Báo Ấn Độ: Việt Nam là trụ cột trong chính sách "Hướng Đông"
Tờ Daiji World của Ấn Độ vừa có bài viết nhấn mạnh
rằng, Việt Nam và Ấn Độ đang có mối quan hệ cấp cao bền vững hiếm có và
rằng Việt Nam là trụ cột trong chính sách “Act East” (Hướng Đông) của Ấn
Độ.
Bài báo cho hay, tháng Chín là một tháng
bận rộn đối với ngoại giao Ấn Độ với hàng loạt chuyến thăm cũng như đón
tiếp nhiều nhà lãnh đạo từ các nước khác. Thủ tướng Narendra Modi vừa
có chuyến thăm Nhật Bản và hiện đang trên đường tới Mỹ; Bộ trưởng Ngoại
giao Sushma Swaraj thực hiện hành loạt chuyến công du tới các nước láng
giềng ở Trung Á và Đông Nam Á.
Đồng thời Ấn Độ cũng đã tổ chức tiếp đón
Chủ tịch Trung Quốc, Thủ tướng Úc và Ngoại trưởng Đức. Nhưng có một
chuyến thăm dù không được truyền thông chú ý nhiều nhưng lại được xem là
có ý nghĩa thực sự lâu dài là chuyến thăm cấp nhà nước của Ấn Độ tới
Việt Nam, một trụ cột quan trọng trong chính sách “Act East” (Hướng
Đông) của Ấn Độ.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. (Ảnh:TTXVN) |
Ít có mối quan hệ song phương nào khác ở
cấp cao bền vững như mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam. Trong chuyến
thăm 4 ngày tới Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee, hai nước đã kí
kết thành công 7 thỏa thuận bao gồm về hai lô dầu khí ngoài khơi mới,
và mua sắm quốc phòng.
Trước đó không lâu, hồi cuối tháng Tám,
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng đã có chuyến thăm tới Việt Nam. Và vào
tháng Mười tới, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng với phái đoàn
các doanh nghiệp tới thăm Ấn Độ.
Việt Nam coi Ấn Độ là một đối tác vô
cùng quan trọng. Điều này được thể hiện rõ khi trong chuyến thăm tới
Việt Nam, ông Mukherjee được đón tiếp bởi cả Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Ông Anil Wadhwa, Thứ trưởng Ngoại giao
Ấn Độ cho hay, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã dành nhiều thời
gian đón tiếp, bên cạnh các cuộc hội đàm riêng giữa hai nhà lãnh đạo,
giữa hai phái đoàn, hoạt động trồng cây Bồ Đề và dự tiệc đón tiếp, ông
cũng tham dự cả lễ khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ tại Học viện
Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các chuyến thăm cấp cao liên tiếp giữa
hai nước không chỉ mới bắt đầu trong năm nay mà đã có từ năm 2007, khi
mối quan hệ hai nước được nâng lên tầm đối tác chiến lược. Tổng thống Ấn
Độ thăm Việt Nam năm 2008, Thủ tướng Ấn Độ thăm Việt Nam năm 2010, và
ông Mukherjee khi đó là Bộ trưởng Tài chính thăm Việt Nam năm 2011 và
Phó Tổng thống Ấn Độ thăm Việt Năm năm 2013. Về phía Việt Nam, Chủ tịch
Quốc hội tới thăm Ấn Độ năm 2010, Chủ tịch nước Việt Nam thăm Ấn Độ năm
2011, và Thủ tướng Chính phủ thăm Ấn Độ năm 2012 và Tổng Bí thư Đảng
Cộng Sản Việt Năm thăm Ấn Độ năm 2013.
Mối quan hệ chính trị tốt đẹp đang giúp
tăng cường các mối quan hệ kinh tế gắn với hợp tác trong lĩnh vực năng
lượng, trong đầu tư nhà nước và tư nhân cũng như phát triển thương mại.
Thương mại song phương Việt Nam và Ấn Độ năm 2013-2014 đã đạt được 8 tỷ
USD, vượt xa cả mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 trước đó. Hai bên đang
hướng tới mục tiêu hơn 15 tỷ USD vào năm 2020 với trọng tâm là du lịch,
dệt may, dược phẩm và nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hai bên cũng tăng cường hợp tác về việc khai thác dầu khí ở Biển Đông đầy hứa hẹn.
Các doanh nghiệp và doanh nhân Ấn Độ cũng có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc dạy tiếng Anh và lĩnh vực y tế.
Hôm 25/9, Thủ tướng Chính phủ Modi đã
phát động chiến dịch "Hàng Ấn Độ" nhưng chiến dịch “Hàng Việt Nam” cũng
đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở Ấn Độ với rất nhiều doanh nghiệp và
cửa hàng quảng bá và bán hàng Việt Nam.
Hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Việt
Nam cũng đang phát triển mạnh. Việt Nam đang bày tỏ ý định mua các tàu
tuần tra ngoài khơi cũng như nhiều thiết bị quân sự khác, có thể gồm tên
lửa hành trình BrahMos loại tên lửa mà Việt Nam đang quan tâm và Ấn Độ
có thể dễ dàng cung cấp. Hơn nữa, Ấn Độ cũng đang có kế hoạch cung cấp
các chương trình đào tạo cho Việt Nam về tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Nội dung được thực hiện qua tham
khảo nguồn tin từ tờ Daiji World của Ấn Độ, chuyên cung cấp tin tức từ
khu vực ven biển Konkan và thế giới tới cộng đồng người Ấn Độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét