2016, TQ hoàn thành giàn khoan 982 để đưa ra Biển Đông

Đơn vị chế tạo là công ty Đóng tàu công nghiệp Đại Liên.
Theo Agility Projects, đơn vị thiết kế giàn khoan này ở Na Uy, Hải Dương 982 có thể khoan ở độ sâu 5000m và hơn nữa.
Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu nỗ lực lớn của TQ nhằm khai thác tài nguyên tự nhiên ở Biển Đông.
TQ đang đẩy mạnh nỗ lực mở rộng hạm đội dầu ngoài khơi, hộ tống bởi các tàu phòng vệ bờ biển thực hiện tham vọng tiến xa, nhanh hơn ra biển tìm kiếm tài nguyên năng lượng.
![]() |
Mô hình giàn khoan khổng lồ mới của TQ dự kiến hoàn tất năm 2016 |
Trong
nửa đầu năm nay, các công ty TQ từ tập đoàn dầu khí khổng lồ CNOOC tới
những nhà cung cấp dịch vụ nhỏ hơn đều đặt đóng thêm nhiều tàu và giàn
khoan phục vụ những dự án khai thác ngoài khơi hơn hẳn mọi năm kể từ
2010, theo dữ liệu của cơ quan tư vấn thông tin hàng hải IHS Maritime.
Thêm vào đó, hai giàn khoan khác đang được lên kế hoạch chế tạo.
Những
giàn khoan mới sẽ lớn như Hải Dương 981, giàn khoan mà TQ đơn phương hạ
đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN hồi đầu tháng
5.
Nhưng Philip Andrews-Speed - chuyên gia an ninh năng lượng
tại Viện Nghiên cứu năng lượng của Singapore nhận định: "Họ (TQ) sẽ sử
dụng các giàn khoan như một tuyên bố chính trị hơn là việc thăm dò đơn
giản.
Giàn khoan riêng cho Biển Đông
Khoan
dầu ở vùng nước sâu là một xu thế toàn cầu khi các khu vực trữ lượng có
điều kiện khai thác tốt hơn đã trở nên cạn kiệt. Những công ty năng
lượng buộc phải trông chờ vào những khu vực xa xôi, thậm chí đối mặt rủi
ro về chính trị.
Một sự đột phá trong lĩnh vực khoan nước sâu có
thể tạo ra sự thay đổi bước ngoặt cho an ninh năng lượng TQ giống như sự
bùng nổ đá phiến sét của ngành năng lượng Mỹ.
Năm 2009, CNOOC
tuyên bố đầu tư 30 tỉ USD cho các dự án nước sâu trong vòng 20 năm. Một
người phát ngôn CNOOC từ chối bình luận khi được hỏi, liệu đội tàu dầu
mới có xung đột với các láng giềng TQ trong công cuộc tìm kiếm năng
lượng. Người này cho biết, công ty hiện vẫn theo đuổi kế hoạch thăm dò
đã tuyên bố trong năm nay.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của
COSL tiết lộ, công ty này sẽ cung cấp chi tiết việc nâng cấp đội tàu
cũng như kế hoạch đóng mới trong báo cáo tài chính tháng 8. COSL là công
ty nhà nước chuyên về khoan ngoài khơi với quy mô lớn nhất thế giới, có
nhiều kinh nghiệm khoan nước sâu ở Biển Bắc, vịnh Mexico và Indonesia.
Theo
IHS Maritime, đơn đặt hàng của TQ cho các tàu và giàn khoan ở nửa đầu
năm nay tổng cộng lên tới 126.300 tấn, bao gồm nhiều loại tàu phục vụ
nhu cầu hoạt động ngoài khơi quy mô lớn như các giàn khoan nước sâu và
trung bình, tàu thăm dò địa chất nước sâu, các tàu hộ tống
Một nỗ
lực được tiến hành song song với đội tàu dầu chính là lực lượng phòng
vệ bờ biển TQ với việc sáp nhập các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải,
ngư chính, cảnh sát biển vào một đơn vị thống nhất. Hạm đội này với con
số hơn 100 tàu, hiện đã đặt thêm khoảng 40 tàu nữa và dự kiến nhận được
15 chiếc trong năm nay.
Theo Tân hoa xã, mục tiêu của việc tái cơ
cấu là gia tăng khả năng của cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, cải
thiện việc bảo vệ các tài nguyên đại dương, bảo vệ tốt hơn các quyền
hàng hải và lợi ích của TQ.
Trong khi biển Hoa Đông - nơi TQ có
tranh chấp chủ quyền với Nhật - có thể là tiềm năng thăm dò và khai
thác, thì Biển Đông sẽ là nơi thu hút phần lớn các nỗ lực nói trên của
TQ vì được cho là vùng biển có trữ lượng năng lượng lớn.
Cơ quan
Thông tin năng lượng Mỹ ước tính trữ lượng đã chứng minh và tiềm năng ở
Biển Đông vào khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 nghìn tỉ mét khối khí tự
nhiên. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cũng cho hay, tài nguyên dầu khí
chưa được khám phá ở toàn bộ khu vực châu Á-TBD vào khoảng 48 tỉ thùng
dầu và 740 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên.
Những phát hiện gần đây
cho thấy, khu vực này có thể có nhiều khí hơn là dầu, và việc khai thác
nước sâu sẽ đối mặt với muôn vàn trở ngại về hậu cần và công nghệ.
Ông
Andrews-Speed cho rằng, TQ có khả năng tiến xa hơn vào Biển Đông so với
trước đây, vượt qua tầm với của các láng giềng nhỏ hơn vốn trông chờ
vào kinh nghiệm nước ngoài.
Thái An (theo Nhật báo Phố Wall)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét