Hợp tác quân sự với Trung Quốc, Mỹ vẫn xiết vòng vây
Mối quan hệ quân sự kiểu mới giữa Mỹ và Trung Quốc đã có bước tiến triển.
Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí
đẩy nhanh đàm phán về cơ chế thông báo cho nhau các hoạt động quân sự
lớn và một bộ quy tắc ứng xử an toàn trên không và trên biển giữa hai
bên.
Thỏa thuận này được thông qua hôm 16/10 tại
cuộc Đối thoại Tham vấn Quốc phòng hàng năm lần thứ 15 tại Lầu Năm Góc
do Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)
Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Christine
E. Wormuth đồng chủ trì.
Tân Hoa xã cho biết hai
bên đều đánh giá cao những tiến triển quan trọng đạt được trong mối quan
hệ quân sự song phương kể từ cuộc đối thoại tham vấn gần đây nhất, đồng
thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong nhiều
lĩnh vực và giải quyết các bất đồng theo hướng xây dựng.
Hai bên cũng đã nhất trí tổ chức Đối thoại Tham vấn Quốc phòng hàng năm lần thứ 16 tại Trung Quốc vào năm 2015.
![]() |
Mỹ và Nhật đang xem xét lại hiệp ước an ninh đã tồn tại 17 năm qua |
Dù
đạt được đồng thuận với Trung Quốc về hợp tác quân sự nhưng Mỹ vẫn xiết
vòng vây quanh nước này khi Trung Quốc đang không ngừng đẩy mạnh các
hoạt động gây căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông, đặc biệt Bắc Kinh
được cho đã chi hàng tỉ USD xây dựng các đảo mới trên Biển Đông.
Theo
BBC, Mỹ thường tuyên bố rằng muốn tăng cường hiểu biết và trao đổi
thông tin với Trung Quốc, nhưng thực tế Mỹ đang gia tăng luyện tập ở
châu Á, chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm năng với Trung Quốc.
Mới
đây, nhà báo Rupert Wingfield-Hayes của BBC có chuyến tham quan trên
tàu sân bay hạt nhân USS George Washington (CVN 73), được tận mắt thấy
cảnh khẩn trương tập luyện cất, hạ cánh của máy bay F/A-18 trên con tàu
này cùng những tình huống chiến đấu, chống tấn công...
Nhà
báo Anh cho biết ông đang thực hiện phóng sự với chủ đề Mỹ đang tập
luyện để đối phó cuộc chiến với Trung Quốc; tuy nhiên, thông tin từ bộ
phận quan hệ công chúng (PR) của Hải quân Mỹ luôn khẳng định rằng Hải
quân Mỹ "không luyện tập để đối phó chiến tranh với bất kỳ quốc gia cụ
thể nào".
Nói là vậy, nhưng Hải quân Mỹ đã không
tập trung 2 hai nhóm tàu sân bay chiến đấu (USS George Washington và USS
Carl Vinson) và toàn bộ 200 máy bay ngoài khơi bờ biển Guam để cho đông
vui. Thực tế, đó là cuộc tập trận để thực hành những gì Lầu Năm Góc gọi
là "không - hải chiến", một chiến lược được đề ra từ năm 2009 để đối
phó với sự trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc.
Ở
một động thái khác khiến Trung Quốc lo lắng, Mỹ đã tăng cường hiện diện
quân sự ở Đông Bắc Á bằng việc triển khai thêm nhiều hệ thống phòng thủ
tên lửa đến khi vực này.
Đầu tháng 10, giới chức
quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington đang cân nhắc triển khai một hệ thống
phòng thủ tên lửa tiên tiến đến Hàn Quốc. Tuy nhiên, Seoul hiện vẫn chưa
nhận được lời yêu cầu chính thức. Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của
Mỹ có thể hạ được những tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung.
Đặc
biệt, việc Mỹ và Nhật xem xét lại hiệp ước an ninh đã tồn tại 17 năm
qua khiến Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ. Bản hướng dẫn điều chỉnh hợp tác
quốc phòng giữa hai nước đã đề ra các biện pháp hợp tác nhằm bảo đảm hòa
bình và an ninh của Nhật trong mọi giai đoạn, từ thời bình đến lúc xảy
ra tình huống khẩn cấp.
Báo cáo khẳng định hướng
dẫn sửa đổi sẽ nêu chi tiết hoạt động hợp tác Mỹ-Nhật trong trường hợp
Nhật bị tấn công vũ trang và trong trường hợp Nhật có quyền sử dụng
quyền phòng vệ tập thể khi một nước có quan hệ mật thiết với Nhật bị tấn
công vũ trang. Trong trường hợp bị tấn công vũ trang, Nhật sẽ chịu
trách nhiệm chính để đẩy lùi cuộc tấn công và Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ,
trong đó có tổ chức chiến dịch không kích. Hướng dẫn hợp tác quốc phòng
hiện nay giữa hai nước chỉ tập trung vào hoạt động hợp tác để bảo vệ
Nhật và các phản ứng phối hợp khi xảy ra tình huống khẩn cấp trong khu
vực xung quanh Nhật.
Trong một diễn biến khác, hồi
tháng 8/2014, Mỹ và Úc đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự 25 năm
với Mỹ để tăng cường giám sát Biển Đông.
Theo thỏa
thuận vừa được ký kết này, Mỹ sẽ được phép triển khai 2.500 lính thủy
quân lục chiến tới Úc để thực hiện các nhiệm vụ giải quyết khủng hoảng
và hỗ trợ nhân đạo trong khu vực. Hiện Mỹ mới chỉ có 1.200 binh sĩ tham
gia các hoạt động huấn luyện ở Úc.
Những động thái
trên của Mỹ chắc chắn đã khiến Trung Quốc bất an, nhất là khi Washington
tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ những hành động thay đổi hiện trạng trên
Biển Đông.
An Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét