TQ bất ngờ tổ chức hội thảo quốc tế về vụ kiện trọng tài Biển Đông
(GDVN) - Hội thảo có hơn 40 chuyên gia, học giả tham gia, tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc.
![]() |
“Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines” |
Ngày 21 thang 8, tại Bắc Kinh,
Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng
nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc đồng tổ chức “Hội thảo nghiên cứu quốc
tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines".
Có hơn 40 chuyên gia, học giả đến từ các nước, khu vực, tổ chức quốc tế như Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Canada, Australia, Hàn Quốc, Singapore và Tòa án Luật biển quốc tế.
Lần này, hội thảo diễn ra trong 2 ngày,
hội thảo tiến hành thảo luận sâu nhiều chủ đề (được chế ra để hướng
dư luận theo hướng có lợi cho TQ-pv) như “Nguồn gốc và phát triển của tranh chấp Biển Đông”, “Thẩm quyền và vấn đề khả năng thụ lý của vụ kiện trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines”,
“Căn cứ pháp lý Trung Quốc không tham gia trọng tài trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”, “Đường đứt
đoạn Biển Đông và chủ trương lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc”,
“Địa vị pháp lý của đảo, đá ngầm”, “Đòi hỏi quyền lợi của Philippines
đối với Biển Đông và hoạt động chấp pháp bảo vệ chủ quyền biển (bất hợp
pháp) của Trung Quốc”, “Vai trò của tư pháp quốc tế trong giải quyết
tranh chấp quốc tế” và “Ảnh hưởng của vụ kiện trọng tài Biển Đông”.
Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn, Viện nghiên cứu
Biển Đông Trung Quốc đã có bài phát biểu chính tại lễ khai mạc. Theo Ngô
Sĩ Tồn, “tranh chấp Biển Đông” (do Trung Quốc xâm lược, khiêu khích gây
ra) đã có từ lâu, tình hình hiện nay rất phức tạp, nhạy cảm, trong ngắn
hạn không thể giải quyết tranh chấp hoàn toàn.
Ngô Sĩ Tồn dự đoán là: “Lịch sử cho
chúng ta biết, có thể cần vài chục năm, thậm chí trên trăm năm mới có
thể giải quyết những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và
quyền quản lý biển.
Huống hồ, tranh chấp Biển Đông liên quan đến 6 nước 7 bên (Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan)”, chủ trương và lợi ích của các bên chồng lên nhau.
![]() |
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc |
Ông Tồn cho rằng, các bên ở Biển Đông cần tăng cường đối thoại (thực tế TQ đã đối thoại bằng cách nào? những gì
TQ đã làm trong thời gian vừa qua có thể hiện điều mà Bắc
Kinh luôn ra ra phát ra từ miệng?-pv), giao lưu, tìm kiếm và mở rộng
đồng thuận, thông qua hợp tác tăng cường lòng tin, đồng thời lý giải và
áp dụng đúng đắn quyền lợi theo “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”,
thiện chí thực hiện nghĩa vụ, “không làm những việc làm mở rộng và phức
tạp hóa tranh chấp Biển Đông”.
Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang có xu thế quốc tế hóa và tư pháp hóa, cạnh tranh địa-chính trị và chạy đua
vũ trang không ngừng trầm trọng hơn, “rất không có lợi” cho (Trung
Quốc) quản lý, kiểm soát (bất hợp pháp) và “giải quyết tranh chấp Biển
Đông”. Vì vậy, xây dựng cơ chế hiệu quả quản lý, kiểm soát khủng hoảng
và giải quyết tranh chấp rất quan trọng đối với hòa bình, ổn định của
khu vực Biển Đông và toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối với vấn đề này, ông Ngô Sĩ Tồn đưa
ra 3 đề nghị về cách thức bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực Biển Đông
trước khi giải quyết cuối cùng tranh chấp, xin trích đăng để độc giả
và các nhà phân tích tham khảo để thấy được những gì TQ đang
"ưu tiên hàng đầu" nhưng vẫn không che được bản chất tham lam, dụ
dỗ trong lúc cả thế giới lên án hành động của Bắc Kinh.
1. “Gác lại tranh chấp, cùng khai thác”
là phương thức hiệu quả nhất để hóa giải mâu thuẫn, tìm kiếm đồng thuận,
tăng cường lòng tin.
2. “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) là nền tảng quan trọng quản lý khủng hoảng khu vực Biển Đông.
3. Trung Quốc và các nước ASEAN từng bước đi sâu và mở rộng hợp tác thiết thực trên biển.
![]() |
Vừa qua, Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng DOC và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. |
Bối cảnh
Ngày 22 tháng 1 năm 2013, Philippines
gửi công hàm và thông báo cho Trung Quốc về việc đưa vấn đề Biển Đông
lên trọng tài quốc tế. Ngày 19 tháng 2, Trung Quốc tuyên bố không chấp
nhận vụ kiện của Philippines và trả lại công hàm cũng như thông báo của
Philippines.
Một trong những lý do từ chối là, Chính
phủ Trung Quốc năm 2006 đã đưa ra tuyên bố theo quy định của Điều 298
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, đặt các tranh chấp như liên quan
đến phân định ranh giới biển ra ngoài trình tự giải quyết tranh chấp
cưỡng chế, trong đó có trọng tài.
Philippines có ý định căn cứ vào Điều
287 và Phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, đề nghị tòa án
trọng tài được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, phán
quyết cưỡng chế cách làm “dùng ‘đường chín đoạn’ vạch ra chủ quyền” của
Trung Quốc – vi phạm quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển,
yêu cầu Trung Quốc sửa đổi lập trường “đường chín đoạn” Biển Đông.
Ngày 25 tháng 6, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Philippines Hernandez cho biết, về đề nghị trọng tài quốc tế
Biển Đông của Philippines, chánh án Tòa án luật biển quốc tế, ông Shunji
Yanai người Nhật đã được bổ nhiệm làm trọng tài viên, như vậy đã có đủ 5
trọng tài để xem xét vụ kiện của Philippines.
Căn cứ vào quy định của Tòa án luật biển
quốc tế, một khi tổ 5 trọng tài được thành lập, trình tự trọng tài vấn
đề Biển Đông lập tức chính thức khởi động, tiếp theo sẽ lựa chọn thời
điểm mở phiên thảo luận khả năng thụ lý đối với vụ kiện này, nhưng hoàn
toàn không có thời gian biểu rõ ràng.
Ngày 30 tháng 3 năm 2014, Philippines
chính thức gửi báo cáo giải trình nội dung vụ kiện cho Tòa án luật biển
quốc tế, yêu cầu tòa án tiến hành trọng tài đối với vấn đề “có liên quan
đến Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Philippines”.
Như vậy, vụ kiện trọng tài Biển Đông -
với việc tham gia của bên đi kiện và không tham gia của bên bị kiện cùng
vấn đề pháp lý cần giải quyết – sẽ là một vụ kiện mang tính cột mốc.
Quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, lập trường không chấp nhận,
không tham gia trọng tài Biển Đông do Philippines đưa ra của Trung Quốc
là không thay đổi.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo của
Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc tổ chức ra hội thảo này nhằm nhiều ý
định khác nhau, trong đó có một ý đồ là biện hộ cho yêu sách chủ quyền
bất hợp pháp của họ trên Biển Đông. Ý đồ này chắc chắn sẽ không thực
hiện được, yêu sách bất hợp pháp của họ chắc chắn sẽ bị bác bỏ.
Ông Ngô Sĩ Tồn giả ngây giả ngô kêu gọi
đối thoại, giao lưu, tăng lòng tin, theo đuổi quyền lợi dựa vào Công
ước, không làm phức tạp hóa... nhưng chính Trung Quốc thông qua các hành
động khiêu khích liên tiếp của họ đang làm mất lòng tin, chính Trung
Quốc đã từ chối mọi đối thoại khi họ đang hạ đặt phi pháp giàn khoan 981
(từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014), chính họ đã dùng thực lực tìm mọi
cách ăn cướp lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và nước khác trên Biển
Đông, làm phức tạp hóa vấn đề Biển Đông.
Chính mưu đồ độc chiếm Biển Đông của
Trung Quốc đang làm chạy đua vũ trang trên Biển Đông và trong khu vực,
chính các thủ đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông đang làm cho tình hình
trở nên nóng bỏng và có thể mất kiểm soát.
Ông Tồn cũng như một số lời kêu gọi trên
truyền thông Trung Quốc gần đây về cái gọi là "gác tranh chấp, cùng
khai thác", nhưng Trung Quốc sẽ không lừa được ai, vì để thực hiện điều
này, Trung Quốc luôn đặt điều kiện "chủ quyền của tôi (Trung Quốc)".
Trung Quốc không bao giờ có quyền đưa ra tiền đề này và sẽ mãi mãi không
bao giờ thực hiện được cuồng vọng chủ quyền "đường lưỡi bò" bất hợp
pháp.
Trung Quốc nói họ có chủ quyền ở Biển
Đông, nhưng chính chuyên gia của họ nói cơ sở pháp lý cho tuyên bố này
rất yếu, Trung Quốc cũng chẳng có bằng chứng pháp lý nào tin cậy. Trung
Quốc tuyên bố họ tuân thủ luật pháp quốc tế, họ lại là nước lớn, nhưng
chính họ từ chối luật pháp quốc tế, không tham gia vụ kiện của
Philippines.
Trung Quốc nói họ "trỗi dậy hòa bình",
không có "gen xâm lược/bành trướng", nhưng chính họ dùng vũ lực cướp
quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chính họ
cho tàu chiến, máy bay quân sự (vũ lực) hung hăng vào vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam để đe dọa Việt Nam...
Trung Quốc thông qua phát ngôn viên
ngoại giao, chuyên gia, học giả, báo chí... hay diễn đàn, hội thảo gì đi
nữa, nói gì thì nói..., họ cũng sẽ không thể được các "nước nhỏ" coi
trọng, thậm chí bị họ "chẳng coi ra gì", chứ đừng nói đến "nước lớn" -
nếu như họ tiếp tục tham vọng biến Biển Đông thành "ao nhà" của họ.
Trung Quốc phải nhớ rằng, "cái gì mình
không muốn thì đừng làm cho người khác". Trung Quốc hãy học lại lời dạy
của cha ông họ, biết tôn trọng chính mình và tôn trọng nước khác, tuân
thủ luật pháp quốc tế, thực sự đi con đường chính đạo - phát triển hòa
bình, không được để "gen bành trướng/xâm lược" phát tác.
Trung Quốc đừng bao giờ coi thường ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét