Báo TQ ngang nhiên bàn khả năng đánh, chiếm đảo Nam Yết của Việt Nam
(GDVN) - Đây là một trong loạt bài phô trương "hỏa lực mồm" của Trung
Quốc trong thời gian gầy đây, nhất là khi xảy ra sự kiện giàn khoan 981,
muốn đánh vào tâm lý.
Tờ “Tầm nhìn” Trung Quốc ngày 2 tháng 8
đăng bài viết sặc mùi “hỏa lực mồm” với nhan đề “Chuyên gia: Trung-Việt
nếu khai chiến ở Biển Đông, Quân đội Trung Quốc tất phải chiếm trước đảo
Nam Yết”. Báo GDVN xin đăng lại nội dung bài viết để độc giả rộng đường
tham khảo.
Theo tuyên truyền của bài viết,
"Trung-Việt “tuốt kiếm giương cung” ở Biển Đông, xung đột gay gắt thậm
chí đã vượt Philippines, hai bên đều không có ý muốn nhượng bộ, đặc biệt
là Chính phủ Việt Nam vẫn “cố tình kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế”,
muốn sử dụng sức ép quốc tế ép Trung Quốc nhượng bộ, sau đó còn phát
triển tốt quan hệ với Nhật Bản, được Nhật Bản cung cấp miễn phí tàu tuần
tra, tuy là tàu cũ nhưng là thu hoạch rất vui mừng của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng".
Sau các cuộc biểu tình, tuần hành phản
đối Trung Quốc vào trung tuần tháng 5, gần đây, truyền thông Anh còn cho
biết, trong nội bộ Việt Nam có không ít tiếng nói yêu cầu Việt Nam
thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc một cách triệt để, cảnh báo rằng,
nếu Việt Nam tiếp tục quá lệ thuộc vào Trung Quốc thì Việt Nam sớm muộn
trở thành một bộ phận của Trung Quốc.
Bài viết dẫn lời chuyên gia quân sự nổi
tiếng Hồng Kông Mã Đỉnh Thịnh cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam nếu khai
chiến, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc phải là chiếm lấy đảo Nam Yết.
Về vấn đề truyền thông nước ngoài phỏng
đoán Trung Quốc sẽ điều tàu đệm khí Zubr tấn công đảo Senkaku và đảo Nam
Yết, ngày 2 tháng 8, Mã Đỉnh Thịnh viết blog cho rằng, tàu Zubr chưa có
khả năng này.
![]() |
Thế lực khủng bố nhà nước Trung Quốc hung hăng đâm chìm tàu cá Việt Nam, không cho cứu ngư dân của tàu cá này - hành động dã man, vô nhân đạo. |
Theo Mã Đỉnh Thịnh, Trung Quốc đã từng
đánh (xâm lược một phần) quần đảo Trường Sa, đã “đánh” (dùng vũ lực ăn
cướp) một lần với Việt Nam ở đá Gạc Ma, nhưng đá Gạc Ma rất nhỏ. Nếu
phải tiếp tục “động thủ” với Việt Nam, thì phải tấn công đảo Nam Yết –
nơi có tiểu đoàn pháo binh (của Việt Nam).
Bởi vì, theo Mã Đỉnh Thịnh, đảo Nam Yết
cách đảo Ba Bình chỉ 10 km, và cách cụm đá Ga Ven chỉ vài km và đây là
"mối đe dọa rất lớn" với TQ, cũng là tiền tiêu nhất của Việt Nam, nếu
chiếm được đá Nam Yết, Quân đội Trung Quốc có thể triển khai pháo binh –
tên lửa, radar ở đó, thậm chí xây bến đỗ, sân bay dùng cho máy bay trực
thăng.
Đảo Nam Yết nếu trở thành tiền tiêu của
Trung Quốc ở Biển Đông thì sẽ có sự thay đổi về chất đối với “phòng thủ”
(tức chiến tranh xâm lược lâu dài) của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển
Đông, cho nên nếu tấn công Việt Nam thì phải đánh, chiếm trước đảo Nam
Yết.
![]() |
Thế lực khủng bố nhà nước
Trung Quốc hung hăng đâm húc tàu kiểm ngư Việt Nam tại vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. |
Theo Mã Đỉnh Thịnh, có truyền thông
phương Tây suy đoán Trung Quốc chế tạo tàu đệm khí Zubr là để xâm chiếm
đảo Senkaku và tấn công Bành Hồ của Đài Loan.
Âm mưu của họ là muốn Trung Quốc và Đài
Loan “nồi da nấu thịt”, hơn nữa ở góc độ quân sự đơn thuần, chỉ 20 tàu
đệm khí Zubr sẽ đóng vai trò rất hạn chế trong cuộc quyết chiến triệu
quân. Nếu Quân đội Trung Quốc trang bị tàu đổ bộ tiên tiến cỡ lớn, thì
vài tàu Zubr “thu hồi (xâm lược) đảo, đá do Philippines xâm chiếm” mới
là con đường chính.
Theo Mã Đỉnh Thịnh, truyền thông phương
Tây cho rằng tàu đệm khí Zubr có trọng lượng và hành trình lớn hơn tàu
LCAC của quân đội Mỹ, Nhật Bản. Nhưng, đến học sinh tiểu học cũng lên
mạng so sánh vũ khí hai nước.
Những trẻ thông minh một chút cũng sẽ
không ảo tưởng Nhật Bản và Mỹ điều tàu đệm khí LCAC chinh chiến xa xôi
trên 400 km đến đảo Senkaku tiến hành “hải chiến”. Quân đội Trung Quốc
càng không thể ngốc đến mức điều tàu đệm khí Zubr đem lực lượng đánh bộ
đến tấn công đảo Nam Yết (của Việt Nam).
![]() |
Chính quyền Trung Quốc hung hăng cho tàu bắn cháy tàu cá Việt Nam cách đây 2 năm. |
![]() |
Sơ đồ vị trí tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam - sự kiện khủng bố này diễn ra ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 5 năm 2011. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét