ trẻ em trong tết Trung thu đã hầu như không thấy các mặt hàng Trung Quốc, hàng loạt đèn lồng và đồ chơi "made in Vietnam" đã được bày bán khắp các cửa hàng và con phố.
"Chúng tôi nghĩ rằng các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc sẽ không bán chạy, vì vậy chúng tôi đã loại bỏ chúng càng nhiều càng tốt", một nhân viên bán hàng cho biết.
Các cửa hàng kinh doanh phục vụ tết Trung thu hầu như đều bán lá cờ đỏ sao vàng nhỏ in thêm dòng chữ "Bảo vệ chủ quyền biển đảo" và "Vui lên chiến sĩ Hải quân".
Những chiếc đèn lồng bằng giấy bóng kính có hình dạng như tàu tuần tra của Việt Nam là một trong những mặt hàng bán chạy có giá từ 40 đến 50 ngàn VNĐ.
"Nếu chúng ta không dạy cho trẻ em tầm quan trọng của việc bảo vệ lãnh thổ, chúng tôi sẽ bị Trung Quốc cướp mất", một phụ nữ Việt Nam 34 tuổi cho biết. Chị cùng với cậu con trai học tiểu học của mình đi sắm Trung thu, người mẹ đã mua một chiếc đèn lồng in dòng chữ: "Em yêu biển đảo Việt Nam" cho con mình.
Sự cảnh giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc đã trở thành cao trào kể từ khi Bắc Kinh kéo hơn 100 tàu và giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam từ hồi tháng 5.
Những con sư tử đá kiểu dáng dữ tợn mang phong cách Trung Hoa "nhảy dù" vào di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam cần phải được loại bỏ.
Giữa tháng 7, Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cử Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh sang thăm Trung Quốc vào cuối tháng 8.
Asahi nhận xét, mặc dù căng thẳng chính trị đã giảm thông qua những nỗ lực đó, nhưng sự cảnh giác của người dân Việt Nam với (dã tâm bành trướng của) Trung Quốc vẫn rất cao.
Theo tờ báo Nhật Bản, các đài truyền hình ở Việt Nam đã dừng phát sóng những bộ phim Trung Quốc dù đang chiếu dở, các hãng lữ hành cũng hủy bỏ những chuyến du lịch nhóm sang Trung Quốc.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng vừa ra lệnh loai bỏ các linh vật, sư tử xuất xứ hoặc có dáng dấp Trung Quốc khỏi các di tích lịch sử văn hóa truyền thống của Việt Nam, đồng thái được Asahi xem như thể hiện rõ ý chí của người Việt trước Trung Quốc.
Mặc dù một số chuyên gia cho rằng thái độ chống (dã tâm bành trướng lãnh thổ của) Trung Quốc quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong nước nhìn tự góc độ lâu dài.
"Việt Nam đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Thoát khỏi (ảnh hưởng của) Trung Quốc sẽ tác động tiêu cực ở mức độ nào đó, nhưng nó là một cơ hội tốt để điều chỉnh sự cân bằng trong tầm nhìn dài hạn", ông Doanh cho biết.

Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập

"Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh"


(GDVN) - Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.

Lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự nhà nổi trái phép ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tờ Thời báo Trung Hoa xuất bản tại Đài Loan ngày 6/9 đưa tin, truyền thông Trung Quốc hôm qua 5/9 xuất hiện một bài bình luận về cục diện Biển Đông hiện nay, trong đó nhận định rằng lực lượng hải quân Đài Loan chỉ tập trung nhằm vào tác chiến với đại lục nên có thái độ tiêu cực trong việc hợp tác với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hợp tác hai bờ eo biển Đài Loan trong vấn đề Biển Đông là điều hoàn toàn không thể, giới phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh nên quên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp), chỉ có thể tự dựa vào sức mình để "giải quyết", tức đánh chiếm các đảo, đá, rặng san hô ở Trường Sa.
Giới phân tích Trung Quốc nói rằng, thủ đoạn duy nhất để Bắc Kinh "giải quyết" vấn đề Biển Đông, đánh chiếm Trường Sa là sử dụng căn cứ quân sự (xây dựng bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn và đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang đẩy mạnh đắp nền xây đảo nhân tạo. Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.
Mục bình luận quân sự của tờ Sina nhận định, thập niên 50, 60 của thế kỷ trước thực lực hải quân Đài Loan khá hơn Trung Quốc. Nhưng hải quân Đài Loan ngoài việc chiếm đóng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình thì chẳng có "chí hướng" gì lớn nên "các đảo ở Trường Sa mới bị 4 nước ven Biển Đông chiếm đóng"?!
Sang thập niên 70 cán cân thực lực hải quân 2 bờ nghiêng về Bắc Kinh, những năm 80 hải quân Trung Quốc đã hình thành ưu thế vượt trội rõ rệt và sự mất cân bằng trong tương quan lực lượng hải quân 2 bờ eo biển Đài Loan ngày càng lớn. Truyền thông Trung Quốc ví von, đảo Ba Bình đối với Đài Loan như miếng sườn gà, ăn thì không ngon vứt đi thì tiếc.
Hình ảnh Trung Quốc đắp đất phong nền xây đảo nhân tạo trái phép tại đá Gạc Ma, Trường Sa được trang Sina đăng tải.
Do sự khác biệt về ý thức hệ với Bắc Kinh và quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật, Đài Loan sẽ không nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc, càng không hợp tác với Bắc Kinh trong cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc cho rằng cách "giải quyết" duy nhất với Bắc Kinh là phong nền đắp đất, biến đá thành đảo để xây dựng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn có giá trị quân sự cao nhất.
Phân tích trên bình luận quân sự của Sina cho rằng vấn đề Biển Đông ngày nay Bắc Kinh chỉ có thể dựa vào sức mình và quên đảo Ba Bình đi, Đài Loan không bị bức phải rút khỏi Trường Sa đã là may lắm rồi.
Theo giới phân tích Trung Quốc, mặc dù đại bộ phận đảo, đá và rặng san hô ở quần đảo Trường San nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam và Philippines, nhưng tham vọng "chiến lược cốt lõi" của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải đá và đảo, mà là biển nên Trung Quốc cần có một trung tâm quân sự ở Trường Sa. Đảo nhân tạo vì thế có ý nghĩa quan trọng không phải nghĩ bàn.
Diễn đàn này gợi ý cho Bắc Kinh mở rộng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn thành địa điểm đồn trú thường xuyên cho 5000 quân và mở trung tâm chỉ huy nghề cá của Trung Quốc ở Biển Đông, đưa "ngư dân" ra nuôi trồng trong các đầm phá trong lòng bãi đá này.
Đá Chữ Thập còn có giá trị gấp nhiều lần Vành Khăn ở chỗ nó cách cảng Cam Ranh của Việt Nam chỉ khoảng 600, 700 km và rất phù hợp cho việc xây dựng căn cứ quân sự. Vì vậy Bắc Kinh tất sẽ phải bất chấp mọi giá để biến bãi đá này thành 1 đảo nhân tạo lớn và xây dựng 1 căn cứ quân sự tổng hợp và sẽ trực tiếp uy hiếp cảng Cam Ranh của Việt Nam?!
Những bình luận quân sự trên báo chí Trung Quốc, Đài Loan về vấn đề Biển Đông tuy sặc mùi hiếu chiến và khiêu khích, nhưng cũng không thể xem thường khi trên thực địa Trung Quốc và Đài Loan đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng bất hợp pháp, Việt Nam cần hết sức cảnh giác và có phương án đối phó phù hợp - PV.

TQ cố tô vẽ về mối đe dọa từ hải không quân Philippines

Báo TQ cố tô vẽ về mối đe dọa từ hải không quân Philippines


(GDVN) - Bài báo lo ngại Philippines nhập khẩu máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa cho Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Philippines.

Máy bay chiến đấu F-16 Mỹ (ảnh minh họa)
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 4 tháng 9 có bài viết cho rằng, sắp tới, “khói lửa” ở Biển Đông nổi lên khắp nơi (?), “bảo vệ Biển Đông” thế nào trở thành tiêu điểm.
Do quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) cách đất liền Trung Quốc 1.000 km, khiến cho máy bay chiến đấu Trung Quốc khó tiến hành “tuần tra liên tục” (phi pháp) trên bầu trời quần đảo Trường Sa.
Vì vậy, theo bài báo, Trung Quốc bắt đầu lấn biển, xây đảo (phi pháp) ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Trong tình hình Trường Sa ngày càng phức tạp hiện nay, điều này sẽ có “vai trò rất quan trọng” đối với việc “Trung Quốc kiểm soát có hiệu quả Trường Sa”.
Nhưng, bài báo lo ngại, lực lượng vũ trang Philippines những năm gần đây có một giao dịch vũ khí lớn nhất mới được quyết định. Hàn Quốc sẽ bán cho Philippines 12 máy bay chiến đấu FA-50 phiên bản cải tiến tác chiến, hình thức là “thương mại chính phủ”.
Tổng trị giá hợp đồng đạt 420 triệu USD, Hàn Quốc sẽ bàn giao toàn bộ 12 máy bay này cho Philippines trong thời gian 3 năm 2 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
Philippines mua F-16 cũ
Theo mạng sina, Trung Quốc và Philippines đã nổ ra xung đột ở bãi cạn Scarborough vào năm 2012 (thực chất là Trung Quốc dùng thực lực ăn cướp bãi cạn này từ tay Philippines), Quân đội Philippines ý thức được Trung Quốc là một đối thủ mạnh, để tiếp tục chiếm giữ một số đảo ở Biển Đông, chính quyền Benigno Aquino đã trích kinh phí có hạn để tăng cường quân bị, báo Trung Quốc cho là để phản hồi tình cảm dân tộc trong nước và yêu cầu của phe cứng rắn với Trung Quốc ở Philippines (chứ không phải vì chủ quyền quốc gia? Báo Trung Quốc luôn xuyên tạc kiểu này để che lấp nguyên nhân chính là để đối phó mưu đồ và các hành động khiêu khích, xâm lược phi pháp của Trung Quốc).
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Theo bài báo, nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông thì lực lượng chủ lực chắc chắn là không quân và hải quân. Cho nên, Philippines cũng chỉ có thể dựa vào lực lượng hải, không quân. Nhưng, đáng buồn là Không quân Philippines hiện nay không có đến 1 chiếc máy bay chiến đấu phản lực, chỉ có 40 máy bay huấn luyện cánh quạt KT-1 do Hàn Quốc viện trợ, khả năng tác chiến cơ bản bằng 0, thậm chí “âm” (vì sau khi đánh nhau thực tế, máy bay cánh quạt cơ bản là bia ngắm sống). Cơ bản không thể tiến hành kiểm soát hiệu quả đối với tình hình trên không ở xung quanh.
Vì vậy, Philippines ngoài nhập khẩu 2 tàu tuần tra lớp Hamilton của Mỹ, có có kế hoạch mua 12 máy bay chiến đấu F-16 cũ của Mỹ, trong khi đó những động thái này của Philippines đang không ngừng kích thích dây thần kinh hiện đã “yếu ớt” ở Biển Đông.
Theo bài báo, khi kế hoạch máy bay chiến đấu được thực hiện thuận lợi thì Không quân Philippines còn đối mặt với vấn đề đào tạo phi công. Bởi vì, trước đó, máy bay chiến đấu tốt nhất do họ sử dụng là F-5, F-8 thế hệ trước.
Hiện nay, Philippines không có phi công lái được máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba. Do đó, để lái được F-16, Philippines cần gấp một loại máy bay huấn luyện cao cấp. Loại máy bay huấn luyện này nếu có thể tấn công thì càng tốt.
Khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Manila, Tổng thống Philippines Aquino cho biết, Philippines có kế hoạch mua 2 phi đội máy bay huấn luyện-tấn công phản lực mới. Vì vậy, Philippines đã mua 2 phi đội như vậy.
Thông qua kế hoạch này, Philippines muốn sở hữu máy bay đa năng kiêm huấn luyện thường xuyên và tấn công đối đất/đối hải cường độ thấp, đặt cơ sở cho cuối cùng mua F-16 của Mỹ.
Chủng loại máy bay để Philippines lựa chọn bao gồm các máy bay huấn luyện YAK-130 của Nga, phương án T-X của Mỹ, M-346 của Italia, FA-50 của Hàn Quốc.
Ban đầu, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin đã đưa ra kế hoạch mua 6 máy bay, mỗi chiếc dự toán là 23 triệu USD. Nhưng, chỉ sau 1 tháng, Philippines đã thay đổi quyết định ban đầu, nhập khẩu 12 máy bay huấn luyện cao cấp FA-50 của Hàn Quốc với giá 1.250 triệu peso/chiếc (khoảng 30 triệu USD/chiếc).
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Báo Trung Quốc cho rằng, Philippines mua máy bay chiến đấu Hàn Quốc hoàn toàn không bất ngờ, bởi vì Philippines tiếp nhận rất nhiều trang bị của Hàn Quốc, như Hàn Quốc tặng máy bay huấn luyện cánh quạt KT-1 cho Philippines. Sớm hơn chút nữa, máy bay chiến đấu F-5 giúp cho thực lực của Không quân Philippines tăng mạnh. Cho nên, trong lịch sử Không quân Philippines, Hàn Quốc luôn là “nhà giàu” viện trợ quân sự.
Nhưng, Hàn Quốc cũng luôn thực hiện “có đi có lại”, khi Philippines xảy ra bão lớn vào năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc đã cử một lực lượng khẩn cấp đến giúp Philippines cứu nạn. Do đó đã thúc đẩy xuất khẩu máy bay huấn luyện cao cấp.
Máy bay huấn luyện FA-50
FA-50 là máy bay huấn luyện cao cấp/máy bay tấn công phản lực siêu âm do Công ty Lockheed Martin và Công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo cho Không quân Hàn Quốc, giá bán xuất khẩu phiên bản huấn luyện khoảng 18 – 20 triệu USD, phiên bản chiến đấu 1 chỗ ngồi khoảng 22 triệu USD.
Tính năng các mặt của máy bay huấn luyện FA-50 đều rất ưu việt. Máy bay này đã sử dụng hệ thống fly-by-wire số hóa có thể điều khiển bay chính xác, công nghệ có thể dùng để nâng cao khả năng cơ động, bộ cảm biến tấn công tự chủ có thể đồng thời khóa nhiều mục tiêu v.v… Ngoài ra, FA-50 là máy bay huấn luyện hiện đại lắp động cơ F404-GE-402. Vì vậy, nó có đặc điểm bay cao, tốc độ siêu âm và rất linh hoạt.
Chương trình FA-50 được chính thức khởi động vào tháng 10 năm 1997, hoàn thành thiết kế cơ bản vào năm 1998, hoàn thành thiết kế chi tiết vào năm 1999, sản xuất chiếc máy bay mẫu đầu tiên vào tháng 1 năm 2001. Ngày 20 tháng 8 năm 2002, FA-50 bay thử lần đầu tiên.
Giá bán FA-50 dự kiến khoảng 18 – 20 triệu USD, tương đương giá bán của nhiều loại máy bay huấn luyện cao cấp/máy bay tấn công có trình độ xấp xỉ. Máy bay huấn luyện FA-50 có tính cơ động cao, thiết bị điện tử tiên tiến, có thể sử dụng như máy bay huấn luyện của máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo như F-22.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Ngoài ra, máy bay huấn luyện cao cấp FA-50 có thể chịu được quá tải 8G, đã rất gần với tiêu chuẩn quá tải 9G. Điều này cho thấy, tính cơ động và cường độ kết cấu rất tốt, có thể giúp phi công huấn luyện sát chiến đấu thực tế. Đương nhiên điều này cũng có nghĩa là FA-50 có khả năng không chiến cự ly gần không tồi.
Máy bay huấn luyện FA-50 lắp 1 khẩu pháo Gatling 20 mm 3 nòng ở bên trong máy bay, tốc độ bắn 3.000 phát/phút, lượng đạn dự trữ 205 viên. Pháo này là phiên bản thu nhỏ của pháo M61 6 nòng sử dụng trên rất nhiều máy bay chiến đấu hiện nay.
Từ khi bắt đầu tiến hành bay thử vào tháng 8 năm 2002 đến nay, kế hoạch bay thử đã hoàn thành khoảng 70%, số lần bay thử trên 800 lần.
Khi thực hiện đánh chặn phòng không có thể mang theo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, khi thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất có thể mang theo 9 quả bom Mk82 500 pound hoặc 3 quả bom Mk83 1.000 pound, hoặc 3 quả bom Mk84 2.000 pound, hoặc 6 quả tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.
FA-50 từng xuất khẩu cho Indonesia vào năm 2011, xuất khẩu thành công cho Iraq vào năm 2013. Thành công của FA-50 cũng có liên quan nhất định đến Mỹ. Vì máy bay này tương đối rẻ, giúp Philippines có được một loại máy bay tấn công-huấn luyện tiên tiến; kích thước chỉ nhỏ hơn 30% so với F-16, ngoại hình tương tự F-16.
Cho nên, dùng máy bay này huấn luyện sẽ giúp phi công Philippines dễ dàng chuyển sang lái F-16; máy bay này còn sử dụng rất nhiều linh kiện của hãng Lockheed Martin, nên người Mỹ có thể kiếm tiền từ hoạt động mua bán loại máy bay này.
Sau khi FA-50 trang bị cho Không quân Philippines, chiến trường chính của nó là Biển Đông.
Báo TQ cho rằng: Nếu trong tương lai chiến tranh xảy ra ở Biển Đông, tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành chủ lực, còn máy bay huấn luyện cao cấp trên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ đối mặt với thách thức FA-50.
Báo Trung Quốc cho rằng, ở đây không nói đến máy bay chiến đấu J-15, vì FA-50 không có cùng một cấp độ - một loại ngôn từ khinh người ra mặt của báo chí Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Theo bài báo, JL-9 được cải tiến trên nền tảng máy bay JJ-7, lực nâng máy bay được tăng cường, khả năng cất hạ cánh máy bay được cải thiện, đã đổi sang lắp hệ thống điện tử hàng không kiểu liên hợp, đã tiến hành cải tiến về dẫn đường, khoang lái, nhưng động cơ hoàn toàn không có công nghệ nổi bật, vẫn sử dụng động cơ WP-13F-2 tương đối lạc hậu, hệ thống điều khiển cũng đã giữ lại hệ thống điều khiển cơ giới của JJ-7.
Cải tiến gây chú ý nhất của JL-9 là đã sử dụng cửa nạp DSI, giảm mạnh trọng lượng kết cấu máy bay. Đối với JL-9, tiềm năng của động cơ WP-13F-2 đã cơ bản khai thác hết, tăng lực đẩy đã rất khó khăn. Trong tình hình này, chỉ có sử dụng cửa nạp DSI để giảm trọng lượng máy bay, bảo đảm tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng ở mức tối đa. Máy bay này còn có cải tiến về cánh, thùng dầu, thể hiện Hải quân Trung Quốc có yêu cầu kỹ chiến thuật khá cao đối với máy bay này.
Hiện nay, trong môi trường tác chiến Biển Đông, máy bay huấn luyện cao cấp FA-50 căn bản không thể so sánh được với thực lực thực sự của Không quân Trung Quốc, nhưng Không quân Philippines cũng hoàn toàn không phải là không chịu nổi một trận đánh như tưởng tượng, vẫn sẽ dựa vào ưu thế về địa lý để gây ảnh hưởng đến tình hình Biển Đông.
Trước hết, bãi cạn Scarborough cách Philippines chỉ có 130 km, bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) cách Philippines chỉ chưa đến 200 km, nhưng hai “đảo” này cách đất liền Trung Quốc tới 1.500 km.
Máy bay tấn công-huấn luyện FA-50 có thể dựa vào hành trình của nó, áp dụng bất cứ hình thức tác chiến nào. Hiện nay, nếu Hàn Quốc cung cấp cho Philippines tên lửa chống hạm trang bị cho FA-50 thì sẽ tạo ra mối đe dọa thực chất cho tàu cảnh sát biển (hải cảnh) của Trung Quốc, thậm chí tiếp tục đe dọa Hải quân Trung Quốc, thậm chí tàu sân bay Liêu Ninh.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành lấn biển, xây dựng (phi pháp) đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa (quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam), trong tương lai chỉ có xây dựng “đảo” ở Biển Đông mới có thể bảo đảm cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKK, J-11B kịp thời cất cánh áp chế Không quân Philippines.
Trong khi đó, hiện nay, Không quân Trung Quốc thiếu sân bay quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, thực ra thì Trung Quốc đã xây sân bay phi pháp ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa), nếu cất cánh từ đất liền Trung Quốc thì có thể chiến đấu kết thúc mới đến nơi (khi xâm lược đá Gạc Ma của Việt Nam năm 1988, máy bay chiến đấu J-6 Trung Quốc đã không thể tham chiến).
Nhìn lại Philippines, nếu Philippines chủ động tấn công tàu chiến Trung Quốc, máy bay chiến đấu của họ có thể từ sân bay trên lãnh thổ đến khu vực tác chiến chỉ vài phút. Hiện nay, máy bay chiến đấu Trung Quốc không thể đánh chặn có hiệu quả trong thời gian đầu. Trong tình hình này, Không quân Philippines đã chiếm ưu thế.
Đối phó Philippines
Vì vậy, theo bài báo, Trung Quốc nếu muốn bảo đảm “quyền kiểm soát trên không tuyệt đối” ở “khu vực tranh chấp Biển Đông” thì phải kịp thời trang bị tàu sân bay Liêu Ninh cho Hạm đội Nam Hải, nhanh chóng xây dựng (phi pháp) các đảo ở Biển Đông, đồng thời xây dựng các sân bay và “pháo đài”, phối hợp giữa tàu sân bay và sân bay trên các đảo sẽ làm thay đổi triệt để tình hình Biển Đông.
Vì vậy, theo bài báo, đối với Quân đội Trung Quốc, trong ngắn hạn một là phải đẩy nhanh cải tạo tàu sân bay Liêu Ninh, giúp Trung Quốc có khoảng 20 máy bay chiến đấu J-15 ở “Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), loại máy bay này có thể mang theo 8 quả tên lửa không đối không, khi tuần tra 2 tiếng ở khu vực cách tàu sân bay 200 km, có thể duy trì cảnh giới trên không trong thời gian tương đối dài.
Đồng thời, thông qua tiếp dầu trên không, tăng thêm thời gian hoạt động ở “Nam Sa”, phối hợp với máy bay chiến đấu trên bờ, đạt mục đích răn đe có hiệu quả.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc
Bài báo kết luận cho rằng, lấn biển, xây dựng đảo (phi pháp) có tầm quan trọng nổi bật. Cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc tuần tra ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines sẽ thực hiện trong tương lai không xa.

Cục trưởng Trang bị hạm đội Nam Hải nhảy lầu tự vẫn



Thiếu tướng, Cục trưởng Trang bị hạm đội Nam Hải nhảy lầu tự vẫn


(GDVN) - Cái chết của ông Hoa không loại trừ có liên quan đến khả năng viên sĩ quan này đã làm lộ bí mật quân sự.


Ông Khương Trung Hoa (trái), Thiếu tướng, Cục trưởng Cục trang bị hạm đội Nam Hải tiếp sĩ quan Hàn Quốc lên thăm tàu Tỉnh Cương Sơn. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 5/9 đưa tin, nhiều tờ báo của người Hoa ở hải ngoại ngày 4/9 đồng loạt cho biết, Khương Trung Hoa, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Trang bị hạm đội Nam Hải hải quân Trung Quốc đã nhảy lầu tự vẫn tại thành phố Châu Sơn tỉnh Chiết Giang.
Theo tờ Epoch Times và trang Boxun, khoảng 4 giờ chiều ngày 2/9, rất nhiều người sử dụng internet tại Trung Quốc đã loan tải thông tin này lên weibo, một trang mạng xã hội về việc có người nhảy lầu tự sát từ khách sạn East Joy Kelly trên đường Giải Phóng khu Định Hải thành phố Châu Sơn.
10 giờ đêm 3/9, một người sử dụng weibo sina cho biết, người nhảy lầu tự vẫn là Khương Trung Hoa, Cục trưởng Cục Trang bị hạm đội Nam Hải. Tuy nhiên thông tin này đã bị xóa 1 tiếng sau đó.
Một số nhà phân tích cho rằng, Khương Trung Hoa từng giữ chức Tư lệnh Căn cứ hậu cần Du Lâm là nơi neo đậu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 và 093, cái chết của ông Hoa không loại trừ có liên quan đến khả năng viên sĩ quan này đã làm lộ bí mật quân sự.
Có quan điểm khác cho rằng, việc Khương Trung Hoa nhảy lầu có nguyên nhân chính trị và liên quan đến cuộc chạm trán máy bay quân sự Trung - Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam gần đây.
Hình ảnh hiện trường được cho là thi thể ông Khương Trung Hoa sau khi nhảy lầu đã rơi trúng 1 chiếc xe hơi đỗ dưới lề đường.

Theo tờ Đông Phương nhật báo xuất bản tại Hồng Kông hôm nay, người đàn ông 57 tuổi nhảy lầu tự vẫn được xác định là Khương Trung Hoa. Từ bức ảnh chụp hiện trường vụ việc cho thấy ông Hoa đã nhảy từ tầng cao khách sạn và rơi trúng 1 chiếc xe hơi đậu gần đó khiến chiếc xe vỡ kính, đầu ông Hoa cắm vào trong xe.
Tư liệu công khai cho thấy, Khương Trung Hoa là người Châu Sơn, hoạt động gần nhất của ông Sơn được báo chí đưa tin trước khi chết là buổi tham dự đại hội lập công của hạm đội Nam Hải hôm 5/7, tưởng niệm kỹ sư Lý Vĩnh Cường đã rơi xuống nước tử nạn khi đang làm nhiệm vụ.
Mặc dù tin tức về việc Khương Trung Hoa nhảy lầu tự vẫn đang lan tràn trên các trang mạng internet ở Trung Quốc, nhưng hiện tại chính quyền địa phương và hạm đội Nam Hải vẫn chưa có bất cứ thông tin phản hồi hay đính chính nào, càng làm cho dư luận hoài nghi.
Trong quá khứ Trung Quốc cũng có không ít trường hợp quan chức nhảy lầu tự vẫn mà theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, nguyên nhân đều là vì "trầm cảm". Có học giả Trung Quốc cho rằng, đã đến lúc chính quyền không nên né tránh hiện tượng quan chức tự sát, mà nên công khai xử lý các sự kiện này một cách bình thường.

Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa


Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò?


(GDVN) - Bắc Kinh đang tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin có thể được sử dụng để biện minh cho yêu sách của mình trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển vào cuối năm.


Ngô Sỹ Tồn.
Thời báo Đài Bắc ngày 5/9 đưa tin, sự hiện diện của Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc lập ra tại triển lãm "Lịch sử Trung Hoa dân quốc với các vùng lãnh thổ phía Nam" tổ chức tại Đài Loan tuần này đã thu hút sự quan tâm của các học giả Đài Loan. Họ cho rằng Bắc Kinh đang tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin có thể được sử dụng để biện minh cho yêu sách của mình trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển vào cuối năm nay.
Trung Quốc đã tham gia (gây ra) một loạt các xung đột chủ quyền lãnh thổ với các đảo ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines. Manila đã phản ứng bằng cách khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển và đã cung cấp hơn 4000 trang tài liệu chứng cứ và phân tích chống lại yêu sách của Bắc Kinh.
Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" với Biển Đông. Lâm Đình Huy, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Luật quốc tế Đài Loan cho biết, cộng đồng quốc tế từ lâu đã rất quan tâm về việc đường chữ U (tức đường lưỡi bò) ra đời như thế nào. Đường chữ U là lý thuyết đề cập đến tuyên bố chính thức của Trung Hoa Dân quốc về (cái gọi là) chủ quyền ở Biển Đông sau Chiến tranh Thế giới II "theo thỏa thuận trong Tuyên bố Cairo ngày 27/11/1943 và Tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945. Tuy nhiên luận điệu này đã được học giả quốc tế vạch trần TẠI ĐÂY.
Một số học giả Mỹ đã kêu gọi Đài Loan, tức Trung Hoa Dân quốc xuất bản các nghiên cứu và chứng minh đường lưỡi bò được thành lập như thế nào và tình trạng của nó dưới góc độ luật pháp quốc tế.
Trong khi Trung Quốc đang nắm các dữ liệu "có niên đại từ thời nhà Minh và nhà Thanh", họ thiếu dữ liệu thời Trung Hoa Dân quốc đang kiểm soát Trung Quốc đại lục. Những dữ liệu này là cái cơ bản hỗ trợ cho yêu sách của Đài Loan ở Biển Đông, và chúng không nên được sử dụng để bảo vệ yêu sách của Trung Quốc trong khu vực, Lâm Đình Huy cho biết.
Nếu người Trung Quốc có thể kiếm được bất kỳ thông tin nào từ triển lãm này để bảo vệ lập trường của họ vào tháng 12, nó sẽ hỗ trợ rất lớn cho lợi ích của Bắc Kinh.
Tuy nhiên Lâm Đình Huy cũng tỏ ra bối rối về việc tại sao Việt Nam và Philippines không cử đại diện tới triển lãm mở cửa hôm Thứ Hai vừa qua. Theo ông Huy, 3 quốc gia Việt Nam, Philippines và Trung Quốc nên cử đại diện tham dự, hoặc không có gì cả. Ngô Sỹ Tồn không cần phải là người duy nhất có mặt tại triển lãm.
Ông Huy cho rằng Đài Loan nên tránh nguyên tắc "1 Trung Quốc" và tránh trích dẫn lý thuyết đường lưỡi bò vì nó sẽ cung cấp "sự tin tưởng lịch sử" cho Trung Quốc khi Bắc Kinh đã được xem là đại diện hợp pháp duy nhất cho toàn Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế theo Nghị quyết 2758 của Liên Hợp Quốc.
Đài Loan nên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Đông Sa và đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) và nó trực thuộc thành phố Cao Hùng. Chỉ khi đó, Đài Loan mới có thể tiếp tục khiếu nại theo quy định của Luật Biển quốc tế và tránh sự chi phối của nguyên tắc "1 Trung Quốc".
Ngô Sỹ Tồn đã đến Đài Loan vào ngày Thứ Bảy tuần trước, dẫn đầu một đoàn đại biểu các nhà nghiên cứu tham dự một cuộc họp kín về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và ảnh hưởng của nó đối với an ninh khu vực cũng như quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan. Hội nghị được tổ chức bởi Đại học Chính trị quốc gia Đài Loan.

Thành lập Lữ đoàn bảo vệ vùng biển đảo Tây Nam

Thành lập Lữ đoàn bảo vệ vùng biển đảo Tây Nam

Lữ đoàn 950 có nhiệm vụ bảo vệ đảo Phú Quốc, quốc phòng an ninh khu vực biển Tây Nam.

Sáng 4/9, tại huyện đảo Phú Quốc, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Lữ đoàn 950.
Phú Quốc, chủ quyền, quốc phòng, an ninh
Đại tướng Phùng Quang Thanh tại lễ công bố quyết định thành lập Lữ đoàn 950. Ảnh: QĐND
Lữ đoàn 950 có nhiệm vụ bảo vệ đảo Phú Quốc, quốc phòng an ninh khu vực biển Tây Nam; phát triển kinh tế khu vực đảo, bảo vệ du khách và các đơn vị kinh tế đến du lịch, làm ăn tại Phú Quốc; tham gia cứu hộ, cứu nạn, phòng chữa cháy rừng.
Tại buổi lễ, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và Lữ đoàn 950 tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm và có hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao. Luôn giữ vững mối đoàn kết thống nhất trong cấp uỷ và chỉ huy các cấp, nhanh chóng ổn định, kiện toàn tổ chức, biên chế, quán triệt nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm, hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch, quy chế làm việc, đưa đơn vị đi vào hoạt động có nền nếp…
Bộ trưởng cũng yêu cầu Lữ đoàn làm tốt công tác dân vận, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng; phối hợp tốt với các lực lượng như: Vùng 5 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 4, Biên phòng, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của địa phương bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Lữ đoàn 950 cần tập trung làm tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an để giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an toàn cho hoạt động kinh tế-xã hội, cho nhân dân, khách quốc tế tham quan du lịch, đầu tư tại huyện đảo Phú Quốc”.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giao Quân khu 9 và chỉ huy Lữ đoàn tiếp tục nghiên cứu rà soát lại về mặt tổ chức, biên chế, trang bị cho phù hợp với tình hình cụ thể của Lữ đoàn.
Theo VGP

Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa

Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò?


(GDVN) - Bắc Kinh đang tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin có thể được sử dụng để biện minh cho yêu sách của mình trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển vào cuối năm.

Ngô Sỹ Tồn.
Thời báo Đài Bắc ngày 5/9 đưa tin, sự hiện diện của Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc lập ra tại triển lãm "Lịch sử Trung Hoa dân quốc với các vùng lãnh thổ phía Nam" tổ chức tại Đài Loan tuần này đã thu hút sự quan tâm của các học giả Đài Loan. Họ cho rằng Bắc Kinh đang tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin có thể được sử dụng để biện minh cho yêu sách của mình trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển vào cuối năm nay.
Trung Quốc đã tham gia (gây ra) một loạt các xung đột chủ quyền lãnh thổ với các đảo ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines. Manila đã phản ứng bằng cách khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển và đã cung cấp hơn 4000 trang tài liệu chứng cứ và phân tích chống lại yêu sách của Bắc Kinh.
Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" với Biển Đông. Lâm Đình Huy, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Luật quốc tế Đài Loan cho biết, cộng đồng quốc tế từ lâu đã rất quan tâm về việc đường chữ U (tức đường lưỡi bò) ra đời như thế nào. Đường chữ U là lý thuyết đề cập đến tuyên bố chính thức của Trung Hoa Dân quốc về (cái gọi là) chủ quyền ở Biển Đông sau Chiến tranh Thế giới II "theo thỏa thuận trong Tuyên bố Cairo ngày 27/11/1943 và Tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945. Tuy nhiên luận điệu này đã được học giả quốc tế vạch trần TẠI ĐÂY.
Một số học giả Mỹ đã kêu gọi Đài Loan, tức Trung Hoa Dân quốc xuất bản các nghiên cứu và chứng minh đường lưỡi bò được thành lập như thế nào và tình trạng của nó dưới góc độ luật pháp quốc tế.
Trong khi Trung Quốc đang nắm các dữ liệu "có niên đại từ thời nhà Minh và nhà Thanh", họ thiếu dữ liệu thời Trung Hoa Dân quốc đang kiểm soát Trung Quốc đại lục. Những dữ liệu này là cái cơ bản hỗ trợ cho yêu sách của Đài Loan ở Biển Đông, và chúng không nên được sử dụng để bảo vệ yêu sách của Trung Quốc trong khu vực, Lâm Đình Huy cho biết.
Nếu người Trung Quốc có thể kiếm được bất kỳ thông tin nào từ triển lãm này để bảo vệ lập trường của họ vào tháng 12, nó sẽ hỗ trợ rất lớn cho lợi ích của Bắc Kinh.
Tuy nhiên Lâm Đình Huy cũng tỏ ra bối rối về việc tại sao Việt Nam và Philippines không cử đại diện tới triển lãm mở cửa hôm Thứ Hai vừa qua. Theo ông Huy, 3 quốc gia Việt Nam, Philippines và Trung Quốc nên cử đại diện tham dự, hoặc không có gì cả. Ngô Sỹ Tồn không cần phải là người duy nhất có mặt tại triển lãm.
Ông Huy cho rằng Đài Loan nên tránh nguyên tắc "1 Trung Quốc" và tránh trích dẫn lý thuyết đường lưỡi bò vì nó sẽ cung cấp "sự tin tưởng lịch sử" cho Trung Quốc khi Bắc Kinh đã được xem là đại diện hợp pháp duy nhất cho toàn Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế theo Nghị quyết 2758 của Liên Hợp Quốc.
Đài Loan nên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Đông Sa và đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) và nó trực thuộc thành phố Cao Hùng. Chỉ khi đó, Đài Loan mới có thể tiếp tục khiếu nại theo quy định của Luật Biển quốc tế và tránh sự chi phối của nguyên tắc "1 Trung Quốc".
Ngô Sỹ Tồn đã đến Đài Loan vào ngày Thứ Bảy tuần trước, dẫn đầu một đoàn đại biểu các nhà nghiên cứu tham dự một cuộc họp kín về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và ảnh hưởng của nó đối với an ninh khu vực cũng như quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan. Hội nghị được tổ chức bởi Đại học Chính trị quốc gia Đài Loan.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Trung Quốc dùng du lịch để bành trướng

Trung Quốc dùng du lịch Hoàng Sa để thực hiện ý đồ bành trướng

(Dân trí) - Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang dùng mọi phương tiện, từ tàu đánh cá, tàu ngư chính, kiểm ngư, rồi giàn khoan và du lịch bằng tàu tới quần đảo Hoàng Sa, nhằm hiện thực hóa tham vọng bành trướng ở Biển Đông.

Nhóm đảo Lưỡi liềm ở Hoàng Sa.
Nhóm đảo Lưỡi liềm ở Hoàng Sa.

Tân Hoa xã vào tuần này đưa tin, cơ quan quản lý tàu du lịch Coconut Princess, tàu du lịch duy nhất mà nước này dùng để đưa du khách trái phép tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thông báo bắt đầu khởi hành tuyến du lịch mới, rút ngắn được thời gian đến Hoàng Sa từ 20 giờ xuống còn 12 giờ. Coconut Princess đã thay đổi địa điểm xuất phát từ Hải Khẩu, thủ phủ Hải Nam tới cảng Tam Á, nằm ở bờ nam của Hải Nam.
Cũng theo Tân Hoa xã, kể từ khi bắt đầu thực hiện các chuyến du lịch trái phép tới Hoàng Sa vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp, công ty quản lý Coconut Princess, đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Coconut Princess thực hiện một chuyến trong vòng một tháng hoặc hai tháng, mỗi lần đưa khoảng 200 hành khách. Riêng vào tháng 9 này Coconut Princess thực hiện 3 chuyến, mà chuyến đầu tiên thực hiện vào ngày 2/9 vừa qua. Theo kế hoạch của Hải Hiệp, mỗi chuyến kéo dài 4 ngày 3 đêm và du khách được đưa tới tham quan các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm của Hoàng Sa, gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa.
Mặc dù báo chí Trung Quốc chỉ tập trung vào khía cạnh du lịch của Coconut Princess, nhưng theo phân tích của tờ Diplomat, tạp chí có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương, hiển nhiên hoạt động này còn mang tính chính trị.
“Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất”, tờ Diplomat nhận định.

Ngày 4/9 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa và khẳng định hoạt đông vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Ông Lê Hải Bình cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động sai trái này.
Cũng theo tờ báo này, ngoài ra, sự hiện diện của các tàu du lịch cho thấy cách mới của Trung Quốc trong việc “dùng các tàu phi quân sự để tuần tra các vùng biển tranh chấp”. Bắc Kinh thường dùng tàu của Lực lượng hải cảnh hoặc thậm chí là tàu cá dân sự bình thường để củng cố cho tuyên bố chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
“Và giờ đây, một tàu du lịch, với toàn bộ là thường dân, không mang vũ khí, chắc chắn sẽ ít trở thành mục tiêu bị các nước tuyên bố chủ quyền khác ngăn chặn”, tờ báo nhận định.
Ngoài ra, còn có một dấu hiệu khác cũng cho thấy ý đồ chính trị của Trung Quốc khi cho triển khai các tàu du lịch. Theo tờ International Herald Tribune, ban đầu hành khách đi trên tàu Coconut Princess được yêu cầu là công dân Trung Quốc đại lục. Người mang hộ chiếu nước ngoài, và thậm chí người Trung Quốc ở Hồng Kông, Ma Cao, đều bị từ chối mà không rõ lý do. Hơn nữa, trong chuyến đi đầu tiên, khoảng 200 hành khách là quan chức chính phủ chứ không phải là khách du lịch thực sự.
Trung Anh
Theo Diplomat

Mỹ tiêu diệt 3 thủ lĩnh cấp cao của “Nhà nước Hồi giáo”

Mỹ tiêu diệt 3 thủ lĩnh cấp cao của “Nhà nước Hồi giáo”

(Dân trí) - Các cuộc không kích của Mỹ tại miền bắc Iraq dường như đã tiêu diệt được 3 thành viên cấp cao của nhóm phiến quân “Nhà nước Hồi giáo”, được gọi tắt là IS, trong đó có một trợ lý chủ chốt của lãnh đạo cao nhất của tổ chức này.
Thủ lĩnh tối cao trong bóng tối của IS Abu Bakr al-Baghdadi
Thủ lĩnh tối cao trong bóng tối của IS Abu Bakr al-Baghdadi
NBC News dẫn nguồn tin từ các quan chức an ninh Iraq cho biết 3 thành viên của IS bị tiêu diệt trong cuộc không kích ở miền bắc Iraq là Abu Hajar Al-Suf, một thủ lĩnh chuyên về chất nổ, và thủ lĩnh quân sự của nhóm tại thành phố Tal Afar. Al-Sufi là trợ lý của lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi của IS.
Thông tin về cuộc không kích thành công của Mỹ được đăng tải khi Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Anh Cameron đang vận động lãnh đạo NATO và các quốc gia Trung Đông thành lập một liên minh chống IS.
Giới chức an ninh Iraq được hãng tin NBC News và Al Arabiya, một kênh truyền hình Ả rập, ngày 4/9 dẫn lời cho biết các cuộc không kích nhằm vào sào huyệt của IS tại thành phố Mosul, bắc Iraq.
Tuy nhiên, một số người Iraq cho rằng thành công của cuộc không kích đã bị cường điệu hóa.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết không thể xác nhận được thông tin trên.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, đại tá Steve Warren cho biết các cuộc không kích của Mỹ ở khu vực không nằm vào lãnh đạo IS cụ thể nào. Nhưng ông cho biết “nếu có các thủ lĩnh này ở đó”, thì “có vẻ như chúng đã bị tiêu diệt”.
Mỹ đã tiến hành hơn 100 cuộc không kích nhằm vào IS kể từ đầu tháng 8. Cuộc không kích mới nhất diễn ra sau khi IS tung video cho thấy chúng chặt đầu nhà báo Mỹ thứ hai, Steven Sotloff.
Vụ chặt đầu đã khiến Phó tổng thống Mỹ Biden ra tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi IS tới tận “cổng địa ngục”.
Trung Anh
Theo New York Daily News

Giàn khoan Trung Quốc ở biển Hoa Đông

Giàn khoan Trung Quốc ở biển Hoa Đông khoan sâu cỡ nào?

(VTC News) - Báo Trung Quốc nói giàn khoan mới của nước này đã bắt đầu khoan thăm dò ở biển Hoa Đông, vùng biển mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.

Theo Hoàn Cầu thời báo, giàn khoan mới của Trung Quốc tên Khải Hoàn-1 đã được kéo ra Biển Hoa Đông khoan thăm dò ngày 3/9 và giàn khoan này được cho là có độ khoan sâu 5.200m.

Giàn khoan Trung Quốc ở biển Hoa Đông khoan sâu cỡ nào?
Giàn khoan Khải Hoàn-1 của Trung Quốc ở biển Hoa Đông 

Tuy nhiên, công ty đóng tàu Cosco không tiết lộ địa điểm cụ thể hạ đặt giàn khoan trên vùng biển Hoa Đông. Hiện, Nhật Bản vẫn chưa có bất cứ phản ứng nào về việc này.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông, Giàn khoan mới Khải Hoàn-1 do công ty đóng tàu Cosco chế tạo, được chuyển giao cho Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc hôm 17/7 vừa qua. 

Trước đó vào tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bất chấp sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

 Sau hơn một tháng hoạt động trái phép ở biển Đông, nước này tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương-981.

Tố Ngôn

Quân đội Ukraine sẽ ngừng bắn vào chiều nay

Tổng thống Ukraine: Quân đội sẽ ngừng bắn vào chiều nay

(VTC News) - Hãng tin Chinanews của Trung Quốc đưa tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sẽ hạ lệnh ngừng bắn, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng qua ở miền Đông nước này vào chiều nay.

Phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức ở Wales, Anh, ông Poroshenko nói sẽ mời 3 bên liên quan họp nhóm vào lúc 14h chiều 5/9 theo giờ địa phương, đồng thời lệnh cho Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngừng bắn.

Tổng thống Ukraine: Quân đội sẽ ngừng bắn vào chiều nay
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenkođã sẽ hạ lệnh ngừng bắn vào chiều nay 

Ông Poroshenko hy vọng 3 bên liên quan sẽ ký vào bản kế hoạch hòa bình trong cuộc họp nhóm chiều nay.

Một nguồn tin khác cho hay, Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Lugansk cùng ngày cũng đưa ra bản kế hoạch hòa bình của mình. 

Đại diện Cộng hòa Donetsk và Cộng hòa Lugansk yêu cầu chia nhỏ khu vực ngừng bắn làm 5, mỗi khu vực có tối đa 40 quan sát viên giám sát thỏa thuận ngừng bắn và ở mỗi khu vực phải có 3 đến 4 điểm quan sát cố định cũng như 2 đến 3 điểm quan sát di động, tất cả những điểm quan sát đều được lắp thiết bị thông tin và camera.

Đại diện hai bên cũng yêu cầu mở hành lang nhân đạo để tiện cho việc chuyển hàng cứu trợ đến những người dân bị nạn cũng như người dân Donetsk và Lugansk.

Trước đó, hôm 3/9, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Poroshenko để trao đổi về việc nhanh chóng kết thúc xung đột kéo dài gần 5 tháng ở miền Đông Ukraine. Sau đó, phòng thông tin của Tổng thống Poroshenko tuyên bố Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở khu Donbass.

Theo thống kê sơ bộ của Liên Hợp Quốc, khoảng 2.600 người thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài gần 5 tháng ở miền Đông Nam Ukraine.

Tố Ngôn (theo Chianews)

Quân đội Ukraine thua tan tác

Quân đội Ukraine thua tan tác chỉ trong một đêm

(VTC News) - Lực lượng an ninh Ukraine hứng chịu tổn thất nặng nề cả về người và trang thiết bị quân sự trong trận đối đầu đêm 2/9.

Ngày 3/9, truyền thông phương Tây loan tin, ít nhất 87 binhsĩ Ukraine đã thiệt mạng sau khi bị lực lượng ly khai vây ráp trong trậnchiến ở Ilovaysk.

Theo Phó chỉ huy cơ quan tuyển mộ của quân đội Ukraine tại khu vực Zaporizhia, vùng không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng cho biết thi thể các binh sĩ đã được đưa đến nhà xác địa phương trong 2 ngày liên tiếp.

Trong khi đó, báo Lao Động nói tổn thất của lực lượng an ninh Ukraine bao gồm 1 máy bay, 3 xe tăng, 3 khẩu pháo, 20 xe bọc thép và 20 xe ô tô.

Văn phòng thông tin của Sở chỉ huy quân đội Đông Nam Ukraine cho hay: "Ở khu vực Donetsk, những kẻ 'phát xít' đang bắn phá vào các khu dân cư ở ngoại ô phía Tây Nam của Donetsk và ở Yenakiyevo. 2 dân thường đã thiệt mạng và 1 người khác bị thương".

Binh sĩ Ukraine bắn súng về phía các dân quân ly khai ở Ilovaysk 

"Ở Luhansk, quân đội Đông Nam Ukraine đã có bước tiến nhanh chóng, giải phóng lliriya, Petrovskoye, Shchetovo, Kazakovka, Krasny Kut, Proletarsky, Kamenka khỏi tay 'phát xít', Sở chỉ huy quân đội Đông Nam Ukraine cho biết thêm.

Cơ quan này còn báo cáo các lực lượng phòng thủ phòng không đã bắn rơi 1 chiếc máy bay Sukhoi Su-25. Xác máy bay rơi xuống khu vực khu dân cư Petrenki.

Đội trinh sát của lực lượng ly khai đã phá hủy 1 xe chiến đấu bộ binh và 1 pháo chống tăng MT-12 trong 1 cuộc đột kích thành công vào căn cứ của lực lượng an ninh Ukraine ở phía nam Vergunka.

Tùng Đinh (Theo DailyStar, Lao Động)

Học giả Trung Quốc dọa Mỹ

Học giả Trung Quốc dọa Mỹ "ngã lộn cổ"

Nếu một vùng phòng không được thiết lập quanh khu vực đảo Hải Nam, đây sẽ là lời thách thức trực diện với quân đội Mỹ. 

Mới đây, hai quan chức quân đội về hưu của Trung Quốc cho rằng, nỗ lực bảo vệ hải lộ tàu ngầm của nước này trên Biển Đông có thể không dừng ở việc khiêu khích máy bay quân sự Mỹ, mà còn tiến tới tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
Đại tá quân đội đã về hưu Yue Gang nhận định, TQ có thể sẽ giới hạn không phận xung quanh khu vực đảo Hải Nam vì Mỹ thường xuyên cho máy bay tuần thám khu vực này. Một động thái như vậy sẽ tạo ra một khu vực tương tự khu vực TQ đã thiết lập trên vùng biển Hoa Đông có tranh chấp với Nhật Bản hồi tháng 11/2013.
"Mặc dù hiện vẫn còn quá sớm để thiết lập một vùng hàng không trên toàn bộ Biển Đông, song việc xây dựng một phần vùng này, bao lấy vùng nước quanh đảo Hải Nam, nơi có căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của TQ, là việc làm hợp lý," Đại tá Yue nói. Bằng việc lập giới hạn với không phận mà Mỹ cho là của quốc tế, nhưng TQ lại cho là nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình, quyết định này sẽ vạch ra những "đường cấm" đối với các chuyến bay của Mỹ.
Hiện tại, Bộ Quốc phòng TQ chưa đưa ra phản ứng nào với các phát ngôn trên. Tuy nhiên, trong một tuyên bố trước đó, Bộ Ngoại giao nước này khẳng định, TQ có quyền áp dụng bất kỳ biện pháp an ninh nào, bao gồm cả việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Sau tuyên bố đòi tàu thuyền đánh bắt cá của các nước phải xin phép khi vào vùng nước ngoài khơi đảo Hải Nam, bất kỳ động thái nào nhắm tới thiết lập ADIZ của TQ cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ đối đầu giữa lực lượng không quân Trung - Mỹ.
Sức mạnh trên biển
Từ sau khi lên nắm quyền tháng 11/2012, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình quyết mở rộng tầm hoạt động của TQ với việc tăng 12,2% chi tiêu quốc phòng trong năm nay. Lần đầu tiên lãnh đạo ĐCS nước này đã phát biểu mục tiêu quốc gia là làm cho TQ trở thành một cường quốc trên biển, với năng lực sẵn sàng chiến đấu quân sự, và năng lực tầm xa để bọc lót cho các tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng lớn trên vùng Biển Đông giàu tài nguyên.
Theo Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Hải quân John Kirby, trong sự kiện xảy ra ngày 19/8, một chiến đấu cơ của TQ đã bay cách máy bay do thám tàu ngầm P-8 Poseidon của Mỹ chỉ 20 feet, và dùng vũ khí thị uy phi công. Cũng theo Kirby, khi đó máy bay do thám Mỹ đang ở trong không phận quốc tế, và hành động của TQ là thiếu thận trọng.
Trong vòng một tuần sau cuộc đụng độ đó, Đài Loan đã cử các chiến đấu cơ bám sát hai máy bay quân sự TQ được cho là đã vào không phận của mình. Các máy bay TQ khi đó đang trên đường bay tới Biển Đông.
"Những vụ việc như trên sẽ xảy ra thường xuyên hơn vì TQ muốn thay đổi hình ảnh thụ động trước đây đối với các vấn đề về lãnh thổ," Kang Jun Young, giáo sư nghiên cứu về TQ ở trường Đại học Hankuk ở Seoul nhận định. "Bằng việc gia tăng căng thẳng và thể hiện sự kiên quyết của mình, TQ đang cho thế giới thấy rằng, đất nước này không còn như trước nữa."
Những chiếc P-8 Poseidon của Mỹ. Ảnh: Navair.navy.mil
Những chiếc P-8 Poseidon của Mỹ. Ảnh: Navair.navy.mil
 
Thời điểm và cách thức đưa ra tuyên bố
Nếu một vùng phòng không được thiết lập quanh khu vực đảo Hải Nam, các máy bay có thể sẽ buộc phải thông báo kế hoạch bay cho quan chức TQ. Và việc này sẽ là lời thách thức trực diện với quân đội Mỹ, bởi lực lượng này thường xuyên tiến hành hoạt động tuần thám trong khu vực căn cứ hải quân Yalong. Sau khi TQ đưa ra tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, Mỹ vẫn cho máy bay B-52 bay qua vùng này.
"Vấn đề chủ yếu ở đây là thời điểm và cách thức mà TQ ra tuyên bố," Andrew Scobell, một nhà khoa học chính trị cấp cao ở Virginia, nhận định khi đề cập đến việc một phần vùng nhận dạng phòng không mà TQ có thể thiết lập trên Biển Đông. "Một tuyên bố như vậy có thể sẽ làm tăng báo động trong các nước Đông Nam Á và Mỹ."
Vị học giả này dự đoán, TQ sẽ sớm thiết lập một phần vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Tình hình ngày càng phức tạp
Hải quân TQ đang tiến hành hiện đại hóa và mở rộng căn cứ quân sự tại vịnh Yalong. Căn cứ này hiện có hai cầu tàu, mỗi cầu dài 1km, để phục vụ các tàu chạy trên mặt nước. Ngoài ra, theo Felix Chang, một chuyên viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, căn cứ này còn có bốn cầu tàu dài 230m phục vụ tàu ngầm, cùng với một đường hầm chạy ngầm dưới mặt nước.
Theo một bài viết trên Tân Hoa xã, tướng tư lệnh hải quân Wu Shengli nhấn mạnh, lực lượng hải quân sẽ bảo vệ và mở rộng các quyền trên biển của TQ.
Nền tảng hỗ trợ cốt lõi
Tuyên bố thiết lập một ADIZ trên toàn Biển Đông sẽ không đơn giản vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều nước trong khu vực, thiếu tướng về hưu Xu Guangyu của TQ, đánh giá. "Bắc Kinh sẽ thận trọng trong việc thiết lập vùng ADIZ ở Biển Đông. Nhưng đó sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Vùng phòng không của TQ sẽ không chỉ giới hạn ở biển Hoa Đông."
Theo tờ Beijing News, TQ hiện đã mở rộng hoạt động tuần tra trên biển ra gần như khắp toàn bộ Biển Đông. "Chúng ta sẽ thấy nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay ở khu vực này hơn trong tương lai", Đại tá về hưu Yue cho biết.
Nguy cơ
Vụ việc nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 2001, khi máy bay trinh sát của Mỹ đụng độ một chiến đấu cơ TQ và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phi công TQ đã bỏ mạng trong vụ đụng độ đó.
Trong phát biểu hôm 26/8, ông Kirby nói rõ, các cuộc đụng độ gần sẽ không thể cản trở Mỹ cử máy bay tuần thám tới khu vực này.
Tuy nhiên, Song Xiaojun, một nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh, cho rằng, nếu Mỹ tiếp tục cho máy bay bay gần căn cứ hải quân của TQ, những cuộc đụng độ gần như vậy sẽ còn tiếp diễn.
"TQ sẽ "chiều" nếu Mỹ không kiềm chế thói hiếu kỳ tọc mạch của mình. Giống như việc leo lên một tòa nhà chọc trời và cố nhìn xem chuyện gì đang diễn ra trong một căn phòng qua lớp kính cửa sổ - anh có thể làm việc đó thật đấy, nhưng anh sẽ có nguy cơ ngã lộn cổ," Song nói.
Đụng độ tàu thuyền
Các cuộc đụng độ gần không chỉ xảy ra trên không. Hồi tháng 12/2013, một tàu tuần dương mang đầu đạn tên lửa của Mỹ từng đối đầu với tàu hải quân TQ ở Biển Đông. Trên biển Hoa Đông, cảnh tàu quân sự TQ và Nhật Bản bám sát nhau cũng thường diễn ra.
"Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TQ muốn có đụng độ thật sự," giáo sư Kang của đại học Hankuk bình luận. "Chỉ là TQ đang cố gắng gửi đi thông điệp bằng cách đe dọa người khác, dù vậy điều này vẫn làm tăng nguy cơ tính sai nước cờ của TQ."
Theo Hà Trang
Vietnamnet/Bloomberg

Trung Quốc bắt cựu viên chức sứ quán

Báo Nhật: Trung Quốc bắt cựu viên chức sứ quán tại Nhật


(TNO) Báo Nhật The Japan Times ngày 5.9 đưa tin, chính quyền Trung Quốc có thể đang giam giữ một cựu tham tán công sứ tại đại sứ quán của nước này ở Tokyo vì tình nghi tiết lộ thông tin cho Nhật.

Tờ báo dẫn các nguồn thạo tin ở Trung Quốc nói rằng cựu viên chức sứ quán 54 tuổi đã không được nghe nói đến trong một thời gian, và cho biết thêm rằng ông ta có thể đang bị điều tra.
The các nguồn tin vừa đề cập, viên chức trên từng thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, nơi cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường từng làm lãnh đạo. Nhân vật này sau đó đã giữ chức Phó Ban thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên toàn Trung Quốc.
Là viên chức cao cấp của đại sứ quán Trung Quốc, ông bắt đầu gặp gỡ các thành viên quốc hội Nhật thuộc đảng Dân chủ Tự do, New Komeito và các đảng khác vào năm 2010, và đã phát triển một loạt mối liên lạc rộng rãi với chính giới Nhật.
Vào tháng 10.2013, ông gia nhập Trường Đảng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc để đào tạo về vấn đề lãnh đạo nhưng đã không được nghe nói đến kể từ mùa xuân năm nay.
Hãng tin Jiji dẫn một nguồn tin Nhật cho biết trong thời gian ở nước này, ông đã “dùng bữa với các nhà lập pháp mỗi ngày”. Một nguồn tin khác thì nói người này “đang cố gắng thiết lập các mối liên lạc sâu trong nội các của Thủ tướng Shinzo Abe”.
Cơ quan điều tra Trung Quốc được cho là đang xem xét liệu có bất kỳ mối quan hệ mờ ám nào giữa nhà ngoại giao trên với các chính khách và những người mà ông đã gặp ở Nhật hay không, trong bối cảnh quan hệ 2 nước đang trở nên căng thẳng liên quan đến những vấn đề lịch sử, cũng như việc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh cũng nhận là lãnh thổ mình và gọi là Điếu Ngư.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giữ Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc vào năm 2009 vì tình nghi tiết lộ các bí mật nhà nước của Trung Quốc. Người này sau đó đã bị kết án.
Tháng 7.2013, chính quyền Trung Quốc bắt giữ một giáo sư người Trung Quốc tại Đại học Toyo Gakuen ở Tokyo ngay khi ông này đến Thượng Hải và đã giam giữ cho đến tháng 1 năm nay.
Phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì với thông tin của báo The Japan Times.
Trùng Quang

Quân đội Việt Nam đủ sức giáng trả

Báo Trung Quốc: Quân đội Việt Nam đủ sức giáng trả Trung Quốc


(VTC News) – Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải bài viết nhận định năng lực tác chiến của quân đội Việt Nam, được nói là bắt nguồn từ tạp chí quân sự nổi tiếng Kanwa của Canada.

Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc mới đây dẫn lại bài viết đăng trên tạp chí quân sự nổi tiếng Kanwa của Canada nhận định: Trong chiến tranh hiện đại, không có ranh giới giữa nước mạnh và nước yếu. Việt Nam là nước không hề dễ động vào, họ hoàn toàn có khả năng giáng trả những đòn chí mạng vào Trung Quốc nhờ hệ thống tên lửa, máy bay chiến đấu hiện đại.

Hệ thống tên lửa lắp trên chiến đấu cơ Su-30M2 của Việt Nam 
Hoàn cầu Thời báo còn nêu rõ cả số lượng máy bay Su-30MK2, Su-22 của Việt Nam. Chưa rõ Hoàn cầu Thời báo, tờ báo chính thống của nhà nước Trung Quốc, đề cao sức mạnh quân sự của Việt Nam nhằm mục đích gì.

Ngay trước đó, tờ báo này liên tục có những bài viết với những giọng điệu hiếu chiến, đi đầu trong việc hô hào trừng phạt nhiều nước khi quan hệ căng thẳng liên quan đến biển đảo, trong đó có Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với những bằng chứng không thể chối cãi.

Trong bài viết ‘ Việt Nam không dám đối đầu quân sự với Trung Quốc ’ đăng hồi cuối tháng 6 vừa qua, Hoàn cầu Thời báo còn nói rằng Việt Nam không dám nổ súng vào Trung Quốc bởi sẽ cầm chắc thảm bại.

Nhưng Tân Hoa Xã, cũng là cơ quan ngôn luận nhà nước Trung Quốc hôm 10/6 cũng từng đăng bài: 'Đặc công nước Việt Nam thiện chiến nhất Đông Nam Á'.

Dưới đây là lược dịch bài viết được đăng tải trên Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc đang được lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội nước này:

Việt Nam, Philippines binh lực yếu, dễ đánh? Nhiều người Trung Quốc có lẽ đều nghĩ là như vậy. Trên thực tế, vũ khí chính xác và tên lửa mới là những thứ quyết định nhiều điều trong chiến tranh hiện đại. Ngày nay, những cuộc chiến trên biển không có ranh giới giữa nước mạnh và nước yếu. 

Trận chiến tranh giành đảo Malnivas giữa Anh và Argentina hồi năm 1982 là một ví dụ tiêu biểu cho hải chiến hiện đại. Một bên là nước Anh với hải quân, không quân tinh nhuệ, một bên là Argentina với không quân, hải quân yếu hơn nhiều. 

Vậy còn cách biệt tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Philippines là bao nhiêu, kết cục sẽ thế nào?

Vũ khí chính xác tạo sát thương

Trở lại cuộc hải chiến Anh – Argentina hồi thế kỷ trước, khi phải đối diện lực lượng hùng hậu của Anh, người Argentina dường như tránh đụng độ trực tiếp trên biển. Thay vào đó, họ dùng không quân.

Cho dù vũ khí hiện đại thực sự của Argentina khi đó chỉ có 5 chiến đấu cơ “Dassault-Breguet Super Étendard” còn hoạt động và 5 tên lửa chống tàu “Exocet” (cũng của Pháp). 5 lần phóng, 3 lần trúng mục tiêu và 2 “chiến lợi phẩm” là tàu khu trục “Sheffield” và “Atlantic Coveyor” của Anh.

Chiến đấu cơ Super Étendard của không quân Pháp 
Ngoài ra, Argentina còn dùng 30 máy bay cường kích A4 để tấn công tập trung vào các mục tiêu là chiến hạm Anh. Khi kết thúc trận chiến, Anh mất hơn 6 chiến hạm cỡ lớn.

Điều này cho thấy một đặc điểm trong hải chiến hiện đại: Lực lượng không quân của hải quân đóng vai trò quyết định cho chiến thắng. 

Máy bay cường kích A4 
Đó là bởi nó có tầm chiến đấu xa, hạ gục mục tiêu bằng pháo và tên lửa. Trong trận hải chiến Anh – Argentina, tên lửa hạm đối hạm của hai nước hầu như không phát huy tác dụng.

Về tiềm lực không quân, Việt Nam được cho là có nhiều chiến đấu cơ Su-30M2, lực lượng rất có uy lực. Su-30M2 của Việt Nam có những tính năng tổng hợp của hai chiến đấu cơ chính của Trung Quốc là Su-30MKK và Su-30MK2. Có thể nói, chiến đấu cơ Việt Nam bằng hai chiến đấu cơ Trung Quốc ghép lại.

Su-30M2 của Việt Nam có thể sử dụng tên lửa Kh59TE tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất, cũng có thể sử dụng những loại tên lửa không đối hạm được trang bị cho không quân Nga. 

Chiến đấu cơ Su-30 của không quân Việt Nam 
Trong khi đó, Su-30MKK của không quân Trung Quốc không được trang bị hệ thống tên lửa không đối hạm Kh31, sắp tới Trung Quốc có thể được trang bị loại tên lửa này hay không thì cũng khó đoán được.

Đội Su-30MK2 của Việt Nam có thể dùng tên lửa không đối hạm tấn công mục tiêu trên vịnh Á Long, đảo Hải Nam – quân cảng chiến lược của Trung Quốc. 

Chiến đấu cơ Việt Nam cũng có thể tấn công căn cứ hạt nhân thứ hai của Trung Quốc tại Hải Nam, tấn công tàu tên lửa hạt nhân chiến lược 094, khu trục hạm tên lửa đạn đạo 052C và căn cứ tàu sân bay.

Với bán kính chiến đấu 1.500km, những căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trạm Giang, Côn Minh, Nam Ninh và những căn cứ quân sự quan trọng khác đều nằm trong phạm vi tấn công của không quân Việt Nam. Chỉ tính riêng điểm này, có thể thấy Việt Nam đủ sức giáng đòn chí mạng vào Trung Quốc.

Tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam 
Đó là còn chưa tính tới việc Việt Nam sở hữu hệ thống phóng Bastion với những quả tên lửa Yakhon được cho là uy lực nhất thế giới hiện nay. 

Loại tên lửa với tầm bắn 300km này hoàn toàn có thể tấn công trực tiếp căn cứ Trung Quốc tại vịnh Á Long. Để bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc cùng lắm chỉ cần 2 đến 3 quả tên lửa Yakhon.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều chiến đấu cơ Su-22 đã được nâng cấp. Chiến đấu cơ này mang theo tên lửa diệt radar Kh28 với tầm bắn 110km và tên lửa hành trình Kh29T. 

Điều này có thể mang lại hiệu quả giống như quân đội Argentina đã từng làm với quân đội Anh trong trận hải chiến Malnivas.

Điểm đặc biệt thứ hai trong hải chiến Malnivas là lực lượng tàu ngầm với uy lực quyết định trong chiến tranh. Trong toàn bộ quá trình chiến đấu với người Anh, Argentina gần như luôn tránh đối đầu trực tiếp ở quy mô toàn diện do tàu tuần dương Tướng Belglano của nước này bị tàu ngầm ‘Kẻ chinh phục’ của Anh bắn chìm.

Anh đã mang tới cuộc chiến 5 chiếc tàu ngầm, không chỉ phong tỏa chặt chẽ mặt biển mà còn phát huy khả năng cảnh báo cho toàn bộ hạm đội của hải quân Anh. 

Nhiều chiếc cường kích A4 của không quân Argentina đã bị phát hiện trước khi phát động tấn công, trong khi đó, muốn tiêu diệt tàu ngầm bằng chiến đấu cơ là điều cực khó.

Một điều quan trọng khác cần thấy trong trận chiến này, đó là tàu ngầm hạt nhân Anh không hề sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa đối đất mà chỉ trang bị ngư lôi Tiger Fish. Ngư lôi này hoạt động không ổn định, xác suất bắn trúng mục tiêu chỉ khoảng 40%.

Chiến đấu cơ Su-22 
Ngày nay, Việt Nam trang bị 6 tàu ngầm Kilo 636VM với tính năng vượt trội so với tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc. 

Tàu ngầm Việt Nam được lắp đặt kính tiềm vọng nhìn đêm, tên lửa đạn đạo đối đất 3M-14E tầm bắn 300km; tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 220km. 

Hệ thống hỏa lực của tàu ngầm Việt Nam cũng tốt hơn, trong khi tàu ngầm Trung Quốc chỉ có tên lửa 3M-54E và hai ống phóng ngư lôi. 

Việt Nam được cho là còn sở hữu những tàu ngầm tự chế cỡ nhỏ, loại tàu ngầm này cùng với tàu ngầm Kilo 636VM đủ sức phong tỏa Vịnh Bắc Bộ hay thậm chí vươn tới vịnh Á Long, cảng Trạm Giang – những căn cứ hải quân trọng yếu của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo đối đất 3M-14E trên tàu ngầm Việt Nam thừa khả năng bắn tới các mục tiêu nêu trên. Tàu ngầm, chiến đấu cơ sẽ hợp thành khả năng tác chiến tổng hợp.

Lực lượng tàu mặt nước của hải quân Việt Nam cũng không thể xem nhẹ, đặc biệt là các loại tên lửa đối hạm rất đa dạng.

Chiến hạm lớp Gepard mang tên Lý Thái Tổ 
Hai tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn Gepard là chủ lực của hải quân Việt Nam sau khi được Nga chuyển giao vào năm 2012. 

Hai chiến hạm này trang bị 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35 với tầm bắn 150km, lượng giãn nước lên đến 2.200 tấn. 

Năm 2013, Việt Nam đặt mua hai tàu hộ vệ tên lửa Sigma của Hà Lan. Đây là nỗ lực lớn của quân đội Việt Nam trong việc trang bị vũ khí hiện đại. 

Nguyên bản của chiến hạm Sigma có hệ thống hỏa lực do Pháp sản xuất với tên lửa hạm đối không NorthWest Wind và tên lửa hạm đối hạm Flying Fish. Sau khi mua chiến hạm Sigma, Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Pháp hay vũ khí gì? Điều này không ai nắm rõ được. 

Nếu Việt Nam muốn mua hệ thống vũ khí phương Tây, về mặt chính trị sẽ không có gì trở ngại. Có thông tin cho rằng Việt Nam muốn sử dụng tên lửa Flying Fish do Pháp sản xuất.

Lắp tên lửa cho chiến hạm Gepard 
Tàu tên lửa tấn công nhanh cũng là lực lượng đáng kể của Việt Nam. Quân đội Việt Nam hiện sở hữu cả chục tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại BPS500. 

Mỗi tàu trang bị 8 tên lửa hạm đối hạm Kh35, các nguồn tin quân sự nói Việt Nam đang xây dựng hải quân với nhiều chiến hạm loại này. 

Giả thiết xảy ra hải chiến Việt – Trung, điều bất lợi cho Trung Quốc là có quá nhiều mục tiêu chiến lược nằm gần Việt Nam, thuộc phạm vi tấn công của không quân, hải quân Việt Nam. 

Với sự công kích của tên lửa đạn đạo và số lượng lớn tàu tên lửa tấn công nhanh, Việt Nam có thể áp sát vịnh Á Long, tấn công các chiến hạm mặt nước cỡ lớn của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc không trang bị tàu tên lửa tấn công nhanh ở vịnh Á Long. 

Có thể thấy Việt Nam đã chuẩn bị sẵn lực lượng bao gồm đủ tấn công lẫn phòng thủ. Với hệ thống phòng không, Việt Nam có ít nhất 2 sư đoàn tên lửa đất đối không S300PMU1, Trung Quốc cũng có loại tên lửa này. 

Tên lửa S-300 của Việt Nam 
Với cả hai phía Việt Nam hay Trung Quốc, nếu dùng không quân tấn công các mục tiêu mặt đất của đối phương đều sẽ phải trả giá đắt.

Thậm chí ngay cả Philippines vốn bị quân đội Trung Quốc không coi trọng, nhưng tình hình đang mỗi ngày một khác. 

Nếu có xung đột với Trung Quốc, dư luận quốc tế, phương Tây và Mỹ, Nhật Bản nhất định sẽ đứng về phía Việt Nam, Philippines, thậm chí là cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ quân sự. 

Philippines cũng đang mua sắm nhiều vũ khí, khí tài hiện đại từ Mỹ. Uy lực vũ khí Mỹ, hiển nhiên không thể xem thường.

Trong thời đại tên lửa đạn đạo ngày nay, không một nước nào là có thể dễ gây sự.