Trung Quốc ngoại giao đường dây nóng về lãnh hải
Trung Quốc đã thiết lập rất nhiều đường dây nóng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh hải.
Mới đây nhất, các nhà ngoại giao
ASEAN và Trung Quốc vừa cam kết tăng cường hợp tác để giảm nguy cơ xung
đột ở Biển Đông, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết
những vấn đề hàng hải.
Đó là thông tin được Thư ký
Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow và Thứ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đưa ra sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN
- Trung Quốc kéo dài hai ngày kết thúc ở Bangkok hôm 29/10.
![]() |
Trung Quốc ngang nhiên tiến hành xây dựng trái phép tại bãi Gạc Ma của Việt Nam. Ảnh: Philstar |
Theo hai
quan chức này, hội nghị nhất trí về một bộ nguyên tắc ban đầu nhằm xử
lý các hành động ở Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN cũng đồng thuận về một
danh sách “những điểm tương đồng” ban đầu để làm cơ sở cho các cuộc đàm
phán sắp tới nhằm hướng đến hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông (COC).
Trong những biện pháp có thể thực hiện
ngay, có việc thiết lập hai đường dây nóng nhằm xây dựng niềm tin giữa
ASEAN và Trung Quốc. Đường dây đầu tiên kết nối các cơ quan tìm kiếm và
cứu hộ ở Biển Đông nhằm bảo đảm sự hợp tác khi xảy ra tai nạn. Đường dây
thứ hai là giữa các bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc, cho phép liên lạc
trực tiếp trong trường hợp có khủng hoảng.
Từ tháng
3/2012, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã khai trương đường dây nóng giữa
hai bộ ngoại giao. Vào thời điểm đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân
Sơn và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã có cuộc
điện đàm khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhận thức chung
giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, triển khai các
cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh,
cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông.
Mới
đây nhất, trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng
Quang Thanh (từ 16 đến 19/10), Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất với
nhau ký một bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc
thường xuyên trực tiếp giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng để khi có tình
huống, va chạm, vụ việc xảy ra trên biển thì hai bên có thể gọi nhau để
trao đổi được với nhau, kiểm soát cho được những diễn biến trên biển,
tránh xung đột.
Trên Biển Hoa Đông, năm 2012, giới
chức quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đã xúc tiến thiết lập cơ chế liên
lạc hàng hải nhằm tránh các vụ va chạm tàu cũng như những sự cố khác
tại này, bao gồm cả các vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku mà
Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Tuy nhiên sau đó, kế hoạch này bị hoãn vì
Trung Quốc dường như không sẵn sàng tiếp tục đàm phán, nhiều khả năng là
do quyết định quốc hữu hóa chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật.
Đến
tháng 6/2014, việc lập đường dây nóng về an ninh biển giữa hai nước lại
có nhiều hy vọng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho
biết Nhật-Trung đang đi đến thỏa thuận chi tiết về cơ chế liên lạc trên
biển.
Khải An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét