ASEAN thêm lựa chọn, Nga trả giá cho “chiến lược nước đôi”?
Nhật Bản, Ấn Độ tham gia xuất khẩu vũ khí với thị
trường tiềm năng là Đông Nam Á. Trong khi khu vực này đang là thị trường
béo bở của Nga

Máy bay Su-30MK2 của không quân Việt Nam được mua từ Nga
Thị trường vũ khí Đông Nam Á
Một vài năm trở lại đây, các quốc
gia trong ASEAN liên tiếp nâng cao chi phí quốc phòng của mình và đầu tư
mua sắm hàng loạt vũ khí nhằm nâng cao sức mạnh quân đội của mình.
Vì sao ASEAN, một khu vực tập trung
nhiều quốc gia có nền kinh tế bình thường phải chi tiêu nhiều cho quốc
phòng như vậy? Bởi lẽ, 4/10 thành viên của khối này có tranh chấp chủ
quyền với Trung Quốc, và sự gia tăng sức mạnh cũng như các hành động đơn
phương ngang ngược mà Bắc Kinh biểu diễn thời gian qua đã khiến họ suy
nghĩ đến những tình huống xấu nhất.
Không riêng những quốc gia có tranh
chấp, những quốc gia không tranh chấp cũng bắt đầu có cảm giác “ngồi
trên đống lửa” khi không có gì chắc chắn Bắc Kinh sẽ chỉ dừng lại ở 80%
Biển Đông mà tha không động đến vùng biển chủ quyền của họ.
Không có gì khó hiểu khi một loạt
các vũ khí hiện đại hiện diện tại các nước thuộc khu vực này, trong đó,
không quân, hải quân được đầu tư hơn lục quân.
Về hải quân, họ ưu tiên tiếp cận các
lớp tàu chiến cỡ nhỏ, linh hoạt, cơ động và mang theo nhiều trang bị có
thể phục vụ việc diệt hạm và chống ngầm, có khả năng tác chiến trong
vùng biển chủ quyền của mình. Về không quân, họ chú trọng đến các chiến
đấu cơ có khả năng tác chiến không đối không, không đối hải, được trang
bị vũ khí có khả năng diệt hạm nhanh chóng, dứt điểm, các radar cảnh báo
sớm…
Có thể thấy, Đông Nam Á đang tập
trung tài chính để hướng quân đội mình theo mô hình phòng thủ chủ động,
và đối thủ của họ được xác định là những tập đoàn sức mạnh lớn, đa dạng
từ tàu nổi, tàu ngầm, thậm chí là cả tàu sân bay của Trung Quốc.
Còn nhớ, cách đây khoảng 10 năm,
người Nga đã dự đoán chính xác tình hình của Đông Nam Á hiện tại và có
một chiến lược định hướng phát triển dài hơi.
Cho đến nay, họ bắt đầu được hưởng
thành quả từ sự phán đoán đó khi trong hàng ngũ của các quốc gia Đông
Nam Á, vũ khí Nga mang màu sắc chủ đạo.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất vũ khí
Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng khi mật ít ruồi nhiều, một Đông Nam Á
ngày càng nóng đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, tiêu biểu như Mỹ, Hàn
Quốc, và nay thêm hai tay chơi rất mới: Nhật Bản, Ấn Độ.
Vì sao vũ khí Nga gặp thời và gặp… khó?
Vì sao vũ khí của Nga được ưa chuộng
ở ASEAN? Thứ nhất là yếu tố nắm bắt thị trường như đã nói ở trên. Thứ
hai, không phải ASEAN không muốn mua vũ khí của nước khác, mà họ không
thể mua. Ai cũng hiểu rằng thị trường vũ khí thế giới bị chi phối bởi
hai “ông lớn” Nga – Mỹ.
Tuy nhiên, để mua được vũ khí sát
thương của Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á phải đáp ứng nhiều điều kiện đi
kèm liên quan đến chính trị, xã hội, kinh tế… Và điều này là một trong
những rào cản lớn nhất để ASEAN có thể tiếp xúc được với những loại vũ
khí từ thái cực thứ hai này.
![]() |
Chiến hạm Gepard 2.9 được Việt Nam mua của Nga và biên chế với tên gọi chiến hạm Đinh Tiên Hoàng |
Với tình hình như hiện nay, sắp tới, có
thể Nga sẽ không còn đất diễn ở khu vực này. Thứ nhất, về yếu tố nắm bắt
thị trường, ASEAN vẫn cần những mẫu vũ khí như vậy, nhưng không chỉ
mình Nga biết nghiên cứu thị trường.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông
Itsunori Onodera trong cuộc trao đổi với một số nhà thầu công nghiệp
nặng, công nghiệp quốc phòng đã nhấn mạnh, khi quyết định xuất khẩu vũ
khí, thị trường được lựa chọn chính là Đông Nam Á. “Bởi Nhật Bản biết
các quốc gia này cần gì, vũ khí của họ dùng để chống lại ai” – ông
Onodera đã nói như vậy.
![]() |
Trung Quốc thèm khát Su-35 hiện đại của Nga và đang rất gần với bản hợp đồng mua số lượng lớn loại chiến đấu cơ này |
Còn Ấn Độ, họ sẽ chỉ bán vũ khí cho những quốc gia thân thiện với mình, đồng nghĩa đối đầu với kẻ thù của Ấn Độ là Trung Quốc.
Trung Quốc một lần nữa được nhắc đến
trong câu chuyện vũ khí này, thậm chí còn là vấn đề then chốt. Bởi kẻ
đẩy ASEAN vào cuộc chi tiêu tốn kém này chính là Trung Quốc.
Trong khi đó, Nga lại là quốc gia bơm máu tiếp sức cho sức mạnh quân sự của gã khổng lồ tham lam này nhiều và tận tụy hơn cả.
Nếu xảy ra giao tranh chớp nhoáng,
khi hai vũ khí đều là kiếm thì kẻ nào dùng kiếm giỏi hơn kẻ đó sẽ thắng.
Nhưng đối đầu với một cuộc chiến tổng lực, chất lượng ngang nhau nhưng
đối phương lợi thế số lượng, thắng thua đã rõ cho các quốc gia ASEAN
dùng vũ khí của Nga.
![]() |
Chiến đấu cơ tàng hình ATD-X của Nhật Bản (màu trắng đỏ) sẽ được sản xuất hàng loạt để thay thế tiêm kích F-2 lỗi thời và rất có thể sẽ có phiên bản xuất khẩu. |
Trung Quốc chính là tử huyệt của Nga khi
họ đang chơi ván cờ hai mang trên thị trường vũ khí Đông Nam Á. Nhưng
thế độc tôn ấy sẽ dần mất đi khi Nhật Bản và Ấn Độ tham gia vào thị
trường này sâu sắc hơn. Nếu không mua được vũ khí Mỹ, các nước ASEAN
hoàn toàn mua được vũ khí của Nhật Bản, bởi họ phát triển trên nền tảng
công nghệ Mỹ.
Nếu muốn giá rẻ, hiệu quả, họ có thể mua
của Ấn Độ. Bởi Ấn Độ đã tuyên bố tham vọng đánh bại Trung Quốc trên thị
trường vũ khí bởi chất lượng ngang nhau nhưng giá thành chỉ bằng 1/3,
1/4. Tức là Trung Quốc bắn vào ta 1 quả tên lửa, ta có thể trả lại 3 quả
tương đương. Xét về bài toán kinh tế và thế lấy ít địch nhiều, rõ ràng
vũ khí của Ấn Độ đang là một món hời đầy quyến rũ.
Nhưng trên hết, cả Ấn Độ và Nhật Bản sản
xuất vũ khí dựa trên nguyên tắc khắc chế Trung Quốc. Hay nói cách khác,
họ và ASEAN đang chung đối thủ.
Còn xét về yếu tố chính trị, lịch sử, Ấn
Độ là một nước giữ đường lối trung lập. Họ có mối giao hảo truyền thống
và tốt đẹp với Đông Nam Á. Còn Nhật Bản bằng những nỗ lực khắc phục hậu
quả chiến tranh, có lẽ cũng đã ân đền oán trả đầy đủ với các quốc gia
khu vực này.
Thậm chí, quyền phòng vệ tập thể của
Nhật Bản vừa được thông qua còn hứa hẹn một sự hợp tác chắc chắn và đảm
bảo hơn bất kỳ hợp đồng vũ khí nào với các quốc gia Đông Nam Á có thiện
chí với họ.
Từ đó để thấy, dù Nga còn đang giữ thế
thượng phong trong cuộc canh tranh thị trường vũ khí Đông Nam Á. Nhưng
ưu thế đó sẽ sớm kết thúc nếu Nga tiếp tục chơi trò nước đôi với Trung
Quốc và Đông Nam Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét