Mỹ can dự Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp phải sức ép ngoại giao to lớn
(GDVN) - Trung Quốc sẽ đối mặt với sức ép lớn từ Mỹ và các nước ASEAN,
đáng chú ý Việt Nam, Philippines và Malaysia đã đạt được lập trường
thống nhất về Biển Đông...
Hãng tin Reuters Anh ngày 8 tháng 8
đăng bài viết của phóng viên Manuel Mogato và Lesley Wroughton cho rằng,
Trung Quốc sẽ đối mặt với sức ép ngoại giao to lớn - yêu cầu chấm dứt
hoạt động ở "vùng biển tranh chấp trên Biển Đông", cuối tuần này Mỹ sẽ
tận dụng cơ hội diễn đàn ASEAN để tiếp tục bày tỏ ủng hộ các bên chấm
dứt các hoạt động mang tính khiêu khích.
![]() |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry |
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ thúc
đẩy đề nghị nêu trên ở diễn đàn, cho biết Chính phủ Mỹ tiếp tục can dự
tranh chấp Biển Đông.
Ông John Kerry sẽ đến Thủ đô Naypyidaw,
Myanmar vào thứ Bảy, sẽ tham gia diễn đàn lần này với quan chức
ngoại giao cấp cao các nước Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia,
EU và các nước ASEAN, đây cũng là hội nghị cấp cao nhất tổ chức ở
châu Á trong năm 2014. Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN bắt đầu hội
đàm vào thứ Sáu.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh từ chối Mỹ can
dự tranh chấp Biển Đông, đã cho biết từ chối đề nghị chấm dứt các
hoạt động liên quan ở Biển Đông do Mỹ và Philippines đưa ra, trong đó
bao gồm lấn biển và hoạt động xây dựng ở đảo, đá ngầm có tranh chấp.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ
cho biết: "Ngài Ngoại trưởng hoàn toàn không tìm kiếm lật bài ngửa, đây
không phải là tranh đoạt giữa các siêu cường", đồng thời nhấn mạnh, ông
John Kerry sẽ kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông có thái độ kiềm
chế, chứ không chỉ Trung Quốc làm như vậy.
![]() |
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Russell |
Nhưng, Chính phủ Mỹ đã trực tiếp điểm
danh Trung Quốc. Ngày 28 tháng 7, quan chức ngoại giao cấp cao phụ trách
các vấn đề Đông Á, Bộ Ngoại giao Mỹ, Daniel Russel cho biết, có bằng
chứng công khai cho thấy, hoạt động leo thang của Trung Quốc đối với các
trạm gác ở đảo, đá ngầm trên Biển Đông "vượt xa" hoạt động tương tự do
các bên tranh chấp khác tiến hành.
Lập trường cứng rắn khác thường của Mỹ
sẽ làm cho Trung Quốc đối mặt với sức ép, Trung Quốc buộc phải ứng phó
với mối quan tâm khu vực cao hơn, đồng thời có thể thúc đẩy một số nước
ASEAN đẩy nhanh Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để làm giảm tình
hình căng thẳng khu vực.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ chuyển trọng tâm quân sự tới châu Á, đã khuyến khích hành động của các nước như Philippines và Việt Nam.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN khai mạc, tập trung vào Biển Đông
Mạng BBC Anh ngày 8 tháng 8 đưa tin,
loạt hội nghị Ngoại trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN đã khai mạc tại
Thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Ngoại trưởng các nước Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản đều sẽ tham gia hội đàm, vấn đề Biển Đông sẽ trở thành một
trong những tiêu điểm của hội nghị lần này.
Theo bài báo, tại Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN vào thứ Sáu, Tổng thống Myanmar U Thein Sein có bài phát biểu
chính, ông kêu gọi ASEAN tăng cường khả năng “giải quyết hòa bình tranh
chấp và bất đồng”. Ông nói: “Sự phát triển của tình hình thế giới hiện
nay làm chúng tôi rất lo ngại”.
![]() |
Ngày 8 tháng 8 năm 2014,
tại lễ khai mạc Hội nghị ASEAN lần thứ 47 ở Trung tâm hội nghị quốc tế
Myanmar, Tổng thống Myanmar Thein Sein đang bắt tay Ngoại trưởng các
nước ASEAN. |
Ông hoàn toàn không đưa ra ví dụ cụ thể,
nhưng tranh chấp khu vực nghiêm trọng nhất của ASEAN chính là tranh
chấp lãnh hải có liên quan đến Biển Đông (do Trung Quốc nhảy vào xâm
lược, gây ra tranh chấp).
Trung Quốc coi hầu như toàn bộ Biển Đông
là lãnh hải của họ, nhưng các nước thành viên ASEAN như Việt Nam,
Philippines, Malaysia và Brunei đều đưa ra chủ trương lãnh thổ đối với
một bộ phận vùng biển và đảo, đá ngầm trên Biển Đông.
Gần đây, một loạt hành động của Trung
Quốc trên Biển Đông, trong đó có hạ đặt (phi pháp) giàn khoan 981 ở
“vùng biển tranh chấp Trung-Việt” (thực ra là vùng đặc quyền kinh tế,
thềm lục địa của Việt Nam, không có tranh chấp), làm cho tình hình căng
thẳng khu vực tiếp tục leo thang.
Theo bài báo, Ngoại trưởng Trung Quốc
Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đều sẽ tham dự hội nghị vào
cuối tuần này. Ông John Kerry có thể sẽ tiếp tục nhấn mạnh lập trường
của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, yêu cầu chấm dứt các hành động mang tính
khiêu khích ở vùng biển này.
Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao
Mỹ nói với hãng AFP rằng, Mỹ sẽ yêu cầu các bên, nhất là Trung Quốc giữ
kiềm chế trong tranh chấp. Ông nói, tại hội nghị, việc thảo luận liên
quan đến vấn đề Biển Đông có thể sẽ rất gay gắt.
![]() |
Việt Nam-Philippines tăng cường hợp tác |
Trong khi đó, vào tối thứ Năm, Bộ trưởng
Ngoại giao các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã tiến hành hội
đàm không chính thức, đạt được lập trường thống nhất về vấn đề Biển
Đông. Một quan chức ngoại giao Đông Nam Á cho biết: “Chúng tôi nếu phối
hợp thống nhất, chủ trương của chúng tôi sẽ mạnh hơn”.
Nhưng, ASEAN tuân thủ nguyên tắc “hiệp
thương thống nhất”, trong khi đó, một số nước ASEAN có quan hệ tương đối
tốt với Trung Quốc có thể không hoàn toàn đồng tình với lập trường của
những nước này.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thể hiện chơi cờ Trung-Mỹ
Tờ “Đại công báo” Hồng Kông ngày 8 tháng
8 cũng có bài viết tuyên truyền cho rằng, sau khi Mỹ đưa ra đề nghị
“đóng băng” Biển Đông, Philippines cho biết, đây là một trong 3 đề án
Biển Đông của Philippines, cũng cho thấy Mỹ thực ra đứng về phía
Philippines ở mức độ lớn hơn.
Theo bài viết, sau khi rút giàn khoan
981, hiện nay Trung Quốc lại tuyên bố đã hoàn thành công tác khảo sát
thực địa, lựa chọn địa chỉ xây dựng hải đăng ở 5 đảo, đá ngầm của quần
đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) gồm đá Bắc, đá Hải Sâm, đảo Duy
Mộng, cồn cát Nam, hòn Tháp.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng
đã lên tiếng phản hồi vụ Philippines xét xử ngư dân Trung Quốc. 2 ngày
trước, Vụ phó Dịch Tiên Lương, Vụ các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại
giao Trung Quốc và Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đã từ chối
đề nghị đóng băng Biển Đông của Mỹ.
Trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN,
sự “tấn công cứng rắn” của Trung Quốc đối với Việt Nam, Philippines và
Mỹ đã làm cho dư luận ngửi thấy “mùi thuốc súng” giữa Trung-Mỹ tại Hội
nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này.
Đến năm 2014, Mỹ đã gia tăng mức độ quay
trở lại châu Á-Thái Bình Dương, từ đầu năm ép Trung Quốc giải thích
“đường chín đoạn”, đến hiện nay đưa ra phương án “đóng băng” Biển Đông,
như vậy, Mỹ liên tục lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Dụng ý rất rõ ràng,
đó chính là làm chủ đạo chắc chắn tình hình khu vực.
Trong bài báo này, đáng chú ý, bài viết
cho biết: Mỹ đã luôn cung cấp viện trợ tài chính và quân sự cho
Philippines và Việt Nam. Tháng 8 năm 2013, Ngoại trưởng Philippines
Rosario cho biết, Washington sẽ nâng quy mô viện trợ quân sự thường niên
cho Philippines từ 300 triệu USD lên khoảng 500 triệu USD, là quy mô
viện trợ quân sự lớn nhất kể từ khi Quân đội Mỹ quay trở lại Philippines
vào năm 2000.
Tháng 12 năm 2013, khi thăm Việt Nam,
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ sẽ viện trợ Việt Nam 180 triệu
USD dùng để nâng cao khả năng phản ứng nhanh, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ
an ninh biển của Cảnh sát biển Việt Nam. Số tiền này sẽ chủ yếu dùng để
mua 5 tàu tuần tra của Mỹ, dự kiến năm 2014 chính thức trang bị cho
Cảnh sát biển Việt Nam. Kế hoạch xây dựng sân bay, xây dựng căn cứ quân
sự ở đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) của Philippines
cũng đã sớm được Mỹ ủng hộ.
Hiện nay, Mỹ chủ trương các bên giữ bình
tĩnh, ai cũng không được manh động. Các bên không tiếp tục cướp đoạt
đảo, đá ngầm và thiết lập trạm gác; không làm thay đổi địa hình, địa mạo
Biển Đông; không áp dụng hành động đơn phương nhằm vào nước khác. “Điều
này vừa là sự trói buộc đối với Trung Quốc, vừa là sự trói buộc đối với
Philippines, Việt Nam”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét