Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Du khách Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1

Số lượng du khách Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1

Mặc dù có sự giảm sút rõ rệt sau vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 nhưng lượng khách TQ đến VN vẫn đứng ở vị trí số một.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Thống kê cho hay khách đến từ Trung Quốc cao nhất với 1.683.974 lượt người, tính riêng tháng 10/2014 có 143.786 lượt người.
Theo anh Nguyễn Trung Đức,Công ty Du lịch Viettime thì trước sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối đông và có xu hướng tăng vọt nhưng sau đó có giảm xuống.
Tuy nhiên do trước đó lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tương đối lớn, nên khi giảm sâu thị trường khách du lịch này vẫn chiếm ưu thế tại Việt Nam, song vẫn chưa lấy lại vị thế trước đó.
Bên cạnh đó, cũng do nhiều nguyên do khác, nên lượng khách không giảm đáng kể, một mặt vì Trung Quốc là đất nước có lượng người đi du lịch đông thứ hai nữa là sự thuận lợi địa lý khiến việc đi lại dễ dàng hơn.
Sau một thời gian gián đoạn hiện nay, doanh nghiệp hai nước lại tiếp tục “lên dây cót” chuẩn bị đón khách Trung Quốc sang Việt Nam. Các điểm điến quan trọng hàng đầu của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều đã nối lại các chuyến bay hàng ngày.
Điều đáng lưu ý là theo ông Trần Anh Giang, Phó giám đốc Công ty Du lịch Việt, thì theo một số đồng nghiệp của ông, hiện nay một số công ty lữ hành phía Trung Quốc vẫn thực hiện ép giá các doanh nghiệp inbound của Việt Nam khiến giá giá tour tương đối rẻ. Đây có lẽ cũng là lý do chính khiến lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam nhiều hơn.
Khách du lịch Trung Quốc mua đồ tại chợ Hàn (Đà Nẵng)
Khách du lịch Trung Quốc mua đồ tại chợ Hàn (Đà Nẵng)
Trước đó không lâu, sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh.
Tại cuộc họp báo về tình hình khách du lịch quốc tế tháng 5 do Bộ VHTT&DL tổ chức vào ngày 19/5, đánh giá thiệt hại trước mắt, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, với mức chi tiêu trung bình khoảng 500 USD/người, tuy thuộc loại thấp nhưng tổng thu sẽ giảm hơn 500 triệu USD.
Về lâu dài, ông Tuấn quan ngại cuộc khủng hoảng của ngành du lịch lần thứ tư là “thách thức chưa từng có”, sau các mốc khủng hoảng năm 1998, năm 2003 do dịch SARS, năm 2008-2009 từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
Đồng thời đại diện Tổng Cục du lịch cũng đưa ra biện pháp lâu dài như việc nâng cao chất lượng sản phẩm đặc thù gắn với tài nguyên, tiềm năng để tạo ra sản phẩm đặc thù, có khả năng cạnh tranh.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia phân tích thì không nên phụ thuộc vào thị trường khách du lịch của một nước, mà phải chủ động tìm thị trường thay thế. Hơn nữa, dù lượng khách TQ ở VN lâu nhưng chi phí lại thấp nhất trong các nước.
Cụ thể, du khách Nga đến Khánh Hòa, Bình Thuận có thời gian lưu trú trung bình 12,5 ngày, mức chi tiêu cao, khoảng 2.200-2.500 USD/người. Họ tiêu bằng 5 khách Trung Quốc đến Hạ Long, chi phí chỉ 50 USD/ngày.
Chính vì vậy, nên có các biện pháp linh hoạt, chuyển hướng sang các thị trường truyền thống, có quan hệ tốt về mặt chính trị, có khả năng lưu trú dài ngày, chi tiêu cao: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, thậm chí thị trường ASEAN cận kề-có thể chi tiêu thấp hơn một chút, nhưng đi lại thuận tiện.
Đặc biệt, các tỉnh thành lớn như HN, Đà Nẵng, Sài Gòn cũng đã từng lo lắng sụt giảm khách du lịch TQ và đưa ra ngay các biện pháp để khắc phục thực trạng này.
Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay nước đứng thứ hai có lượng khách đến Việt Nam đông là Hàn Quốc, với với 686.706 lượt khách; rồi tiếp đến là Nhật đứng thứ ba với 535.840 lượt người đến Việt Nam trong 10 tháng năm 2014, tính riêng tháng 10/2014 có hơn 50 nghìn lượt khách Nhật.
Đứng ở vị trí thứ tư là du khách đến từ nước Mỹ với 374.453 lượt người, trong đó lượng khách đến riêng tháng 10 năm 2014 là 30.234 lượt.
  • Thái Linh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét