Thoát Trung: Nhập từ cái cúc áo... Việt Nam còn phụ thuộc!
Dù muốn hay không Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và chiếm tỉ trọng lớn trong thời gian tới...
'Không nên bỏ trứng vào một giỏ'
PV:-
Thưa ông, trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu Quốc hội đã
nhiều lần đề cập đến mối lo làm sao giảm bớt sự lệ thuộc về kinh tế từ
Trung Quốc. Báo cáo tình hình KTXH tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII
vừa rồi của Chính phủ cũng kêu gọi đa dạng hóa và không để phụ thuộc vào
một thị trường. Tại sao kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc quá nhiều vào
Trung Quốc như vậy để đến nỗi chúng ta phải canh cánh mối lo này mãi,
thưa ông?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Quan
hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ rất lâu và đặc
biệt hơn những nước khác vì nhiều lý do. Thứ nhất, do gần đường biên
giới, vận chuyển dễ dàng, nhanh gọn; thứ hai, vì hàng hóa của Trung Quốc
đáp ứng được nhu cầu mua của Việt Nam, chất lượng cũng phù hợp nên Việt
Nam mua nhiều hàng của Trung Quốc nhiều hơn, trong đó chủ yếu là
nguyên vật liệu đầu vào như máy móc nông nghiệp, phân bón, giống, sắt,
thép...
Sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái
phép trên Biển Đông cùng những biến động bất ổn về thị trường kinh tế
thế giới, chính phủ cũng như Quốc hội đã nhiều lần đặt vấn đề về đa dạng
hóa thị trường để tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường trong
đó có thị trường TQ.
![]() |
Ngành dệt may đang nhập hầu hết cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất |
Việc
thực hiện đa dạng hóa thị trường thế nào trước hết là trách nhiệm của
DN trong việc chủ động tìm kiếm, mở rộng, khai thác nhiều thị trường.
Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo điều kiện cho DN mở rộng, quảng bá sản
phẩm của mình. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vấn đề chuyển đổi của
DN theo hướng đa dạng hóa thị trường còn rất chậm.
Nó
phụ thuộc vào năng lực maketing, khả năng quảng bá, mở rộng thị trường
của DN đó. Thứ hai là, phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm của
DN đó như giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn sẽ xâm nhập thì trường dễ hơn.
Từ những hạn chế như vậy mà việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường của DN VN đang gặp rất nhiều khó khăn.
PV:-
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới đây cho thấy các mặt hàng
xuất khẩu của VN chủ yếu là nông sản có dấu hiệu giảm nhẹ và vẫn bị phụ
thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, 9 tháng qua, Trung
Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,7 triệu
tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tương tự, Trung Quốc vẫn là đối
tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng với 292 nghìn tấn,
chiếm tới 42% lượng cao su xuất khẩu của cả nước.
Bên cạnh đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt nam từ phân bón đến máy móc thiết bị, phụ tùng...
Như
vậy dù mong muốn cải thiện cán cân thươn mại để bớt lệ thuộc vào thị
trường Trung Quốc nhưng thực tế buôn bán với thị trường này lại không hề
thay đổi, và theo hướng Việt Nam ngày càng thất thế hơn. Ông có thể nói
gì về điều này trong bối cảnh, việc thoát Trung đã được đặt ra khá cấp
thiết sau sự kiện giàn khoan? Cái khó của Việt Nam là gì?
ĐBQH Bùi Đức Thụ:- Thứ
nhất, cao su và một số mặt hàng khác của Việt Nam sản xuất ra là phải
có thị trường. Nếu không tiêu thụ được nó sẽ tác động ngược trở lại
khiến nền sản xuất bị co hẹp lại. Nếu thị trường không có mà tiếp tục
sản xuất giá sẽ bị giảm đột ngột, khiến hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam
rơi vào tình trạng như vừa qua như vừa qua: nông dân phải chặt bỏ hàng
loạt cao su, thanh long đổ cho bò, dưa hấu vứt đầy đường... Trong điều
kiện Việt Nam chưa mở rộng được thị trường sang các nước thì phải duy
trì thị trường hiện tại là thị trường Trung Quốc để tiêu thụ sản phẩm đó
cũng là tất yếu.
Còn câu chuyện làm sao để mở
rộng được thị trường sang các nước là câu hỏi lớn, phải có sự hỗ trợ của
nhà nước và quan trọng hơn cả là nội lực tự thân của chính mỗi doanh
nghiệp.
Về mối quan hệ kinh tế, thương mại với
Trung Quốc phải hiểu thế này, trong phát triển đầu tư kinh tế Việt Nam
phát triển ở trình độ thấp, đi sau các nước rất nhiều do đó Việt Nam cần
phải huy động nhiều thị trường nhất là thị trường quốc tế. Đồng thời
cũng phải thu hút các nguồn lực, Trung Quốc là một trong những đối tác
của Việt Nam, và cũng đóng góp một phần rất lớn trong phục hồi và phát
triển kinh tế Việt Nam.
Trong thương mại, kinh
doanh mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng phải được nhìn nhận một cách
khách quan, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhưng ngược lại
cũng nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều.
Theo thống
kê hiện nay, Việt Nam đang nhập siêu từ TQ hơn 10 tỷ đô la trong 1 năm,
do đó tôi cho rằng căng thẳng về chính trị hay ngoại giao nhưng về kinh
tế Trung Quốc không thể không tính đến.
Về phía
Việt Nam, chỉ đạo điều chỉnh quan hệ thương mại theo hướng đa phương
hóa, không phụ thuộc một thị trường là đúng. Việt Nam không nên bỏ trứng
vào một giỏ để giảm thiểu những rủi ro.
Tuy
nhiên, thực hiện được đến đâu nó còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề trong đó
có khả năng tiếp thị, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh
sản phẩm, phụ thuộc vào khả năng tổ chức quảng bá cũng như nhiều yếu tố
khác.
Đó chính là cái khó của Việt Nam cũng là
cái khó chung của mọi quốc gia. Nhưng đối với Việt Nam là một nền kinh
tế thấp kém, sức cạnh tranh hàng hóa không cao, thì việc xâm nhập thị
trường lại càng khó khăn hơn so với các nước.
Nhập từ cái cúc áo...
PV:- Thậm
chí, một chuyên gia trong ngành nông nghiệp vừa chỉ rõ "động thái lạ"
từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc:
trong khi xuất khẩu trì trệ (do Trung Quốc không nhập khẩu) thì nhập
khẩu từ thị trường Trung Quốc lại vẫn tăng rất mạnh: máy móc nông
nghiệp, giống, phân bón... Có thể thấy được cảnh báo gì từ "động thái
lạ" này thưa ông khi trong trường hợp này, nông nghiệp của chúng ta
dường như đã bị phụ thuộc Trung Quốc cả khâu đầu vào, cả khâu tiêu thụ?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Việc
giảm XNK vào một thị trường Trung Quốc nếu dùng biện pháp hành chính nó
sẽ mâu thuẫn với những cam kết thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng
như xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu mà Việt Nam đã ký kết,
mà Việt Nam cũng là một trong những thành viên của WTO. Việt Nam muốn
hạn chế chỉ có thể nâng cao hàng rào kỹ thuật nhằm điều tiết hoạt động
XNK, hạn chế tình trạng nhập khẩu ồ ạt tránh sản phẩm kém chất lượng,
hàng giả hàng nhái tràn vào thị trường nội địa. Để làm được việc này,
bắt buộc mọi quy định phải được đặt trên vấn đề lợi ích.
Phải
thừa nhận hàng hóa của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vừa qua là máy móc,
thiết bị kỹ thuật đầu vào cho sản xuất, ngay cả phân bón, giống má…
nhưng ngành hàng này Trung Quốc và một số nước ASEAN đang có lợi thế,
chất lượng cũng đảm bảo, giá cả hợp lý. Máy móc chất lượgg không cao
nhưng giá phù hợp, công năng sử dụng hợp lý nên vẫn được người tiêu dùng
Việt Nam chấp nhận.
Nếu bây giờ ngăn cản được việc
này, buộc các DN Việt Nam phải tiêu thụ các sản phẩm của những nhà cung
cấp khác và phải chấp nhận giá cao hơn, công năng sử dụng không đa dạng
hóa, đứng ở góc độ quyền của người tiêu dùng họ không chấp nhận như
vậy. Đứng ở góc độ nào đó phải nói rằng hàng hóa của Trung Quốc phù hợp
với sức mua, đáp ứng được công năng, yêu cầu của người tiêu dùng, đó là
lợi thế của hàng hóa Trung Quốc.
Vì vậy, dù muốn
hay không muốn việc nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức DN Việt Nam vẫn
phụ thuộc vào Trung Quốc và chiếm tỉ trọng lớn.
PV:-
Như vậy, dùng từ "phụ thuộc" trong trường hợp này đã đúng chưa? Trong
nền kinh tế Việt Nam, có trường hợp này bị phụ thuộc tương tự như nông
nghiệp nữa không, thưa ông?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Phụ
thuộc phải xem thế nào được gọi là phụ thuộc, nếu xét trên tổng kim
ngạch XNK, năm 2014 dự kiến xuất khẩu 148 tỷ đô, nhập là 146,5 tỷ đô, dự
kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm
nay sẽ chạm ngưỡng 15 tỉ đô la Mỹ, còn nhập khẩu từ Mỹ là 40 tỉ đô la.
Như vậy, tỉ trọng XNK của Việt Nam với thị trường Trung Quốc cũng chỉ
chiếm một tỉ trọng nhất định, đứng ở góc độ đó không thể nói là phụ
thuộc.
Nhưng đứng ở từng ngành hàng cá biệt như
nguyên vật liệu dệt may, cao su, lúa gạo thì XNK Việt Nam đã phụ thuộc
vào thị trường Trung Quốc và đang chiếm tỉ trọng lớn.
Đó
là trong nông nghiệp, còn trong công nghiệp nhẹ như dệt may, nhuộm Việt
Nam cũng đang phụ thuộc vào Trung Quốc và chủ yếu phải nhập nguyên vật
liệu đầu vào cho sản xuất như bông, sợi, thậm chí như cái cúc áo phần
lớn chúng ta cũng đang nhập từ Trung Quốc.
Từ bối
cảnh đó, Việt Nam đã đặt ra định hướng một mặt đa dạng hóa thị trường,
mặt khác Quốc hội cũng mong muốn có định hướng nội địa hàng hóa những
mặt hàng trong nước, ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong kỳ
họp Quốc hội lần này, một trong những kiến nghị sẽ được trình ra Quốc
hội là xem xét ưu đãi về thuế với các ngành mà Việt Nam có lợi thế so
sánh.
Thoát Trung phụ thuộc vào nỗ lực của các DN
PV:-
Nhìn tổng thể nền kinh tế, liệu ông có thể đánh giá, doanh nghiệp thuộc
khu vực nào có nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc
nhiều nhất? Vì sao lại như vậy? Nhìn vào nỗ lực của các doanh nghiệp đó,
ông có đề xuất giải pháp gì để việc "thoát Trung" không còn là "ý chí"
mà phải biến thành hành động cụ thể và có hiệu quả?
ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Nỗ
lực thoát Trung của riêng từng lĩnh vực chỉ cần nhìn vào tỉ trọng
nguyên nhiên vật liệu là thấy lĩnh vực nào nỗ lực thoát trung nhiều
nhất.
Nhưng quan trọng là phải có bước đi cụ
thể, DN phải xâm nhập được vào thị trường mới có hiệu quả hơn; sản xuất
hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu thì phải có chính sách đối với phát
triển công nghiệp hỗ trợ cho DN sản xuất mặt hàng này.
Tất
cả các giải pháp này hầu hết đã được thể hiện trong các văn bản chỉ
đạo, tuy nhiên để nó đi vào thực tiễn và mang lại hiệu quả thì phải chờ
thêm thời gian. Nhưng, để có chuyển động tích cực trước hết phải phụ
thuộc vào nội lực tự thân của doanh nghiệp, phải nâng cao chất lượng sản
phẩm, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu của quốc tế. Nhà nước chỉ
làm bệ đỡ trong hỗ trợ DN vè chính sách.
Hiện
nay khu vực tư nhân cũng thể hiện một số nỗ lực đi đầu trong việc thoát
Trung nhưng phải nhấn mạnh rằng, kinh tế của Việt Nam có xuất phát điểm
thấp, lại đi sau các nước nên cả khu vực tư nhân và khu vực kinh tế nhà
nước đều tham gia quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế chậm.
Trong
số 148 tỷ đô la xuất khẩu năm 2013-2014, 2/3 thuộc về DN FDI, khu vực
sản xuất trong nước chỉ chiếm 1/3. Cả nước dự kiến thặng dư xuất siêu
khoảng từ 1,5-2 tỷ đô, trong khi đó khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu
hơn 10 tỷ đô. Như vậy có nghĩa khu vực sản xuất trong nước lại đang đi
nhập siêu còn khu vực nước ngoài lại tích cực xuất siêu.
Điều
này đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh cũng khả năng xâm nhập, mở rộng
thị trường đối với hàng hóa của Việt Nam là hết sức hạn chế.
PV:- Xin cảm ơn ông!Hiếu Lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét