Báo TQ cố tô vẽ về mối đe dọa từ hải không quân Philippines
(GDVN) - Bài báo lo ngại Philippines nhập khẩu máy bay chiến đấu hạng
nhẹ FA-50 của Hàn Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa cho Trung Quốc tại vùng đặc
quyền kinh tế Philippines.
![]() |
Máy bay chiến đấu F-16 Mỹ (ảnh minh họa) |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 4
tháng 9 có bài viết cho rằng, sắp tới, “khói lửa” ở Biển Đông nổi lên
khắp nơi (?), “bảo vệ Biển Đông” thế nào trở thành tiêu điểm.
Do quần đảo Trường Sa (của Việt Nam)
cách đất liền Trung Quốc 1.000 km, khiến cho máy bay chiến đấu Trung
Quốc khó tiến hành “tuần tra liên tục” (phi pháp) trên bầu trời quần đảo
Trường Sa.
Vì vậy, theo bài báo, Trung Quốc bắt đầu
lấn biển, xây đảo (phi pháp) ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Trong
tình hình Trường Sa ngày càng phức tạp hiện nay, điều này sẽ có “vai
trò rất quan trọng” đối với việc “Trung Quốc kiểm soát có hiệu quả
Trường Sa”.
Nhưng, bài báo lo ngại, lực lượng vũ
trang Philippines những năm gần đây có một giao dịch vũ khí lớn nhất mới
được quyết định. Hàn Quốc sẽ bán cho Philippines 12 máy bay chiến đấu
FA-50 phiên bản cải tiến tác chiến, hình thức là “thương mại chính phủ”.
Tổng trị giá hợp đồng đạt 420 triệu USD,
Hàn Quốc sẽ bàn giao toàn bộ 12 máy bay này cho Philippines trong thời
gian 3 năm 2 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
Philippines mua F-16 cũ
Theo mạng sina, Trung Quốc và
Philippines đã nổ ra xung đột ở bãi cạn Scarborough vào năm 2012 (thực
chất là Trung Quốc dùng thực lực ăn cướp bãi cạn này từ tay
Philippines), Quân đội Philippines ý thức được Trung Quốc là một đối thủ
mạnh, để tiếp tục chiếm giữ một số đảo ở Biển Đông, chính quyền Benigno
Aquino đã trích kinh phí có hạn để tăng cường quân bị, báo Trung Quốc
cho là để phản hồi tình cảm dân tộc trong nước và yêu cầu của phe cứng
rắn với Trung Quốc ở Philippines (chứ không phải vì chủ quyền quốc gia?
Báo Trung Quốc luôn xuyên tạc kiểu này để che lấp nguyên nhân chính là
để đối phó mưu đồ và các hành động khiêu khích, xâm lược phi pháp của
Trung Quốc).
![]() |
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc |
Theo bài báo, nếu xảy ra chiến tranh ở
Biển Đông thì lực lượng chủ lực chắc chắn là không quân và hải quân. Cho
nên, Philippines cũng chỉ có thể dựa vào lực lượng hải, không quân.
Nhưng, đáng buồn là Không quân Philippines hiện nay không có đến 1 chiếc
máy bay chiến đấu phản lực, chỉ có 40 máy bay huấn luyện cánh quạt KT-1
do Hàn Quốc viện trợ, khả năng tác chiến cơ bản bằng 0, thậm chí “âm”
(vì sau khi đánh nhau thực tế, máy bay cánh quạt cơ bản là bia ngắm
sống). Cơ bản không thể tiến hành kiểm soát hiệu quả đối với tình hình
trên không ở xung quanh.
Vì vậy, Philippines ngoài nhập khẩu 2
tàu tuần tra lớp Hamilton của Mỹ, có có kế hoạch mua 12 máy bay chiến
đấu F-16 cũ của Mỹ, trong khi đó những động thái này của Philippines
đang không ngừng kích thích dây thần kinh hiện đã “yếu ớt” ở Biển Đông.
Theo bài báo, khi kế hoạch máy bay chiến
đấu được thực hiện thuận lợi thì Không quân Philippines còn đối mặt với
vấn đề đào tạo phi công. Bởi vì, trước đó, máy bay chiến đấu tốt nhất
do họ sử dụng là F-5, F-8 thế hệ trước.
Hiện nay, Philippines không có phi công
lái được máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba. Do đó, để lái được F-16,
Philippines cần gấp một loại máy bay huấn luyện cao cấp. Loại máy bay
huấn luyện này nếu có thể tấn công thì càng tốt.
Khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình
Manila, Tổng thống Philippines Aquino cho biết, Philippines có kế hoạch
mua 2 phi đội máy bay huấn luyện-tấn công phản lực mới. Vì vậy,
Philippines đã mua 2 phi đội như vậy.
Thông qua kế hoạch này, Philippines muốn
sở hữu máy bay đa năng kiêm huấn luyện thường xuyên và tấn công đối
đất/đối hải cường độ thấp, đặt cơ sở cho cuối cùng mua F-16 của Mỹ.
Chủng loại máy bay để Philippines lựa
chọn bao gồm các máy bay huấn luyện YAK-130 của Nga, phương án T-X của
Mỹ, M-346 của Italia, FA-50 của Hàn Quốc.
Ban đầu, Bộ trưởng Quốc phòng
Philippines Gazmin đã đưa ra kế hoạch mua 6 máy bay, mỗi chiếc dự toán
là 23 triệu USD. Nhưng, chỉ sau 1 tháng, Philippines đã thay đổi quyết
định ban đầu, nhập khẩu 12 máy bay huấn luyện cao cấp FA-50 của Hàn Quốc
với giá 1.250 triệu peso/chiếc (khoảng 30 triệu USD/chiếc).
![]() |
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc |
Báo Trung Quốc cho rằng, Philippines mua
máy bay chiến đấu Hàn Quốc hoàn toàn không bất ngờ, bởi vì Philippines
tiếp nhận rất nhiều trang bị của Hàn Quốc, như Hàn Quốc tặng máy bay
huấn luyện cánh quạt KT-1 cho Philippines. Sớm hơn chút nữa, máy bay
chiến đấu F-5 giúp cho thực lực của Không quân Philippines tăng mạnh.
Cho nên, trong lịch sử Không quân Philippines, Hàn Quốc luôn là “nhà
giàu” viện trợ quân sự.
Nhưng, Hàn Quốc cũng luôn thực hiện “có
đi có lại”, khi Philippines xảy ra bão lớn vào năm 2013, Chính phủ Hàn
Quốc đã cử một lực lượng khẩn cấp đến giúp Philippines cứu nạn. Do đó đã
thúc đẩy xuất khẩu máy bay huấn luyện cao cấp.
Máy bay huấn luyện FA-50
FA-50 là máy bay huấn luyện cao cấp/máy
bay tấn công phản lực siêu âm do Công ty Lockheed Martin và Công ty công
nghiệp hàng không Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo cho Không quân Hàn Quốc,
giá bán xuất khẩu phiên bản huấn luyện khoảng 18 – 20 triệu USD, phiên
bản chiến đấu 1 chỗ ngồi khoảng 22 triệu USD.
Tính năng các mặt của máy bay huấn luyện
FA-50 đều rất ưu việt. Máy bay này đã sử dụng hệ thống fly-by-wire số
hóa có thể điều khiển bay chính xác, công nghệ có thể dùng để nâng cao
khả năng cơ động, bộ cảm biến tấn công tự chủ có thể đồng thời khóa
nhiều mục tiêu v.v… Ngoài ra, FA-50 là máy bay huấn luyện hiện đại lắp
động cơ F404-GE-402. Vì vậy, nó có đặc điểm bay cao, tốc độ siêu âm và
rất linh hoạt.
Chương trình FA-50 được chính thức khởi
động vào tháng 10 năm 1997, hoàn thành thiết kế cơ bản vào năm 1998,
hoàn thành thiết kế chi tiết vào năm 1999, sản xuất chiếc máy bay mẫu
đầu tiên vào tháng 1 năm 2001. Ngày 20 tháng 8 năm 2002, FA-50 bay thử
lần đầu tiên.
Giá bán FA-50 dự kiến khoảng 18 – 20
triệu USD, tương đương giá bán của nhiều loại máy bay huấn luyện cao
cấp/máy bay tấn công có trình độ xấp xỉ. Máy bay huấn luyện FA-50 có
tính cơ động cao, thiết bị điện tử tiên tiến, có thể sử dụng như máy bay
huấn luyện của máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo như F-22.
![]() |
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc |
Ngoài ra, máy bay huấn luyện cao cấp
FA-50 có thể chịu được quá tải 8G, đã rất gần với tiêu chuẩn quá tải 9G.
Điều này cho thấy, tính cơ động và cường độ kết cấu rất tốt, có thể
giúp phi công huấn luyện sát chiến đấu thực tế. Đương nhiên điều này
cũng có nghĩa là FA-50 có khả năng không chiến cự ly gần không tồi.
Máy bay huấn luyện FA-50 lắp 1 khẩu pháo
Gatling 20 mm 3 nòng ở bên trong máy bay, tốc độ bắn 3.000 phát/phút,
lượng đạn dự trữ 205 viên. Pháo này là phiên bản thu nhỏ của pháo M61 6
nòng sử dụng trên rất nhiều máy bay chiến đấu hiện nay.
Từ khi bắt đầu tiến hành bay thử vào
tháng 8 năm 2002 đến nay, kế hoạch bay thử đã hoàn thành khoảng 70%, số
lần bay thử trên 800 lần.
Khi thực hiện đánh chặn phòng không có
thể mang theo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder, khi thực hiện
nhiệm vụ tấn công đối đất có thể mang theo 9 quả bom Mk82 500 pound hoặc
3 quả bom Mk83 1.000 pound, hoặc 3 quả bom Mk84 2.000 pound, hoặc 6 quả
tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.
FA-50 từng xuất khẩu cho Indonesia vào
năm 2011, xuất khẩu thành công cho Iraq vào năm 2013. Thành công của
FA-50 cũng có liên quan nhất định đến Mỹ. Vì máy bay này tương đối rẻ,
giúp Philippines có được một loại máy bay tấn công-huấn luyện tiên tiến;
kích thước chỉ nhỏ hơn 30% so với F-16, ngoại hình tương tự F-16.
Cho nên, dùng máy bay này huấn luyện sẽ
giúp phi công Philippines dễ dàng chuyển sang lái F-16; máy bay này còn
sử dụng rất nhiều linh kiện của hãng Lockheed Martin, nên người Mỹ có
thể kiếm tiền từ hoạt động mua bán loại máy bay này.
Sau khi FA-50 trang bị cho Không quân Philippines, chiến trường chính của nó là Biển Đông.
Báo TQ cho rằng: Nếu trong tương lai
chiến tranh xảy ra ở Biển Đông, tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc chắc
chắn sẽ trở thành chủ lực, còn máy bay huấn luyện cao cấp trên tàu sân
bay Liêu Ninh sẽ đối mặt với thách thức FA-50.
Báo Trung Quốc cho rằng, ở đây không nói
đến máy bay chiến đấu J-15, vì FA-50 không có cùng một cấp độ - một
loại ngôn từ khinh người ra mặt của báo chí Trung Quốc.
![]() |
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc |
Theo bài báo, JL-9 được cải tiến trên
nền tảng máy bay JJ-7, lực nâng máy bay được tăng cường, khả năng cất hạ
cánh máy bay được cải thiện, đã đổi sang lắp hệ thống điện tử hàng
không kiểu liên hợp, đã tiến hành cải tiến về dẫn đường, khoang lái,
nhưng động cơ hoàn toàn không có công nghệ nổi bật, vẫn sử dụng động cơ
WP-13F-2 tương đối lạc hậu, hệ thống điều khiển cũng đã giữ lại hệ thống
điều khiển cơ giới của JJ-7.
Cải tiến gây chú ý nhất của JL-9 là đã
sử dụng cửa nạp DSI, giảm mạnh trọng lượng kết cấu máy bay. Đối với
JL-9, tiềm năng của động cơ WP-13F-2 đã cơ bản khai thác hết, tăng lực
đẩy đã rất khó khăn. Trong tình hình này, chỉ có sử dụng cửa nạp DSI để
giảm trọng lượng máy bay, bảo đảm tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng ở
mức tối đa. Máy bay này còn có cải tiến về cánh, thùng dầu, thể hiện Hải
quân Trung Quốc có yêu cầu kỹ chiến thuật khá cao đối với máy bay này.
Hiện nay, trong môi trường tác chiến
Biển Đông, máy bay huấn luyện cao cấp FA-50 căn bản không thể so sánh
được với thực lực thực sự của Không quân Trung Quốc, nhưng Không quân
Philippines cũng hoàn toàn không phải là không chịu nổi một trận đánh
như tưởng tượng, vẫn sẽ dựa vào ưu thế về địa lý để gây ảnh hưởng đến
tình hình Biển Đông.
Trước hết, bãi cạn Scarborough cách
Philippines chỉ có 130 km, bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam) cách Philippines chỉ chưa đến 200 km, nhưng hai “đảo” này cách đất
liền Trung Quốc tới 1.500 km.
Máy bay tấn công-huấn luyện FA-50 có thể
dựa vào hành trình của nó, áp dụng bất cứ hình thức tác chiến nào. Hiện
nay, nếu Hàn Quốc cung cấp cho Philippines tên lửa chống hạm trang bị
cho FA-50 thì sẽ tạo ra mối đe dọa thực chất cho tàu cảnh sát biển (hải
cảnh) của Trung Quốc, thậm chí tiếp tục đe dọa Hải quân Trung Quốc, thậm
chí tàu sân bay Liêu Ninh.
![]() |
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc |
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành lấn
biển, xây dựng (phi pháp) đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa (quần đảo
thuộc chủ quyền của Việt Nam), trong tương lai chỉ có xây dựng “đảo” ở
Biển Đông mới có thể bảo đảm cho các máy bay chiến đấu như Su-30MKK,
J-11B kịp thời cất cánh áp chế Không quân Philippines.
Trong khi đó, hiện nay, Không quân Trung
Quốc thiếu sân bay quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ
quyền của Việt Nam, thực ra thì Trung Quốc đã xây sân bay phi pháp ở đảo
Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa), nếu cất cánh từ đất liền Trung Quốc thì có
thể chiến đấu kết thúc mới đến nơi (khi xâm lược đá Gạc Ma của Việt Nam
năm 1988, máy bay chiến đấu J-6 Trung Quốc đã không thể tham chiến).
Nhìn lại Philippines, nếu Philippines
chủ động tấn công tàu chiến Trung Quốc, máy bay chiến đấu của họ có thể
từ sân bay trên lãnh thổ đến khu vực tác chiến chỉ vài phút. Hiện nay,
máy bay chiến đấu Trung Quốc không thể đánh chặn có hiệu quả trong thời
gian đầu. Trong tình hình này, Không quân Philippines đã chiếm ưu thế.
Đối phó Philippines
Vì vậy, theo bài báo, Trung Quốc nếu
muốn bảo đảm “quyền kiểm soát trên không tuyệt đối” ở “khu vực tranh
chấp Biển Đông” thì phải kịp thời trang bị tàu sân bay Liêu Ninh cho Hạm
đội Nam Hải, nhanh chóng xây dựng (phi pháp) các đảo ở Biển Đông, đồng
thời xây dựng các sân bay và “pháo đài”, phối hợp giữa tàu sân bay và
sân bay trên các đảo sẽ làm thay đổi triệt để tình hình Biển Đông.
Vì vậy, theo bài báo, đối với Quân đội
Trung Quốc, trong ngắn hạn một là phải đẩy nhanh cải tạo tàu sân bay
Liêu Ninh, giúp Trung Quốc có khoảng 20 máy bay chiến đấu J-15 ở “Nam
Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), loại máy bay này có thể mang theo
8 quả tên lửa không đối không, khi tuần tra 2 tiếng ở khu vực cách tàu
sân bay 200 km, có thể duy trì cảnh giới trên không trong thời gian
tương đối dài.
Đồng thời, thông qua tiếp dầu trên
không, tăng thêm thời gian hoạt động ở “Nam Sa”, phối hợp với máy bay
chiến đấu trên bờ, đạt mục đích răn đe có hiệu quả.
![]() |
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc |
Bài báo kết luận cho rằng, lấn biển, xây
dựng đảo (phi pháp) có tầm quan trọng nổi bật. Cụm chiến đấu tàu sân
bay Trung Quốc tuần tra ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines sẽ thực
hiện trong tương lai không xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét