
Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.
Bưu điện Hoa Nam ngày 29/9 đưa tin, người đứng đầu đảo Đài Loan Mã
Anh Cửu đã kêu gọi giới chức Bắc Kinh cần hết sức thận trọng trong việc
xử lý những tiếng nói bất đồng kêu gọi cải cách chính trị ở Hồng Kông.
Đài Loan đang theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến chính trị tại đặc khu hành
chính này.
“Đại lục nên cho thế giới biết rằng họ thực sự để người dân Hồng Kông
làm chủ Hồng Kông sau khi nó được trao trả cho Trung Quốc. Đây cũng là
lời hứa và danh dự của Bắc Kinh”, Mã Anh Cửu phát biểu trong cuộc phỏng
vấn với kênh Al Jazeera. Bình luận của ông Cửu được đưa ra hôm 16/9,
nhưng bản đầy đủ mới chỉ được công bố hôm Thứ Bảy vừa rồi.
Mã Anh Cửu cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Đài Loan với Hồng
Kông: “Chúng tôi chân thành hy vọng rằng, Trung Quốc đại lục và Hồng
Kông có thể ngồi lại tìm ra một giải pháp cả hai bên đều chấp nhận được.
Điều này rất quan trọng không chỉ với Hồng Kông mà còn Đài Loan và
những người đang quan tâm theo dõi”, Mã Anh Cửu bình luận.
Bất kỳ động thái nào của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình
hoặc các hoạt động đối đầu khác sẽ chỉ làm tổn thương tương lai của Hồng
Kông, hủy hoại uy tín của Trung Quốc trên thế giới.
“Hồng Kông là một trung tâm tài chính quan trọng trên thế giới. Bất
kỳ một sự biến động chính trị nào cũng có thể làm tổn thương nền kinh tế
Hồng Kông cũng như sinh kế của người dân”, ông Mã Anh Cửu nhận xét.

Cảnh sát Hồng Kông dùng hơi cay, dùi cui vẫn không giải tán được đám đông người biểu tình.
Trước đó khi tiếp một phái đoàn Đài Loan ủng hộ thống nhất đảo này
với đại lục, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Bắc Kinh thấy mô
hình 1 nước 2 chế độ đang áp dụng ở Hồng Kông là giải pháp tốt nhất cho
Đài Loan.
Giới phân tích cho rằng phát biểu này của Tập Cận Bình có khả năng
thể hiện sự quan tâm của Bắc Kinh trước tâm lý tiêu cực của Đài Loan khi
Trung Quốc phá vỡ lời hứa về quyền tự chủ cao độ dành cho Hồng Kông.
Mã Anh Cửu cho rằng, mô hình 1 nước 2 chế độ được Bắc Kinh đưa ra đầu
những năm 1980 với mục tiêu ban đầu là Đài Loan chứ không phải Hồng
Kông. Tuy nhiên Đài Loan đã từ chối vì không thể chấp nhận mô hình này.
Nếu là một hệ thống tốt, nó phải là 1 nước 1 chế độ.
“Trung Hoa Dân quốc là một quốc gia có chủ quyền, có Tổng thống và
Quốc hội riêng để điều hành công việc của nó”, Mã Anh Cửu nhắc đến tên
gọi chính thức của chính quyền Đài Loan, “nhưng chúng tôi chấp nhận
nguyên tắc ‘một Trung Quốc’ với cách giải thích khác nhau”, Mã Anh Cửu
bình luận.
“Một Trung Quốc” là nhận thức chung Bắc Kinh và Đài Bắc đạt được năm
1997 tại Hồng Kông về việc 2 bên có cách hiểu, giải thích riêng về chữ
Trung Quốc này. Điều đó cho phép 2 bờ eo biển tạm gác các vấn đề chính
trị gai góc để tiếp tục đàm phán mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại
song phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét