Ông Tập Cận Bình 'lột da hổ chúa' tham nhũng Chu Vĩnh Khang

Chu Vĩnh Khang (trái) tàn đời vì bất trung, ủng hộ Bạc Hy Lai (phải).
Ngày
29.7, Trung Quốc (TQ) chính thức tuyên bố xác nhận đang điều tra vụ
tham nhũng nghiêm trọng của Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ
Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
Trong diễn văn đầu tiên khi vừa được
giới thiệu là tân lãnh đạo TQ, Chủ tịch Tập Cận Bình trịnh trọng xin
lỗi giới truyền thông vì ông xuất hiện trễ, giới thiệu 6 ủy viên ban
chấp hành Đảng CSTQ (CPC) rồi nêu rõ “nhũng thách thức nghiêm trọng” mà
chính phủ đang đối mặt, trong đó có nạn đút lót hối lộ và tham nhũng
tràn lan làm mất uy tín CPC.
Ông Tập nói: “Để rèn thép, quý vị phải
có một cây búa mạnh”. Tiếp đó, ông đã tuyên bố mở chiến dịch bài trừ
tham nhũng “đập ruồi đả hổ” tức xử kỷ luật các quan tham cấp thấp lẫn
cấp cao.
Thứ Ba 29.7, ông Tập được báo giới
phương Tây nhận định “đã lột da hổ chúa” tham nhũng là Chu, cựu lãnh đạo
cấp cao nhất bị điều tra tham nhũng từ khi thành lập CPC.
Vụ điều tra Chu cũng phá đổ “luật bất
thành văn” rằng các cựu và đương kim ủy viên trung ương CPC “đều được
miễn trừ điều tra vì quyền lợi ổn định của đảng”.
Là đối thủ chính trị của ông Tập, Chu
bị quản thúc tại gia để điều tra từ năm 2013, sau khi đồng minh Bạc Hy
Lai bị kết án tù chung thân vì tham nhũng và lạm quyền, bao che vụ vợ
Cốc Lai Lai giết doanh nhân Neil Heywood người Anh.
Việc “tàn đời” của Chu đã được nói đến
từ một năm trước, cùng việc bắt giữ các đồng minh chính trị, đối tác
thân cận của ông ta càng là những đầu mối cụ thể.
Nhưng do trì hoãn việc công bố chính
thức, các nhà quan sát cho rằng có lẽ các bậc đàn anh lão thành của Chu
muốn cản ông Tập tóm đối thủ của mình.
Cuối cùng, việc công bố chính thức Chu
bị điều tra xem ra chỉ được thực hiện sau khi đã có sự định đoạt số
phận Chu, không còn ai đỡ được ông ta.
Nguồn tin giấu tên của Reuters nói:
tuyên bố chính thức điều tra Chu trùng hợp một cuộc họp, qua đó hai cựu
lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cùng ông Tập nhất trí kết luận Chu
vi phạm kỷ luật đảng.
Nguồn tin nói, Chu bị buộc tội tham
nhũng có liên quan đến người thân trong nhà và ông ta còn nhận hối lộ
của các “quan chạy chức”. Nhưng tất cả các tội danh của Chu sẽ không
được công khai.
Trước đó, để “lách” các kiểm duyệt,
cư dân mạng TQ phải “chế” các tên lạ để nói về Chu, ví dụ Kang Sư Phụ,
tên một loại mì ăn liền. Vài phút sau khi có tin Chu bị điều tra, lệnh
cấm sử dụng tên ông được bãi bỏ, cho phép bàn luận tự do về cuộc hết
thời của ông ta trên các trang mạng xã hội.
Tạp chí tài chính Tài Kinh lập tức đưa
tin Chu Bân, con trai Chu, đã chính thức bị bắt vì điều hành làm ăn phi
pháp. Các thông tin khác nêu Chu từng có tên Zhou Yuangen, lên trung
học thì đổi tên vì có một bạn học cùng tên.
Hoặc thông tin vợ Chu là Wang Shuhua
chết sau một tai nạn xe hơi, người vợ thứ hai là Jia Xiaoye, một phát
thanh viên của đài truyền hình trung ương CCTV.
Nhưng tội tham nhũng của Chu sẽ xoáy vào vụ Chu Bân thu vén tài sản và số tài sản do mẹ vợ Chu Bân đứng tên: bà Zhan Minli.
Báo Tài Kinh nêu Chu Bân có quyền kiểm
soát các mỏ dầu khí và cổ phiếu năng lượng mua giá rẻ, sau đó bán lại
giá cao và thu lãi “khủng”. Đây là một kiểu làm ăn của những “hoàng tử
đỏ”, tức con cái của những lãnh đạo cấp cao CPC.
Cuộc điều tra của Reuters hồi tháng 3
từng nêu gia đình Chu có số tài sản trị giá ít nhất 90 tỷ Nhân dân tệ
(14,56 tỷ USD), hơn 300 người thân, đồng minh chính trị và nhân viên của
Chu cũng bị bắt hoặc bị thẩm vấn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói vụ
điều tra Chu chẳng liên quan chuyện tham nhũng, mà chỉ vì Chu thách thức
ông Tập. Họ còn nói: lãnh vực từng do Chu kiểm soát đơn giản sẽ được
các “con hổ” khác trong ban lãnh đạo CPC chia sẻ.
Giáo sư Kerry Brown của khoa chính trị
TQ tại đại học Sydney (Úc) nói: “Việc trừng phạt Chu là cuộc “xử lý
sau” việc Chu bất trung khi Chu ủng hộ Bạc. Ông ta cho thấy sự ưu ái
mạng lưới làm việc riêng, nuôi họ bằng sự giàu có chứ không chia sẻ tinh
thần kỷ luật và đoàn kết của đảng.
Trần Trí (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét