Ông Hồng Lỗi còn cho rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam và các vùng biển lân cận.
Một tuyên bố rất ngang ngược.

Một tuyên bố ngang ngược của ông Hồng Lỗi
Trung Quốc ngày càng leo thang trên biển Đông và tuyên bố không cho
công ty nước ngoài thăm dò dầu mỏ và khí đốt trên biển Đông là một bước
leo thang vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc đã không còn đủ tỉnh táo để giấu
giếm tham vọng thỏa mãn cơn khát dầu của mình và công khai cấm các nước
khác khai thác dầu trên cái gọi là vùng biển mà Trung Quốc tự cho mình
là “có quyền pháp lý”.
Vùng biển mà Trung Quốc tự cho rằng họ “có quyền pháp lý” thì cả thể
giới biết, đó là đường lưỡi bò 10 đoạn mà họ vẽ trên tấm bản đồ dọc vừa
mới công bố tuần qua. Nếu căn cứ vào cái gọi là “quyền pháp lý” của
Trung Quốc, thì các nước trong khu vực cá không có mà ăn nói chi đến dầu
và khí, may ra chỉ còn có ít bãi biển để tắm.
Mấy năm qua, Trung Quốc tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá , nay người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu ngông cuồng hơn về việc cấm
thăm dò dầu khí trên biển Đông. Vậy thì, khả năng họ sẽ ngăn cản không
cho các công ty của các nước khác hoạt động trong đường lưỡi bò của họ
vẽ ra.
Với công bố này, Việt Nam và các nước có quyền lợi liên quan cần phải
có biện pháp đối phó. Chắc chắn Trung Quốc không chỉ đánh võ mồm mà họ
sẽ có những hành động bá quyền, cậy sức mạnh, đe dọa vũ lực để thực hiện
cho cho bằng được âm mưu cướp biển Đông.
Việt Nam kiên quyết đấu tranh giữ vững chủ quyền của mình, không chỉ
hô hào cho cả thế giới biết Trung Quốc đang xâm chiếm biển Đông và xâm
phạm chủ quyền của Việt Nam mà luôn cùng với cộng đồng thế giới để có
sức mạnh tự bảo vệ mình.
Ví như Trung Quốc có dám đặt giàn khoan xuống vùng biển thuộc chủ
quyền của Nhật Bản, Hàn Quốc không? Chắc chắc là không bởi vì, các nước
này có đồng minh mà cả những cường quốc cũng cần có đồng minh.
Đường lối ngoại giao nhất quán của Việt Nam ta là không liên minh với
một nước để chống lại một nước thứ ba, nhưng khi các nước đều bị Trung
Quốc đe dọa trực tiếp xâm phạm chủ quyền thì tất cả các nước bị đe dọa
sẽ cùng chung một chiến tuyến để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và lợi
ích của mình, không thể khác.
Nước lớn chưa hẳn là mạnh, nước nhỏ chưa phải là yếu. Việt Nam không
đơn độc trong công cuộc bảo vệ chủ quyền vì còn có cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đang lên cơn khát dầu và khẩn trương triển khai nhiều biện
pháp để ngăn chặn Việt Nam và các nước khác khai thác dầu trên biển
Đông. Vậy thì Việt Nam và các nước cũng phải nghĩ đến biện pháp ngăn
chặn âm mưu này của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét