Ấn Độ muốn có tàu sân bay để vươn sang Thái Bình Dương?
Hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ đóng 3 tàu sân bay để không
chỉ hoạt động giới hạn trong khu vực Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ
đang mơ có tàu sân bay hạt nhân. Về khả năng nước này sẽ sở hữu tàu sân
bay hạt nhân thứ hai chế tạo nội địa thì các phóng viên đã nghe thông báo
của Phó Đô đốc Atul Saxena Giám đốc Cục Thiết kế Hải quân. Tuy nhiên,
quyết định dứt khoát còn chưa được thông qua. Tàu sân bay mới, mặc dù đã
nhận tên
gọi là Vishal, hiện vẫn còn nằm trên các bản vẽ thiết kế.
Bây giờ các chuyên viên đóng tàu của Ấn Độ đang lo chế tạo tàu sân bay
đầu tiên của đất nước - INS Vikrant Cochin. Dự kiến là đứa con đầu lòng
này sẽ ra phục vụ vào cuối năm 2018. Và sẽ thay thế cho tàu sân bay
INS Viraat do Anh đóng đã quá lỗi thời. Thời điểm hiện tại, soái hạm của
Hải quân Ấn Độ là tàu sân bay được xây dựng ở Nga - INS Vikramaditya.

Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.
Ban lãnh đạo hải quân Ấn Độ dự kiến thành lập ba nhóm tàu sân bay - ở
hướng phía đông và phía tây, và nhóm dự bị. Yêu cầu có hiện diện tàu sân
bay hạt nhân trong trang bị của Hải quân chủ yếu phân định bởi những
nhiệm vụ chiến lược đặt ra trước hạm đội, - như nhận xét của ông
Konstantin Sivkov Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa chính
trị Nga.
"Nếu xây dựng tàu sân bay với máy hạt nhân, thì điều đó cho thấy rằng
con tàu như vậy sẽ hoạt động ở rất xa căn cứ của khu vực đại dương thế
giới. Nếu New Delhi sửa soạn thi hành chính sách hải quân bên ngoài phạm
vi Ấn Độ Dương - ở Thái Bình Dương hoặc là Đại Tây Dương – thì phải cần
đến loại tàu như vậy. Còn nếu nhiệm vụ của hạm đội chỉ giới hạn ở vùng
Ấn Độ Dương, thì tàu nguyên tử là thừa. Ngoài ra, cần nhớ rằng trong
trường hợp bị hư hại trong chiến sự, những con tàu hạt nhân có thể là
mối nguy hiểm to lớn đối với thủy thủ đoàn cũng như cho môi trường
xung quanh”.
Trước khi quyết định chiếc tàu sân bay thứ ba của Ấn Độ sẽ có cấu tạo
như thế nào - tuabin khí, động cơ diesel-điện hay là hạt nhân - các
chuyên gia nước này đang chăm chú nghiên cứu kinh nghiệm của những quốc
gia khác. Trước hết là Pháp và Anh. Hiện nay Hoa Kỳ có tàu nổi hạt nhân.
Còn Pháp đã trang bị trạm hạt nhân cho tàu sân bay Charles de Gaulle.
Thế nhưng Anh thì lại từ chối lắp đặt lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân
bay Queen Elizabeth-2, vì công việc này đòi hỏi tốn phí quá cao.
Giới chuyên viên quân sự
khẳng định rằng các quốc gia hạt nhân thoạt đầu chế tạo máy hạt nhân
dành cho hạm đội tàu ngầm, rồi sau đó là cho tàu nổi. Ấn Độ hiện giờ
đang theo đuổi thực tế tương tự. Tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân mang
tên Bhabha đã thiết kế và tạo lập lò phản ứng nước nhẹ cỡ nhỏ dành cho
chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ INS Arihant. Hiện tại chiếc
tàu ngầm này đang trong giai đoạn
hoàn tất chu trình thử nghiệm trên biển.
Theo Tiếng nói nước Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét