Trang The Week có bài phân tích về quốc phòng hai nước. Một Thế Giới trích dịch:
Lầu Năm Góc lo lắng trước TQ
Lần đầu tiên kể từ khi TQ phát triển
như một cường quốc quân sự khu vực, quan chức ở Bắc Kinh tin rằng quân
đội TQ có thể tiến đánh vào Đài Loan hay tấn công một hòn đảo đang tranh
chấp mà có thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ từ các căn cứ ở Thái Bình
Dương.
Nói cách khác, các nhà hoạch định quân
sự hàng đầu TQ hiện nay tin rằng họ có thể đánh bại Mỹ. Và một số nhà
chuyên gia Mỹ cũng lo lắng đến viễn cảnh này.
"Quân đội Mỹ trong khu vực đang ngày càng
trở nên dễ bị tổn thương trước TQ", David Gompert, cựu giám đốc tình
báo quốc gia Mỹ từng nhận xét hồi đầu năm. "Điều này tạo ra viễn cảnh
bất ổn trong khu vực, giảm ảnh hưởng của Mỹ và đẩy cao mối đe dọa xung
đột," Gompert cảnh báo.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc có thể thay đổi để
giành lấy chủ động có lợi cho Mỹ, Gompert nói. Ông cho rằng Mỹ sẽ ít bị
tổn thương nếu điều phối tốt các tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa, tên
lửa và nhiều máy bay chiến đấu nhỏ.
Ý tưởng của Gompert là khi tiến hành
các cuộc tấn công từ xa bên ngoài hệ thống phòng thủ của TQ, Mỹ cần có
nhiều mũi nhọn khiến phân tán sự chú ý của Bắc Kinh và họ không thể phát
hiện ra đâu là cú đấm thật sự có thể gây knock-out.
Tin tốt cho Washington rằng quân đội đã luyện tập rất tích cực nên khả năng điều phối của họ rất tốt.
Tàu ngầm đi trước, máy bay đi sau
Mỹ đang có chiến lược xây dựng vũ khí
và lực lượng phục vụ cho chiến trận trên không và trên biển. Gompert cho
rằng đây là chiến lược phù hợp nhất để đánh bại của tên lửa, máy bay và
tàu đông đảo của TQ.
Trong năm 2012, hải quân đảo ngược sự
trì trệ lâu nay bằng cách đặt hàng hai tàu ngầm chỉ trong một năm với
chi phí hơn 4 tỉ USD. Theo kế hoạch, mỗi năm hải quân Mỹ sẽ nhận thêm
hai tàu ngầm hiện đại để duy trì "vị thế lãnh đạo của Mỹ".
Hải quân được dự báo sẽ có khoảng từ 60
đến 70 tàu ngầm hạt nhân trong hai thập kỷ tiếp theo. Không có quốc gia
nào có được sức mạnh dưới lòng biển bằng một nửa so với Mỹ. Trong một
cuộc chiến tranh có thể với TQ, tàu ngầm Mỹ là vũ khí đầu tiên được sử
dụng và nhiệm vụ chủ yếu là để phá vỡ hệ thống phòng thủ của TQ, cho
phép các lực lượng khác - máy bay ném bom và tàu chiến - tiếp cận mục
tiêu một cách an toàn.
Sau khi chọc thủng hệ thống phòng thủ của
Trung Quốc bằng tàu ngầm, máy bay từ tàu sân bay và các căn cứ không
quân sẽ thực hiện đánh các mục tiêu tiếp theo. Không quân đang phát
triển dài hạn cho máy bay ném bom tấn công mới sẵn sàng hoạt động hiệu
quả bắt đầu từ thập kỷ tới
Hiện căn cứ không quân chính của Mỹ ở
Thái Bình Dương đặt trên đảo Guam đã tăng tới 100 các máy bay ném bom -
trong đó có 20 máy bay ném bom tàng hình B-2. Điều đó phù hợp với quan
điểm của Gompert giúp Mỹ có tư thế ít bị tổn thương khi đối đầu với với
TQ.
Thậm chí theo kịch bản lạc quan nhất,
trong năm 2030 Không quân sẽ phải chi 500 tỉ USD trong hơn 30 năm để có
được 1.763 máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike, 182 F-22 Raptor và 1.945
máy bay chiến đấu các loại khác.
Gompert nhấn mạnh rằng khi có nhiều máy
bay, lực lượng ở Thái Bình Dương của Mỹ có thể phân tán ra chứ không
tập trung như bây giờ. Khi đó, TQ muốn tấn công phủ đầu cũng khó vì họ
không thể đánh một lúc nhiều mục tiêu.
Anh Tú (theoThe Week)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét