TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?
(GDVN) - Bài viết cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quyết định
phát động chiến tranh của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông nhỏ yếu
hơn, TQ đang chuẩn bị...
![]() |
Quân đội Trung Quốc tích cực tham gia tổ chức diễn tập với các thành viên SCO, nhất là chống khủng bố để ổn định phía tây bắc, rảnh tay cho bành trướng trên Biển Đông? |
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 23
tháng 1 dẫn mạng Quan sát quân sự Nga ngày 20 tháng 1 đưa tin, khả năng
liên minh giữa Trung Quốc và Nga do báo chí đề cập là “to lớn”, hơn nữa
còn có thể bổ sung thêm thực lực của các nước trung gian như Kazakhstan,
Mông Cổ. Một khi có hậu phương chiến lược kể trên, Trung Quốc có thể
trực tiếp bắt tay giải quyết vấn đề của mình ở Thái Bình Dương, hơn nữa
sẽ không giới hạn ở đó.
25 năm qua, thực lực của Hải quân
Trung Quốc được tăng cường rõ rệt. Đến nay đã có 26 tàu đổ bộ Type 072
(lượng giãn nước các chủng loại từ 4.100-4.800 tấn), 3 tàu đổ bộ Type
071 (lượng giãn nước trên 20.000 tấn). Đồng thời còn chế tạo các tàu khu
trục Type 052B, Type 052C, Type 051C, Type 052D và tàu hộ vệ Type 054A,
tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 với tốc độ chưa từng có. Thực lực của lực
lượng tàu ngầm cũng gây ấn tượng quan ngại sâu sắc.
Không nên quên sự chuẩn bị quân sự của
Trung Quốc ở các đảo thuộc Biển Đông và biển Hoa Đông, hiện đang xây mới
sân bay ở đó. Sau khi nhận thức được có thể không kịp thực hiện chương
trình chế tạo tàu sân bay nội (chỉ cải tạo tàu sân bay Varyag của
Ukraine đã mất hơn 10 năm), Trung Quốc quyết định biến các hòn đảo xa
xôi thành tàu sân bay không chìm trên biển. Ngoài ra, thực lực của lực
lượng hàng không bờ biển Quân đội Trung Quốc luôn mạnh hơn lực lượng
hàng không trên tàu.
Căn cứ vào nhân tố tổng hợp có thể suy
đoán, tiếp tục qua 10 năm, Trung Quốc sẽ có được ưu thế quân sự mang
tính quyết định nhằm vào tất cả các nước trong khu vực, tiền đề là không
tính tới sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Nhưng, Mỹ
chắc chắn sẽ can dự trước vào cuộc chiến tranh. Một nguyên nhân khác
tăng tốc khởi động cơ chế chiến tranh của Mỹ là ở chỗ đồng USD sụt giá,
cùng với đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ thế giới.
Ở cấp độ chính trị, Washington có nhu
cầu xúi giục Bắc Kinh phát động các hành động quân sự quy mô lớn đối với
một nước láng giềng nào đó, từ đó có cớ tuyên bố Trung Quốc là kẻ xâm
lược.
Loại địa vị này sẽ trực tiếp làm cho
Trung Quốc một khi thất bại về quân sự thì sẽ bị nước chiến thắng tùy
ý chiếm lĩnh và chia cắt. Dù sao, ví dụ thực tế này hoàn toàn không xa
vời, cảnh ngộ của đế chế Nhật Bản và đế chế Đức sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai và đế quốc Othman sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
đều như vậy.
Một khi Mỹ chiến thắng, tất cả khoản nợ
của đồng minh NATO từ Trung Quốc đương nhiên sẽ bị xóa sổ, tài sản của
Trung Quốc trên toàn thế giới sẽ bị niêm phong.
Báo TQ cho rằng: Đương nhiên, không được
trông chờ tầng lớp tinh hoa Trung Quốc sẽ phản quốc đi theo địch, họ
“chắc chắn kiên trì chiến đấu”. Nếu như nói các chuyên gia cách đây
không lâu còn dự đoán, “còn tới 10 năm nữa mới nổ ra cuộc xung đột quy
mô lớn, như vậy hiện nay, thời hạn này đã tới gần”.
Nếu như tình thế tranh chấp phát triển
theo hình thức cực đoan, “để chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể
nổ ra, Trung Quốc ít nhất cần tới thời gian 3 năm để chuẩn bị”.
Trong tình hình không cực đoan, cần 10 -
20 năm để chuẩn bị. Bắc Kinh hiểu rất rõ, họ có thể “sẽ không còn có
được môi trường phát triển tốt đẹp”, bởi vì “trò chơi đang tiến hành
theo quy tắc của người khác”, vì vậy phải áp dụng biện pháp tương ứng,
từng bước cải thiện quan hệ với các quốc gia lục địa, có kế hoạch bảo
vệ ổn định biên cương.
Đến nỗi Trung Quốc đã sớm bắt đầu “xây
dựng các điểm tựa và căn cứ” trên phương hướng mà Lục quân, Không quân
hoặc Hải quân Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tiến công trong
tương lai, điều này sớm đã không còn bí mật gì.
Vài năm trước, giới blog Ấn Độ còn nhiệt
tình bàn bạc về các hình ảnh vệ tinh liên quan tới các công trình quân
sự của Trung Quốc ở khu vực Aksai Chin, khu vực này do Trung Quốc đánh
chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962.
Khoảng tháng 7 năm 2014, trên truyền
thông đã xuất hiện thông tin Quân đội Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp)
sân bay mới ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong
khi đó, ở phía bắc Trung Quốc, khu vực cách biên giới Nga trên trăm km
cũng có sân bay và căn cứ.
Tháng 12 năm 2014, Trung Quốc bắt đầu
xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Nam Kỷ trên biển Hoa Đông, nó cách
đảo Senkaku (do Nhật Bản kiểm soát, Trung Quốc đòi chủ quyền) chỉ hơn
300 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, hành động này là để nhanh chóng tiến
quân tới khu vực tranh chấp giữa Trung-Nhật.
Nhưng, khó khăn của kế hoạch này ở chỗ,
Ishigaki, đảo Iriomote và Yonaguni của Nhật Bản cách đảo Senkaku gần
hơn, khoảng cách giữa chúng bằng khoảng một nửa khoảng cách giữa các đảo
của Trung Quốc.
Nhật Bản có sân bay dân dụng ở Ishigaki
và Yonaguni, có thể sử dụng để bảo vệ đảo Senkaku. Ngoài ra còn có kế
hoạch xây dựng trạm radar và khu cảnh giới trên đảo Yonaguni trong 2
năm tới.
Nhật Bản có thể sẽ biến đá ngầm lớn
nhất trong đảo Senkaku thành tàu khu trục không chìm, triển khai rất
nhiều hệ thống phòng không và hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Type 88
tự chế. Hòn đảo này nham thạch chắc chắn, có thể xây dựng công sự phòng
thủ mạnh, xây dựng hệ thống đường hầm dưới mặt đất.
Trong lịch sử, Nhật Bản có kinh nghiệm
phong phú biến đảo nhỏ thành pháo đài. Kinh nghiệm đột kích đảo Iwo Jima
của Quân đội Mỹ và tấn công chiếm giữ của Liên Xô trước đây chính là
minh chứng trực quan. Từ lúc đó, công nghệ phát triển mạnh.
Mỹ còn cam kết, một khi Nhật Bản bị tấn
công, sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho Tokyo, nhưng Mỹ không có bất cứ
đảm bảo nào để thực hiện cam kết. Thực tiễn chứng minh, khi đó tất cả
đều sẽ tùy thuộc vào quyết định của chủ nhân Nhà Trắng. Viện trợ quân sự
cho Nhật Bản có thể chỉ giới hạn ở cung ứng nguồn lực, trang bị quân sự
và tình báo trinh sát.
Mặc dù Mỹ rất có thể quyết định tham
chiến thực sự, đặc biệt là trong tình hình Trung Quốc một khi cả gan áp
sát Okinawa, bởi vì Mỹ bố trí căn cứ quân sự khổng lồ ở đó, bao gồm căn
cứ không quân Kadena và căn cứ thủy quân lục chiến Futenma, cùng với
trạm bảo đảm kỹ thuật, kho xăng dầu. Mỹ đến lúc đó sẽ đối mặt với sự
lựa chọn: Hoặc từ bỏ đồng minh, mất hết thể diện; hoặc tham chiến thực
sự, hậu quả khó đoán.
Khả năng lớn nhất là, Nhà Trắng cuối
cùng “sẽ quyết định tham chiến”, bởi vì một khi Okinawa bị chiếm đóng,
Guam và quần đảo Bắc Mariana sẽ bị đe dọa.
Rất rõ ràng, Nhật Bản sẽ tập trung dựa
vào lực lượng hàng không trong chiến tranh trên biển tương lai. Hiện
nay, chương trình đóng tàu chiến của Nhật Bản cơ bản chấm dứt. Trong
tương lai gần, sẽ chỉ trang bị 2 tàu sân bay chở trực thăng săn ngầm lớp
Izumo và 3 tàu ngầm lớp Soryu.
Nhưng kế hoạch đổi mới lực lượng hàng
không tấn công của Nhật Bản tương đối khổng lồ, dự tính sẽ mua sắm
F-35A thay thế cho 78 chiếc F-4 cũ. Hiện nay đã đặt mua 42 chiếc F-35A,
ngoài ra 28 chiếc đã đưa vào ngân sách. Lô máy bay chiến đấu mới này
sẽ triển khai ở liên đội hàng không số 83 tại Naha, Okinawa.
Nhưng, không có bất cứ lý do gì cho rằng
Trung Quốc sẽ bắt đầu phát động tấn công từ đảo Senkaku trong tương
lai, trừ phi động cơ ý thức hệ đã chiếm thượng phong, đã vượt động cơ
kinh tế và địa-chính trị. “Logic hợp lý hơn là đánh chiếm quần đảo
Trường Sa”, các đối thủ ở đó như Việt Nam, Philippines, Brunei và
Malaysia “tương đối nhỏ yếu”, ít nhất yếu hơn một bậc, hơn nữa “giá trị
chiến lược” lớn hơn.
Đương nhiên, khi đối phó với Philippines
thì sự việc sẽ không đơn giản như vậy. Từ năm 1951 đến nay, Philippines
đã ký kết Hiệp ước viện trợ quân sự lẫn nhau với Mỹ. Tháng 4 năm 2014,
hai nước đã phê chuẩn điều ước mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ,
lần đầu tiên để cho quân đồn trú Mỹ trở thành lực lượng thường trú về
thực chất.
Đây cũng chính là “điểm tựa” để
Philippines dám thách thức Trung Quốc ở Biển Đông. Hai nước đã tranh
đoạt quyết liệt 20 năm xung quanh đảo tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc
rõ ràng chiếm thế thượng phong. Vì vậy không loại trừ khả năng Mỹ sẽ
buộc phải đoạt lấy Philippines lần thứ ba trong lịch sử.
Hiện nay, theo bài báo tuyên truyền của
TQ, Philippines tạm thời chỉ thách thức Trung Quốc, ngoài ra còn đang
tăng cường quan hệ với Quân đội Việt Nam, "ký kết liên minh chống Trung
Quốc". Do bất cứ bên nào đều sẽ không sẵn sàng nhượng bộ hoặc thỏa hiệp,
vì vậy sẽ chỉ làm trầm trọng hơn xung đột.
Vùng biển quần đảo Trường Sa có tài
nguyên sinh vật và dầu mỏ phong phú. Ngoài ra, ở đây kiểm soát eo biển
Malacca - nơi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, 25% thương mại trên biển
của thế giới đi qua nơi này, hàng năm có 50.000 tàu qua lại. Tàu chở
dầu từ Trung Đông chạy tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan cũng
đi qua đây, vì vậy chiến tranh khu vực rất có thể bùng nổ ở đây.
Giữa một số nước trong khu vực và
Trung Quốc không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng lập trường của họ đến nay
không rõ ràng lắm. Đồng thời, họ cũng hoàn toàn không lệ thuộc quá mức
vào Mỹ. Rất có thể sẽ khoanh tay đứng nhìn từ đầu đến cuối. Indonesia
quan tâm hơn tới sự ổn định ở trong nước. Hoa kiều ở Singapore rất
nhiều, hoàn toàn không lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc. Campuchia
và Thái Lan sẽ cố gắng duy trì trung lập hoàn toàn.
Ấn Độ rất có thể được cho là kẻ thù của
Trung Quốc, chứ không phải là nước trung lập, nhưng Ấn Độ sẽ đứng ngoài
trong giai đoạn đầu xung đột, cố gắng tận dụng cơ hội để thu lợi.
Bangladesh, Sri Lanka và Bhutan - những quốc gia chịu ảnh hưởng khá lớn
từ Ấn Độ cũng sẽ làm như vậy.
Trung Quốc tạm thời còn đang cân nhắc
các loại con đường tiếp tế, ứng phó vói cục diện eo biển Malacca một
khi bị địch phong tỏa. Ngoài tuyến đường Âu-Á nêu trên, còn gồm có xây
dựng điểm cuối vận chuyển dầu khí mới ở Transbaikal tới Mãn Châu.
Trung Quốc cũng đã chọn Pakistan và
Myanmar, có kế hoạch thông qua những cảng biển và lãnh thổ của các nước
này, trực tiếp vận chuyển năng lượng về Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét